Boulevard
07-12-2010, 11:44 PM
Đọc câu chuyên này thực sự quá ngạc nhiên vì nhân vật bị què mà nuôi được bà vợ điên và 5 đứa con ăn học… Choáng thật. Em có 1 nhóc mà đã thấy vất vả lắm khi phải nuôi rùi…
Đó là anh Phan Văn Canh (51 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hà (38 tuổi) trú tại xóm Kỳ Nam, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Chị Hà bị tâm thần phân liệt, nhưng anh Canh vẫn một lòng thương yêu, thuốc thang chạy chữa. 20 năm qua, chàng què gồng mình đi làm thuê nuôi vợ và đàn con thơ dại.
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/521179/Chang-que-20-nam-lam-thue-nuoi-vo-dien.html
Phan Văn Canh cùng gia đình.
Chuyện tình người điên
Một trưa cuối năm 2010, chúng tôi về xã Thạch Lâm thăm anh chị Canh – gia đình từng được người dân địa phương coi là một gia đình mẫu mực về hôn nhân vì cuộc sống cơ cực cùng khổ nhưng họ luôn thương yêu nhau.
Căn nhà của anh chị Canh - Hà, đúng hơn là một túp lều, lụp xụp, tồi tàn. Bên trong, chúng tôi thấy chị Hà đang ngồi bất thần, chỉ nhìn mà không nói. Lâu lâu vệt nắng buổi trưa mùa đông le lói rọi vào. Đâu đó, tiếng cười nói của lũ trẻ con vẫn vô tư vang lên cùng tiếng chó tru nghe mà tê tái lòng.
Ngồi chơi một lúc, chị bạn tôi xuống bếp tìm xem có gì ăn nhanh để lấy cho lũ trẻ, tuy nhiên, bếp của nhà anh chị lạnh lẽo, trống trơn. Gặng hỏi mới biết cả nhà đang chờ bố Canh đi làm về mới có gạo nấu cơm.
Thấy có người lạ vào nhà anh chị Canh, một cụ già chừng 80 tuổi chạy sang bảo: “Các cô chú ơi! Hãy thương và cứu lấy vợ chồng và các cháu nhà ni. Tội nghiệp lắm, cho đến chừng ni rồi mà không có gạo để nấu ăn. Sáng ni tui mới cho mấy cái bánh gói chứ chưa có miếng chi cả nờ”. Nói xong, cụ lấy tay lau nước mắt.
http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=43667&Width=467
Dù mặt trời đã đứng bóng, nhưng cả nhà chị Hà vẫn đang chờ anh Canh về mới có gạo thổi cơm..
Đang buồn, bất thần cháu Hương Thơm - con gái thứ của chị chạy vút ra reo lên: Mẹ ơi! Bố về, có cơm rồi, có cơm rồi”. Nhưng mẹ của nó chỉ bẽn lẽn, nhìn chồng, nhìn con không nói. Sau đó, chị lặng lẽ vào nhà lấy cái khăn mặt bạc thếch ra giếng giặt, rồi đưa cho chồng lau mồ hôi.
Anh Canh, trông phom người cao lớn, đẹp mã nhưng chân đi tấp tểnh, vừa về đã phải giơ tay chỉ việc cho mấy đứa con nhỏ, rồi vào nhà tiếp khách.
Trầm ngâm một lúc, anh tâm sự: “Vất vả lắm, anh chị à, nhưng như thế này cũng tốt rồi. Tui không trông mong gì hơn, mình có hơn gì người ta đâu. Cuộc sống ai mà chẳng mong điều tốt đẹp đến cho mình, cho gia đình”.
Anh Canh kể: Quê vợ ở mãi tận Thanh Hóa, tuy nhiên, gia đình vào lập nghiệp ở Hà Tĩnh từ khi chị Hà còn nhỏ. Một lần, tình cờ nghe tụi bạn giới thiệu, sau đó mới biết hoàn cảnh Hà đã từng có người dạm ngõ, nhưng do bệnh tình nên “người đó” đã chia tay không một lời từ biệt.
Hồi đó, Hà đẹp lắm, chỉ tội hơi “hâm hâm”, còn anh Canh có tiếng là phong lưu. Không hiểu sao từ khi gặp chỉ Hà anh Canh trở nên “thánh thiện”, một lòng, một dạ yêu chị Hà, dù biết chị thần kinh hơi có vấn đề.
Gia đình hai bên, đặc biệt là đám bạn bè cùng lứa hết lòng can ngăn anh, ai lại chuốc lấy khổ đau về mình, dù vậy anh không hề trách móc mà chỉ giải thích: “Âu cũng là duyên số cả thôi”.
20 năm đi làm thuê, nuôi vợ điên
Từ khi là người của nhau, anh Canh và chị Hà dường như trẻ lại, cho dù sóng gió đã bao lần dồn lên đầu anh, vì hoàn cảnh khốn khó, vì chị Hà liên tục đổ bệnh, đỉnh cao là năm 2006. Nặng thì ra đường ném đá chọc người khác, nhẹ thì suốt ngày hát hò, chạy lung tung. Tiền bạc, trong nhà từ đó “đội nón” ra đi. Dù vậy anh vẫn không trách cứ chi chị Hà, lại càng không trách than thân phận bạc bẽo của mình mà yêu thương chị hơn và hiểu rõ trách nhiệm của mình hơn.
Căn nhà trống hoác nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười của lũ trẻ..
Cũng từ đó, hàng ngày, trên đường phố Hà Tĩnh, luôn có một người đàn ông “cà nhắc” không kể ngày nắng, ngày mưa đi kiếm việc làm. Ngày may mắn cũng được năm ba cân gạo và ít thức ăn, ngày kém thì may ra đủ tiền mua vài lon gạo về cho cả nhà ăn tạm.
Cuộc sống như một trục tuần hoàn cứ diễn ra như thế đối với gia đình anh chị. Rồi 5 đứa con lần lượt chào đời. Từ đó, cuộc sống 7 người càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, hồi tháng 5/2010 anh Canh không may bị ngã gãy xương cẳng chân, phải nằm điều trị bệnh viện dài ngày, chân đau lại càng đau hơn, vì trước đó anh cũng từng bị què.
Chị Hà lại tiếp tục phát bệnh, 5 đứa con còn nhỏ không giúp gì được cho bố mẹ ngoài mấy việc vặt.
Dù thế, anh Canh vẫn không hề nản lòng, mà luôn động viên các con cố gắng học hành để sau này có việc làm kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ.
Anh Canh tâm sự: “Thu nhập của cả nhà chỉ dựa vào bản thân anh, nhưng anh cũng có làm được nhiều gì cho cam. Nhiều đêm trằn trọc không ngủ nghĩ về lũ trẻ ngày mai sống sao đây mà tội. Trong khi, con cái nhà người ta, dù khổ cũng không đến nỗi sống để chờ cái ăn từng bữa. Lỡ may, sau này anh mà đổ bệnh thì các con chỉ còn nước ra đường xin ăn”. Nói rồi anh rơm rớm lệ.
Gần 20 năm qua, tui chưa được nghỉ một ngày cho đúng nghĩa, họa chăng chỉ khi ốm đau thôi. Biết làm sao bây giờ khi mà vợ đang cần có người chăm sóc, con cái đang cần những đồng tiền dù là rất nhỏ để sống.
Đang trò chuyện, bất ngờ điện thoại của anh reo, hình như có ai đó gọi đi làm, trông anh vui hẳn lên.
Trước khi đi, anh dặn tôi đừng "lên báo", mà nếu có lên cũng đừng nói chi nhiều về gia đình anh: “Nhà báo đừng cho lên báo nhé, tội vợ em”. Khi ấy, trông anh rắn rỏi lắm, chứ không như khi tôi gặp ban đầu.
Theo Minh San
Khoa học & Đời sống
Đó là anh Phan Văn Canh (51 tuổi) và chị Nguyễn Thị Hà (38 tuổi) trú tại xóm Kỳ Nam, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.
Chị Hà bị tâm thần phân liệt, nhưng anh Canh vẫn một lòng thương yêu, thuốc thang chạy chữa. 20 năm qua, chàng què gồng mình đi làm thuê nuôi vợ và đàn con thơ dại.
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/521179/Chang-que-20-nam-lam-thue-nuoi-vo-dien.html
Phan Văn Canh cùng gia đình.
Chuyện tình người điên
Một trưa cuối năm 2010, chúng tôi về xã Thạch Lâm thăm anh chị Canh – gia đình từng được người dân địa phương coi là một gia đình mẫu mực về hôn nhân vì cuộc sống cơ cực cùng khổ nhưng họ luôn thương yêu nhau.
Căn nhà của anh chị Canh - Hà, đúng hơn là một túp lều, lụp xụp, tồi tàn. Bên trong, chúng tôi thấy chị Hà đang ngồi bất thần, chỉ nhìn mà không nói. Lâu lâu vệt nắng buổi trưa mùa đông le lói rọi vào. Đâu đó, tiếng cười nói của lũ trẻ con vẫn vô tư vang lên cùng tiếng chó tru nghe mà tê tái lòng.
Ngồi chơi một lúc, chị bạn tôi xuống bếp tìm xem có gì ăn nhanh để lấy cho lũ trẻ, tuy nhiên, bếp của nhà anh chị lạnh lẽo, trống trơn. Gặng hỏi mới biết cả nhà đang chờ bố Canh đi làm về mới có gạo nấu cơm.
Thấy có người lạ vào nhà anh chị Canh, một cụ già chừng 80 tuổi chạy sang bảo: “Các cô chú ơi! Hãy thương và cứu lấy vợ chồng và các cháu nhà ni. Tội nghiệp lắm, cho đến chừng ni rồi mà không có gạo để nấu ăn. Sáng ni tui mới cho mấy cái bánh gói chứ chưa có miếng chi cả nờ”. Nói xong, cụ lấy tay lau nước mắt.
http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=43667&Width=467
Dù mặt trời đã đứng bóng, nhưng cả nhà chị Hà vẫn đang chờ anh Canh về mới có gạo thổi cơm..
Đang buồn, bất thần cháu Hương Thơm - con gái thứ của chị chạy vút ra reo lên: Mẹ ơi! Bố về, có cơm rồi, có cơm rồi”. Nhưng mẹ của nó chỉ bẽn lẽn, nhìn chồng, nhìn con không nói. Sau đó, chị lặng lẽ vào nhà lấy cái khăn mặt bạc thếch ra giếng giặt, rồi đưa cho chồng lau mồ hôi.
Anh Canh, trông phom người cao lớn, đẹp mã nhưng chân đi tấp tểnh, vừa về đã phải giơ tay chỉ việc cho mấy đứa con nhỏ, rồi vào nhà tiếp khách.
Trầm ngâm một lúc, anh tâm sự: “Vất vả lắm, anh chị à, nhưng như thế này cũng tốt rồi. Tui không trông mong gì hơn, mình có hơn gì người ta đâu. Cuộc sống ai mà chẳng mong điều tốt đẹp đến cho mình, cho gia đình”.
Anh Canh kể: Quê vợ ở mãi tận Thanh Hóa, tuy nhiên, gia đình vào lập nghiệp ở Hà Tĩnh từ khi chị Hà còn nhỏ. Một lần, tình cờ nghe tụi bạn giới thiệu, sau đó mới biết hoàn cảnh Hà đã từng có người dạm ngõ, nhưng do bệnh tình nên “người đó” đã chia tay không một lời từ biệt.
Hồi đó, Hà đẹp lắm, chỉ tội hơi “hâm hâm”, còn anh Canh có tiếng là phong lưu. Không hiểu sao từ khi gặp chỉ Hà anh Canh trở nên “thánh thiện”, một lòng, một dạ yêu chị Hà, dù biết chị thần kinh hơi có vấn đề.
Gia đình hai bên, đặc biệt là đám bạn bè cùng lứa hết lòng can ngăn anh, ai lại chuốc lấy khổ đau về mình, dù vậy anh không hề trách móc mà chỉ giải thích: “Âu cũng là duyên số cả thôi”.
20 năm đi làm thuê, nuôi vợ điên
Từ khi là người của nhau, anh Canh và chị Hà dường như trẻ lại, cho dù sóng gió đã bao lần dồn lên đầu anh, vì hoàn cảnh khốn khó, vì chị Hà liên tục đổ bệnh, đỉnh cao là năm 2006. Nặng thì ra đường ném đá chọc người khác, nhẹ thì suốt ngày hát hò, chạy lung tung. Tiền bạc, trong nhà từ đó “đội nón” ra đi. Dù vậy anh vẫn không trách cứ chi chị Hà, lại càng không trách than thân phận bạc bẽo của mình mà yêu thương chị hơn và hiểu rõ trách nhiệm của mình hơn.
Căn nhà trống hoác nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười của lũ trẻ..
Cũng từ đó, hàng ngày, trên đường phố Hà Tĩnh, luôn có một người đàn ông “cà nhắc” không kể ngày nắng, ngày mưa đi kiếm việc làm. Ngày may mắn cũng được năm ba cân gạo và ít thức ăn, ngày kém thì may ra đủ tiền mua vài lon gạo về cho cả nhà ăn tạm.
Cuộc sống như một trục tuần hoàn cứ diễn ra như thế đối với gia đình anh chị. Rồi 5 đứa con lần lượt chào đời. Từ đó, cuộc sống 7 người càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, hồi tháng 5/2010 anh Canh không may bị ngã gãy xương cẳng chân, phải nằm điều trị bệnh viện dài ngày, chân đau lại càng đau hơn, vì trước đó anh cũng từng bị què.
Chị Hà lại tiếp tục phát bệnh, 5 đứa con còn nhỏ không giúp gì được cho bố mẹ ngoài mấy việc vặt.
Dù thế, anh Canh vẫn không hề nản lòng, mà luôn động viên các con cố gắng học hành để sau này có việc làm kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ.
Anh Canh tâm sự: “Thu nhập của cả nhà chỉ dựa vào bản thân anh, nhưng anh cũng có làm được nhiều gì cho cam. Nhiều đêm trằn trọc không ngủ nghĩ về lũ trẻ ngày mai sống sao đây mà tội. Trong khi, con cái nhà người ta, dù khổ cũng không đến nỗi sống để chờ cái ăn từng bữa. Lỡ may, sau này anh mà đổ bệnh thì các con chỉ còn nước ra đường xin ăn”. Nói rồi anh rơm rớm lệ.
Gần 20 năm qua, tui chưa được nghỉ một ngày cho đúng nghĩa, họa chăng chỉ khi ốm đau thôi. Biết làm sao bây giờ khi mà vợ đang cần có người chăm sóc, con cái đang cần những đồng tiền dù là rất nhỏ để sống.
Đang trò chuyện, bất ngờ điện thoại của anh reo, hình như có ai đó gọi đi làm, trông anh vui hẳn lên.
Trước khi đi, anh dặn tôi đừng "lên báo", mà nếu có lên cũng đừng nói chi nhiều về gia đình anh: “Nhà báo đừng cho lên báo nhé, tội vợ em”. Khi ấy, trông anh rắn rỏi lắm, chứ không như khi tôi gặp ban đầu.
Theo Minh San
Khoa học & Đời sống