Đông Quân
19-11-2010, 09:09 AM
Câu chuyện đầy bi kịch nhưng vẫn le lói niềm tin, trau chuốt trong từng khuôn hình, bộ phim nghệ thuật được mong đợi nhất của điện ảnh VN trong năm nay đã để lại trong lòng khán giả những cảm xúc "bất tận".
Cánh đồng bất tận được mở đầu bằng hình ảnh một cô gái điếm đang bị đám đàn bà lao vào chửi bới, đuổi đánh. Sương - tên của cô gái điếm - gần như đã kiệt sức, chống trả lại trong sự bất lực và vùng vẫy lao ra khỏi bàn tay tàn nhẫn của những mụ đàn bà đang nổi máu ghen tuông. Thế rồi Điền xuất hiện và cứu Sương, đưa cô lên chiếc ghe mà người chị gái tên Nương và ông Võ - cha cậu bé đang chờ. Chiếc ghe nổ máy trôi đi, những người phụ nữ kia vẫn đứng trên bờ chửi và đay nghiến một cách đầy căm phẫn. Trên ghe, cô gái điếm trong bộ dạng tơi tả đã lả đi trong vòng tay của Nương. Sương đã bước vào cuộc đời của hai chị em Điền, Nương và ông Võ như vậy.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/Dustin%20Nguyen%20(Vo)%20-%20Canh%20dong%20bat%20tan%205.jpg
Những khuôn hình đẹp lung linh của "Cánh đồng bất tận". Ảnh: BHD.
Ở nơi "con kinh nhỏ vắt qua một cánh đồng rộng, những cây lúa non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn" ấy, ông Võ và hai đứa con Điền, Nương dẫn đàn vịt của mình đi hết nơi này đến nơi khác trong sự đe dọa của nạn cúm gia cầm lẫn sự truy đuổi gắt gao của cán bộ kiểm dịch. Nỗi cay đắng vì vợ phụ bạc đã khiến trái tim của ông Võ tan nát và biến một người đàn ông chất phác, hiền lành trở thành một kẻ nát rượu, cục cằn, là nỗi sợ hãi của hai đứa con chưa tới tuổi trưởng thành.
Sự xuất hiện của Sương như một làn gió mới thổi mát cuộc sống của ba con người miền Tây. Sự tần tảo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ ấy đã đem đến cảm giác ấm áp, yêu thương cho chị em Điền, Nương nhưng không xóa tan được nỗi đau trong tâm hồn ông Võ. Sương càng cố gắng nhịn nhục, vun vén cho tổ ấm nhỏ bé nơi đồng không mông quạnh bao nhiêu thì ông Võ lại lạnh nhạt và tàn nhẫn với cô bấy nhiêu. Cuộc sống của họ vẫn cứ trôi đi trong sự nặng nề, bế tắc và chẳng biết bao giờ mới có giây phút bình yên...
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/HaiYen%20(296).jpg
Đỗ Thị Hải Yến vào vai Sương trong "Cánh đồng bất tận". Ảnh: BHD.
Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Nhà sản xuất đã mua bản quyền thực hiện từ năm 2006 nhưng không thể sản xuất sớm hơn do tác phẩm gốc gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, vì khắc họa quá trần trụi cuộc sống của những người nông dân miền Tây Nam Bộ. Ngay từ đầu phim, Cánh đồng bất tận đã đem đến cho khán giả những xúc cảm rất mãnh liệt, dữ dội qua trường đoạn cô gái điếm Sương bị đuổi đánh tơi tả. Ngay sau đó, từng khuôn hình đẹp lung linh, tràn ngập sức sống của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ tiếp tục dẫn dắt khán giả bước vào "những hành trình bất tận" của các nhân vật.
Trong suốt chiều dài phim, khán giả được chiêm ngưỡng những góc quay đẹp đến bất ngờ. Ngay cả những người chưa từng đặt chân tới miền Tây cũng có thể cảm nhận thấy mùi mặn chát của đất, mùi nồng của nước, tiếng kêu của những đàn vịt tranh nhau tìm kiếm thức ăn... Nhưng đặc biệt hơn cả chính là vẻ đẹp nên thơ, buồn man mác của những cánh đồng không tên mà hai chị em Điền, Nương gọi tên bằng những kỷ niệm. Cánh đồng bất tận được quay tại ba địa điểm của vùng miền Tây Nam Bộ là Long An, Đồng Tháp và Cần Thơ trong suốt ba tháng trời. Ánh sáng, màu sắc được xử lý tốt khiến từng khuôn hình trở nên thực sự có "hồn" và thay đổi theo từng cung bậc cảm xúc của các nhân vật cũng như khán giả.
Bám sát với nguyên tác, diễn biến tâm lý nhân vật được đưa đẩy theo mức độ cao dần. Sương, ông Võ, Điền, Nương đều được xây dựng với tính cách rất rõ rệt. Câu chuyện phim được kể qua góc nhìn của cô bé Nương. Chứng kiến mẹ bỏ đi theo người đàn ông khác, cha thay đổi tâm tính trở thành một con người đáng sợ, chị em Điền - Nương chỉ còn biết nương tựa vào nhau mà sống. Những lời tâm sự của Nương đôi khi khiến khán giả phải chạnh lòng. Sự chăm sóc tận tình của Sương như làm lay động nỗi khát khao được yêu thương, được đùm bọc của hai đứa trẻ từ lâu đã thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/Dustin%20Nguyen%20(Vo)%20-%20Tang%20Thanh%20Ha%20(wife's%20Vo)%204.jpg
Tăng Thanh Hà tham gia "Cánh đồng bất tận" trong vai trò khách mời đặc biệt. Trong phim, cô đóng vai người vợ đã bỏ chồng ra đi của ông Võ (do Dustin Nguyễn thủ vai). Ảnh: BHD.
Cánh đồng bất tận khá thành công trong việc chọn diễn viên. Hải Yến có màn lột xác ngoạn mục với vai cô gái điếm tên Sương. Cô đã lột tả rõ "lộ trình" cảm xúc của nhân vật này từ lúc sợ hãi khi bị đuổi đánh, bối rối trước sự tử tế của chị em Điền - Nương, xao động và muốn xây dựng gia đình hạnh phúc với ông Võ cũng như lúc thất vọng, sụp đổ khi tình yêu không được đáp lại. Mặc dù phần đài từ vẫn khiến nhiều khán giả có ác cảm, diễn xuất của Hải Yến đã thực sự thuyết phục và để lại những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc về hình ảnh một cô gái ăn sương có tâm hồn thanh cao.
Dustin Nguyễn cũng chinh phục người xem bằng diễn xuất chuyên nghiệp. Trong phim, lời thoại của nhân vật Võ rất ít nên Dustin phải thể hiện cảm xúc từ trong trái tim và thông qua cử chỉ, nét mặt, đôi mắt. Qua diễn xuất của Dustin Nguyễn, khán giả có thể thấy được hình ảnh ông Võ như bước ra từ trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là một người đàn ông tàn nhẫn, bất lực với cuộc sống của chính bản thân mình và tìm cách trốn chạy sự thực thông qua men rượu và tình dục. Sự cay đắng của số phận đã đẩy cuộc đời của ông Võ đi vào bế tắc, không có lối thoát, để rồi khi ông tỉnh ngộ ra và nhìn nhận lại mọi chuyện, nhìn lại gia đình mình thì những tia sáng hy vọng đã gần như vụt tắt.
Tuy nhiên, để lại cảm xúc cho khán giả nhiều hơn cả là diễn xuất của hai diễn viên trẻ Lan Ngọc và Thanh Hòa trong vai hai chị em Điền - Nương. Thanh Hòa mang tới một cảm giác hoang dã, bất cần của những thanh niên trẻ vùng sông nước. Trong khi đó, Lan Ngọc dù lần đầu tiên đóng phim nhưng "diễn như không diễn" - rất tự nhiên và sinh động, đặc biệt ở những trường đoạn phải thể hiện nội tâm. Tâm trạng khắc khoải của Nương mỗi khi mong ngóng chị Sương và Điền trở về đã nhận được sự đồng cảm, thương tâm của khán giả. Âm nhạc do nhạc sĩ Quốc Trung thực hiện cũng góp phần tạo nên điểm nhấn cho bộ phim.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/Dang%20Minh%20Tung%20(111).jpg
Diễn xuất của nữ diễn viên trẻ Lan Ngọc trong vai Nương nhận được nhiều lời khen. Ảnh: BHD.
Nội dung bám sát với tinh thần của tác phẩm văn học, nhưng Cánh đồng bất tận có thay đổi một số chi tiết quan trọng. Câu chuyện được xây dựng trong phim đỡ bi kịch hơn trong truyện và mang màu sắc tươi sáng, le lói niềm tin và mong mỏi vào một cuộc sống tốt đẹp hơn của những người nông dân miền Tây. Những hình ảnh trong đoạn kết của phim phần nào làm ấm lòng khán giả sau những kịch tính, khốc liệt và bi kịch suốt từ lúc mở đầu. Chính nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sau khi xem phim đã xúc động phát biểu rằng, phim đã truyền tải được gần như trọn vẹn những ý nghĩa, nội dung thể hiện trong tác phẩm văn học của chị.
Tuy nhiên, khi ra mắt, Cánh đồng bất tận cũng nhận được vô vàn những luồng ý kiến trái chiều. Có người nói rằng phim làm chưa "tới" so với truyện, người khác lại nói rằng phim dường như là một "sự minh họa" cho truyện. Phần mở đầu phim và cuối phim để lại khá nhiều cảm xúc dữ dội, nhưng phần giữa phim lại hơi dàn trải, nặng nề và tiết tấu quá chậm chạp khiến khán giả bị kéo lê đi một cuộc hành trình mà chưa biết đâu là điểm dừng. Cảnh nóng giữa Sương và ông Võ trong phim xây dựng có phần hơi ướt át và chưa lột tả hết được tâm trạng, thần sắc các nhân vật như ở nguyên tác. Cảnh Sương ra đi trên một cánh đồng mênh mông, hiu quạnh rất đẹp, rất có "hồn" nhưng cũng quá ngắn ngủi nên chưa tạo được điểm nhấn để lấy lòng khán giả hơn.
Không thể phủ nhận rằng Cánh đồng bất tận chưa thể làm hài lòng được hết những người yêu mến tác phẩm gốc, song giữa điện ảnh và văn học rất khác nhau. Chính vì vậy, hãy nhìn nhận qua con mắt của một khán giả xem phim, chứ không phải người đọc truyện. Phim đã cố gắng truyền tải những ý nghĩa, thông điệp về số phận của những thân phận long đong, chìm nổi ở nơi sông nước miền Tây Nam Bộ. Những cuộc hành trình bất tận trong cuộc đời họ trên từng cánh đồng vẫn mãi tiếp diễn với biết bao bi kịch đau thương. Nhưng trong cái bi kịch ấy, chúng ta có thể nhận thấy sự ấm áp của tình người, tâm hồn cao đẹp của những con người tưởng như ở tận dưới đáy xã hội cũng như sự trong vắt của những đứa trẻ lớn lên cùng sông nước.
"Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn" - câu nói kết thúc "hành trình bất tận" trong cả bộ phim lẫn truyện vẫn sẽ mãi làm thổn thức trái tim của biết bao khán giả và để lại những suy nghĩ bâng khuâng, khắc khoải khi nghĩ về hai từ: "đời người".
.................................................. .................................................. ............. Nguyên Minh
(Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2010/10/3BA2220F/)
Cánh đồng bất tận được mở đầu bằng hình ảnh một cô gái điếm đang bị đám đàn bà lao vào chửi bới, đuổi đánh. Sương - tên của cô gái điếm - gần như đã kiệt sức, chống trả lại trong sự bất lực và vùng vẫy lao ra khỏi bàn tay tàn nhẫn của những mụ đàn bà đang nổi máu ghen tuông. Thế rồi Điền xuất hiện và cứu Sương, đưa cô lên chiếc ghe mà người chị gái tên Nương và ông Võ - cha cậu bé đang chờ. Chiếc ghe nổ máy trôi đi, những người phụ nữ kia vẫn đứng trên bờ chửi và đay nghiến một cách đầy căm phẫn. Trên ghe, cô gái điếm trong bộ dạng tơi tả đã lả đi trong vòng tay của Nương. Sương đã bước vào cuộc đời của hai chị em Điền, Nương và ông Võ như vậy.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/Dustin%20Nguyen%20(Vo)%20-%20Canh%20dong%20bat%20tan%205.jpg
Những khuôn hình đẹp lung linh của "Cánh đồng bất tận". Ảnh: BHD.
Ở nơi "con kinh nhỏ vắt qua một cánh đồng rộng, những cây lúa non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn" ấy, ông Võ và hai đứa con Điền, Nương dẫn đàn vịt của mình đi hết nơi này đến nơi khác trong sự đe dọa của nạn cúm gia cầm lẫn sự truy đuổi gắt gao của cán bộ kiểm dịch. Nỗi cay đắng vì vợ phụ bạc đã khiến trái tim của ông Võ tan nát và biến một người đàn ông chất phác, hiền lành trở thành một kẻ nát rượu, cục cằn, là nỗi sợ hãi của hai đứa con chưa tới tuổi trưởng thành.
Sự xuất hiện của Sương như một làn gió mới thổi mát cuộc sống của ba con người miền Tây. Sự tần tảo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ ấy đã đem đến cảm giác ấm áp, yêu thương cho chị em Điền, Nương nhưng không xóa tan được nỗi đau trong tâm hồn ông Võ. Sương càng cố gắng nhịn nhục, vun vén cho tổ ấm nhỏ bé nơi đồng không mông quạnh bao nhiêu thì ông Võ lại lạnh nhạt và tàn nhẫn với cô bấy nhiêu. Cuộc sống của họ vẫn cứ trôi đi trong sự nặng nề, bế tắc và chẳng biết bao giờ mới có giây phút bình yên...
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/HaiYen%20(296).jpg
Đỗ Thị Hải Yến vào vai Sương trong "Cánh đồng bất tận". Ảnh: BHD.
Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Nhà sản xuất đã mua bản quyền thực hiện từ năm 2006 nhưng không thể sản xuất sớm hơn do tác phẩm gốc gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận, vì khắc họa quá trần trụi cuộc sống của những người nông dân miền Tây Nam Bộ. Ngay từ đầu phim, Cánh đồng bất tận đã đem đến cho khán giả những xúc cảm rất mãnh liệt, dữ dội qua trường đoạn cô gái điếm Sương bị đuổi đánh tơi tả. Ngay sau đó, từng khuôn hình đẹp lung linh, tràn ngập sức sống của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ tiếp tục dẫn dắt khán giả bước vào "những hành trình bất tận" của các nhân vật.
Trong suốt chiều dài phim, khán giả được chiêm ngưỡng những góc quay đẹp đến bất ngờ. Ngay cả những người chưa từng đặt chân tới miền Tây cũng có thể cảm nhận thấy mùi mặn chát của đất, mùi nồng của nước, tiếng kêu của những đàn vịt tranh nhau tìm kiếm thức ăn... Nhưng đặc biệt hơn cả chính là vẻ đẹp nên thơ, buồn man mác của những cánh đồng không tên mà hai chị em Điền, Nương gọi tên bằng những kỷ niệm. Cánh đồng bất tận được quay tại ba địa điểm của vùng miền Tây Nam Bộ là Long An, Đồng Tháp và Cần Thơ trong suốt ba tháng trời. Ánh sáng, màu sắc được xử lý tốt khiến từng khuôn hình trở nên thực sự có "hồn" và thay đổi theo từng cung bậc cảm xúc của các nhân vật cũng như khán giả.
Bám sát với nguyên tác, diễn biến tâm lý nhân vật được đưa đẩy theo mức độ cao dần. Sương, ông Võ, Điền, Nương đều được xây dựng với tính cách rất rõ rệt. Câu chuyện phim được kể qua góc nhìn của cô bé Nương. Chứng kiến mẹ bỏ đi theo người đàn ông khác, cha thay đổi tâm tính trở thành một con người đáng sợ, chị em Điền - Nương chỉ còn biết nương tựa vào nhau mà sống. Những lời tâm sự của Nương đôi khi khiến khán giả phải chạnh lòng. Sự chăm sóc tận tình của Sương như làm lay động nỗi khát khao được yêu thương, được đùm bọc của hai đứa trẻ từ lâu đã thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/Dustin%20Nguyen%20(Vo)%20-%20Tang%20Thanh%20Ha%20(wife's%20Vo)%204.jpg
Tăng Thanh Hà tham gia "Cánh đồng bất tận" trong vai trò khách mời đặc biệt. Trong phim, cô đóng vai người vợ đã bỏ chồng ra đi của ông Võ (do Dustin Nguyễn thủ vai). Ảnh: BHD.
Cánh đồng bất tận khá thành công trong việc chọn diễn viên. Hải Yến có màn lột xác ngoạn mục với vai cô gái điếm tên Sương. Cô đã lột tả rõ "lộ trình" cảm xúc của nhân vật này từ lúc sợ hãi khi bị đuổi đánh, bối rối trước sự tử tế của chị em Điền - Nương, xao động và muốn xây dựng gia đình hạnh phúc với ông Võ cũng như lúc thất vọng, sụp đổ khi tình yêu không được đáp lại. Mặc dù phần đài từ vẫn khiến nhiều khán giả có ác cảm, diễn xuất của Hải Yến đã thực sự thuyết phục và để lại những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc về hình ảnh một cô gái ăn sương có tâm hồn thanh cao.
Dustin Nguyễn cũng chinh phục người xem bằng diễn xuất chuyên nghiệp. Trong phim, lời thoại của nhân vật Võ rất ít nên Dustin phải thể hiện cảm xúc từ trong trái tim và thông qua cử chỉ, nét mặt, đôi mắt. Qua diễn xuất của Dustin Nguyễn, khán giả có thể thấy được hình ảnh ông Võ như bước ra từ trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là một người đàn ông tàn nhẫn, bất lực với cuộc sống của chính bản thân mình và tìm cách trốn chạy sự thực thông qua men rượu và tình dục. Sự cay đắng của số phận đã đẩy cuộc đời của ông Võ đi vào bế tắc, không có lối thoát, để rồi khi ông tỉnh ngộ ra và nhìn nhận lại mọi chuyện, nhìn lại gia đình mình thì những tia sáng hy vọng đã gần như vụt tắt.
Tuy nhiên, để lại cảm xúc cho khán giả nhiều hơn cả là diễn xuất của hai diễn viên trẻ Lan Ngọc và Thanh Hòa trong vai hai chị em Điền - Nương. Thanh Hòa mang tới một cảm giác hoang dã, bất cần của những thanh niên trẻ vùng sông nước. Trong khi đó, Lan Ngọc dù lần đầu tiên đóng phim nhưng "diễn như không diễn" - rất tự nhiên và sinh động, đặc biệt ở những trường đoạn phải thể hiện nội tâm. Tâm trạng khắc khoải của Nương mỗi khi mong ngóng chị Sương và Điền trở về đã nhận được sự đồng cảm, thương tâm của khán giả. Âm nhạc do nhạc sĩ Quốc Trung thực hiện cũng góp phần tạo nên điểm nhấn cho bộ phim.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/22/0F/Dang%20Minh%20Tung%20(111).jpg
Diễn xuất của nữ diễn viên trẻ Lan Ngọc trong vai Nương nhận được nhiều lời khen. Ảnh: BHD.
Nội dung bám sát với tinh thần của tác phẩm văn học, nhưng Cánh đồng bất tận có thay đổi một số chi tiết quan trọng. Câu chuyện được xây dựng trong phim đỡ bi kịch hơn trong truyện và mang màu sắc tươi sáng, le lói niềm tin và mong mỏi vào một cuộc sống tốt đẹp hơn của những người nông dân miền Tây. Những hình ảnh trong đoạn kết của phim phần nào làm ấm lòng khán giả sau những kịch tính, khốc liệt và bi kịch suốt từ lúc mở đầu. Chính nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sau khi xem phim đã xúc động phát biểu rằng, phim đã truyền tải được gần như trọn vẹn những ý nghĩa, nội dung thể hiện trong tác phẩm văn học của chị.
Tuy nhiên, khi ra mắt, Cánh đồng bất tận cũng nhận được vô vàn những luồng ý kiến trái chiều. Có người nói rằng phim làm chưa "tới" so với truyện, người khác lại nói rằng phim dường như là một "sự minh họa" cho truyện. Phần mở đầu phim và cuối phim để lại khá nhiều cảm xúc dữ dội, nhưng phần giữa phim lại hơi dàn trải, nặng nề và tiết tấu quá chậm chạp khiến khán giả bị kéo lê đi một cuộc hành trình mà chưa biết đâu là điểm dừng. Cảnh nóng giữa Sương và ông Võ trong phim xây dựng có phần hơi ướt át và chưa lột tả hết được tâm trạng, thần sắc các nhân vật như ở nguyên tác. Cảnh Sương ra đi trên một cánh đồng mênh mông, hiu quạnh rất đẹp, rất có "hồn" nhưng cũng quá ngắn ngủi nên chưa tạo được điểm nhấn để lấy lòng khán giả hơn.
Không thể phủ nhận rằng Cánh đồng bất tận chưa thể làm hài lòng được hết những người yêu mến tác phẩm gốc, song giữa điện ảnh và văn học rất khác nhau. Chính vì vậy, hãy nhìn nhận qua con mắt của một khán giả xem phim, chứ không phải người đọc truyện. Phim đã cố gắng truyền tải những ý nghĩa, thông điệp về số phận của những thân phận long đong, chìm nổi ở nơi sông nước miền Tây Nam Bộ. Những cuộc hành trình bất tận trong cuộc đời họ trên từng cánh đồng vẫn mãi tiếp diễn với biết bao bi kịch đau thương. Nhưng trong cái bi kịch ấy, chúng ta có thể nhận thấy sự ấm áp của tình người, tâm hồn cao đẹp của những con người tưởng như ở tận dưới đáy xã hội cũng như sự trong vắt của những đứa trẻ lớn lên cùng sông nước.
"Là trẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn" - câu nói kết thúc "hành trình bất tận" trong cả bộ phim lẫn truyện vẫn sẽ mãi làm thổn thức trái tim của biết bao khán giả và để lại những suy nghĩ bâng khuâng, khắc khoải khi nghĩ về hai từ: "đời người".
.................................................. .................................................. ............. Nguyên Minh
(Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2010/10/3BA2220F/)