PDA

View Full Version : Thông tin mới nhất về Poster Cánh đồng bất tận



Boulevard
26-11-2010, 11:54 AM
Xung quanh những bức ảnh trong poster Cánh đồng bất tận: Đâu là sự thật ? (26/11/2010)

http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31394.vho

http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20101126/nhiepanh.gif

Trong poster này, ảnh của Đặng Minh Tùng nhưng lại được đề: "Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan"(?!)

VH- Bộ phim “Cánh đồng bất tận” của Hãng BHD chưa kịp hạ nhiệt bởi sức hấp dẫn thì việc nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng tuyên bố những quảng cáo poster trong phim của anh bị “đạo tên” mà anh chỉ đích danh là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Trần Huy Hoan đã gây một làn sóng mới trong dư luận.
Bản thân những người trong cuộc đều vô cùng bức xúc và đòi hỏi phải làm rõ mọi chuyện. Báo Văn Hóa đã có cuộc tiếp xúc với cả hai nhà nhiếp ảnh.
Nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng: “Đáng tiếc anh Hoan lại không tôn trọng điều này...”
Anh khẳng định rằng, những bức ảnh trong các poster quảng cáo phim Cánh đồng bất tận đều là của mình?

http://www.baovanhoa.vn/upload/20101126/T11-A1.gif- Đúng vậy. Tôi được nhà sản xuất BHD ký hợp đồng thuê chụp ảnh hậu trường kể từ khi Cánh đồng bất tận khởi quay cho đến khi đóng máy. Công việc nhiếp ảnh chụp hậu trường nghĩa là nhà nhiếp ảnh như một người viết nhật ký bằng ảnh, chụp lại và miêu tả tất cả mọi công việc của đoàn làm phim. Nhưng bởi đam mê riêng, tôi đã tranh thủ chộp được những khoảnh khắc mà tôi thấy đẹp không chỉ là cảnh hậu trường với góc nhìn riêng và bố cục riêng mang yếu tố nghệ thuật.
Có lẽ những bức ảnh đủ đẹp, đủ độ công phu để nhà sản xuất sử dụng toàn bộ chúng vào làm poster quảng cáo cho phim. Khi nộp ảnh cho nhà sản xuất tôi không chỉ nộp ảnh chụp hậu trường mà còn chụp cả những bức ảnh đó.
Tôi đã cẩn thận đổi tên các file ảnh là Đặng Minh Tùng, các bức ảnh đều có thứ tự mang tên tôi là “Dang Minh Tung 1", "Dang Minh Tung 2"... đến con số hàng nghìn như một cách tế nhị để người sử dụng nhớ tới tên mình. Tôi giao hết tất cả những ảnh chụp xung quanh tiến trình khởi công và kết thúc quay bộ phim này để nhà sản xuất toàn quyền sử dụng là đương nhiên. Nhưng điều làm tôi vô cùng bức xúc là gần một chục poster đều là hình của tôi nhưng nhà sản xuất chỉ đề: “Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan”.
Anh Trần Huy Hoan chỉ là người chụp ảnh làm poster quảng cáo cho phim chứ không phải là tác giả của những bức ảnh trong poster mà anh sử dụng. Ảnh tôi chụp ra ít nhiều phía nhà sản xuất cũng nên ghi cái tên và nếu không muốn ghi tên tôi vì lý do tế nhị nào đó thì cũng nên ghi cho đúng chức danh: “Designer: Trần Huy Hoan” chứ không thể ghi như vậy, anh Hoan không phải là người chụp những bức ảnh trong poster. Mặc dù khi lên poster các tấm hình đều đã được cắt cúp, thiết kế lại nhưng tôi vẫn nhận ra 100% đó là hình do mình chụp. Tôi lên mạng xem những bức ảnh của mình được đăng tràn ngập trên các báo và đối chiếu ảnh của mình đang giữ thì thấy đó không phải là ảnh của anh Trần Huy Hoan.

http://www.baovanhoa.vn/upload/20101126/T11-A3.gif
Poster phổ biến nhất về bộ phim “Cánh đồng bất tận”: Ảnh của Đặng Minh Tùng, tuy nhiên trong poster không có tên của tác giả này. Ảnh do Đặng Minh Tùng cung cấp
Từ khẳng định của anh thì nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan - người design những poster phim Cánh đồng bất tận đã “sử dụng” ảnh của anh khi đứng tên mình trong các poster? - Nhà sản xuất là chủ sở hữu khi đặt hàng tôi chụp các bức ảnh, họ có quyền sử dụng và khai thác triệt để những tấm hình đó, nhưng họ không có quyền đổi tên các bức ảnh đó và không thể gán vào tên của anh Trần Huy Hoan được. Anh Trần Huy Hoan được trao nhiệm vụ làm poster phim. Làm poster không có nghĩa là lờ đi tác giả thực sự của các bức ảnh – trong khi chúng là yếu tố cơ bản nhất để thực hiện poster. Người thực hiện poster cần phải ghi rõ chức danh designer và khi sử dụng những bức ảnh của người khác thì nên ghi rõ nguồn và tên tác giả. Việc vi phạm bản quyền tác giả trong nhiếp ảnh là việc xảy ra như cơm bữa. Nhưng đáng tiếc anh Hoan là người làm nhiếp ảnh lại không tôn trọng điều này thì quả là kỳ lạ!
Anh đã liên lạc được với nhà sản xuất để đề nghị giải thích sự việc này chưa?- Tôi đã cố ý chờ sự giải thích từ nhà sản xuất và anh Trần Huy Hoan. Tôi không chỉ gọi cho anh Hoan mà còn gọi cho nhà sản xuất và đạo diễn phim Nguyễn Phan Quang Bình trước ngày ra mắt phim 4 ngày và được anh nói chờ anh vào TP.HCM sẽ làm công tác bảo vệ những thiệt thòi cho tôi, nhưng đến hiện tại tôi vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Tôi không hiểu tên anh Hoan từ đâu ra?
Tôi là người giới thiệu Đặng Minh Tùng với nhà sản xuất phim Cánh đồng bất tận và Tùng đã ký hợp đồng với trách nhiệm chụp tài liệu về bộ phim. Tôi không hiểu cái tên anh Trần Huy Hoan từ đâu ra và được ghi vào làm nhiếp ảnh cho các bức ảnh của Tùng chụp. Toàn bộ khi bắt đầu khởi quay cho tới khi kết thúc phim Tùng luôn có mặt và tôi chưa hề gặp anh Trần Huy Hoan.
Việc poster đưa tên nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan trong các poster mà không nhắc nhở gì tới cái tên Đặng Minh Tùng, tôi thấy có phần quá bất nhẫn với Tùng. Tôi không biết đó là lỗi của anh Trần Huy Hoan hay lỗi của nhà sản xuất nhưng việc cố tình hay vô tình quên một cái tên thành viên tạo nên thành công của poster là không hay. Tôi nghĩ nhà sản xuất BHD cần có trách nhiệm nói điều gì đó sau sự việc này. (Lê Quang – Chủ nhiệm bộ phim CĐBT)
Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan: “Tùng muốn kiện thì cần cân nhắc, nếu không sẽ...”
Anh nghĩ gì về lời “buộc tội” của đồng nghiệp Đặng Minh Tùng cho rằng anh đã “đạo ảnh” của anh ấy?
- Những ngày qua tôi đã nhịn và không muốn tranh luận với Tùng trên báo chí. Nhưng nếu cứ để thế này thì mọi người sẽ hiểu sai toàn bộ sự thật. Tùng đã từng gọi cho tôi không dưới 5 cuộc điện thoại xung quanh việc tôi sử dụng ảnh của anh vào poster phim mà không ghi tên anh ấy. Tôi chưa hề biết mặt Tùng nhưng cũng rất hiểu những bức xúc của anh ấy. Nhưng tôi đã khẳng định với Tùng là khi thực hiện các poster phim tôi đã không hề sử dụng ảnh của Tùng. Và nếu Tùng muốn kiện tôi thì Tùng cần phải cân nhắc nếu không sẽ sai lầm. Còn việc ảnh của Tùng xuất hiện trên poster phim Cánh đồng bất tận ở đâu thì cậu ấy phải tự liên lạc và trao đổi trực tiếp với hãng sản xuất đặt hàng ảnh của anh ấy chứ không phải là tôi.
Anh đã xem những poster mà Tùng đưa ra cho báo chí thì những poster đó có phải do anh thực hiện không ?- Tôi không hề nhận bất cứ ảnh nào của BHD để làm design cho poster phim, tôi làm design bằng ảnh của tôi chụp. Tôi mới xem các poster mà Tùng đưa ra kiện và khẳng định không phải poster do tôi thực hiện. Tôi chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn đầu và giai đoạn đó phim chưa khởi quay, nghĩa là cũng chưa thể có những bức ảnh chụp của Tùng.
Khi tôi chụp những bức hình trong 5 poster mà tôi thực hiện có 7 diễn viên chính tham gia đóng bộ phim này, toàn bộ bối cảnh chụp được thực hiện trong studio của tôi cùng với họ trước khi đoàn làm phim khởi quay.
Khi hoàn thành công việc, tôi đã bàn giao toàn bộ thiết kế poster và file ảnh chụp tại hiện trường của mình cho nhà sản xuất BHD toàn quyền sử dụng. Vậy làm sao có thể nói tôi là “đạo ảnh” của Tùng được khi mà các bức ảnh trong poster do tôi thiết kế đã được thực hiện trước khi Tùng vào làm việc? Tôi chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn đầu, còn những poster sau này có thể có sử dụng những bức ảnh của Tùng thì phải chính nhà sản xuất mới có câu trả lời, tôi cũng đã nói như vậy với Tùng khi cậu ấy gọi cho tôi. Việc quyết định chức danh và ghi chức danh là do nhà sản xuất phim quyết định (về việc này, trong bài trả lời với báo chí bà Bích Hạnh đã trình bày rất rõ).

Trần Huy Hoan khẳng định: Anh chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn đầu trước khi phim khởi quay và những bức ảnh dùng trong 5 poster này đều là của anh.

http://www.baovanhoa.vn/upload/20101126/T11-A2.gifẢnh do Trần Huy Hoan cung cấp

Khi họp báo và công bố các poster có những poster không phải anh thực hiện mà nhà sản xuất vẫn ghi tên anh. Vì sao anh lại không lên tiếng ?- Với các vai trò tôi đã tham gia từ khi có dự án phim CĐBT rồi chụp ảnh thiết kế poster quảng cáo và sau đó là chụp ảnh hiện trường ở những bối cảnh chính của phim thì việc họ đề tên tôi với chức danh “nhiếp ảnh” là hoàn toàn đúng đắn.
Được biết chính bản thân anh cũng đã bị vi phạm bản quyền ở rất nhiều bức ảnh do anh sáng tác. Trước phản ứng của Tùng, anh có suy nghĩ gì khi là một đồng nghiệp?
- Tôi chia sẻ với những cảm xúc mà Tùng đang trải qua. Tôi nghĩ việc Tùng lên tiếng đòi bản quyền các bức ảnh của mình là quyền cuả Tùng nên tôi đã giữ im lặng. Thế nhưng, Tùng đã vu khống tôi dùng ảnh của anh ta, buộc tôi phải lên tiếng. Xin nhấn mạnh, tôi chỉ thực hiện poster phim ở giai đoạn phim chưa bấm máy, còn những poster khác tôi không có trách nhiệm trả lời.

http://www.baovanhoa.vn/upload/20101126/T11-A3b.gif

Không chỉ có một mình Trần Huy Hoan làm poster

Sau khi đối chiếu 32 file ảnh phim gốc và poster do Đặng Minh Tùng gửi tới thắc mắc cùng với 10 file ảnh gốc và 5 poster do Trần Huy Hoan nhận mình thực hiện, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ vì các poster của hai nhà nhiếp ảnh hoàn toàn không giống nhau. Như vậy, nếu đúng như nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan thổ lộ thì không chỉ có một mình anh chịu trách nhiệm thực hiện làm poster cho bộ phim này. Còn việc nhà sản xuất BHD cung cấp những tấm poster có tên “Nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan” mà Đặng Minh Tùng lên án có ảnh của anh không phải do Trần Huy Hoan thực hiện. Câu hỏi này phải gửi tới nhà sản xuất BHD mới có thể có một lời giải thích xác đáng.

Boulevard (thực hiện):D (Bài này làm B em mất bao nhiêu tiền điện thoại và chạy như cờ... nhưng ra báo oách quá trang 1,. trang 11 và trang 16 vì dài... sướng)

Boulevard
29-11-2010, 11:15 AM
Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim Cánh đồng bất tận:
“Nếu là Tùng tôi sẽ kiện!” (29/11/2010)
http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20101129/p5.gif
http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20101129/p5.gif
Poster phim "Cánh đồng bất tận" sử dụng ảnh của Đặng Minh Tùng VH- Tiếp tục tìm hiểu quyền tác giả nhiếp ảnh trong poster phim Cánh đồng bất tận (CĐBT), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với hai nghệ sĩ nhiếp ảnh: Nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN và NSNA Lê Hồng Linh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN.Cả hai ông đều khẳng định câu chuyện bản quyền nhiếp ảnh trong poster phim không còn là của cá nhân hai nghệ sĩ nữa mà là vấn đề lớn tồn tại mà cả giới nhiếp ảnh đều bức xúc.

Theo kinh nghiệm chuyên môn của mình, các ông thấy trong sự việc này ai đúng, ai sai? Đặng Minh Tùng, Trần Huy Hoan hay Công ty BHD?

- NSNA Vũ Quốc Khánh: Đặng Minh Tùng thắc mắc là có lý. Được ký hợp đồng chụp ảnh tư liệu cho phim từ đầu đến cuối mà poster phim không ghi tên anh, lại còn bị thay thế bằng tên người khác là vô lý.
Các công ty nước ngoài khi đặt hàng nhà nhiếp ảnh thực hiện hợp đồng chụp ảnh tư liệu phim, họ có quyền dùng số ảnh đó vào bất kỳ công việc gì nhưng nếu thay tên người chụp bằng tên một người khác thì không được.
Có thể không ghi tên nhưng đã ghi thì phải ghi đúng. Anh Hoan cho biết chỉ thực hiện 5 poster giai đoạn trước khi khởi quay, vậy là có những poster “trôi nổi” không phải do anh ấy thiết kế, lại ghi tên anh Hoan. Tôi cho ở đây có sự nhập nhèm. Có thể là do chủ đích của công ty BHD, cũng có thể là do các rạp chiếu phim tự thiết kế thêm poster để quảng cáo và họ sử dụng ảnh của Đặng Minh Tùng. Vì tên anh Hoan đã xuất hiện trước đó với 5 poster nên họ “tương đại” tên anh Hoan vào để tránh kiện tụng, không ngờ ảnh làm poster lại là của Tùng.
- Ông Lê Hồng Linh: Tôi chưa đọc hết các bài viết về sự việc này nhưng qua một số tờ thì thấy thông tin đăng tải không thống nhất. Có lúc anh Hoan nói thế này, có lúc lại nói thế khác, có lúc lại cho rằng, báo chí đăng tải không đúng tinh thần của anh Hoan.
Tuy anh Hoan không phải là hội viên của Hội, anh Tùng mới là hội viên của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM nhưng sự việc xung quanh vấn đề này không còn là của cá nhân hai anh nữa, đây là vấn đề của giới nhiếp ảnh. (Ông Lê Hồng Linh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN)
Trên báo Văn Hóa số 1928 tôi thấy anh Hoan tỏ ý đồng tình khi nhà sản xuất ghi tên mình với chức danh “Nhiếp ảnh” trong các poster không phải do anh ấy thực hiện là không đúng. Theo quan điểm của tôi, nếu poster đã dùng hình ảnh của anh Tùng thì phải để tên anh Tùng.
Đã thế, có poster anh Hoan không thiết kế, không có ảnh trong đó mà lại ghi tên anh Hoan là sai. Sản phẩm không phải là của mình mà không có ý kiến gì thì anh Hoan cũng sai. Không thể nói việc để tên anh Hoan vào cho oai, cho có giá trị. Lòng tự trọng của người nghệ sĩ không cho phép làm việc đó.
Nhà sản xuất BHD cho rằng: “Không thể đưa hết tên tất cả mọi người trên poster mà chỉ đưa vào những thứ... có lợi cho việc bán vé”?
- Ông Lê Hồng Linh: Nếu như vậy thì BHD sai. Quan điểm của tôi, một tác phẩm nhiếp ảnh trong phim không còn là tác phẩm hoàn toàn của riêng nhà nhiếp ảnh mà được sự hỗ trợ của cả một ê kíp làm phim từ diễn viên, ánh sáng, dàn dựng bối cảnh...
Nhà nhiếp ảnh không phải thực hiện mọi thứ từ A tới Z cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên nếu nhà nhiếp ảnh tài năng thì sẽ tạo ra những khoảnh khắc tiêu biểu. Không có tập thể sẽ không có bức ảnh. Nếu poster không đề tên thì không ai nói gì, nhưng đã đề tên là phải đúng người làm ra nó.
- Ông Vũ Quốc Khánh: Theo những phát biểu của hai nhà nhiếp ảnh trên Báo Văn Hóa thì sự việc này là do công ty BHD - đối tượng thứ 3 gây ra sự hiểu lầm này. Cả hai đều có chức danh nhiếp ảnh khi tham gia chụp ảnh trước và khi quay phim thì lẽ ra có thể đề chung tên cả hai nhà nhiếp ảnh vào các poster. Nếu nói gạt tên anh Tùng ra khỏi danh sách quảng cáo vì cái tên đó không gây ấn tượng ăn khách là sai.
Nếu ở địa vị của một trong hai nhà nhiếp ảnh thì các ông sẽ xử lý vụ việc theo hướng nào?
- Ông Vũ Quốc Khánh: Theo tôi, lẽ ra hai anh nên ngồi lại với nhau chia sẻ từng poster xem đúng sai tới đâu. Họ chưa hề biết mặt nhau, tới giờ anh Tùng mới biết là anh Hoan không nhận làm những poster dùng ảnh của anh Tùng.
Theo những thông tin trên Báo Văn Hóa thì cả hai người đều có lý do để bảo vệ cái đúng của mình. Tiếc là họ chưa chia sẻ với góc độ là một nhà nhiếp ảnh, là những đồng nghiệp của nhau. Nếu như lời phát biểu của hai anh là đúng thì Công ty BHD là đối tượng có lỗi nhất. Ngay cả việc anh Hoan không thiết kế mà lại có tên trong các poster khác thì tự nhiên anh Hoan cũng bị kéo vào sự việc này và dễ bị hiểu lầm. Theo tôi BHD nên nói rõ để lấy lại danh dự và vị trí cho từng người.
- Ông Lê Hồng Linh: Nếu là Tùng tôi sẽ kiện. Vì sự việc không chỉ dừng lại ở cá nhân hai nhà nhiếp ảnh nữa. Phải tìm ra lỗi thuộc về ai và tới đâu. Nếu anh có lỗi ở mức độ nào thì cũng phải có tiếng nói đàng hoàng. Nếu mỗi người chúng ta có sai sót mà mạnh dạn nhận thì mọi người cũng dễ dàng chia sẻ thôi.
Liên quan đến vụ tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”, P.V Báo Văn Hóa đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Mỹ Hiền, Giám đốc BHD tại TP.HCM. Bà Hiền cho biết: “Tất cả những liên quan đến việc ai làm tác giả ảnh trong các poster phim “Cánh đồng bất tận” đang được các bộ phận của BHD tập hợp chứng cứ để phân tích xử lý. Chúng tôi sẽ có thông cáo báo chí chính thức trả lời vụ việc này gửi đến cơ quan báo, đài vào ngày hôm nay (29.11). Trần Hà
Thúy Hiền
thực hiện

TeacherABC
01-12-2010, 07:04 PM
Nhiếp ảnh gia không phục lý lẽ nhà sản xuất 'Cánh đồng bất tận'

Công ty BHD nói Đặng Minh Tùng đã kiện nhầm địa chỉ, Hãng phim Việt cho rằng anh không có đủ lý lẽ pháp lý trong khi Đặng Minh Tùng khẳng định, phía nhà sản xuất đang cố tình lập lờ mọi việc.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/3A/22/poster-1.jpg
Tấm poster "Cánh đồnh bất tận" sử dụng ảnh Đặng Minh Tùng chụp Dustin Nguyễn.

Công ty BHD vừa ra thông cáo khẳng định, BHD là công ty phát hành bộ phim Cánh đồng bất tận do Hãng phim Việt sản xuất. Toàn bộ poster cũng như các tư liệu quảng bá của bộ phim do Hãng phim Việt cung cấp cho BHD và hợp đồng làm nhiếp ảnh hiện trường của Đặng Minh Tùng là ký với Hãng phim Việt. Vì vậy, nếu Đặng Minh Tùng có bất cứ khúc mắc hay kiện tụng gì thì phải làm việc với Hãng phim Việt.

Hãng phim Việt cũng thừa nhận, chính họ thiết kế poster và sử dụng các bức ảnh do Đặng Minh Tùng chụp tại hiện trường đoàn phim, không liên quan đến công ty BHD và khác hoàn toàn với những poster do nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan chụp, thiết kế. “Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không phải chỉ là một nhiếp ảnh gia thông thường trong việc chụp ảnh studio và hiện trường (trong thời gian chọn cảnh trước khi quay phim và một số ngày trong khi quay phim) mà còn giúp đạo diễn tạo hình một số nhân vật và trong những cảnh quay đặc biệt… Một chữ “nhiếp ảnh gia” cũng chưa đủ để nói những việc ông đã làm cho bộ phim, vì vậy chúng tôi trân trọng đặt tên ông lên poster” - Hãng phim Việt cho biết.

Hãng này chiếu theo thông lệ về poster phim trên thế giới cũng như tại Việt Nam, cho rằng poster phim chỉ ghi tên một số thành phần chính tham gia đoàn với mục đích quảng cáo, không cần đưa thông tin về người chụp ảnh, người thiết kế, cũng như không đưa hết tên tuổi của những người tham gia đóng góp xây dựng bộ phim. Dưới góc độ pháp lý, poster phim được hiểu như bao bì sản phẩm, nhãn hiệu và quảng cáo của hàng hóa và không cần ghi tên những người thực hiện poster là ai.

Hãng phim Việt phân tích, bức ảnh hiện trường phim không phải là kết quả sáng tạo của riêng nhà nhiếp ảnh mà là sự sáng tạo của tập thể đoàn phim. Hiện trường để chụp ảnh trong phim Cánh đồng bất tận là do đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, đạo diễn hình ảnh Nguyễn Tranh và phó đạo diễn Lý Thái Dũng lựa chọn và Hãng phim Việt ký hợp đồng thuê. Bối cảnh do họa sĩ Mã Phi Hải thiết kế và lên ý tưởng. Diễn viên cũng do Hãng phim Việt ký hợp đồng. Trang điểm và phục trang theo yêu cầu kịch bản và do các tổ phục trang và trang điểm thể hiện… "Vì vậy những bức ảnh hiện trường phim Cánh đồng bất tận là do sự sáng tạo của cả tập thể đoàn phim, chứ không phải là sự sáng tạo của cá nhân Đặng Minh Tùng, nếu muốn ghi quyền nhân thân lên bức ảnh hiện trường phim thì phải ghi tên của cả tập thể đoàn phim chứ không phải chỉ của nhà nhiếp ảnh hiện trường", thông cáo của hãng phim khẳng định.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/3A/22/dang-minh-tung.jpg

Theo Hãng phim việt, phần credit cuối phim đã ghi nhận công sức của Đặng Minh Tùng.

Hãng phim Việt viện dẫn điều luật trong Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan: “Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó”, bởi những bức ảnh này không phải là tác phẩm nhiếp ảnh chứa đựng tính sáng tạo của nhà nhiếp ảnh tạo ra nó. Hãng phim cho biết thêm, Đặng Minh Tùng có liên hệ với đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình (cũng là Giám đốc Hãng phim Việt) trong lúc ông Bình đang bận làm công tác tổ chức tại LHP Quốc tế Việt Nam ở Hà Nội, để nói về việc này. Sau đó, đạo diễn Bình đã gọi điện cho Đặng Minh Tùng mời anh đến dự buổi ra mắt của phim Cánh đồng bất tận tại TP HCM ngày 22/10, cùng đoàn làm phim giao lưu với khán giả và rất nhiều cơ quan báo chí, để cảm ơn các thành viên của đoàn. Ông dự định nhân dịp này sẽ nói rõ về những bức hình do Đặng Minh Tùng chụp. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia đã không tham dự buổi ra mắt phim.

Phản ứng trước thông cáo báo chí của BHD và Hãng phim Việt, Đặng Minh Tùng cho biết, từ trước đến nay, mọi người đều biết “Cánh đồng bất tận” là của BHD. “Đúng là tôi ký hợp đồng với Hãng phim Việt. Tuy nhiên, từ khi được giới thiệu cho tới lúc thực hiện hợp đồng, tôi thường làm việc với đạo diễn cũng như một số thành viên của Công ty BHD, nên tôi vẫn nghĩ Hãng phim Việt chỉ là một đối tác đồng sản xuất của BHD. Đến lúc giao hình ảnh, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình nói tôi giao cho anh Phước - phòng PR của BHD. Anh Bình vừa làm giám đốc Hãng phim Việt, vừa là người của BHD thì việc kiện BHD hay Hãng phim Việt không khác nhau là mấy” - anh Tùng cho biết.

Nhiếp ảnh gia 35 tuổi cho rằng, phía Hãng phim Việt đang có sự lập lờ về mặt pháp lý: “Họ có thể đánh lừa người đọc nhưng với người làm nghề sẽ nhận thấy ngay. Họ sử dụng nội dung trong Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan: “Hình ảnh tĩnh được lấy từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó” để so sánh với những bức ảnh chụp của tôi là hoàn toàn không đúng, một cách cố tình hiểu sai bản chất sự việc. “Hình ảnh tĩnh” quy định ở luật là hình ảnh được trích ra từ một ảnh trong thước phim và “pause” hình lại, có nghĩa là trên 1 giây có 24 hình liên kết, lấy bất cứ hình nào trong đó ra thì được xem là “ảnh tĩnh”. Còn hình ảnh của tôi là do tôi tự bấm máy, di chuyển để sáng tạo”.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/3A/22/nong3.jpg
Theo Đặng Minh Tùng, tấm hình cắt ra từ một cảnh phim như trên mới được coi là hình ảnh tĩnh và không phải là một tác phẩm nhiếp ảnh.

Đặng Minh Tùng cũng tỏ ra bất phục về việc Hãng phim Việt đưa ra lý lẽ không nêu tên anh trong poster nhưng lại đề tên nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan: “Thông báo của Hãng phim Việt đã thấy có sự mâu thuẫn. Ở phần đầu, họ khẳng định nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan không liên quan đến những tấm poster, toàn bộ thiết kế và sử dụng các bức ảnh hiện trường của phim do tôi chụp tại hiện trường. Nhưng ở phần sau họ lại khẳng định anh Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không phải chỉ là nhiếp ảnh gia trong việc chụp ảnh studio và hiện trường mà còn giúp đạo diễn tạo hình một số nhân vật và trong những cảnh quay… Nếu nhà sản xuất phim ghi tên anh Trần Huy Hoan ở chức danh cố vấn hay gì khác thì tôi sẽ không thắc mắc, nhưng lại đứng tên với vai trò nhiếp ảnh. Tôi tin rằng 99% người xem sẽ hiểu lầm anh Hoan là người chụp toàn bộ các bức ảnh trong phim và poster. Nếu anh Hoan đóng vai trò nhiếp ảnh, tại sao họ lại không sử dụng ảnh của anh ấy mà hoàn toàn sử dụng ảnh của tôi không chỉ trên poster mà cả ảnh công bố với báo chí?”.

Về việc vắng mặt trong buổi ra mắt của phim Cánh đồng bất tận dù được mời, Đặng Minh Tùng cho biết, đạo diễn Bình gọi điện cho anh vào chiều 22/10 - đúng ngày tổ chức sự kiện, khi anh đang ở tỉnh, không thể thu xếp về kịp. “Nếu tôi không có mặt, anh Bình vẫn có thể đính chính với mọi người, ai là người chụp hình cho poster phim” - Đặng Minh Tùng khẳng định.

Hiện, Đặng Minh Tùng cho biết, anh cần một buổi nói chuyện thẳng thắn với BHD - Hãng phim Việt - nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan chứ không muốn mọi việc đi quá xa. “Qua thông cáo báo chí của nhà sản xuất, tôi cảm thấy buồn cho bản thân mình. Có lẽ khi làm họ đã không chú ý tới góc độ bản quyền trong nhiếp ảnh mà chỉ muốn đưa ra những tên tuổi của những người nổi tiếng. Họ không cần biết tôi là ai và họ muốn cái tên của tôi hoàn toàn biến mất khỏi vai trò nhiếp ảnh. Nếu chỉ để làm nhiếp ảnh hiện trường thì tôi đã không phải vất vả leo lây cây cao hay lặn xuống sông nguy hiểm để sáng tạo nên những bức ảnh mang tính nghệ thuật” - Minh Tùng cho biết. Anh cũng vẫn để ngỏ khả năng kiện nếu không nhìn thấy thiện chí từ nhà sản xuất phim.

(VNEXPRESS)

Boulevard
01-12-2010, 07:21 PM
Cái này B em cũng đã có bài ra sáng nay rồi nhưng link báo bị hỏng không post link được


Nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng:

Cái tôi cần là một tòa án lương tâm!

Cảm nghĩ của anh khi đọc thông cáo báo chí của BHD và Hãng phim Việt về poster bộ phim Cánh đồng bất tận?

Họ trả lời như vậy thì tốt hơn đừng trả lời… Vì những giải thích của họ không có một sức thuyết phục nào. Họ có thể đánh lừa người đọc nhưng với người làm nghề sẽ nhận thấy ngay. Họ sử dụng nội dung trong Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan: “Hình ảnh tĩnh được lấy từ một tác phẩm địên ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó” để so sánh với những bức ảnh chụp của tôi là hoàn toàn không đúng. Một cách cố tình hiểu sai ý của bản chất sự việc. “Hình ảnh tĩnh” quy định ở luật là hình ảnh được gỡ từ một cảnh trong phim và bo hình lại, hình ảnh của tôi là do tôi tự bấm máy, di chuyển để sáng tạo. Thông báo của Hãng phim Việt đã thấy có sự mâu thuẫn. Ở phần đầu, họ khẳng định nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan không liên quan đến những tấm poster, toàn bộ thiết kế và sử dụng các bức ảnh hiện trường của phim do tôi chụp tại hiện trường. Nhưng ở phần sau họ lại khẳng định anh Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không phải chỉ là nhiếp ảnh gia trong việc chụp ảnh studio và hiện trường mà còn giúp đạo diễn tạo hình một số nhân vật và trong những cảnh quay… Nếu nhà sản xuất phim ghi tên anh Trần Huy Hoan ở chức danh cố vấn hay gì khác thì tôi sẽ không thắc mắc nhưng lại đứng tên với vai trò nhiếp ảnh. Tôi tin rằng 99% người xem sẽ hiểu lầm anh Hoan là người chụp toàn bộ các bức ảnh trong phim và poster. Nếu với vai trò nhiếp ảnh, tại sao họ lại không sử ảnh của anh ấy mà hoàn toàn sử dụng ảnh của tôi không chỉ trên poster mà cả ảnh công bố với báo chí?
. Khi lên tiếng về sự việc này, anh thường nói mình ký hợp đồng chụp ảnh bộ phim này với BHD, nhưng BHD tuyên bố anh ký hợp đồng với Hãng phim Việt chứ không phải là họ, anh có ý kiến gì về điều này?
- Đúng là tôi có ký hợp đồng với Hãng phim Việt nhưng từ khi được giới thiệu cho tới thực hiện hợp đồng tôi thường làm việc với đạo diễn cũng như một số thành viên của Công ty BHD nên tôi vẫn nghĩ việc ký hợp đồng với Hãng phim Việt, một đối tác đồng sản xuất với BHD cũng là chung. Khi nói tới đơn vị sản xuất phim Cánh đồng bất tận mọi người đều nhắc tới BHD là đơn vị chủ đạo nên tôi mới nói vậy. Dẫu là BHD hay Hãng phim Việt ký hợp đồng với tôi thì họ cũng đều phải tôn trọng vị trí của nhà nhiếp ảnh trong bộ phim chứ không thể thay tên người khác.
. Trong thông cáo, Hãng phim Việt cũng đã ghi nhận và đánh giá cao những công việc của anh, đồng thời muốn anh khép lại sự việc để tránh những hiểu lầm không cần thiết, anh còn có ý định đi kiện nữa ?
- Sự việc này xảy ra, các nhà nhiếp ảnh trên cả nước đều rất quan tâm, trong số báo Văn Hóa mới ra, hai vị lãnh đạo của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN cũng cho rằng đây không còn là chuyện riêng của cá nhân tôi, anh Trần Huy Hoan hay nhà sản xuất phim nữa mà là vấn để bản quyền của các nhà nhíêp ảnh, họ đều yêu cầu nhà sản xuất phải có lời giải thích thoả đáng. Ông Lê Xuân Thăng – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM đã chia sẻ trên báo chí: “Người nào chụp thì tác quyền của họ, dù ai mượn với bất cứ lý do gì cũng phải đề tên tác giả. Đặng Minh Tùng là Hội viên Hội Nhiếp ảnh TPHCN nếu tác giả có văn bản yêu cầu, chúng tôi sẽ tìm hiểu vấn đề và sẽ bảo vệ quyền lợi hội viên, gửi kiến nghị đến các đơn vị có liên quan”. Tôi chưa muốn gửi kiến nghị tới các cơ quan này vì vẫn muốn các bên ngồi lại với nhau. Chỉ khi nào không giải quyết được mới nhờ đến pháp luật phân xử. Cái tôi cần là tòa án lương tâm mang tình người hơn. Tôi không cần phải bồi thường hay thu lợi gì khi đòi bản quyền nhiếp ảnh của mình. Chỉ cần nhà sản xuất ngồi lại với tôi, anh Hoan và thừa nhận khả năng của tôi trong vai trò nhiếp ảnh là đủ rồi. Qua thông cáo báo chí của nhà sản xuất, tôi cảm thấy buồn cho bản thân mình. Có lẽ họ khi làm đã không chú ý tới góc độ bản quyền trong nhiếp ảnh mà họ chỉ cần đưa ra những tên tuổi của những người nổi tiếng. Họ không cần biết tôi là ai và họ muốn cái tên của tôi hoàn toàn biến mất khỏi vai trò nhiếp ảnh. Nếu chỉ để làm nhíêp ảnh hịên trường thì tôi đã không phải vất vả leo lây cây cao hay lặn xuống sông nguy hiểm để sáng tạo nên những bức ảnh mang tính nghệ thuật. Những bức xúc của tôi cũng dễ hiểu nếu họ ở tâm trạng của tôi, nếu được thừa nhận thì các nhà nhiếp ảnh hiện trường như tôi sẽ được kích thích sáng tạo hơn.[/COLOR]

onesieuthi
01-12-2010, 11:06 PM
Chi B làm ở báo này vậy ?

Boulevard
02-12-2010, 12:08 AM
Chi B làm ở báo này vậy ?

One thông minh thế mà đọc riêng topic này thôi cũng không hiểu B làm ở đâu à? Hihi... Khỏi đi, làm đâu thì cũng là làm ... B thích mọi người đọc những gì mình viết hơn là biết mình viết ở đâu... Vì B đâu có viết 1 tờ báo... nhiều lém ::rolleyes:

Boulevard
03-12-2010, 12:03 AM
Những bức ảnh trong poster "Cánh đồng bất tận":
Ai là người có lỗi?
Cập nhật 09:04:16 - 02/12/2010

Tuần qua, nhiều báo đã đăng tải về tranh chấp bản quyền nhiếp ảnh trong các poster ảnh bộ phim “Cánh đồng bất tận”. Đến nay, các bên liên quan đều đã lên tiếng. Vậy đâu là sự thật và sự việc sẽ được giải quyết thế nào? Rốt cuộc ai là người có lỗi trong việc thực hiện những poster “không có chủ” này?
Mập mờ…

Sự việc được khởi xướng khi nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng đòi bản quyền tên mình trên các poster bộ phim. Nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng và nhà sản xuất BHD ký hợp đồng chụp ảnh hậu trường phim “Cánh đồng bất tận” từ khi khởi quay phim cho đến khi đóng máy.
http://docbao.com.vn/tintuc/d-02122010/bai-84466/Nhung_buc_anh_trong_poster_Canh_dong_bat_tan_Ai_la _nguoi_co_loi.dec

Một trong số poster trôi nổi ghi tên: Nhiếp ảnh Trần Huy Hoan nhưng sử dụng ảnh của Đặng Minh Tùng.

Đặng Minh Tùng đã chụp và chuyển ảnh cho BHD theo hợp đồng. Tuy nhiên, khi các tấm poster phim được tung ra, những tấm ảnh do Đặng Minh Tùng chụp in trên poster đều ghi tên nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan. Khi sự việc xảy ra, Đặng Minh Tùng đã lên tiếng, cho rằng việc BHD và nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan lấy ảnh của mình mà không đề tên tác giả là vi phạm về quyền tác giả.

http://docbao.com.vn/NewsMedia/Assets/02-12-2010/dong.jpgTuy nhiên, thật bất ngờ, nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan khi trả lời về vấn đề này đã khẳng định: “Tôi không hề lấy một bức ảnh nào của Đặng Minh Tùng để thiết kế poster trong phim. Những poster mà Tùng thắc mắc không phải do tôi thực hiện. Tôi chỉ thiết kế 5 poster phim giai đoạn đầu từ khi bộ phim chưa khởi quay và lúc đó Tùng chưa thực hiện vai trò nhiếp ảnh của mình trong bộ phim này! Những bức ảnh trong poster do tôi thiết kế là do chính tôi chụp. 7 diễn viên chính trong bộ phim có thể làm chứng cho tôi điều này. Việc thực hiện các poster sau này của bộ phim thì chỉ có chính nhà sản xuất mới có câu trả lời. Họ là người quyết định chức danh và ghi chức danh”.

Nhà sản xuất trả lời

Ngày 30/11, Công ty BHD và Hãng phim Việt đã chính thức có phản hồi về sự việc này. Theo Công ty BHD, nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng ký hợp đồng làm nhiếp ảnh hiện trường với Hãng phim Việt nên mọi khúc mắc phải làm việc với Hãng phim Việt. Hãng phim Việt cũng có văn bản khẳng định, toàn bộ các bức ảnh sử dụng trong poster phim “Cánh đồng bất tận” là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng, nhưng hãng là chủ sở hữu và đăng ký bản quyền toàn bộ các bức ảnh của Tùng nên có quyền sử dụng toàn bộ hình ảnh của nhà nhiếp ảnh này cho bất cứ mục đích nào của mình (trừ việc sử dụng vi phạm quy định của pháp luật). Thông báo nói rõ, một bộ phim, nếu hoàn thành được cần có sự nỗ lực và công sức đóng góp của cả một tập thể với hàng trăm con người.

Theo thông lệ, trong phần ghi danh “Credit” - phần cuối cùng sau khi phim kết thúc được coi là “Lý lịch trích ngang” của phim “Cánh đồng bất tận” đã ghi rõ chức danh của Đặng Minh Tùng là: Nhiếp ảnh. Cũng theo Hãng phim Việt, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả và quyền liên quan ghi rõ: “Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó”. Và cho rằng những bức ảnh hiện trường phim “Cánh đồng bất tận” là do sự sáng tạo của cả tập thể đoàn phim, chứ không phải sự sáng tạo của cá nhân nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng.

Sau khi nhận được những phản hồi trên, nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng có ý kiến: “Tôi thấy nhà sản xuất có những giải thích không hề thuyết phục. Hãng phim Việt dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan với quy định: “Hình ảnh tĩnh được lấy từ một tác phẩm điện ảnh hay tương tự như điện ảnh không được coi là tác phẩm nhiếp ảnh mà là một phần của tác phẩm điện ảnh đó” để so sánh với những bức ảnh do tôi chụp thì hoàn toàn không đúng. “Hình ảnh tĩnh” được quy định ở đây cần được hiểu là hình ảnh được gỡ từ một cảnh trong phim và bo hình lại.

Còn hình của tôi là do tôi tự bấm máy với những góc nhìn riêng. Hơn nữa, ngay trong thông cáo báo chí của Hãng phim Việt có những chỗ bộc lộ sự mâu thuẫn. Phần đầu, họ khẳng định nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan không liên quan đến những poster phim, và các poster phim đợt này do Hãng phim Việt thiết kế dựa trên các ảnh do tôi chụp.

Nhưng ở phần sau họ lại khẳng định anh Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không phải chỉ là nhiếp ảnh gia trong việc chụp ảnh studio và hiện trường mà còn giúp đạo diễn tạo hình một số nhân vật và trong những cảnh quay… Nếu nhà sản xuất phim ghi tên anh Trần Huy Hoan ở chức danh cố vấn hay gì khác thì tôi sẽ không thắc mắc, nhưng ở đây anh ấy lại đứng tên với vai trò nhiếp ảnh. Tôi tin rằng công chúng sẽ hiểu lầm anh Hoan là người chụp toàn bộ các bức ảnh trong phim và poster. Nếu với vai trò nhiếp ảnh, tại sao họ lại không sử dụng ảnh của anh Hoan mà sử dụng hoàn toàn ảnh của tôi không chỉ trên poster mà cả ảnh công bố trên báo?”.

Nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng cho biết: “Mục đích của tôi lên tiếng trong sự việc này chỉ mong tìm lại tên mình cho các tác phẩm của mình, đòi hỏi những sáng tác của mình phải được trân trọng và bảo vệ!”.

Đúng sai có lẽ vẫn cần thêm những cuộc ngồi lại giữa hai bên để làm cho rõ. Tuy nhiên, sự việc này đã lại gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho việc vi phạm bản quyền tác giả, đang là vấn đề rất nóng và thường xuyên xảy ra ở Việt Nam.

(Tác giả : Boulevard :DNguồn ảnh Tin Tức)
Thực hiện: / Nguồn: Tin Tức

Boulevard
03-12-2010, 03:42 PM
Hôm nay bên em lại ra thêm 1 bài nữa về vụ bản quyền nhiếp ảnh này... Giá như ngoài đời B em cũng đeo bám 1 cái gì như trên báo thì tốt biết mấy...
http://www.baovanhoa.vn/vanhoavannghe/31548.vho


Tranh chấp quyền tác giả ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”:
Không thể phủ nhận quyền nhân thân của tác giả
(03/12/2010)


VH- Liên quan đến việc tranh chấp ảnh poster phim Cánh đồng bất tận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; ông Vũ Ngọc Hoan, Phó cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) để có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.

Theo các ông, việc nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng thắc mắc về bản quyền tác giả trong các bức ảnh poster có đúng không?
Ông Vi Kiến Thành
- Ông Vi Kiến Thành: Qua những gì thông tin đăng tải trên báo chí, tôi cho rằng việc Hãng phim Việt viện dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Quyền liên quan để lý giải những bức ảnh của nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng không phải là tác phẩm nhiếp ảnh là chưa phản ánh đúng bản chất sự việc.
Các bức ảnh do Đặng Minh Tùng chụp tại hiện trường không thể coi là hình ảnh tĩnh được lấy ra từ tác phẩm điện ảnh. Anh Tùng là người bấm máy và tạo ra các bức ảnh đó.
Việc cho rằng những tác phẩm của Tùng là của tập thể với các thành phần khác như đạo diễn, họa sĩ thiết kế dàn dựng tạo bối cảnh, diễn viên đứng tạo hình... là thiếu chính xác.
Có bối cảnh và nhân vật nhưng người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải sáng tạo bằng ống kính và con mắt riêng của mình. Cách xử lý góc chụp, ánh sáng và bắt thần của diễn viên của mỗi người một khác. Không thể phủ định quyền nhân thân các bức ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận” của Đặng Minh Tùng.
- Ông Vũ Ngọc Hoan: Tôi nghĩ Tùng có quyền đòi hỏi quyền nhân thân của mình. Từ trước tới nay hầu như trên các poster phim không có quy định ghi tên nhà nhiếp ảnh trong thành phần sáng tạo. Việc nhà sản xuất quyết định các chức danh trên poster là do họ.
Poster có thể coi là một nhãn mác, có thể sử dụng ảnh của người khác khi làm thiết kế. Tuy nhiên phải được sự đồng ý của nhà nhiếp ảnh cũng như trả nhuận bút đàng hoàng. Trên nhãn mác có sử dụng tên người chụp là do hợp đồng giữa hai bên.
Trong sản xuất bộ phim này, khi nhắc tới chức danh nhiếp ảnh gia, người ta sẽ nghĩ ngay tới người chụp các bức ảnh trong poster và ảnh cung cấp cho báo chí. Nhà sản xuất sử dụng toàn bộ những công việc này chủ yếu là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng vì vậy anh Tùng thắc mắc là có lý của mình khi chức danh nhiếp ảnh gia lại thuộc về ông Trần Huy Hoan.
Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới lĩnh vực bản quyền tác giả, theo các ông, trong vụ việc này ai sai, ai đúng và trách nhiệm thuộc về đâu?
- Ông Vi Kiến Thành: Tôi cho rằng trong vụ việc này nhà sản xuất phim đã không tôn trọng quyền nhân thân của tác giả những bức ảnh trong poster phim “Cánh đồng bất tận”. Quyền tài sản có thể được chuyển giao nhưng quyền về nhân thân thì không được chuyển giao vì pháp luật không cho phép. Nhà sản xuất là chủ sở hữu các bức ảnh nhưng họ không thể phủ nhận quyền nhân thân của Đặng Minh Tùng. Đây là quyền vĩnh viễn không có gì phải bàn.

Ông Vũ Ngọc Hoan
- Ông Vũ Ngọc Hoan: Đừng nghĩ rằng những bức ảnh này đã là tài sản sở hữu và chỉ cần trả nhuận bút rồi lờ đi quyền nhân thân của tác giả. Nhà sản xuất đã sơ suất khi quên hoặc cố tình quên tên chức danh nhiếp ảnh gia Đặng Minh Tùng, trong khi đó lại đưa ông Trần Huy Hoan vào chức danh này đã dẫn tới sự hiểu lầm không chỉ đối với tác giả mà cả đối với công luận.
Ông Trần Huy Hoan tham gia vào bộ phim không chỉ là một nhà nhiếp ảnh thông thường mà theo thông cáo báo chí của Hãng phim Việt, ông còn tham gia ở những chức danh khác. Thực ra nhà sản xuất cũng có cái lý của họ vì chức danh “Nhiếp ảnh” đưa ra có thể hiểu chỉ là một danh tính của người tham gia. Ví dụ như có những bức ảnh được chụp không phải do người có chức danh “Nhiếp ảnh gia” thực hiện.
Nếu nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng cùng với Hội Nhiếp ảnh TP.HCM có đơn gửi tới đề nghị giải quyết về vấn đề bản quyền những bức ảnh của mình, liệu cơ quan chức năng có vào cuộc?- Ông Vi Kiến Thành: Theo tôi, nhà sản xuất nên cùng với các nhà nhiếp ảnh ngồi lại với nhau, và có một lời giải thích cụ thể hơn trước công luận để chứng nhận quyền nhân thân các bức ảnh trong poster “Cánh đồng bất tận” là của nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng. Nếu sự việc xảy ra như phóng viên đề cập, chúng tôi sẽ tham gia thẩm định với tư cách là cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ nhiếp ảnh.
- Ông Vũ Ngọc Hoan: Thực ra vi phạm bản quyền trong vụ việc này chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng qua đây cũng đã góp phần cảnh báo về vấn đề bản quyền. Dĩ nhiên, nếu có khiếu nại gửi về, chúng tôi sẵn sàng tiếp cận nghiên cứu và tìm lời giải theo trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Qua những thông tin từ báo chí, tôi cho rằng, nhà sản xuất chưa nghiên cứu kỹ và tôn trọng quyền nhân thân của nhà nhiếp ảnh. Có lẽ cái mà nhà nhiếp ảnh Đặng Minh Tùng cũng như nhiều nhà nhiếp ảnh thấy rằng họ chỉ cần một lời giải thích rõ ràng về quyền nhân thân các bức ảnh khi nhà sản xuất công bố các chức danh để tránh sự hiểu lầm, gây thắc mắc, mập mờ.
“Nếu anh Tùng kiện, tôi sẽ tình nguyện bảo vệ quyền lợi miễn phí”

Luật sư Nguyễn Tư ThúcTheo quy định pháp luật Việt Nam, Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền sở hữu (tài sản). Liên quan đến sự việc Hãng phim Việt sử dụng hình ảnh chụp của anh Đặng Minh Tùng ghi lại hiện trường đoàn làm phim Cánh đồng bất tận vào việc thiết kế sản xuất poster quảng cáo cho phim, anh Đặng Minh Tùng không tranh chấp với Hãng phim Việt về Quyền sở hữu (tài sản) mà chỉ có ý kiến rằng: Hãng phim Việt có hay không vi phạm pháp luật khi đã chối bỏ, cố tình không ghi tên cha đẻ tạo ra những bức ảnh được sử dụng làm poster phim?
Ai cũng biết rằng để có được những tấm ảnh như ý, có giá trị nghệ thuật, giá trị biểu cảm, giá trị thương mại cao, các nhiếp ảnh gia phải lao động vất vả như thế nào, họ phải chộp bắt được những khoảnh khắc bất chợt thoáng qua, phải sử dụng đến con mắt tâm tưởng của nhiếp ảnh gia để nhìn nhận đánh giá sự việc đang xảy ra trước mặt và sử dụng ngôn ngữ nhiếp ảnh là ánh sáng, hình khối, màu sắc, bố cục... chuyển tải tư tưởng, ý đồ người cầm máy muốn thể hiện bằng tác phẩm của mình (những tấm ảnh chụp) đem đến cho người xem, đây không đơn thuần là việc ghi lại những hình ảnh thực tế cuộc sống đang diễn ra trước mắt...
Ngoài ra, để tạo ra được những tấm ảnh độc đáo có sức biểu cảm nghệ thuật cao, người cầm máy còn phải biết kết hợp, khai thác tốt nhất những chất liệu tạo nên bức ảnh (phong cảnh, trang phục, diễn xuất diễn viên tham gia...), ngoài ra người cầm máy còn phải vận dụng tối đa những yếu tố kỹ thuật để làm nên bức ảnh (góc chụp, hướng chụp, xử lý ánh sáng, điều kiện chụp tại hiện trường...) những bức ảnh được ra đời dưới sự sáng tạo của nhiếp ảnh gia được sử dụng để làm poster thực sự là kết quả lao động sáng tạo, là những sản phẩm, đứa con tinh thần của nhiếp ảnh gia, không thể được đồng hóa với nhận định như của Hãng Phim Việt: “... Dưới góc độ pháp lý poster được hiểu như bao bì sản phẩm, nhãn hiệu và quảng cáo của hàng hóa và không cần ghi tên những người thực hiện poster là ai?...” (Trích thông cáo báo chí của Hãng phim Việt ngày 29.11.2010).
Vì thế, tôi cho rằng lối cư xử của Hãng phim Việt đối với anh Đặng Minh Tùng là không đẹp, những hình ảnh ấn tượng trên poster đã tạo nên sự thành công không nhỏ đối với bộ phim đã không được Hãng phim Việt ghi nhận công lao tác giả , việc ghi tên nhiếp ảnh gia lên tác phẩm của người khác là việc vi phạm pháp luật. Tôi tình nguyện hỗ trợ bảo vệ quyền lợi miễn phí cho anh Đặng Minh Tùng nếu như anh có khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
(Luật sư Nguyễn Tư Thúc
Giám đốc Công ty Luật TNHH Sở hữu trí tuệ Thúc - T.I.P Law Fim)
THÚY HIỀN (thực hiện)