Boulevard
21-03-2011, 05:59 PM
:o3 kỳ báo là thành quả của 1 tuần lặn lội mưa rét của B em:o
http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/34065.vho
Tin vào băng rôn quảng cáo, người xem dễ bị lừa
(16/03/2011)
http://www.baovanhoa.vn/upload/20110316/bang-ron-3.jpg
Băng rôn lấy danh nghĩa của Bộ VHTTDL nhưng lại không có số giấy phép được cấp và thời gian biểu diễn(!?) VH- Chương trình đưa tên rất nhiều “sao” nhưng rốt cuộc chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó”, bảng hiệu là thương hiệu tên tuổi nhà hát trung ương nhưng lại là của một đoàn tư nhân; Chương trình “xịn” được dàn dựng quy mô chuyên nghiệp thì bị hạn chế băng rôn, áp phích quảng cáo, chương trình của các bầu sô lại được “ưu ái” quảng cáo rùm beng...Một loạt những vấn đề đã được nhiều giám đốc các nhà hát nêu ra tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2011 của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Nhập nhằng từ thương hiệu tới giá vé...
Câu chuyện đã xảy ra cách đây 1 tháng rồi nhưng bác sĩ Nguyễn Hải Đăng (Liên đoàn Xiếc VN) vẫn chưa hết bức xúc. Nhà anh Đăng ở trong Hà Đông thấy chương trình nghệ thuật... phát tờ rơi có in hình nghệ sĩ của đơn vị mình và lời quảng cáo theo một chương trình mà đơn vị đã từng tổ chức, đó là sự tham gia của “thế hệ vàng xiếc Việt Nam”.
Anh Đăng đã ngay lập tức báo cáo về Liên đoàn Xiếc VN và nhận theo dõi chương trình này. 3 ngày trước khi đêm biểu diễn diễn ra (tối 12.2.2011) anh Đăng thấy giá vé bán tại quầy bán vé của Nhà thi đấu quận Hà Đông là 70.000 đồng. Nhưng đúng vào ngày biểu diễn anh ra mua vé thì giá đã đội lên 2 mức: 80.000 đồng và 200.000 đồng.
Bác sĩ chuyên chăm sóc các loại thú này cho biết: “Có khoảng 600 khán giả cùng vào xem với mình và rất nhiều người tỏ ra vô cùng bất bình khi bị lừa bởi một chương trình xiếc chắp vá, luộm thuộm, không có tính chuyên nghiệp.
Quả là đau xót khi thấy người ta mang một con gấu bị suy dinh dưỡng với trọng lượng chỉ khoảng 10 kg ra biểu diễn, chân gấu thì lại đi vòng kiềng. Nhìn xa con gấu tội nghiệp biểu diễn chẳng khác gì một con chó con.
Các tiết mục xiếc thú không chỉ gấu mà chó, khỉ, trăn không thể gọi là trình diễn bởi các động tác thực hiện rất nghiệp dư, chỉ nên coi đó là mang con thú ra trưng bày... Chương trình quảng cáo là có xiếc quốc tế nhưng tôi không hề thấy có tiết mục xiếc quốc tế nào cả!”.
Đã vậy, dải băng rôn dài 10m mà anh dỡ mang về không hề có tên đơn vị tổ chức mà ghi duy nhất tên một đơn vị, đó là “Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch”, phần giấy phép do Sở VHTTDL Hà Nội cấp cũng bị bỏ trống (?).
Giả danh Liên đoàn Xiếc VN để “nhái” lại “Thế hệ vàng...” đã làm cho đông đảo người xem tại Nhà thi đấu quận Hà Đông bất bình
Ngay khi phát hiện, NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN đã lập tức gọi điện báo cáo cơ quan công an và thanh tra Sở VHTTDL Hà Nội. Nhưng đáng tiếc là chương trình nhập nhằng về biển hiệu và yếu kém về chất lượng nghệ thuật này vẫn diễn ra vào tối ngày 12.2.2011 tại Nhà thi đấu Hà Đông.
Vào dịp quốc tế phụ nữ 8.3.2011 trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức. Một trong những tụ điểm thu hút khá mạnh lực lượng khán giả thủ đô là chương trình Bài tình ca cho em tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ.
Anh Vũ Tuấn Anh, nhà ở Nguyễn Chí Thanh đã bỏ ra gần 2 triệu đồng để mua một cặp vé rồi vô cùng thất vọng kể lại sự bất bình của mình: “Thật là khó chịu ngay đầu chương trình chúng tôi đã “nhận” ngay hai bài hát được trình diễn rất nghiệp dư từ giọng ca cho tới phong cách biểu diễn của ca sĩ Viết Thanh (được MC giới thiệu là em trai của ca sĩ Tuấn Vũ).
Quy chế 47 về hoạt động biểu diễn và tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp đã quy định rõ trách nhiệm đầu tiên là thuộc về đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Nếu quảng cáo không đúng với nội dung chương trình thì họ phải chịu trách nhiệm và sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Những sai phạm trong hoạt động tổ chức biểu diễn đã được các địa phương xử lý rất nhiều trường hợp rồi nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có văn bản gửi tới các Sở VHTTDL đề nghị xiết chặt công tác quản lý và thẩm tra các chương trình nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn. Theo tôi, chính khán giả là người quan trọng, đồng hành giúp các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và xử lý các sai phạm này!. (Ông Phạm Đình Thắng – Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn)
Phải chăng có những “đặc ân” riêng?
Đơn cử vào thời điểm này có thể thấy rất rõ liveshow Đôi mắt người xưa của nam ca sĩ hải ngoại Quang Lê được quảng cáo trên khắp mọi ngả đường trung tâm của Hà Nội. Điều đáng nói là những tấm băng rôn này đã xuất hiện gần 2 tháng trước khi chương trình diễn ra.
Trong khi các nhà tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật như Liên đoàn Xiếc VN, Nhà hát Ca múa nhạc VN nếu “chẳng may” có quảng cáo thừa băng rôn lập tức sẽ bị “tuýt còi”, vậy vì sao có những chương trình như Quang Lê lại được dành những “đặc ân” quảng cáo rầm rộ nhiều về số lượng và lâu về thời gian trên địa bàn của Hà Nội như vậy?
Ông Đinh Minh Mẫn – Trưởng đoàn Cải lương Đồng Tháp cho biết: “Trên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện nhiều chương trình nghệ thuật tư nhân gây phản cảm. Xin phép một đằng nhưng khi diễn ra lại một nẻo.
Có chương trình thổi phồng là có thần đồng ca nhạc để cho các em thiếu nhi hát bài người lớn... Làm sao có thể xử lý khi chương trình diễn ra cách trung tâm tới cả trăm cây số ở vùng sâu, vùng xa?”
Quả thực, khán giả là đối tượng quan trọng nhất và chịu nhiều thiệt thòi nhất khi ăn phải... “quả lừa” của các bầu sô tổ chức biểu diễn. Nếu cứ tái diễn mãi cái cảnh này thì khán giả sẽ bỏ mất thói quen đi xem nghệ thuật. Mong rằng, các cơ quan có trách nhiệm quản lý ở lĩnh vực này lưu tâm và xử thật nặng những nhà tổ chức biểu diễn vi phạm để mang lại sự yên tâm cho người dân khi bỏ tiền ra mua vé vào xem nghệ thuật không bị cái cảm giác nơm nớp lo sẽ bị lừa...
Là đơn vị nghệ thuật nhà nước chúng tôi rất tuân thủ mọi quy định về việc cấp phép tổ chức biểu diễn. Nhưng chúng tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi các chương trình của mình tại Hà Nội thường bị hạn chế cả về thời gian quảng cáo và băng rôn quảng cáo trên địa bàn biểu diễn, thông thường là 10 băng rôn quảng cáo. Tuy nhiên nhìn sang rất nhiều chương trình nghệ thuật do các bầu sô tư nhân tổ chức thì số lượng và thời gian quảng cáo gấp nhiều lần chương trình của chúng tôi. Chúng tôi rất muốn quảng cáo như các chương trình của các đơn vị xã hội hóa và sẵn sàng đóng lệ phí nhiều hơn! (NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN)
Hiền Lương
http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/34065.vho
Tin vào băng rôn quảng cáo, người xem dễ bị lừa
(16/03/2011)
http://www.baovanhoa.vn/upload/20110316/bang-ron-3.jpg
Băng rôn lấy danh nghĩa của Bộ VHTTDL nhưng lại không có số giấy phép được cấp và thời gian biểu diễn(!?) VH- Chương trình đưa tên rất nhiều “sao” nhưng rốt cuộc chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó”, bảng hiệu là thương hiệu tên tuổi nhà hát trung ương nhưng lại là của một đoàn tư nhân; Chương trình “xịn” được dàn dựng quy mô chuyên nghiệp thì bị hạn chế băng rôn, áp phích quảng cáo, chương trình của các bầu sô lại được “ưu ái” quảng cáo rùm beng...Một loạt những vấn đề đã được nhiều giám đốc các nhà hát nêu ra tại Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2011 của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Nhập nhằng từ thương hiệu tới giá vé...
Câu chuyện đã xảy ra cách đây 1 tháng rồi nhưng bác sĩ Nguyễn Hải Đăng (Liên đoàn Xiếc VN) vẫn chưa hết bức xúc. Nhà anh Đăng ở trong Hà Đông thấy chương trình nghệ thuật... phát tờ rơi có in hình nghệ sĩ của đơn vị mình và lời quảng cáo theo một chương trình mà đơn vị đã từng tổ chức, đó là sự tham gia của “thế hệ vàng xiếc Việt Nam”.
Anh Đăng đã ngay lập tức báo cáo về Liên đoàn Xiếc VN và nhận theo dõi chương trình này. 3 ngày trước khi đêm biểu diễn diễn ra (tối 12.2.2011) anh Đăng thấy giá vé bán tại quầy bán vé của Nhà thi đấu quận Hà Đông là 70.000 đồng. Nhưng đúng vào ngày biểu diễn anh ra mua vé thì giá đã đội lên 2 mức: 80.000 đồng và 200.000 đồng.
Bác sĩ chuyên chăm sóc các loại thú này cho biết: “Có khoảng 600 khán giả cùng vào xem với mình và rất nhiều người tỏ ra vô cùng bất bình khi bị lừa bởi một chương trình xiếc chắp vá, luộm thuộm, không có tính chuyên nghiệp.
Quả là đau xót khi thấy người ta mang một con gấu bị suy dinh dưỡng với trọng lượng chỉ khoảng 10 kg ra biểu diễn, chân gấu thì lại đi vòng kiềng. Nhìn xa con gấu tội nghiệp biểu diễn chẳng khác gì một con chó con.
Các tiết mục xiếc thú không chỉ gấu mà chó, khỉ, trăn không thể gọi là trình diễn bởi các động tác thực hiện rất nghiệp dư, chỉ nên coi đó là mang con thú ra trưng bày... Chương trình quảng cáo là có xiếc quốc tế nhưng tôi không hề thấy có tiết mục xiếc quốc tế nào cả!”.
Đã vậy, dải băng rôn dài 10m mà anh dỡ mang về không hề có tên đơn vị tổ chức mà ghi duy nhất tên một đơn vị, đó là “Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch”, phần giấy phép do Sở VHTTDL Hà Nội cấp cũng bị bỏ trống (?).
Giả danh Liên đoàn Xiếc VN để “nhái” lại “Thế hệ vàng...” đã làm cho đông đảo người xem tại Nhà thi đấu quận Hà Đông bất bình
Ngay khi phát hiện, NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN đã lập tức gọi điện báo cáo cơ quan công an và thanh tra Sở VHTTDL Hà Nội. Nhưng đáng tiếc là chương trình nhập nhằng về biển hiệu và yếu kém về chất lượng nghệ thuật này vẫn diễn ra vào tối ngày 12.2.2011 tại Nhà thi đấu Hà Đông.
Vào dịp quốc tế phụ nữ 8.3.2011 trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức. Một trong những tụ điểm thu hút khá mạnh lực lượng khán giả thủ đô là chương trình Bài tình ca cho em tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ.
Anh Vũ Tuấn Anh, nhà ở Nguyễn Chí Thanh đã bỏ ra gần 2 triệu đồng để mua một cặp vé rồi vô cùng thất vọng kể lại sự bất bình của mình: “Thật là khó chịu ngay đầu chương trình chúng tôi đã “nhận” ngay hai bài hát được trình diễn rất nghiệp dư từ giọng ca cho tới phong cách biểu diễn của ca sĩ Viết Thanh (được MC giới thiệu là em trai của ca sĩ Tuấn Vũ).
Quy chế 47 về hoạt động biểu diễn và tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp đã quy định rõ trách nhiệm đầu tiên là thuộc về đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Nếu quảng cáo không đúng với nội dung chương trình thì họ phải chịu trách nhiệm và sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Những sai phạm trong hoạt động tổ chức biểu diễn đã được các địa phương xử lý rất nhiều trường hợp rồi nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có văn bản gửi tới các Sở VHTTDL đề nghị xiết chặt công tác quản lý và thẩm tra các chương trình nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn. Theo tôi, chính khán giả là người quan trọng, đồng hành giúp các cơ quan quản lý nhà nước phát hiện và xử lý các sai phạm này!. (Ông Phạm Đình Thắng – Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn)
Phải chăng có những “đặc ân” riêng?
Đơn cử vào thời điểm này có thể thấy rất rõ liveshow Đôi mắt người xưa của nam ca sĩ hải ngoại Quang Lê được quảng cáo trên khắp mọi ngả đường trung tâm của Hà Nội. Điều đáng nói là những tấm băng rôn này đã xuất hiện gần 2 tháng trước khi chương trình diễn ra.
Trong khi các nhà tổ chức biểu diễn các chương trình nghệ thuật như Liên đoàn Xiếc VN, Nhà hát Ca múa nhạc VN nếu “chẳng may” có quảng cáo thừa băng rôn lập tức sẽ bị “tuýt còi”, vậy vì sao có những chương trình như Quang Lê lại được dành những “đặc ân” quảng cáo rầm rộ nhiều về số lượng và lâu về thời gian trên địa bàn của Hà Nội như vậy?
Ông Đinh Minh Mẫn – Trưởng đoàn Cải lương Đồng Tháp cho biết: “Trên khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện nhiều chương trình nghệ thuật tư nhân gây phản cảm. Xin phép một đằng nhưng khi diễn ra lại một nẻo.
Có chương trình thổi phồng là có thần đồng ca nhạc để cho các em thiếu nhi hát bài người lớn... Làm sao có thể xử lý khi chương trình diễn ra cách trung tâm tới cả trăm cây số ở vùng sâu, vùng xa?”
Quả thực, khán giả là đối tượng quan trọng nhất và chịu nhiều thiệt thòi nhất khi ăn phải... “quả lừa” của các bầu sô tổ chức biểu diễn. Nếu cứ tái diễn mãi cái cảnh này thì khán giả sẽ bỏ mất thói quen đi xem nghệ thuật. Mong rằng, các cơ quan có trách nhiệm quản lý ở lĩnh vực này lưu tâm và xử thật nặng những nhà tổ chức biểu diễn vi phạm để mang lại sự yên tâm cho người dân khi bỏ tiền ra mua vé vào xem nghệ thuật không bị cái cảm giác nơm nớp lo sẽ bị lừa...
Là đơn vị nghệ thuật nhà nước chúng tôi rất tuân thủ mọi quy định về việc cấp phép tổ chức biểu diễn. Nhưng chúng tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi các chương trình của mình tại Hà Nội thường bị hạn chế cả về thời gian quảng cáo và băng rôn quảng cáo trên địa bàn biểu diễn, thông thường là 10 băng rôn quảng cáo. Tuy nhiên nhìn sang rất nhiều chương trình nghệ thuật do các bầu sô tư nhân tổ chức thì số lượng và thời gian quảng cáo gấp nhiều lần chương trình của chúng tôi. Chúng tôi rất muốn quảng cáo như các chương trình của các đơn vị xã hội hóa và sẵn sàng đóng lệ phí nhiều hơn! (NSƯT Vũ Ngoạn Hợp – Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN)
Hiền Lương