Lão K
30-09-2010, 04:40 AM
Những ai có dịp sử dụng nhà vệ sinh tại những nơi công cộng như nhà ga, sân vận động, trung tâm thương mại… có lẽ đều đã chứng kiến cảnh tượng quen thuộc như sau : bên phần dành cho nam giới thì người ra, người vào thoải mái, vẻ mặt tươi rói, trong lúc phía bên nữ giới thì là cảnh xếp hàng chầu chực, nhiều người không giấu được vẻ nhăn nhó, tuyệt vọng vì phải nhịn quá lâu.
http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/Tin%20tuc/toilet2.jpg
Theo tuần báo Anh The Economist rất nghiêm túc, sở dĩ có tình trạng này, đó là vì cho đến nay, nữ giới vẫn còn bị phân biệt đối xử trong quyền sử dụng nhà vệ sinh công cộng, cho dù tình hình đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây, nhất là tại Mỹ.
The Economist nhắc lại trường hợp tiểu bang West Virginia. Cho đến năm 1956, phụ nữ tại nơi này đã bị cấm không được tham gia các bồi thẩm đoàn. Lý do được nêu lên rõ ràng : đó là vì tòa án thiếu nhà vệ sinh nữ. Tại tiểu bang Texas, vào năm 1994, một công ty đã sa thải hàng chục nữ nhân viên chỉ vì ban lãnh đạo hãng này không muốn xây thêm nhà vệ sinh cho phụ nữ. Còn ngay tại trụ sở Quốc hội Mỹ, cho đến năm 1993, khi có nhu cầu, các nữ thượng nghị sĩ vẫn còn phải chen lấn với du khách đến thăm Capitol Hill. Lý do là vì họ không có phòng vệ sinh riêng biệt.
Đó là tình hình ở Mỹ, một quốc gia tiên tiến. Còn tại các nước nghèo hơn thì sự bất bình đẳng nam nữ trong lãnh vực này không chỉ có hệ quả là sự khó chịu, mà còn nguy hiểm vô cùng.
Một số công trình nghiên cứu tại Ghana hay Cameroon ở châu Phi cho thấy nhiều nữ sinh trung học mỗi tháng đều bỏ học khoảng một tuần, vào lúc có kinh nguyệt, thậm chí bỏ học hẳn khi đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân gồm hai lẽ : vì đám con trai quá sỗ sàng, thô bạo, nhưng cũng vì trường học thiếu hoặc không có nhà vệ sinh riêng cho nữ sinh.
Tại Ấn Độ, vẫn có khoảng 330 triệu phu nữ không tiếp cận được với nhà vệ sinh. Nhiều người phải nhịn, chờ cho đến ban đêm mới đi ra đồng, làm tăng nguy cơ bị hãm hiếp, bắt cóc hay bị rắn cắn. Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày 07/07/2010 đã phải lên tiếng báo động về hoàn cảnh tương tự của phụ nữ trong các khu phố ổ chuột tại Kenya.
Bây giờ tình hình đang thay đổi. Khoảng một nửa các tiểu bang ở Mỹ hiện có luật lệ quy định rõ việc phân bố đồng đều nhà vệ sinh công cộng cho cả nữ lẫn nam. Singapore và Hồng Kông cũng có luật lệ tương tự. Một dự luật đang xem xét tai Quốc hội Mỹ quy định là số nhà vệ sinh cho nam giới và phụ nữ trong tất cả các tòa nhà liên bang đều phải bằng nhau. Vào năm 2005 thành phố New York đã tiến xa hơn khi quy định rằng số lượng nhà vệ sinh nữ phải hơn gấp hai lần số nhà vệ sinh nam. Tuy nhiên, tương tự như dự thảo luật đang đệ trình trước Quốc hội Mỹ hiện nay, nó chỉ áp dụng cho các tòa nhà mới xây hay đang được cải tạo đáng kể.
Tại các khu du lịch của Nhật Bản, số lượng nhà vệ sinh cho phụ nữ thường nhiều hơn gấp hai hay ba lần toilette dành cho đàn ông. Ở Hàn Quốc hay Đài Loan cũng thế. Riêng New Zealand thì quy định rằng : trong khuôn khổ luật về quyền con người, không được phép để cho phụ nữ phải chờ trước nhà vệ sinh quá ba phút ! Điều đáng ngạc nhiên, là Liên hiệp Châu Âu lại thuộc diện chậm tiến, đa số các nước Châu Âu không có luật về bình đẳng nam nữ trong việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Về quyền bình đẳng nam nữ trong địa hạt này, ông John Banzhaf, giáo sư luật tại Đại học George Washington ở Mỹ cho rằng nếu chỉ quy định số lượng nhà vệ sinh nam nữ bằng nhau thì chưa đủ. Bà Kathryn Anthony, giáo sư kiến trúc cộng tác với Hiệp hội Nhà vệ sinh Mỹ, cho rằng bình đẳng nên được đo bằng « thời lượng sử dụng» vào những lúc nhà vệ sinh hoạt động với công suất tối đa. Điều đó có thể có nghĩa là phương tiện dành cho phái nữ phải nhiều hơn gấp bốn lần nam giới.
Một trong những lý do giải thích chênh lệch trên là khác biệt nam nữ trong việc sử dụng nhà vệ sinh. Trong một công trình nghiên cứu năm 1988, thực hiện cho trường Virginia Tech nổi tiếng Hoa Kỳ, Sandra Rawls Oltmanns và Savannah Day ước tính rằng phụ nữ mất trung bình gần ba phút để đi vào nhà vệ sinh, giải tỏa bầu tâm sự rồi đi ra. Còn đàn ông chỉ mất vỏn vẹn 83,6 giây. Một nghiên cứu khác, chỉ xét thời gian thực sự khi đi tiểu thì ghi nhận rằng đàn ông mất từ 32 đến 47 giây, trong lúc phụ nữ phải mất từ 80 đến 97 giây. Trong cả hai cách tính, thời gian phụ nữ sử dụng nhà vệ sinh đều lâu gấp đôi nam giới.
Đàn ông xấu tính có thể cho rằng không công bằng chút nào khi phải chi phí cho những hoạt động khác của phụ nữ trong phòng toilette, chẳng hạn như đánh phấn, thoa son, hay tán chuyện với nhau... Thế nhưng khoản thời gian dài hơn mà phụ nữ trải qua trong nhà vệ sinh có thể được giải thích bằng một số yếu tố sinh học và xã hội. Khi có kinh nguyệt hoặc mang thai, phụ nữ phải đi tiểu thường xuyên hơn và lâu hơn. Ngoài ra, vì họ thường ngồi xuống, cho nên mất nhiều thời gian gỡ bỏ trang phục hơn đàn ông.
http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/Tin%20tuc/toilet2.jpg
Theo tuần báo Anh The Economist rất nghiêm túc, sở dĩ có tình trạng này, đó là vì cho đến nay, nữ giới vẫn còn bị phân biệt đối xử trong quyền sử dụng nhà vệ sinh công cộng, cho dù tình hình đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây, nhất là tại Mỹ.
The Economist nhắc lại trường hợp tiểu bang West Virginia. Cho đến năm 1956, phụ nữ tại nơi này đã bị cấm không được tham gia các bồi thẩm đoàn. Lý do được nêu lên rõ ràng : đó là vì tòa án thiếu nhà vệ sinh nữ. Tại tiểu bang Texas, vào năm 1994, một công ty đã sa thải hàng chục nữ nhân viên chỉ vì ban lãnh đạo hãng này không muốn xây thêm nhà vệ sinh cho phụ nữ. Còn ngay tại trụ sở Quốc hội Mỹ, cho đến năm 1993, khi có nhu cầu, các nữ thượng nghị sĩ vẫn còn phải chen lấn với du khách đến thăm Capitol Hill. Lý do là vì họ không có phòng vệ sinh riêng biệt.
Đó là tình hình ở Mỹ, một quốc gia tiên tiến. Còn tại các nước nghèo hơn thì sự bất bình đẳng nam nữ trong lãnh vực này không chỉ có hệ quả là sự khó chịu, mà còn nguy hiểm vô cùng.
Một số công trình nghiên cứu tại Ghana hay Cameroon ở châu Phi cho thấy nhiều nữ sinh trung học mỗi tháng đều bỏ học khoảng một tuần, vào lúc có kinh nguyệt, thậm chí bỏ học hẳn khi đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân gồm hai lẽ : vì đám con trai quá sỗ sàng, thô bạo, nhưng cũng vì trường học thiếu hoặc không có nhà vệ sinh riêng cho nữ sinh.
Tại Ấn Độ, vẫn có khoảng 330 triệu phu nữ không tiếp cận được với nhà vệ sinh. Nhiều người phải nhịn, chờ cho đến ban đêm mới đi ra đồng, làm tăng nguy cơ bị hãm hiếp, bắt cóc hay bị rắn cắn. Tổ chức Ân xá Quốc tế ngày 07/07/2010 đã phải lên tiếng báo động về hoàn cảnh tương tự của phụ nữ trong các khu phố ổ chuột tại Kenya.
Bây giờ tình hình đang thay đổi. Khoảng một nửa các tiểu bang ở Mỹ hiện có luật lệ quy định rõ việc phân bố đồng đều nhà vệ sinh công cộng cho cả nữ lẫn nam. Singapore và Hồng Kông cũng có luật lệ tương tự. Một dự luật đang xem xét tai Quốc hội Mỹ quy định là số nhà vệ sinh cho nam giới và phụ nữ trong tất cả các tòa nhà liên bang đều phải bằng nhau. Vào năm 2005 thành phố New York đã tiến xa hơn khi quy định rằng số lượng nhà vệ sinh nữ phải hơn gấp hai lần số nhà vệ sinh nam. Tuy nhiên, tương tự như dự thảo luật đang đệ trình trước Quốc hội Mỹ hiện nay, nó chỉ áp dụng cho các tòa nhà mới xây hay đang được cải tạo đáng kể.
Tại các khu du lịch của Nhật Bản, số lượng nhà vệ sinh cho phụ nữ thường nhiều hơn gấp hai hay ba lần toilette dành cho đàn ông. Ở Hàn Quốc hay Đài Loan cũng thế. Riêng New Zealand thì quy định rằng : trong khuôn khổ luật về quyền con người, không được phép để cho phụ nữ phải chờ trước nhà vệ sinh quá ba phút ! Điều đáng ngạc nhiên, là Liên hiệp Châu Âu lại thuộc diện chậm tiến, đa số các nước Châu Âu không có luật về bình đẳng nam nữ trong việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Về quyền bình đẳng nam nữ trong địa hạt này, ông John Banzhaf, giáo sư luật tại Đại học George Washington ở Mỹ cho rằng nếu chỉ quy định số lượng nhà vệ sinh nam nữ bằng nhau thì chưa đủ. Bà Kathryn Anthony, giáo sư kiến trúc cộng tác với Hiệp hội Nhà vệ sinh Mỹ, cho rằng bình đẳng nên được đo bằng « thời lượng sử dụng» vào những lúc nhà vệ sinh hoạt động với công suất tối đa. Điều đó có thể có nghĩa là phương tiện dành cho phái nữ phải nhiều hơn gấp bốn lần nam giới.
Một trong những lý do giải thích chênh lệch trên là khác biệt nam nữ trong việc sử dụng nhà vệ sinh. Trong một công trình nghiên cứu năm 1988, thực hiện cho trường Virginia Tech nổi tiếng Hoa Kỳ, Sandra Rawls Oltmanns và Savannah Day ước tính rằng phụ nữ mất trung bình gần ba phút để đi vào nhà vệ sinh, giải tỏa bầu tâm sự rồi đi ra. Còn đàn ông chỉ mất vỏn vẹn 83,6 giây. Một nghiên cứu khác, chỉ xét thời gian thực sự khi đi tiểu thì ghi nhận rằng đàn ông mất từ 32 đến 47 giây, trong lúc phụ nữ phải mất từ 80 đến 97 giây. Trong cả hai cách tính, thời gian phụ nữ sử dụng nhà vệ sinh đều lâu gấp đôi nam giới.
Đàn ông xấu tính có thể cho rằng không công bằng chút nào khi phải chi phí cho những hoạt động khác của phụ nữ trong phòng toilette, chẳng hạn như đánh phấn, thoa son, hay tán chuyện với nhau... Thế nhưng khoản thời gian dài hơn mà phụ nữ trải qua trong nhà vệ sinh có thể được giải thích bằng một số yếu tố sinh học và xã hội. Khi có kinh nguyệt hoặc mang thai, phụ nữ phải đi tiểu thường xuyên hơn và lâu hơn. Ngoài ra, vì họ thường ngồi xuống, cho nên mất nhiều thời gian gỡ bỏ trang phục hơn đàn ông.