PDA

View Full Version : {Tin dịch}, vấn đề va chạm ngư thuyền Trung+ Nhật và các hệ luỵ!



hahaha
24-09-2010, 12:03 AM
Để cập nhật tình hình thế giới được nhanh hơn, khách quan hơn, hahaha xin cóp nhặt về đây các tin dịch của một dịch giả danh tiếng, với các tin nhanh và nhạy cảm được cập nhật rất nhanh trên các báo Nhật bản, mời mọi người cùng theo chuỗi sự kiện.

hahaha
24-09-2010, 12:09 AM
Chiến lược hải dương dài hạn của TQ

Sự xâm nhập gần quần đảo Senkaku và phản ứng tiếp theo của TQ, không đơn giản chỉ là biểu hiện của tham vọng lãnh thổ.

Chiến lược hải dương dài hạn( hoặch định từ năm 1982 bởi đô đốc hải quân TQ Lưu hoa Thanh(?)):

Đến năm 2010, tại vành đai các đảo phòng vệ thứ nhất, có thể ngăn chặn sự đột nhập của HQ MỸ vào bên trong vành đai này.
Đến năm 2020, phát triển và đưa vào sử dụng vài tàu sân bay, chi phối về không phận đến dãy đảo thứ hai.
Đến năm 2040, chấm dứt sự độc quyền của HQ Mỹ ở tây Thái bình Dương và Ấn độ dương.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, Mỹ đã không khó khăn trong việc gởi ngay 2 tầu sây bay đến( eo biển ĐL) cho thấy một khoảng cách về quân sự Trung-Mỹ.

TQ, suốt 22 năm, ngân sách quốc phòng đã luôn ở 2 con số( trên 10%/trên tổng ngân sách) được công khai là 784 tỷ đô la Mỹ, nhưng con số thực tế ước tính khoảng 1500 tỷ đô la Mỹ, để theo đuổi chính sách Hải Dương dài hạn, từ 1991 đến 2009, đã trang bị mới 31 tầu ngầm, 33 tàu nổi( khu trục, hộ tống) và 347 máy bay thế hệ thứ tư.

-Tháng 11 năm 2004, tàu ngầm TQ đã vi phạm luật pháp quốc tế khi lặn xuyên qua lãnh hải Nhật bản gần đảo Miyako
-Tháng 9 năm 2005, 5 tàu khu trục mới của TQ, đi qua gần các mỏ khí ( của Nhật bản)
-Tháng 10 năm 2006, tàu ngầm thế hệ mới của TQ nổi lên gần Hàng không Mẫu Hạm Kitty của Mỹ.
-Tháng 10 năm 2008, tàu khu trục thế hệ mới của TQ lần đầu tiên vượt qua eo biển Tsugaru của Nhật Bản.
-Tháng 11 năm 2008, 4 tàu khu trục thế hệ mới của TQ, vượt qua vùng biển giữa đảo Miyako và Okinawa của Nhật bản, ra Thái Bình Dương.
-Tháng 12 năm 2008, 2 tàu Hải dương học của TQ, vi phạm lãnh hải NB gần quần đảo Senkaku
-Tháng 3 năm 2009, Ngư thuyền TQ va chạm tàu dò sóng âm của HQ Mỹ ở biển nam TQ( biển Đông)
-tháng 6 năm 2009, 6 tàu khu trục thế hệ mới TQ vượt qua dãy đảo phía nam, tây, và bắc đảo lớn Oki( đảo lớn nhất trong quần đảo okinawa(ND) ra Thái Bình Dương.
-Tháng 3 năm 2010, 6 tàu khu trục thế hệ mới TQ vượt qua vùng biển giữa đảo Miyako và Okinawa, ra Thái bình Dương
-Tháng 4 năm 2010, tổng cộng 10 tàu ngầm và tàu khu trục thế hệ mới TQ vượt qua vùng biển giữa Miyako và Okinawa, ra TBD.

Để ngăn chặn ĐL độc lập, TQ tuyên bố nâng năng lực HQ lên ngang hàng HQ Mỹ, nhưng hiện tại, có vẻ vượt quá khả năng của họ

TQ từng tuyên bố, Biển Đông là lợi ích cốt lõi( dù cho có phải dùng vũ lực,cũng phải bảo vệ, như đã dùng với trường hợp Tây Tạng và Đài Loan) ,bao gồm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa và chủ trương giải quyết vấn đề(tranh chấp-nd)lãnh thổ với các nước Việt Nam và Philippin qua đàm phán song phương.

NGược lại, tại diễn đàn khu vực Asian, Ngoại trưởng Clinton của chính quyền OBama đã tuyên bố Biển đông là không gian chung và các vấn đề phải giải quyết trong khuôn khổ quốc tế (đa phương-nd).......Ở biển Đông, VN, philippin và TQ, với những suy nghĩ khác biệt về vấn đề lãnh thổ, tiếm ẩn một nguy cơ khủng hoảng, để hướng tới chủ trương giải quyết các vấn đề mà không dùng vũ lực, các nước Đông Nam Á hy vọng sự tăng cường hiện hiện của quân đội Mỹ( ở BD-nd).

Từ trước đến nay, ở hai quần đảo HS và TS, TQ đưa các tàu nghiên cứu Hải dương đến trước, sau đó cho "Ngư thuyền" vào các khu vực này và xây dựng trên các đảo, cuối cùng là cho quân đội đổ bộ để chi phối và kiểm soát.
Cũng tương tự như những động thái gần đây( của TQ) ở vùng lân cận đảo Senkaku.
Có lẽ TQ đã có sai lầm, khi nghĩ là có vấn đề giữa quan hệ Nhật-Mỹ với đảng Dân Chủ, và đã thử thái độ của Nhật.

Hơn nữa,như ở biển Đông và đối với các nước ĐNA,TQ đã can dự( vào Biển Đông)và công bố là lợi ích cốt lõi,có vẻ như TQ biểu hiện rằng khi cần thiết, với Nhật bản( ở vùng biển đang tranh chấp-nd) TQ có thể cũng sẽ đối lập như vậy.

Ngoài ra,TQ muốn làm cho các nước nhập khẩu tài nguyên nghĩ rằng, dầu hỏa và tài nguyên của họ đến nay vẫn đi qua các hải trình được bảo vệ bởi sức mạnh của Mỹ, đang bị nguy hiểm, và tự họ cần gia tăng sức mạnh Hải quân của mình,tự bảo vệ đường vận chuyển , cân bằng với hải quân Trung-Mỹ trong khu vực Tây TBD và Ấn độ dương.

Kết quả là tại biển đông TQ, Biển Đông, Ấn độ dương, với các hải trình của NB,ĐL và HQ,Trung quốc ngày càng gây lo ngại về khả năng can thiệp vào sự di chuyển của tàu thuyền các nước khác.

Như đã đề cập trước đây,từ Tagenashima đến đảo lớn Amami, qua Okinawa đến Miyako, đảo yonakuni trải dài 1400km, 2600 đảo, với lực lượng phòng vệ gồm 2400 người và 24 chiến đấu cơ F15.

Một biệt đội phòng vệ ở đảo lớn Amami, ở Okinawa với lữ đoàn phòng vệ số 15 gồm 2100 người, Hải phòng đệ ngũ phi đoàn, Lữ đoàn phòng không tây nam( NB-nd).
ở các đảo Okinoerabu, Kume , Miyako,có đặt Rada phòng không,nhưng dù có đặt rada ở cực tây của đảo Miyako, thì rada cũng không thể kiểm soát được đảo vùng cực tây Nhật là đảo Yonakuni vì vòng trái đất có hình tròn, mà Miyako cao hơn Yonakuni 4500m, nên không thể nhìn thấy.

Cũng có thể nghĩ đến việc điều một phần trong 30000 quân phòng vệ bộ ở Hokkaido( bẮC hải đảo) xuống các đảo phía tây nam, nhưng phải đào tạo , tập luyện lại, vì bộ binh có trình độ rèn luyện thấp hơn( Hải quân).

Vì vậy, lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, đặc biệt là căn cứ Okinawa sẽ rất quan trọng như là một răn đe đối với Trung Quốc.Còn các căn cứ(mỹ) ở Guam và Tinian thì quá xa.

Thủy quân lục chiến, không quân ở căn cứ Kadena, hạm đội mẫu hạm ở Yokohama, là các yếu tố cần thiết cho đồng minh Mỹ NHật, bảo vệ sự lưu thông hàng hóa và cân bằng quyền lực cho khu vực và toàn cầu.
Sự gia tăng sức mạnh quân sự với ý đồ không rõ ràng của TQ, làm dấy lên mối lo ngại ở các nước láng giềng, ngoại trừ Nhật, các nước đều gia tăng ngân sách quốc phòng, gây nên làn sóng gia tăng sức mạnh quân sự ở Châu Á.
Trong 10 năm qua, ngân sách quốc phòng TQ, tăng gấp 5 lần, so với 2,5 lần của Mỹ, Hàn quốc và Ấn độ tăng gấp 2 lần, Úc gấp 3 lần, trong tình hình đó, ngân sách Quốc phòng của Nhật không thay đổi.
Hơn nữa, Nhật cũng không tham gia vào công cuộc phát triển vũ khí tấn công lớn ( vũ khí cộng đồng) của các nước( xung quanh).

Ngân sách quốc phòng, các chương trình phát triển vũ khí, sẽ là vấn đề cần chú trọng bàn thảo trong các kế hoặch quốc phòng (sắp tới).

Trong sự kiện vừa qua, Chính phủ đã có thái độ kiên quyết(nghiêm khắc-với Trung Quốc-nd), và người dân cần có thái độ bình tĩnh.

Nguồn
http://www.taro.org/2010/09/post-811.php

Tác giả Kono Taro - chính trị gia, ủy viên ngoại vụ của chính phủ Nhật, cục trưởng cục Quốc Tế, đảng Dân Chủ Nhật bản

hahaha
24-09-2010, 12:11 AM
Nhật bản gia hạn giam giữ thuyền trưởng-TQ đe doa" sẽ trả đũa mạnh mẽ"

Ngay sau quyết định gia hạn giam giữ thuyền trưởng TQ của NHật bản,tối ngày 19/9 THứ trưởng ngoại giao TQ Vương quang Á đã gởi lời kháng nghị và cảnh cáo( bằng điện thoại) tới đại sứ NHật bản tại TQ Niwa ichiro:

"Nếu phía NHật bản không lập tức phóng thích thuyền trưởng vô điều kiện, TQ sẽ có hành động trả đũa mạnh mẽ, và phía thua thiệt sẽ là Nhật bản"


http://www.yomiuri.co.jp/world/

hahaha
24-09-2010, 12:11 AM
Tin thêm, một đoàn nghệ thuật truyền thống Nhật Bản,gồm 42 người, lẽ ra trong 3 ngày 20-21-22 sẽ tham gia một lễ hội du lịch lớn ở trung tâm Bắc Kinh, nhưng do tình hình phức tạp và các cuộc biểu tình bài Nhật đang diễn ra ở TQ, đã hủy chuyến lưu diễn.

http://www.yomiuri.co.jp/national/ne...OYT1T00538.htm

hahaha
24-09-2010, 12:13 AM
Trung Quốc hủy chuyến thăm TQ của 1000 sinh viên Nhật Bản(lược dịch)

Trong khuôn khổ hội chợ ở THượng hải, từ 21/10, 1000 sinh viên Nhật bản sẽ đến Thượng Hải, TQ đã hủy chuyến thăm này.

Đêm ngày 19, đại diện TRung hoa toàn quốc thanh niên liên hợp hội đã gởi thông điệp đến đại sứ quán Nhật bản ở BK: "Tình hình lúc này không thích hợp" cho chuyến thăm.
.................................................. ................
Đây là một động thái trả đũa việc giam giữ thuyền trưởng ngư thuyền TQ trong sự kiện Senkaku..............
.................................................
Được biết, đây là hoạt động giao lưu thanh niên 2 nước đã được chuẩn bị từ tháng 5/2010.

http://www.yomiuri.co.jp/world/news/...OYT1T00573.htm

TeacherABC
24-09-2010, 12:17 AM
Những tin tức nóng hổi! Thanks hahaha... Khi ngư dân VN bị liên tiếp những cú đâm thẳng vào tàu gỗ từ những con tàu sắt thì mình chỉ biết nói là "TÀU" lạ đâm phải... :D

hahaha
24-09-2010, 12:17 AM
1/Lễ khánh thành khách sạn, trung tâm thương mại hợp tác Trung -Nhật TOyoko-inn ở Thẩm Dương dự định tổ chức vào ngày 27/9 đã bị hoãn vô thời hạn.
http://www.yomiuri.co.jp/world/news/...OYT1T00836.htm
2/Khoảng 4800 người TQ đã hủy chuyến du lịch đến Nhật bản( dự định đến Nhật du lịch vào đầu tháng 10, trong dịp nghỉ lễ quốc khánh TQ)
http://www.yomiuri.co.jp/atmoney/new...htm?from=main4
3/Văn phòng ngoại thương Nhật bản(Jetro) thường trú tại Quảng Châu, đã quyết định hoãn chiến dịch quảng cáo thực phẩm Nhật dự định tổ chức từ ngày 23 tại Quảng Đông và một số vùng phụ cận.
http://www.yomiuri.co.jp/atmoney/new...OYT1T00856.htm.

hahaha
24-09-2010, 12:20 AM
1/Đại sứ TQ tại Nhật bản Trịnh Vĩnh Hoa(?) bất ngờ vắng mặt và hủy bỏ bài phát biểu tại hội nghị môi trường châu Á, được tổ chức từ ngày 23/9 tại tỉnh Akita, Nhật.
http://www.yomiuri.co.jp/national/ne...htm?from=main2

hahaha
24-09-2010, 12:55 AM
Trung quốc quản thúc 4 người Nhật.

Theo Tân hoa xã, ngày 23/9, chính quyền thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà bắc, đã thông báoquản thúc 4 người Nhật với cáo buộc quay Video bất hợp pháp ở các khu vực quân sự( cấm quay phim).

NHà đương cục tuyên bố: áp dụng các quy định của pháp luật(Trung quốc), với 4 người này.

Báo cáo có đề cấp tên một người(trong 4 người,Takahashi shada) ngoài ra tên, tuổi, nghề nghiệp và địa điểm quân sự, hình ảnh nội dung Video họ quay đều không được tiết lộ, chỉ tiết lộ thời điểm(quay) là 'gần đây"!

Cáo buộc và quản thúc cho bốn người này, có khả năng là hành động trả đũa của sự kiện Senkaku và việc gia hạn giam giữ thuyền trưởng.
(tin cập nhật lúc 1h 29 phút, (11h29 phút giờ Việt nam) ngày 24/9/2010.)

http://www.yomiuri.co.jp/world/news/20100923-OYT1T00792.htm?from=main1

hahaha
24-09-2010, 01:54 AM
Hoãn lễ kỷ niệm 20 năm trung tâm nghiên cứu Nhật bản.

Ngày 23/9, thông báo từ Trường đại học fudan, thành phố Thượng Hải, sẽ hoãn vô thời hạn lễ kỷ niệm 20 năm trung tâm nghiên cứu Nhật bản, dự định tổ chức vào ngày 26.
Buổi lễ dự định sẽ có sự tham gia của nghị sĩ Hạ viện Nhật bản Kato koichi và nhiều học giả, giáo sư đại học.

Liên quan sự cố Senkaku, TQ ngoài việc trả đũa trên mặt trận ngoại giao, còn đình chỉ các hoạt động giao lưu văn hóa với Nhật bản.

http://sankei.jp.msn.com/world/china...0128000-n1.htm

Lão K
24-09-2010, 05:24 AM
Trung Quốc yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp Biển Ðông

BẮC KINH (Reuters) - Một phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Ba lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ chớ can thiệp vào cuộc tranh chấp khu vực liên quan đến lãnh thổ trong vùng Biển Ðông, nói rằng điều này chỉ làm cho tình hình phức tạp hơn.

Theo tin của đài truyền hình Nhật Bản NHK TV, Hoa Kỳ và các quốc gia khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia,... có thể công bố một thỏa thuận chung vào ngày 24 tháng 9 bày tỏ sự không đồng ý việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động của họ gần khu vực tranh chấp trong vùng Biển Ðông.

“Chúng tôi bày tỏ sự quan tâm lớn lao về bất cứ lời tuyên bố nào liên quan đến Biển Ðông của Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN,” phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Jiang Yu, tuyên bố trong một cuộc họp báo thường lệ.

Theo lời bà Jiang Yu: “Chúng tôi cương quyết chống lại việc bất cứ quốc gia nào không có liên hệ đến Biển Ðông lại can dự vào cuộc tranh chấp, và chúng tôi phản đối việc quốc tế hóa, đa phương hóa hay mở rộng vấn đề. Ðiều này sẽ không giúp việc giải quyết mà lại còn làm vấn đề phức tạp hơn.”

Washington từng chỉ trích việc Trung Quốc tuyên bố nhiều vùng trong Biển Ðông thuộc về họ, vốn cũng là nơi có xác nhận chủ quyền của Ðài Loan và một số quốc gia ASEAN kể cả Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Trung Quốc hồi tháng 7 đã bày tỏ sự giận dữ khi Ngoại Trưởng Hillary Rodham Clinton nêu vấn đề tranh chấp trong cuộc họp với khối ASEAN ở Hà Nội.

Trong tuần qua, Bắc Kinh cũng đã tạm ngưng các cuộc họp cấp cao với Nhật và đe dọa sẽ đưa ra những biện pháp trả đũa cứng rắn sau khi một tòa án Nhật đồng ý gia hạn việc giam giữ thuyền trưởng chiếc tàu đánh cá Trung Quốc bị cáo buộc là đâm vào hai tàu tuần duyên Nhật gần quần đảo có tranh chấp tại vùng Biển Ðông Trung Hoa giữa Ðài Loan và quần đảo Lưu Cầu (Ryukyu) thuộc Nhật Bản. Trung Quốc gọi quần đảo này là Diaoyutai (Ðiều Vũ Ðài) còn Nhật Bản gọi là Senkaku. (V.Giang)

Lão K
24-09-2010, 06:08 AM
Những tin tức nóng hổi! Thanks hahaha... Khi ngư dân VN bị liên tiếp những cú đâm thẳng vào tàu gỗ từ những con tàu sắt thì mình chỉ biết nói là "TÀU" lạ đâm phải... :D

Đây là một bài viết của tuần báo Anh ngữ South China Morning Post. Ngay cả thằng Tàu Hồng Kông cũng thấy khó chịu dùm dân mình về cách hành xử của thằng Tàu Lục Địa

HONGKONG (TH) - Cùng là các tranh chấp chủ quyền biển đảo, một bên là Trung Quốc với Nhật Bản, một bên là Trung Quốc với Việt Nam, Bắc Kinh đã hành động hoàn toàn trái ngược nhau.

Một bài phân tích của tuần báo Anh ngữ South China Morning Post (SCMP) ở Hongkong cho người ta thấy sự thật như thế.

Khi bị Nhật bắt giữ thuyền trưởng chiếc tàu đánh cá bị cáo buộc đâm thẳng và tàu tuần của Nhật ở khu vực đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư Ðảo) đang tranh chấp, Bắc Kinh đòi Tokyo phải thả ngay lập tức và vô điều kiện. Một tuần lễ, đại sứ Nhật ở Bắc Kinh đã bị triệu tới Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tới 5 lần để đòi thả người.

Trường hợp của thuyền trưởng bị Nhật bắt giam chỉ là trường hợp duy nhất mà Bắc Kinh làm ầm ỹ, trong số mấy trăm ngư dân Trung Quốc bị các nước khác trong khu vực giam giữ trong khoảng 18 tháng qua. Cũng nên nói thêm, một số những tàu đánh cá khác đã bị tàu tuần Nhật đâm chìm, cá đánh được thì bị tịch thu.

Khi ký giả Greg Torode của SCMP đặt câu hỏi với một sinh viên Trung Quốc mà ông quen, người này trả lời rằng: “Tôi không thể tưởng tượng hậu quả sẽ ra sao. Sẽ có sự tức giận cao độ với chính phủ Nhật mà tôi không tin có người Nhật nào lại an toàn trên đất Trung Quốc.”

Hôm Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010, Ôn Gia Bảo, thủ tướng Bắc Kinh, lập lại lời đòi hỏi Nhật phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho người thuyền trưởng, lại còn coi đó là hành động “bất hợp pháp.” Nhật thì từ trước đến nay vẫn tuyên bố cái tầu đánh cá Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ Nhật, cố tình đâm vào tàu tuần của Nhật và sẽ phải ra tòa theo luật lệ Nhật.

Nhưng ở phía Nam, nơi có sự tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam, Trung Quốc chơi bạo chứ không phải chỉ đòi áp lực thả người bằng các áp lực chính trị.

Hàng trăm ngư dân Việt Nam đã bị tàu tuần Trung Quốc đâm chìm hay bắt giữ ở các vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Cả Việt Nam và Trung Quốc để tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này cũng như quần đảo Trường Sa còn đang có sự tranh chấp với một số nước khác trong khu vực.

Việt Nam đang có lực lượng trấn giữ tại nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa, nhưng quần đảo Hoàng Sa thì đã bị Trung Quốc cướp từ tháng 1, 1974. Một chiến hạm của VNCH đã chìm trong trận hải chiến bảo vệ quần đảo này, hạm trưởng tuẫn tiết theo tàu.

Hà Nội đã phản đối nhiều lần về những vụ bắt giữ này nhưng không có mấy tác dụng. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền đã bị Hà Nội ngăn chặn.

Theo SCMP, cách hành xử của Bắc Kinh là áp đặt theo công thức “làm theo lời tao nói, chứ đừng làm như tao,” tức cái trò kẻ mạnh hiếp yếu. Không một nước nào dường như muốn kềm chế Trung Quốc nhưng chắc chắn họ cũng không muốn để Trung Quốc trở thành siêu cường duy nhất ở khu vực.

Cân bằng quyền lực ở khu vực là cái nhiều nước đang muốn thúc đẩy. Người ta nghe thấy lời tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương lên tiếng báo động về tai họa mà các người ngư phủ Việt Nam phải chịu đựng.
Hậu quả? Trước thái độ không muốn đứng ngoài, Hoa Kỳ đã được mời đóng một vai trò trong cuộc họp của ASEAN mở rộng vào tháng 10 tới đây. Thay vì chỉ có thêm Nhật, Hàn và Trung Quốc, lại còn có sự tham dự cả Hoa Kỳ và Nga.
Người ta chờ xem những gì sẽ xảy ra ở Hà Nội vào tháng tới, nhưng bây giờ, ngày Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh vẫn còn cảnh cáo là Hoa Kỳ không nên can dự vào chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông.
Trong khi đó thì Bắc Kinh vẫn tiếp tục áp lực chính trị mạnh mẽ lên Tokyo để đòi phải thả thuyền trưởng của họ. Nếu không được thả, Ôn Gia Bảo dọa rằng Bắc Kinh sẽ trả đũa. Rất nhiều công ty Nhật đầu tư sản xuất ở Trung Quốc cũng đang đợi xem kết cục của việc bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc.
Nhiều ngư dân Việt Nam bị đâm chìm tàu chết trên biển, có người còn bị bắn chết và đem xác về đảo Hải Nam, hàng trăm ngư dân Việt bị bắt trong những năm qua, không thấy Hà Nội cứng rắn đòi hỏi.

hahaha
24-09-2010, 08:51 AM
4 người Nhật cầu cứu bằng mail: CỨU TÔI VỚI!

Chi tiết sẽ dịch sau 11h, giờ mềnh mắc canh bảng trứng vịt roài!

onesieuthi
24-09-2010, 09:09 AM
Anh hahaha nhà ta dịch bằng Google translate à ?

hahaha
24-09-2010, 10:08 AM
Đây, google của tồng chí dịch đây:

中国河北省石家荘市の軍事管理区域 に無断で侵入し、撮影したとして日 人4人が国家安全当局の取り調べを 受けている問題で、準大手ゼネコン フジタ」(東京都渋谷区)は24日 明、4人が同社社員である可能性が 高いことを明らかにした。いずれも 1日以降連絡が取れなくなっている

 同社によると、4人は国際事業部 「藤田(中国)建設工程有限公司」 上海市)所属、高橋定(さだむ)さ ん(57)▽同、井口準一さん(5 )▽国際事業部建設部所属、佐々木 郎さん(44)▽営業本部営業統括 部所属、橋本博貴さん(39)。同 した同有限公司所属の中国人社員の 性とも連絡が取れない状態が続いて いる。

Trong một khu vực kiểm soát mà không được phép xâm lược quân sự của Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, theo điều tra của các vấn đề mà cơ quan an ninh quốc gia đã bắt giữ bốn nhà thầu Nhật Bản, tầng thứ hai nói chung, "Fujita" (Shibuya-ku, Tokyo) Các buổi sáng sớm của ngày 24 tháng 7, cho biết đây là khả năng là bốn nhân viên công ty. Cho thấy là trong 21 ngày sau khi liên hệ với bất kỳ.

Theo công ty, Sư đoàn quốc tế với bốn người, "Fujita (Trung Quốc) Công ty TNHH Xây dựng Quy trình" (Thượng Hải) Tổ chức Takahashi Sada (Sada Mu) bạn bè (57) là ▽, 's Junichi Iguchi (59) ▽ kinh doanh quốc tế Sở Xây dựng, Sở, ông Yoshiro Sasaki (44) Bộ phận kinh doanh Bộ phận bán hàng, các ▽ trưởng của Takahiro Hashimoto (39). Đó là người đàn ông cả hai vẫn ở lại liên hệ cho nhân viên đi kèm với các thành viên Trung Quốc của Công ty.

hahaha
24-09-2010, 10:10 AM
Đây, google của tồng chí dịch đây:

中国河北省石家荘市の軍事管理区域 に無断で侵入し、撮影したとして日 人4人が国家安全当局の取り調べを 受けている問題で、準大手ゼネコン フジタ」(東京都渋谷区)は24日 明、4人が同社社員である可能性が 高いことを明らかにした。いずれも 1日以降連絡が取れなくなっている

 同社によると、4人は国際事業部 「藤田(中国)建設工程有限公司」 上海市)所属、高橋定(さだむ)さ ん(57)▽同、井口準一さん(5 )▽国際事業部建設部所属、佐々木 郎さん(44)▽営業本部営業統括 部所属、橋本博貴さん(39)。同 した同有限公司所属の中国人社員の 性とも連絡が取れない状態が続いて いる。

Trong một khu vực kiểm soát mà không được phép xâm lược quân sự của Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, theo điều tra của các vấn đề mà cơ quan an ninh quốc gia đã bắt giữ bốn nhà thầu Nhật Bản, tầng thứ hai nói chung, "Fujita" (Shibuya-ku, Tokyo) Các buổi sáng sớm của ngày 24 tháng 7, cho biết đây là khả năng là bốn nhân viên công ty. Cho thấy là trong 21 ngày sau khi liên hệ với bất kỳ.

Theo công ty, Sư đoàn quốc tế với bốn người, "Fujita (Trung Quốc) Công ty TNHH Xây dựng Quy trình" (Thượng Hải) Tổ chức Takahashi Sada (Sada Mu) bạn bè (57) là ▽, 's Junichi Iguchi (59) ▽ kinh doanh quốc tế Sở Xây dựng, Sở, ông Yoshiro Sasaki (44) Bộ phận kinh doanh Bộ phận bán hàng, các ▽ trưởng của Takahiro Hashimoto (39). Đó là người đàn ông cả hai vẫn ở lại liên hệ cho nhân viên đi kèm với các thành viên Trung Quốc của Công ty.

hahaha
24-09-2010, 11:47 AM
4 người Nhật cầu cứu bằng mail: CỨU TÔI VỚI!

Chi tiết sẽ dịch sau 11h, giờ mềnh mắc canh bảng trứng vịt roài!

Về sự việc 4 người Nhật bị TQ quản thúc vì quay phim và xâm phạm vào khu vưc quân sự ở thành phố Thạch Gia Trang, Hà BẮC TQ, có khả năng cao họ là các nhà thầu của công ty FUJITA( trụ sở chính ở quận Shibuya, tokyo, NHẬT) đến sáng ngày 24, cả bốn người và đồng nghiệp(tq) đã hoàn toàn mất liên lạc( từ chiều 21/9).

Phái đoàn quốc tế hỗn hợp thuộc công ty THHH xây dựng công trình Fujita( chi nhánh Thượng hải) gồm có, Takahashi sada(sada-mu) 57 tuổi,junichi iguchi,59 tuổi,Yoshiro sasaki, 44 tuổi,(bộ phận) tổ chức kinh doanh xây dựng quốc tế,Takahiro hashimoto, 39 tuổi, phòng kinh doanh, một nhân viên (nam) người TQ đi cùng đoàn, cũng mất liên lạc từ hôm đó.

4 người dự định đi khảo sát dự án xây dựng cơ sở xử lý chất độc hoá học của quân đội Nhật bỏ lại TQ( từ thế chiến 2-nd) đến Hà Bắc từ ngày 20,sáng 21, Takahashi dùng điện thoại di động nhắn tin cho một nhân viên công ty( Fujita) "cứu tôi với", sau đó, cả 4 người đều mất liên lạc, công ty đã liên lạc Sở ngoại Vụ( TQ) nhờ giúp đỡ điều tra.
Phát ngôn viên công ty(fujita) cho biết:" Tuyệt nhiên không rõ 4 người đang ở đâu, tình hình chi tiết đang được tiếp tục điều tra"

hahaha
24-09-2010, 01:50 PM
MK,hôm nay, lúc 2h48 phút giờ NB,12H48 phút giờ VN, NHật thả mề nó thèng thuyền trưởng roài, bẩu là nó không cố ý đụng

http://sankei.jp.msn.com/world/china/100924/chn1009241505007-n1.htm

hahaha
24-09-2010, 03:35 PM
http://www.yomiuri.co.jp/world/news/20100924-OYT1T00796.htm?from=main2

TQ tuyên bố cử chuyên cơ đi đón thuyền trưởng.

hahaha
24-09-2010, 08:02 PM
Vết thương sâu và cảm giác bất an

Sau các yêu cầu mạnh mẽ từ phía TQ, thuyền trưởng đã được phóng thích.
Sự kiện đám đông ném gạch và bi kim loại vào các trường Nhật ở Thiên tân và Hàng Châu, thủ tướng Ôn gia Bảo đình chỉ chuyến thăm đã được định trước của 1000 sinh viên Nhật đến hội chợ Thượng Hải, vấn đề an toàn của Kiều Dân Nhật( ở TQ), các hoạt động giao lưu văn hóa( bị đình chỉ-nd) tưởng như xa rời chính trị, đã để lại "một vết thương sâu" trong quan hệ Trung Nhật, từ sự kiện Olympic BK và hội chợ Thượng Hải lần này(bị lồng ghép-nd), cảm tưởng:" Trung quốc không phải là hàng xóm bình thường" dần lan rộng, và cảm giác bất an của kiều dân Nhật( ở TQ) không tan biến.

Các cuộc biểu tình bài Nhật lan rộng ở BK,Thượng hải, Quảng Châu, ở đại sứ quán Nhật ở BK, Lãnh sự quán ở Thượng Hải, làm tăng thêm sự e dè:"hãy xem chừng lời nói và hành động" trong cộng đồng Kiều Nhật, nghiêm trọng hơn, việc 4 nhà thầu Fujita bị quản thúc ở Hà Bắc, đã làm nhiều công ty Nhật tuyên bố:"vì lý do an toàn, chúng tôi sẽ hạn chế tối đa số nhân viên(Nhật) ở TQ".

Việc đình chỉ các hoạt động thể thao cộng đồng và giao lưu của các trường Nhật đã làm cho:"Ngay cả các trẻ em Nhật cũng bị shock".(lời một viên chức trường Nhật ở TQ).
3 năm trước, Thượng Hải đã vượt qua New york, trở thành thành phố đông Kiều Nhật nhất thế giới với hơn 48000 người," các công ty( Nhật) và nhân viên, đã quên rằng Trung Quốc là một quốc gia ĐẶC BIỆT", (và bây giờ-nd) họ đang cấp tốc thay đổi cách quản lý để đề phòng rủi ro.

Về lãnh vực giao lưu văn hóa, do các sự kiện hủy bỏ chuyến thăm của 1000 sinh viên,buổi diễn của ban nhạc danh tiếng Nhật SMap bị đình hoãn, và cả sự tham gia của Nhật trong sự kiện Winds concert vào ngày 16 tháng tới tại Thượng hải, cũng nghe loáng thoáng là "nguy hiểm"( hủy bỏ-nd)-"ảnh hưởng bởi chính trị"-có vẻ không tan biến.

http://sankei.jp.msn.com/world/china/100924/chn1009242022011-n1.htm

(cập nhật lúc 20h20 ngày 24/9 giờ Nhật,18h20 giờ VN)

@lời bàn: thấy loáng thoáng, Nhật bản cũng đã có một chiến lược rất thâm sâu và đã trù tính mọi khả năng

hahaha
24-09-2010, 11:24 PM
vào đây xem sơ đồ tai nạn, định copy cái qua mà seo chưa được!

http://www.yomiuri.co.jp/zoom/20100924-OYT9I01153.htm

hahaha
25-09-2010, 07:41 PM
4 nhà thầu công ty Fujita bị bắt, đã được gặp nhân viên Đại sứ quán Nhật.

Các nhân viên Nhật bị bắt giữ trong vụ Thạch Gia Trang ở Hà Bắc , chiều này ngày 25/9 từ 2h15pm(giờ VN), đã có buổi gặp mặt kéo dài 1h15 phút với nhân viên đại sứ quán Nhật, tại một khách sạn ở Bắc Kinh.
Ngay sau khi họ bị bắt vào cuối ngày 20, phía Nhật đã có yêu cầu được gặp họ, nhưng hôm nay mới (được) gặp lần đầu tiên.

Có khả năng là do kết quả của việc phía Nhật thả thuyền trưởng trong vụ Senkaku.

Tin từ Đại sứ quán(Nhật) 4 người bị nhà đương cục (TQ) quản chế trong một khách sạn ở nội thành Bắc Kinh, không bị hành xử bạo lực, ăn ngủ tốt,không có vấn đề về sức khỏe, họ(4 người) nhờ nhắn cho gia đình:" vẫn đang sống khỏe mạnh",Đại sứ quán Nhật đã yêu cầu nhà đương cục TQ có hành xử nhân đạo và thích hợp và đúng trình tự pháp luật( với 4 người).
TRước khách sạn nơi gặp mặt, có hơn 10 nhân viên an ninh mặc thường phục, bầu không khí nghiêm ngặt bao trùm(khách sạn).

langthang
25-09-2010, 08:00 PM
Haha lúc này làm nhà ái quốc tốt quá, hihi. Cập nhật tin tức nhanh nhạy và nóng bỏng!

Lão K
28-09-2010, 05:01 AM
Thủ tướng Nhật không xin lỗi Trung Quốc

BẮC KINH (AP) - Thủ Tướng Nhật Naoto Kan hôm Chủ Nhật bác bỏ đòi hỏi phía Trung Quốc liên tiếp đưa ra là Tokyo phải xin lỗi và bồi thường về việc bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc sau vụ bắt giữ khiến mối giao hảo giữa hai nước xuống mức thấp nhất từ nhiều năm nay.


http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/Tin%20tuc/120075-Nhat-400.jpg
Thủ tướng Nhật Naoto Kan phát biểu tại cuộc họp lần thứ 65 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Hôm 26 tháng 9 ông đã bác bỏ đòi hỏi của phía Trung Quốc là Tokyo phải xin lỗi và bồi thường
về việc bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. (Hình: EMMANUEL DUNAND/AFP/Getty Images)
Các phát biểu ngoại giao qua lại giữa hai nước trong cuối tuần qua cho thấy tinh thần dân tộc trỗi dậy sau vụ tuần duyên Nhật bắt tàu cá Trung Quốc sẽ không sớm nguội lại. Tình trạng căng thẳng này nay ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại gắn bó giữa hai quốc gia với nền kinh tế lớn thứ nhì và thứ ba trên thế giới.

“Tôi không có ý định chấp nhận những đòi hỏi này,” ông Kan nói. “Ðiều quan trọng là cả hai bên phải hành xử với một cái nhìn rộng rãi hơn.”

Ông Kan đưa ra lời phát biểu này sau khi Trung Quốc nhắc lại đòi hỏi đưa ra chiều tối ngày Thứ Bảy là phải có lời xin lỗi từ phía Nhật, chỉ ít giờ sau khi giới hữu trách Nhật trả tự do cho viên thuyền trưởng tàu cá đụng vào hai tàu tuần duyên Nhật gần khu vực quần đảo tranh chấp tháng này.

Một số nhật báo lớn ở Trung Quốc hôm Chủ Nhật đăng tải trên trang nhất các bản tin cho hay Trung Quốc đòi xin lỗi và bồi thường bên cạnh hình ảnh viên thuyền trưởng được vợ và con trai ra đón khi trở về.

Ở Nhật, các nhà lập pháp phía đối lập mạnh mẽ đả kích quyết định trả tự do cho viên thuyền trưởng Trung Quốc, coi đây là một chỉ dấu cho thấy chính phủ Nhật phải nhượng bộ trước áp lực bên ngoài.

“Ðây là ngoại giao của người điếc,” theo lời Nobuteru Ishihara, tổng thư ký đảng Dân Chủ Cấp Tiến (Liberal Democratic Party), đảng đối lập lớn nhất tại Nhật.

Ông cho hay trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình hôm Chủ Nhật rằng ông cương quyết theo đuổi việc đòi chính phủ phải giải thích việc này, kể cả triệu tập giới chức chính phủ điều trần trước Quốc Hội.

Tuy nhiên, ông Katsuya Okada, tổng thư ký đảng Dân Chủ, đảng cầm quyền tại Nhật hiện nay, bênh vực cách chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay và bác bỏ các cáo giác cho rằng có ảnh hưởng ngoại giao vào quyết định thả viên thuyền trưởng.

Hy vọng về việc trả tự do này sẽ làm dịu mức căng thẳng tan biến sau khi Trung Quốc tiếp tục đòi phải có lời xin lỗi và bồi thường từ chính phủ Nhật. (V.Giang)

Lão K
28-09-2010, 06:26 AM
Mỹ và Asean siết chặt quan hệ trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh

Trong cuộc họp thượng đỉnh Washington-Asean lần hai vào ngày 24/9/2010 tại NewYork, tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo ĐôngNam Á tìm cách củng cố mối quan hệ trên mọi lãnh vực từ chính trị, kinh tế đến an ninh. Tổng thống Barack Obama khẳng định quyết tâm của Mỹ đóng vai trò then chốt tại châu Á, trong lúc ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Việt Nam kiêm chủ tịch luân lưu Asean, tuyên bố hai bên sẽ tăng cường hợp tác bảo vệ hòa bình trong khu vực. Những lời cam kết trên đây được đưa ra vào lúc Bắc Kinh công khai làm mưa làm gió tại biển Đông.



http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/Tin%20tuc/Asean-Obama.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ chụp ảnh chung với các lãnh đạo ASEAN (từ trái qua phải)
Chủ tịch Lào, Chủ tịch Việt Nam, Tổng thống Mỹ, Tổng thống Philippines,
Thủ tướng Malaysian (New York, 24/09/2010) REUTERS/Jason Reed


Theo AFP, mở đầu hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean lần hai tại New York, Tổng thống Barack Obama long trọng tuyên bố với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á : « với tư cách là Tổng thống, tôi tuyên bố một cách rõ ràng là Hoa Kỳ có ý định đóng vai trò quan trọng tại châu Á. Hoa kỳ đã tăng cường các liên minh cũ, đẩy mạnh quan hệ với đối tác mới … như với Trung Quốc, và một lần nữa chúng tôi tham dự vào quan hệ với các tổ chức cấp vùng, trong đó có Asean ».

Tổng thống Mỹ giải thích là Asean với 10 nước thành viên, gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Miến Điện, Cam-bốt và Lào « đang giữ một vai trò quyết định trong khu vực và có thể trở thành một thế lực tích cực trong việc điều hành các vấn đề trên thế giới ».

Đáp lại thông điệp của Tổng thống Obama, chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tuyên bố : « Asean rất mong muốn nâng quan hệ với Mỹ lên một tầm cao mới để duy trì hòa bình ổn định, và phát triển trong khu vực ».

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Asean lần hai là bước chuẩn bị cho chuyến công du châu Á của tổng thống Obama vào đầu tháng 11 qua 4 nước Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, là nơi ông sinh sống lúc thiếu thời.
Trong hồ sơ thương mại, hai bên đồng ý cùng thúc đẩy phát huy buôn bán hai chiều, hiện lên đến 84 tỷ đôla trong sáu tháng đầu năm nay, tăng 28% so với cùng thời kỳ năm ngoái.

Trong lãnh vực chính trị, Tổng thống Mỹ một lần nữa kêu gọi Miến Điện trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và thật tâm dân chủ hóa chế độ.

Ngoài chủ đề thương mại, đầu tư, hội nghị còn tập trung vào tình hình an ninh cấp vùng. Đây là một vấn đề nóng bỏng do sức mạnh đang lên của Trung Quốc và tham vọng bá quyền của ban lãnh đạo Bắc Kinh.

Bốn ngày trước khi hội nghị khai mạc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng trước với lời lẽ cảnh cáo chống lại điều mà Bắc Kinh gọi là « mọi tuyên bố can thiệp vào chủ quyền không thể tranh cãi được của Trung Quốc » tại biển Đông.

Lập trường nước lớn của Trung Quốc cũng đã được Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập đến trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ hôm thứ năm, bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Tuy nhiên , dù không gọi đích danh Trung Quốc, nhưng bản thông cáo chung của thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean công bố hôm qua thứ sáu 24 tháng 9 năm 2010 « khẳng định tầm quan trọng của nền hòa bình và ổn định trong khu vực, của an ninh hàng hải, của quyền tự do giao thông trên biển theo quy định của luật quốc tế » và kêu gọi « giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ôn hòa ».

Thái độ dấn thân của Mỹ còn được biểu lộ qua lời hứa của tổng thống Obama là ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm tới tại Jakarta, thúc đẩy chiến lược phát huy ảnh hưởng trong khu vực, một chính sách vốn bị các chính quyền tiền nhiệm xem nhẹ.

Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc tiếp tục gây sức ép ngoại giao với Nhật Bản, buộc Tokyo phải xin lỗi và bồi thường, sau vụ bắt một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc gần đảo Điếu Ngư /Senkaku.

Căng thẳng về địa lý chính trị đi đôi với thái độ khăng khăng của Bắc Kinh về chính sách kềm giá đồng nhân dân tệ để cạnh tranh bất chính với hàng hóa Tây phương.

Xung khắc Mỹ Trung có nguy cơ trầm trọng thêm trong bối cảnh quốc hội Mỹ chuẩn bị biểu quyết các biện pháp trả đũa Bắc Kinh.

Theo giới phân tích, tuy là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An và biểu lộ quyết tâm làm đại cường, nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh dường như không quan tâm đến quyền lợi của các nước láng giềng và quyền lợi chung của cộng đồng thế giới.