yeu100C
09-09-2010, 09:14 AM
"Anh ngu chua? Em ngu day" hay "Anh den ngay di nhe, muon lam roi", nhiều người vẫn nhắn tin cho nhau như thế này. Thế nhưng, do không có dấu, đôi khi thuê bao di động suýt bị tiếng xấu.
Chuyện bi hài vì không khóa bàn phím
Một cô gái tên Hoa chia sẻ trên mạng xã hội rằng cách đây 2 tháng, cô suýt bị người yêu bỏ chỉ vì tin nhắn không dấu. Số là người yêu công tác Sài Gòn, vài tháng anh mới về thăm cô. Hồi tháng 7 vừa qua, cô nhắn tin cho người yêu, giận dỗi: "Em om hai thang roi, tai anh chang them ve voi em". Ý Hoa muốn nói với người yêu rằng: "Em ốm 2 tháng rồi, tại anh chẳng thèm về với em". Ai dè, người yêu cô dịch thành "Em ôm 2 thằng rồi, ai bảo anh chẳng về với em". Thế là anh kia điên tiết gọi điện tỏ rõ sự bực mình và dọa chia tay.
Hoa giải thích mãi, người yêu mới chịu hiểu. Và từ đó, rút kinh nghiệm, những từ gì nhạy cảm, cô thường viết có dấu để tránh nhầm lẫn.
Chị Lụa ở Trực Ninh, Nam Định nhớ lại chuyện tức cười hồi chị mới dùng di động, cách đây 2 năm. Hồi đó, chị mới có bạn trai và 2 người chưa đề cập đến chuyện cưới hỏi. Có lần người yêu hẹn đón chị đi chơi nhưng lại quên mất. Đến 7h tối chưa thấy anh đến, chị nhắn tin hỏi: "Anh di chua, den ngay di nhe, muon lam roi".
Tin vừa gửi đi, người yêu nhắn ngay lại là: "Nho anh qua roi ah? Cho teo anh den ngay". Suốt buổi tối hôm đó, 2 đứa đi chơi dọc bờ sông, chàng cứ nằng nặc đề cập đến "chuyện ấy". Té ra, tin nhắn của chị Lụa bị đọc chệch ra thành: "... Anh đến ngay đi nhé, muốn lắm rồi".
Thế rồi, chị Lụa nhớ lại những lần nhắn tin trước đó và cảm thấy đỏ bừng cả mặt. Do tin nhắn không có dấu và cũng chưa có kinh nghiệm đặt vào các ngữ cảnh phù hợp nên chính chị khi đọc lại cũng không hiểu. Chẳng hạn, tin nhắn được chị Lụa gửi cho người yêu hôm 28/7 như sau: "Anh den ngay voi em, em dang o nha mot minh, nha mat dien, em bi mat kinh chieu nay, em khong nhin duoc". Ý chị Lụa muốn nói rằng: "Anh đến ngay với em, em đang ở nhà một mình, nhà mất điện. Em bị mất kính chiều nay, em không nhìn được". Còn anh người yêu thì hiểu theo nghĩa rất khác.
Anh Tuấn ở Nam Đồng, Hà Nội mới đây cũng bị người yêu xạc cho một trận chỉ vì cái tin nhắn không dấu. 2 anh chị hẹn nhau đi xem phim, nàng tự nguyện phi xe đến, còn anh thì chờ ở nhà. Đợi gần nửa tiếng mới thấy người yêu nhắn tin: "Em dang bi tac duong, cai xe ben canh quet phai, suyt nua thi...". Do đang bận rộn và mới chỉ đọc qua quýt nên anh Tuấn nhắn nhanh: "The a, em can than chu. Dang doi em". Ý anh Tuấn muốn nói là "Thế à, em cẩn thận chứ. Đang đợi em". Còn người yêu thì hiểu rằng, anh Tuấn đang nói rằng: ".... đáng đời em".
Lâu nay, các thuê bao di động vẫn rỉ tai nhau những chuyện hài hước liên quan đến tin nhắn không dấu. Có người đọc kỹ thì hiểu ngay người nhắn muốn nói gì, song không ít người lại nghĩ theo hướng ngược lại. Chẳng hạn, cô sinh viên nhắn tin cho bạn trai: "Em dang o truong, anh den ngay nhe, nho mua bao, ok?" (em đang ở trường, anh đến ngay nhé, nhớ mua báo, ok?" hay "em ngu chua? anh chuan bi ngu" (em ngủ chưa? anh chuẩn bị ngủ).
Thế nhưng, chuyện người lớn nhắn tin dù không dấu vẫn có thể luận hiểu còn với giới trẻ đôi khi chỉ có người trong cuộc mới biết họ đang nói gì.
Sếp một hãng di động cũng từng bị một đồng nghiệp hiểu nhầm vì tin nhắn không dấu lắc đầu quầy quậy rằng: "Cẩn thận không thừa. Nói chung nên cân nhắc và hạn chế nhắn những từ nhạy cảm để tránh bị hiểu nhầm đáng tiếc". Ông từng nhắn cho một đồng nghiệp nữ là "Anh can em" khi cô này định chia tay người yêu. Ý ông muốn nói là "Anh can em", còn cô đồng nghiệp thì hiểu là: "Anh cần em" nên liên tục phát đi thông điệp yêu đương với sếp mình...
Phan Linh Anh (vnexpress.net)
Chuyện bi hài vì không khóa bàn phím
Một cô gái tên Hoa chia sẻ trên mạng xã hội rằng cách đây 2 tháng, cô suýt bị người yêu bỏ chỉ vì tin nhắn không dấu. Số là người yêu công tác Sài Gòn, vài tháng anh mới về thăm cô. Hồi tháng 7 vừa qua, cô nhắn tin cho người yêu, giận dỗi: "Em om hai thang roi, tai anh chang them ve voi em". Ý Hoa muốn nói với người yêu rằng: "Em ốm 2 tháng rồi, tại anh chẳng thèm về với em". Ai dè, người yêu cô dịch thành "Em ôm 2 thằng rồi, ai bảo anh chẳng về với em". Thế là anh kia điên tiết gọi điện tỏ rõ sự bực mình và dọa chia tay.
Hoa giải thích mãi, người yêu mới chịu hiểu. Và từ đó, rút kinh nghiệm, những từ gì nhạy cảm, cô thường viết có dấu để tránh nhầm lẫn.
Chị Lụa ở Trực Ninh, Nam Định nhớ lại chuyện tức cười hồi chị mới dùng di động, cách đây 2 năm. Hồi đó, chị mới có bạn trai và 2 người chưa đề cập đến chuyện cưới hỏi. Có lần người yêu hẹn đón chị đi chơi nhưng lại quên mất. Đến 7h tối chưa thấy anh đến, chị nhắn tin hỏi: "Anh di chua, den ngay di nhe, muon lam roi".
Tin vừa gửi đi, người yêu nhắn ngay lại là: "Nho anh qua roi ah? Cho teo anh den ngay". Suốt buổi tối hôm đó, 2 đứa đi chơi dọc bờ sông, chàng cứ nằng nặc đề cập đến "chuyện ấy". Té ra, tin nhắn của chị Lụa bị đọc chệch ra thành: "... Anh đến ngay đi nhé, muốn lắm rồi".
Thế rồi, chị Lụa nhớ lại những lần nhắn tin trước đó và cảm thấy đỏ bừng cả mặt. Do tin nhắn không có dấu và cũng chưa có kinh nghiệm đặt vào các ngữ cảnh phù hợp nên chính chị khi đọc lại cũng không hiểu. Chẳng hạn, tin nhắn được chị Lụa gửi cho người yêu hôm 28/7 như sau: "Anh den ngay voi em, em dang o nha mot minh, nha mat dien, em bi mat kinh chieu nay, em khong nhin duoc". Ý chị Lụa muốn nói rằng: "Anh đến ngay với em, em đang ở nhà một mình, nhà mất điện. Em bị mất kính chiều nay, em không nhìn được". Còn anh người yêu thì hiểu theo nghĩa rất khác.
Anh Tuấn ở Nam Đồng, Hà Nội mới đây cũng bị người yêu xạc cho một trận chỉ vì cái tin nhắn không dấu. 2 anh chị hẹn nhau đi xem phim, nàng tự nguyện phi xe đến, còn anh thì chờ ở nhà. Đợi gần nửa tiếng mới thấy người yêu nhắn tin: "Em dang bi tac duong, cai xe ben canh quet phai, suyt nua thi...". Do đang bận rộn và mới chỉ đọc qua quýt nên anh Tuấn nhắn nhanh: "The a, em can than chu. Dang doi em". Ý anh Tuấn muốn nói là "Thế à, em cẩn thận chứ. Đang đợi em". Còn người yêu thì hiểu rằng, anh Tuấn đang nói rằng: ".... đáng đời em".
Lâu nay, các thuê bao di động vẫn rỉ tai nhau những chuyện hài hước liên quan đến tin nhắn không dấu. Có người đọc kỹ thì hiểu ngay người nhắn muốn nói gì, song không ít người lại nghĩ theo hướng ngược lại. Chẳng hạn, cô sinh viên nhắn tin cho bạn trai: "Em dang o truong, anh den ngay nhe, nho mua bao, ok?" (em đang ở trường, anh đến ngay nhé, nhớ mua báo, ok?" hay "em ngu chua? anh chuan bi ngu" (em ngủ chưa? anh chuẩn bị ngủ).
Thế nhưng, chuyện người lớn nhắn tin dù không dấu vẫn có thể luận hiểu còn với giới trẻ đôi khi chỉ có người trong cuộc mới biết họ đang nói gì.
Sếp một hãng di động cũng từng bị một đồng nghiệp hiểu nhầm vì tin nhắn không dấu lắc đầu quầy quậy rằng: "Cẩn thận không thừa. Nói chung nên cân nhắc và hạn chế nhắn những từ nhạy cảm để tránh bị hiểu nhầm đáng tiếc". Ông từng nhắn cho một đồng nghiệp nữ là "Anh can em" khi cô này định chia tay người yêu. Ý ông muốn nói là "Anh can em", còn cô đồng nghiệp thì hiểu là: "Anh cần em" nên liên tục phát đi thông điệp yêu đương với sếp mình...
Phan Linh Anh (vnexpress.net)