mainhungayhomqua
13-09-2010, 11:40 AM
Bạo lực gia đình, nạn nhân không chỉ là vợ
(Eva.vn) - Người chồng luôn sống trong tâm trạng bị vợ coi thường và khinh rẻ thì sẽ không thể có sự thanh thản, và càng không thể có cuộc sống hạnh phúc.
Từ bạo lực thể xác…
Anh Cánh cay cay nước mắt khi kể với hàng xóm về người vợ vũ thê của mình. Bao nhiêu năm nay, anh Cánh làm nghề đạp xích lô để kiếm tiền nuôi con ăn học. Vậy mà chỉ một giây phút nông nổi, người vợ của anh đã cướp trắng số tiền của chồng tiết kiệm bao nhiêu năm qua đêm thiêu vào sòng bạc. Mắng vợ thì cô ta lăn ra ăn vạ, lại còn la lối om sòm để hòng làm cho bà con hàng xóm nghĩ rằng, anh ta là kẻ vũ phu.
Vũ phu làm sao được khi mà bao nhiêu năm nay anh không động đến được một sợi tóc của người đàn bà ghê gớm ấy. Cờ bạc, rượu chè, chửi bới cái gì cô ta cũng biết. Ngày xưa lấy cô ta, anh Cánh còn nhớ, đó là một cô gái nhu mì và hiền lành “như đất”. Chẳng hiểu bạn bè dụ dỗ hay trời xui đất khiến thế nào mà cô ta thành ra như thế. Lúc không có tiền đánh bạc, cô là làm um lên như một con nghiện thèm thuốc. Có khi còn cầm dao kề vào cổ chồng, đá chồng xiêu vẹo. Còn chuyện chửi mắng con, tát con đã là chuyện quá bình thường trong cái nhà này.
Bà con hàng xóm bảo anh Cánh nhu nhược, làm đàn ông mà không dạy được vợ nhưng nếu nhìn vào người đàn bà to béo ấy, ngay lập tức họ sẽ thay đổi suy nghĩ. Người chồng gầy guộc yếu đuối như anh Cánh chắc chắn không phải ‘đối thủ’ của chị ta.
Cùng gánh số phận như anh Cánh không phải là ít. Trước đây, mỗi khi nói đến bạo lực gia đình, người ta nghĩ ngay đến cảnh tượng những người vợ bị hành hung, đánh đập dã man. Tuy hiện tượng ấy vẫn luôn là thế mạnh nhưng chuyện vợ đánh chồng cũng không còn là hiếm.
Có chuyện một làng chỉ có chuyện vợ chuyên đánh chồng. Các bà rủ nhau đi chơi lô đề, cờ bạc thông đêm rồi về sinh sự với chồng. Hết tiền thì bán đồ đạc đi chơi. Nhiều lần như thế, chồng phản kháng thì ngay lập tức bị vợ cho một trận đòn tơi tả. Nó như đã thành cái ‘lệ’, hễ ông nào dám đánh các bà là các bà lăn ra ăn vạ, hò hét nhức hết cả óc.
…Đến tinh thần
Các gia đình nông thôn đã thế, gia đình tri thức cũng xảy ra hiện tượng tương tự nhất là đối với những bà vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Chị Hạnh là sếp của một công ty cổ phần. Ngày ngày lao đầu đi kiếm tiền nuôi con. Đồng lương của chồng ít ỏi, chị đâm ra khó chịu. Một người đàn ông to khỏe nhưng lại không thể lo chu cấp đầy đủ cho gia đình sẽ khiến chị nảy sinh ý nghĩ khó chịu, hằn học. Thế là đương nhiên cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng. Chồng chị cũng vì đó mà tiêu cực và chán nản.
Chẳng phải anh không muốn kiếm nhiều tiền nhưng mỗi công, mỗi việc có những đặc thù khác nhau. Không thể so sánh một người làm sếp và một người chỉ làm nhân viên như anh. Nhưng chị Hạnh lại không nghĩ được điều đó. Dù không dùng bạo lực nhưng những lời lẽ đay nghiến của chị cũng là những đòn roi tinh thần khiến cuộc sống vợ chồng bị rạn nứt.
Người chồng luôn sống trong tâm trạng bị vợ coi thường và khinh rẻ thì sẽ không thể có sự thanh thản, và càng không thể có cuộc sống hạnh phúc. Đã nhiều lần như thế nhưng chị Hạnh không rút ra được bài học cho bản thân mình. Chị luôn thắc mắc vì sao chồng đã kém kiếm tiền lại không biết cách quan tâm, chiều chuộng vợ, thậm chí không thèm giúp chị việc nhà. Nhưng chị có hiểu đâu rằng, đàn ông dù thế nào đi chăng nữa cũng không muốn chịu cảnh nội trợ để cho vợ đi kiếm tiền nuôi mình. Hơn nữa, thái độ của chị với chồng, thử hỏi có người nào chịu được và muốn quan tâm, gần gũi vợ?
http://eva.vn/oai-oam/bao-luc-gia-dinh-nan-nhan-khong-chi-la-vo-c16a38593.html
(Eva.vn) - Người chồng luôn sống trong tâm trạng bị vợ coi thường và khinh rẻ thì sẽ không thể có sự thanh thản, và càng không thể có cuộc sống hạnh phúc.
Từ bạo lực thể xác…
Anh Cánh cay cay nước mắt khi kể với hàng xóm về người vợ vũ thê của mình. Bao nhiêu năm nay, anh Cánh làm nghề đạp xích lô để kiếm tiền nuôi con ăn học. Vậy mà chỉ một giây phút nông nổi, người vợ của anh đã cướp trắng số tiền của chồng tiết kiệm bao nhiêu năm qua đêm thiêu vào sòng bạc. Mắng vợ thì cô ta lăn ra ăn vạ, lại còn la lối om sòm để hòng làm cho bà con hàng xóm nghĩ rằng, anh ta là kẻ vũ phu.
Vũ phu làm sao được khi mà bao nhiêu năm nay anh không động đến được một sợi tóc của người đàn bà ghê gớm ấy. Cờ bạc, rượu chè, chửi bới cái gì cô ta cũng biết. Ngày xưa lấy cô ta, anh Cánh còn nhớ, đó là một cô gái nhu mì và hiền lành “như đất”. Chẳng hiểu bạn bè dụ dỗ hay trời xui đất khiến thế nào mà cô ta thành ra như thế. Lúc không có tiền đánh bạc, cô là làm um lên như một con nghiện thèm thuốc. Có khi còn cầm dao kề vào cổ chồng, đá chồng xiêu vẹo. Còn chuyện chửi mắng con, tát con đã là chuyện quá bình thường trong cái nhà này.
Bà con hàng xóm bảo anh Cánh nhu nhược, làm đàn ông mà không dạy được vợ nhưng nếu nhìn vào người đàn bà to béo ấy, ngay lập tức họ sẽ thay đổi suy nghĩ. Người chồng gầy guộc yếu đuối như anh Cánh chắc chắn không phải ‘đối thủ’ của chị ta.
Cùng gánh số phận như anh Cánh không phải là ít. Trước đây, mỗi khi nói đến bạo lực gia đình, người ta nghĩ ngay đến cảnh tượng những người vợ bị hành hung, đánh đập dã man. Tuy hiện tượng ấy vẫn luôn là thế mạnh nhưng chuyện vợ đánh chồng cũng không còn là hiếm.
Có chuyện một làng chỉ có chuyện vợ chuyên đánh chồng. Các bà rủ nhau đi chơi lô đề, cờ bạc thông đêm rồi về sinh sự với chồng. Hết tiền thì bán đồ đạc đi chơi. Nhiều lần như thế, chồng phản kháng thì ngay lập tức bị vợ cho một trận đòn tơi tả. Nó như đã thành cái ‘lệ’, hễ ông nào dám đánh các bà là các bà lăn ra ăn vạ, hò hét nhức hết cả óc.
…Đến tinh thần
Các gia đình nông thôn đã thế, gia đình tri thức cũng xảy ra hiện tượng tương tự nhất là đối với những bà vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng. Chị Hạnh là sếp của một công ty cổ phần. Ngày ngày lao đầu đi kiếm tiền nuôi con. Đồng lương của chồng ít ỏi, chị đâm ra khó chịu. Một người đàn ông to khỏe nhưng lại không thể lo chu cấp đầy đủ cho gia đình sẽ khiến chị nảy sinh ý nghĩ khó chịu, hằn học. Thế là đương nhiên cuộc sống gia đình trở nên căng thẳng. Chồng chị cũng vì đó mà tiêu cực và chán nản.
Chẳng phải anh không muốn kiếm nhiều tiền nhưng mỗi công, mỗi việc có những đặc thù khác nhau. Không thể so sánh một người làm sếp và một người chỉ làm nhân viên như anh. Nhưng chị Hạnh lại không nghĩ được điều đó. Dù không dùng bạo lực nhưng những lời lẽ đay nghiến của chị cũng là những đòn roi tinh thần khiến cuộc sống vợ chồng bị rạn nứt.
Người chồng luôn sống trong tâm trạng bị vợ coi thường và khinh rẻ thì sẽ không thể có sự thanh thản, và càng không thể có cuộc sống hạnh phúc. Đã nhiều lần như thế nhưng chị Hạnh không rút ra được bài học cho bản thân mình. Chị luôn thắc mắc vì sao chồng đã kém kiếm tiền lại không biết cách quan tâm, chiều chuộng vợ, thậm chí không thèm giúp chị việc nhà. Nhưng chị có hiểu đâu rằng, đàn ông dù thế nào đi chăng nữa cũng không muốn chịu cảnh nội trợ để cho vợ đi kiếm tiền nuôi mình. Hơn nữa, thái độ của chị với chồng, thử hỏi có người nào chịu được và muốn quan tâm, gần gũi vợ?
http://eva.vn/oai-oam/bao-luc-gia-dinh-nan-nhan-khong-chi-la-vo-c16a38593.html