Lão K
29-09-2010, 07:57 AM
Nhận $2.5 tỷ mỗi năm, dù kinh tế lớn thứ nhì thế giới
[COLOR="Blue"]
http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/120074-big_A1_China20shopping20103873621.jpg
Một gian hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới nhưng
mỗi năm vẫn còn nhận $2.5 tỷ tiền viện trợ. (Hình: Liu Jin/AFP/Getty Images)
BEIJING (AP) - Trung Quốc chi ra nhiều tỉ dollars để tổ chức Thế Vận Hội 2008 huy hoàng, vĩ đại. Trung Quốc cũng đưa phi hành gia vào không gian. Mới đây kinh tế Trung Quốc được công nhận đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng quốc gia này vẫn nhận được hơn $2.5 tỉ tiền viện trợ ngoại quốc mỗi năm - một điều khiến cho người dân đóng thuế và giới lập pháp ở các quốc gia cấp viện ngày càng phải đặt câu hỏi tại sao.
Với nền kinh tế thế giới trì trệ buộc các chính phủ phải cắt giảm ngân sách, nhiều quốc gia thấy rằng sự hào phóng như vậy là điều không thể tiếp tục duy trì, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế.
Trung Quốc tiếp tục nói rằng họ vẫn còn là một quốc gia đang phát triển và cần viện trợ, trong khi một số người cho rằng tiền viện trợ này nên được dành cho các quốc gia nghèo hơn ở Phi Châu và những nơi khác.
Ðức và Anh trong mấy tháng gần đây có biện pháp cắt giảm hay chuẩn bị tiến đến việc chấm dứt viện trợ cho Trung Quốc. Nhật, lâu nay vẫn là quốc gia cấp viện lớn nhất cho Trung Quốc, chấm dứt việc cho vay với lãi suất thấp từ năm 2008.
“Người dân Anh cũng như ở các quốc gia Tây Phương khác chứng kiến sự chi tiêu cho Thế Vận Hội và Hội Chợ Thế Giới ở Thượng Hải (Shanghai Expo) và đây là điều thật sự khó khăn để thuyết phục họ rằng nước Anh cần tiếp tục viện trợ cho Trung Quốc,” theo Adrian Davis, người đứng đầu cơ quan viện trợ của chính phủ Anh tại Bắc Kinh, vốn dự trù sẽ chấm dứt các dự án của mình ở Trung Quốc vào tháng 3 năm tới. “Tôi thật sự không nghĩ rằng sẽ có sự viện trợ chính thức nào cho Trung Quốc, từ bất cứ ai, trong vòng ba đến năm năm nữa,” ông nói.
Viện trợ cho Trung Quốc từ các quốc gia cấp viện trung bình vào khoảng $2.6 tỉ mỗi năm, theo con số của hai năm 2007 và 2008 do Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organization for Economic Cooperation and Development OECD) đưa ra.
Ethiopia, nơi mức lợi tức trung bình hàng năm của người dân chỉ bằng 1/10 ở Trung Quốc, nhận được $1.6 tỉ; Iraq được $9.462 tỉ và Afghanistan là $3.475 tỉ.
Số tiền viện trợ Trung Quốc nhận được là chỉ dấu cho thấy những thay đổi có từ năm 1979, thời gian quốc gia cộng sản này thoát ra khỏi sự cô lập kéo dài 30 năm với các quốc gia Tây Phương. Năm đó, viện trợ thế giới dành cho Trung Quốc chỉ vào khoảng $4.31 triệu, theo OECD.
Ngày nay, viện trợ cho Trung Quốc chỉ riêng từ Nhật đã là $1.2 tỉ, tiếp theo đó là Ðức, khoảng $600 triệu, rồi sau đó là Pháp và Anh.
Mỹ cho $65 triệu trong năm 2008, phần lớn nhắm vào các chương trình định sẵn như khuyến khích an toàn năng lượng nguyên tử, y tế, nhân quyền và cứu trợ thiên tai. Lý do Hoa Kỳ viện trợ ít như vậy vì vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt tiếp theo vụ quân đội đàn áp sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989, theo Drew Thompson, một chuyên gia về Trung Quốc ở Trung Tâm Nixon tại Washington D.C.
Trung Quốc cũng là một trong các quốc gia mượn nợ nhiều nhất từ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank WB), khoảng $1.5 tỉ mỗi năm.
Khi được hỏi tại sao Trung Quốc vẫn còn cần viện trợ quốc tế dù có những tiến bộ kinh tế như vậy, bộ Thương Mại Trung Quốc giải thích rằng quốc gia này vẫn còn là một nước đang phát triển với 200 triệu người dân sống ở mức nghèo và có những thử thách lớn lao về môi trường cũng như năng lượng.
Cuộc tranh luận hiện nay cho thấy những khó khăn gặp phải trong nỗ lực giải quyết nạn nghèo đói ở các quốc gia có mức lợi tức trung bình như Trung Quốc, Ấn Ðộ và Ba Tây, nơi nền kinh tế phát triển mạnh nhưng mức độ giàu nghèo chênh lệch quá nhiều. Sau Hoa Kỳ, Trung Quốc là quốc gia có nhiều nhà tỉ phú nhất thế giới, tuy nhiên lợi tức trung bình mỗi đầu người ở Trung Quốc chỉ vào khoảng $3,000 hồi năm ngoái.
Khoảng ba phần tư trong tổng số 1.3 tỉ người nghèo trên thế giới nay đang sống trong các quốc gia gọi là có “lợi tức trung bình -middle income countries” theo ông Andy Sumner, một học giả tại viện Institute of Development Studies thuộc đại học University of Sussex ở Anh.
Ðây là một sự thay đổi lớn lao kể từ năm 1990, khi có tới 93 phần trăm người nghèo thế giới sống trong các quốc gia được gọi là có “lợi tức thấp-low income countries,” theo ông Sumner.
Ðiều này đặt ra câu hỏi: Ai là người có bổn phận phải giúp người nghèo ở những quốc gia này? Chính phủ của họ hay giới cấp viện ngoại quốc? Các chuyên gia nói rằng thật khó mà giải thích được lý do tiếp tục cấp viện cho Trung Quốc khi nước này chi khoảng $100 tỉ năm ngoái để trang bị và huấn luyện đạo quân lớn nhất thế giới và cũng có khoảng $2.5 ngàn tỉ trong quỹ dự trữ ngoại tệ của họ.”
Trung Quốc có một quyết định chiến lược là đầu tư vào việc xây dựng lực lượng quân sự và duy trì mức dự trữ ngoại tệ khổng lồ, nhưng cũng cùng lúc họ không chịu chi đủ tiền cho lãnh vực dịch vụ xã hội, do đó tôi thấy rằng sẽ ngày càng khó khăn hơn để các quốc gia cấp viện tiếp tục tài trợ các dự án ở Trung Quốc,” theo lời ông Thompson.
Sự trợ giúp hào phóng của Nhật trong nhiều năm dài một phần cũng vì mong muốn muốn chuộc lại các lỗi lầm của họ khi xâm lăng Trung Quốc trong thập niên 30. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà lập pháp và giới chức chính quyền Nhật thường xuyên đặt lại câu hỏi có nên tiếp tục đổ tiền viện trợ vào Trung Quốc hay không, vạch ra vấn đề Trung Quốc nay trở thành một trong những nhà cấp viện lớn nhất cho các quốc gia Phi Châu. Trung Quốc cung cấp khoảng $1.4 tỉ Mỹ kim tiền viện trợ cho Phi Châu năm ngoái, theo Giáo Sư Deborah Brautigam, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Phi Châu tại đại học American University ở Washington D.C.
Nhật Bản nay chỉ viện trợ cho các dự án về môi trường và y tế cho Trung Quốc.
Các dự án hiện do Ðức tài trợ dự trù sẽ hoàn tất vào năm 2014. Trung Quốc cũng tỏ ra dè dặt về vị thế mới của mình trên trường quốc tế. Họ hãnh diện vì đưa được khoảng 500 triệu người ra khỏi mức đói nghèo và bắt đầu phô trương sức mạnh đi cùng với việc trở thành một cường quốc kinh tế. Nhưng trong những trường hợp khác, như khi bị yêu cầu cắt giảm việc thải khí carbon, quốc gia này lại nói rằng không thể làm được vì “vẫn còn là một quốc gia đang phát triển.” (V.Giang)
[COLOR="Blue"]
http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/120074-big_A1_China20shopping20103873621.jpg
Một gian hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nước có nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới nhưng
mỗi năm vẫn còn nhận $2.5 tỷ tiền viện trợ. (Hình: Liu Jin/AFP/Getty Images)
BEIJING (AP) - Trung Quốc chi ra nhiều tỉ dollars để tổ chức Thế Vận Hội 2008 huy hoàng, vĩ đại. Trung Quốc cũng đưa phi hành gia vào không gian. Mới đây kinh tế Trung Quốc được công nhận đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Nhưng quốc gia này vẫn nhận được hơn $2.5 tỉ tiền viện trợ ngoại quốc mỗi năm - một điều khiến cho người dân đóng thuế và giới lập pháp ở các quốc gia cấp viện ngày càng phải đặt câu hỏi tại sao.
Với nền kinh tế thế giới trì trệ buộc các chính phủ phải cắt giảm ngân sách, nhiều quốc gia thấy rằng sự hào phóng như vậy là điều không thể tiếp tục duy trì, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế.
Trung Quốc tiếp tục nói rằng họ vẫn còn là một quốc gia đang phát triển và cần viện trợ, trong khi một số người cho rằng tiền viện trợ này nên được dành cho các quốc gia nghèo hơn ở Phi Châu và những nơi khác.
Ðức và Anh trong mấy tháng gần đây có biện pháp cắt giảm hay chuẩn bị tiến đến việc chấm dứt viện trợ cho Trung Quốc. Nhật, lâu nay vẫn là quốc gia cấp viện lớn nhất cho Trung Quốc, chấm dứt việc cho vay với lãi suất thấp từ năm 2008.
“Người dân Anh cũng như ở các quốc gia Tây Phương khác chứng kiến sự chi tiêu cho Thế Vận Hội và Hội Chợ Thế Giới ở Thượng Hải (Shanghai Expo) và đây là điều thật sự khó khăn để thuyết phục họ rằng nước Anh cần tiếp tục viện trợ cho Trung Quốc,” theo Adrian Davis, người đứng đầu cơ quan viện trợ của chính phủ Anh tại Bắc Kinh, vốn dự trù sẽ chấm dứt các dự án của mình ở Trung Quốc vào tháng 3 năm tới. “Tôi thật sự không nghĩ rằng sẽ có sự viện trợ chính thức nào cho Trung Quốc, từ bất cứ ai, trong vòng ba đến năm năm nữa,” ông nói.
Viện trợ cho Trung Quốc từ các quốc gia cấp viện trung bình vào khoảng $2.6 tỉ mỗi năm, theo con số của hai năm 2007 và 2008 do Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (Organization for Economic Cooperation and Development OECD) đưa ra.
Ethiopia, nơi mức lợi tức trung bình hàng năm của người dân chỉ bằng 1/10 ở Trung Quốc, nhận được $1.6 tỉ; Iraq được $9.462 tỉ và Afghanistan là $3.475 tỉ.
Số tiền viện trợ Trung Quốc nhận được là chỉ dấu cho thấy những thay đổi có từ năm 1979, thời gian quốc gia cộng sản này thoát ra khỏi sự cô lập kéo dài 30 năm với các quốc gia Tây Phương. Năm đó, viện trợ thế giới dành cho Trung Quốc chỉ vào khoảng $4.31 triệu, theo OECD.
Ngày nay, viện trợ cho Trung Quốc chỉ riêng từ Nhật đã là $1.2 tỉ, tiếp theo đó là Ðức, khoảng $600 triệu, rồi sau đó là Pháp và Anh.
Mỹ cho $65 triệu trong năm 2008, phần lớn nhắm vào các chương trình định sẵn như khuyến khích an toàn năng lượng nguyên tử, y tế, nhân quyền và cứu trợ thiên tai. Lý do Hoa Kỳ viện trợ ít như vậy vì vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt tiếp theo vụ quân đội đàn áp sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989, theo Drew Thompson, một chuyên gia về Trung Quốc ở Trung Tâm Nixon tại Washington D.C.
Trung Quốc cũng là một trong các quốc gia mượn nợ nhiều nhất từ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank WB), khoảng $1.5 tỉ mỗi năm.
Khi được hỏi tại sao Trung Quốc vẫn còn cần viện trợ quốc tế dù có những tiến bộ kinh tế như vậy, bộ Thương Mại Trung Quốc giải thích rằng quốc gia này vẫn còn là một nước đang phát triển với 200 triệu người dân sống ở mức nghèo và có những thử thách lớn lao về môi trường cũng như năng lượng.
Cuộc tranh luận hiện nay cho thấy những khó khăn gặp phải trong nỗ lực giải quyết nạn nghèo đói ở các quốc gia có mức lợi tức trung bình như Trung Quốc, Ấn Ðộ và Ba Tây, nơi nền kinh tế phát triển mạnh nhưng mức độ giàu nghèo chênh lệch quá nhiều. Sau Hoa Kỳ, Trung Quốc là quốc gia có nhiều nhà tỉ phú nhất thế giới, tuy nhiên lợi tức trung bình mỗi đầu người ở Trung Quốc chỉ vào khoảng $3,000 hồi năm ngoái.
Khoảng ba phần tư trong tổng số 1.3 tỉ người nghèo trên thế giới nay đang sống trong các quốc gia gọi là có “lợi tức trung bình -middle income countries” theo ông Andy Sumner, một học giả tại viện Institute of Development Studies thuộc đại học University of Sussex ở Anh.
Ðây là một sự thay đổi lớn lao kể từ năm 1990, khi có tới 93 phần trăm người nghèo thế giới sống trong các quốc gia được gọi là có “lợi tức thấp-low income countries,” theo ông Sumner.
Ðiều này đặt ra câu hỏi: Ai là người có bổn phận phải giúp người nghèo ở những quốc gia này? Chính phủ của họ hay giới cấp viện ngoại quốc? Các chuyên gia nói rằng thật khó mà giải thích được lý do tiếp tục cấp viện cho Trung Quốc khi nước này chi khoảng $100 tỉ năm ngoái để trang bị và huấn luyện đạo quân lớn nhất thế giới và cũng có khoảng $2.5 ngàn tỉ trong quỹ dự trữ ngoại tệ của họ.”
Trung Quốc có một quyết định chiến lược là đầu tư vào việc xây dựng lực lượng quân sự và duy trì mức dự trữ ngoại tệ khổng lồ, nhưng cũng cùng lúc họ không chịu chi đủ tiền cho lãnh vực dịch vụ xã hội, do đó tôi thấy rằng sẽ ngày càng khó khăn hơn để các quốc gia cấp viện tiếp tục tài trợ các dự án ở Trung Quốc,” theo lời ông Thompson.
Sự trợ giúp hào phóng của Nhật trong nhiều năm dài một phần cũng vì mong muốn muốn chuộc lại các lỗi lầm của họ khi xâm lăng Trung Quốc trong thập niên 30. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà lập pháp và giới chức chính quyền Nhật thường xuyên đặt lại câu hỏi có nên tiếp tục đổ tiền viện trợ vào Trung Quốc hay không, vạch ra vấn đề Trung Quốc nay trở thành một trong những nhà cấp viện lớn nhất cho các quốc gia Phi Châu. Trung Quốc cung cấp khoảng $1.4 tỉ Mỹ kim tiền viện trợ cho Phi Châu năm ngoái, theo Giáo Sư Deborah Brautigam, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Phi Châu tại đại học American University ở Washington D.C.
Nhật Bản nay chỉ viện trợ cho các dự án về môi trường và y tế cho Trung Quốc.
Các dự án hiện do Ðức tài trợ dự trù sẽ hoàn tất vào năm 2014. Trung Quốc cũng tỏ ra dè dặt về vị thế mới của mình trên trường quốc tế. Họ hãnh diện vì đưa được khoảng 500 triệu người ra khỏi mức đói nghèo và bắt đầu phô trương sức mạnh đi cùng với việc trở thành một cường quốc kinh tế. Nhưng trong những trường hợp khác, như khi bị yêu cầu cắt giảm việc thải khí carbon, quốc gia này lại nói rằng không thể làm được vì “vẫn còn là một quốc gia đang phát triển.” (V.Giang)