View Full Version : Người đẹp "phát, phát, phát" bị đánh trượt vì tội múa rìu
Boulevard
24-08-2010, 10:34 PM
(Lại vào blog của đồng chí đồng nghiệp, chua ngoa, đanh đá và viết khá hấp dẫn, để public cho nhiều người đọc nên Boulevard lại rinh về tiếp 1 bài bình về hoa hậu lần này là chung kết cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt)
Ban giám khảo, trong đó có một nhà thơ kiêm nhà báo ngắn lưỡi hụt hơi, một nghệ sĩ "người Việt Nam đầu tiên cởi truồng trên màn ảnh", một nhà nhân trắc học có hai bầu ti cách nhau cả gang tay, thậm chí có cả một... "tiến sĩ y khoa", do một nhà thơ "mặt chữ L" (xin lỗi chữ L) có những câu thơ nổi tiếng nhạt và nhàm, cuối cùng đã loại thí sinh được khán giả yêu thích nhất, Daniela Nguyen Nova, người đẹp "Nguyện làm con gái nước Nam" ra khỏi top 5 trong đêm chung kết cuộc thi hoa hậu người Việt 2010. Sau vụ hoa hậu Hân híp mặt đầy một đống hãm tài, cuộc thi này cũng lại cho thấy Ban Bánh khảo "có vấn đề" cả về tâm sinh lý và thẩm mỹ.
Tại hạ thật không thể hiểu thẩm mỹ của Ban bánh khảo. Họ đã trao vương miện hoa hậu cho Lưu Thị Diễm Hương, một người đẹp thể hiện thẩm mỹ bằng cách diện một cái đầm dạ hội nom như con rơi. Nom cô, người ta liền liên tưởng đến một con gà trống bị vặt trụi nửa lông thân, còn mỗi cái đuôi dài đen thui. Trên cái đầm "gà trống trụi lông" đó cô tiếp tục thể hiện thẩm mỹ bằng một mái tóc kết theo style nồi đất, y như kiểu tằng cẩu của những phụ nữ Thái một nách hai con.
Nhưng không hề khó giải thích vì sao Ban bánh khảo đánh trượt Daniela Nguyen Nova- Nguyễn Thu Mây.
Khuôn mặt cô quá khá ải, nụ cười cô vừa rạng rỡ, vừa thân thiện. Và đặc biệt giọng nói của cô, một chất giọng trong trẻo qua một cách nói duyên dáng. Ai nghe cô nói cũng phải mỉm cười. Vẻ đẹp của cô chính là cái vẻ "Ngữ tiếu yên nhiên, hoà ái khả thân" (Nói cười xinh tươi, thân thiện dễ gần). Nhưng cô lại có một vẻ đẹp lai giữa hai dòng máu, và đối với Bánh khảo của một cuộc thi hoa hậu người Việt ngực treo bằng tiến sĩ, đầu đội mũ "nhân dân", tay vỗ ngực tự xưng nhà này nhà nọ và chảy dần dật trong người máu "đồng bào", thì không khi nào họ dám trao vương miện cho cô để chịu tiếng "Nhập khẩu hoa hậu".
Thí sinh Nguyễn Thu Mây
http://a367.yahoofs.com/lifestory/DMBslyyGBRZTaV9yfl_O_2/blog/ap_20100822020213500.jpg?lb_____DUonq8be2
Daniela Nguyen Nova được đánh giá rất cao ở khả năng ứng xử, giao tiếp thông minh nhưng cô chỉ cao có 1m67. 3 cm chiều dài, dù được lấp đầy bằng khả năng ứng xử và lối giao tiếp thông minh nhưng đó cũng là khoảng cách mà Ban Bánh khảo đã không thể vượt qua. Cái tầm của Bánh khảo nó chỉ được đến thế. Chót căng một cái dây và tất nhiên không bao giờ dám bước qua. Vì sợ. Sợ cái gì thì chả ai biết.
Daniela Nguyen Nova- Nguyễn Thu Mây bước vào đêm chung kết trong một tình huống "phạm". Cô được gắn số báo danh 888. Rất nhiều người cho đây là con số đẹp. Tuy nhiên đây thực chất lại là điềm không may. 888 là số thuần âm thiếu số dương được xem là không tốt. Theo số Hà Đồ thì do có tới 3 con số âm (số 8) nên âm bất biến, người ta còn gọi là âm tịnh. Nói thêm là Ban tổ chức cuộc thi đang chứng tỏ cho thiên hạ rất rõ là họ rất đồng bóng dốt nát và trọc phú khi gán cho các thí sinh những con số kiểu 111, 333, 666, 888, 999 hoặc lộc phát, phát lộc... 15 cô gái vào đến vòng sau đều mang những con số rất chợ búa, tác phẩm của một Ban tổ chức hàng cá hàng tôm: 333, 888, 808, 599, 299, 679, 668, 889, 586, 988...Đồng bóng đến từng con số thứ tự thế thì Daniela không trượt mới lạ.
Tại hạ cam đoan cô đã mất đến hai phiếu trong Ban Bánh khảo khi đã dám "múa rìu qua mắt thợ". Đó là khi cô thể hiện tâm hồn mình, gửi một cách thông minh đến khán giả thông điệp của mình bằng cách đọc bài thơ "Nỗi nhớ" do cô tự sáng tác.
Có những câu thơ rất hay
Uớc được tắm trong làn nắng Việt
Nguyện làm con gái nước Nam
Mạnh mẽ như Trường Sơn của ba
Bao la như sông Hồng của bà
Tráng lệ, yêu kiều như Praha của mẹ
Chết nỗi những câu thơ của cô lại không hề nhàm và nhạt như những câu thơ của vị trưởng ban giám khảo. Văn mình vợ người Daniela ơi. Nhà thơ Cảnh Nhạc của "chúng ta" được mỗi một bài thơ về mẹ, trao vương miện cho cô, quá bằng thừa nhận thơ mình dở sau này còn ai đọc thơ Nhạc nữa.
Điều Tại hạ lo nhất, nguy cơ các người đẹp Việt "nói kiểu Cam bốt", hóa ra đã diễn ra với chính những người đẹp nội địa. Cả hoa hậu và á hậu của Tại hạ Daniela Nguyen Nova Nguyễn Thu Mây và Phạm Thúy Vy Victorya đều nói tiếng Việt rất chuẩn, nói một cách trong sáng và duyên dáng trong khi các người đẹp nội địa liên tục nói lắp, nói lỗi. Có mỗi câu "Xin chào, tôi là ...tôi đến từ..." mà cũng nói vấp thì hỏi sao đến phần ứng xử các người đẹp không lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Riêng hoa hậu Diễm Hương, phần trả lời của cô đã mắc một lỗi mạt sát rất nặng. Đại ý sau khi ca ngợi Văn Miếu là trường ĐH đầu tiên của Việt Nam, sau khi ca ngợi tinh thần hiếu học của người Việt, cô nhấn mạnh bằng cách so sánh rằng: Hiếm có dân tộc nào có truyền thống hiếu học cao như vậy. Nếu chúng ta thay truyền thống hiếu học bằng truyền thống yêu nước, kết quả sẽ được một câu, đại loại: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu nước. Em tự hào về truyền thống yêu nước của người Việt, một truyền thống mà nhiều dân tộc không có được. Có lẽ trong trường hợp này, để hiểu rõ "chí tuệ" của hoa hậu nhất, nên thay truyền thống hiếu học bằng phép lịch sự. Kết quả, rất khả quan, sẽ là một câu trả lời vừa thiếu học vừa mất lịch sự.
Ngay trước đêm diễn ra cuộc thi chung kết, ban tổ chức đã quyết định bỏ bớt giải người đẹp do khán giả bình chọn, chắc rút kinh nghiệm bị dư luận phản ứng trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Đây là điềm xấu, rất xấu cho Daniela Nguyen Nova Nguyễn Thu Mây. Bởi vì cô và Phạm Thúy Vy Victorya là hai cô gái được khán giả yêu thích nhất. Được các nhà báo quan tâm nhất. Ban Bánh khảo chắc chắn phải đánh trượt rồi bởi nếu Bánh khảo cũng chọn y như khán giả thì còn gọi quái gì là bánh khảo. Một ví dụ sinh động và còn nóng hổi: Chẳng phải là trường hợp chọn cú bỏ công vừa diễn ra trong cuộc thi hoa hậu Việt Nam đó sao.
(Tác giả: Tuanddk blog)
TeacherABC
24-08-2010, 10:44 PM
Tác giả có giọng văn châm biếm và hài hước kinh thật! Tiếc cho 888, một khuôn mặt thật đẹp !
mainhungayhomqua
25-08-2010, 12:07 AM
Đáng tiếc cho Nguyễn Thu Mây có một fan hâm mộ cô, nâng cô lên bằng cách xúc phạm người khác.
Boulevard
25-08-2010, 11:44 AM
Bou cũng thấy là tác giả mô tả nhìn mọi thư rất cay nghiệt, nhưng mà khoái cái cách viết chua chát, hài hước, sâu sắc của tác giả. Nên rinh về cho nhà mình coi. Sức mạnh của ngòi bút thật khôn lường, có thể biến không thành có, biến mưa thành bão tố, biến người đẹp thành người xấu, người đẹp rồi thành đẹp dã man... Nhưng đây chỉ là 1 bài viết trong blog cá nhân mang suy nghĩ và tình cảm riêng của 1 cá nhân, dĩ nhiên là báo chí chẳng bao giờ đăng tải rồi :D
Nhudadauyeu
25-08-2010, 04:06 PM
Sức mạnh của ngòi bút thật khôn lường, có thể biến không thành có, biến mưa thành bão tố
đúng là sức mạnh của ngòi bút thì chẳng gì có thể so sánh bằng , nhất là trong XH bây giờ.
Boulevard
25-08-2010, 06:30 PM
Nhưng mà cũng nhờ vào ngòi bút sắc sảo và chiến đấu của báo chí mà biết bao vụ việc xấu xa trong xã hội đã bị phơi bày ra ánh sáng. Trong giới nhà báo cũng có những nhà báo tài năng, giỏi và ngòi bút của họ cực kỳ trung thực nhưng những luận cứ và ngôn ngữ của họ đã thể hiện bề dày kiến thức cũng như vốn sống mới có thể có. Những bài viết của họ đã làm nên những làn sóng trong dư luận xã hội, góp phần cải tạo và bắt các nhà chức trách phải vào cuộc tìm ra chân lý. Ý Bou muốn nói cái chữ biến mưa thành bão tố chính là những cơn mưa bão dội lại những đối tượng đáng phê phán. Còn bài viết trên chỉ la cóp cho vui không bình luận gì về nội dung cả. Nhà báo là cũng là một nghề và cũng có những người chuyên chỉ làm "bồi bút", viết vì tiền, nhưng có những người thì khi cầm bút lên mặt báo thì đó là trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
:D:D:D
mainhungayhomqua
25-08-2010, 07:59 PM
Nói về đạo đức nghề nghiệp thì vô cùng. Những "nhà báo tài năng, giỏi và ngòi bút của họ cực kỳ trung thực nhưng những luận cứ và ngôn ngữ của họ đã thể hiện bề dày kiến thức cũng như vốn sống mới có thể có. Những bài viết của họ đã làm nên những làn sóng trong dư luận xã hội, góp phần cải tạo và bắt các nhà chức trách phải vào cuộc tìm ra chân lý" thì hiếm lắm, cả nước ta trong suốt chiều dài lịch sử liệu được bao người. Những nhà báo có thể biến không thành có, biến mưa thành bão tố, biến trắng thành đen cũng hiếm lắm vì họ cũng phải có thực tài mới làm ngả nghiêng chân lý đến thế được. Đa phần các nhà báo ngày nay không đủ tâm huyết, quay cuồng theo đồng tiền nên chủ yếu tập trung "sức mạnh", "tài năng", "trí tuệ" vào thể loại "báo lá cải", những bài báo chủ yếu đọc để thư giãn, đọc để rồi quên, đúng hay sai người đọc ít quan tâm, nếu biết thông tin bị xuyên tạc cũng chỉ cười trừ bỏ qua, hoặc cùng lắm chỉ là chủ để buôn dưa lê cho vui miệng, chẳng ai quan tâm đến cuối cùng thực hư nó là thế nào. Thử hỏi hiện nay bao nhiêu người cầm báo giấy để đọc? Báo mạng thì hầu hết trang web này lấy thông tin của trang web khác update lên, thậm chí bài hôm nay ngược hẳn thông tin hôm trước là chuyện bình thường. Ngoài những báo mang tính chất đường lối ra, những báo được đánh giá cao về chất lượng đếm được trên đầu ngón tay của một bàn tay.
TeacherABC
25-08-2010, 08:02 PM
Hihihi... Bou lại nhắc tới "nhà báo" và "nghiệp làm báo" nữa rồi! Thường thì blog là một nơi riêng tư nên mình muốn bày tỏ chính kiến hay định kiến về một vấn đề nào đó cũng chỉ dành những bạn bè vào xem thôi! Nhưng khi post lên diễn đàn không tránh khỏi những ý kiến khác nhau tùy theo cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người!
TeacherABC
25-08-2010, 08:06 PM
.........Thử hỏi hiện nay bao nhiêu người cầm báo giấy để đọc? ...........
Hầu như đa số dân đều đọc báo ấy chứ mainhungayhomqua, nếu không thì báo làm sao bán được? :D :D
mainhungayhomqua
25-08-2010, 08:29 PM
CHắc chắn là rất ít ạ. Những báo đường lối thì đa phần các cơ quan nhà nước đặt mua và cung cấp miễn phí về các phòng ban, nếu không chắc chẳng ai mua, còn lại hầu hết là các báo kiểu như Hoa học trò, Hạnh phúc gia đình... đáp ứng nhu cầu thư giãn hoặc tập trung vào tâm lý một số đối tượng nhất định mới tiêu thụ được tuy nhiên chất lượng không cao, nội dung chủ yếu chạy theo thị hiếu nhất thời của người đọc (đúng phương châm khách hàng là thượng đế tuy nhiên mất đi tính định hướng của nghề báo) . Trong các báo hiện nay mà em còn thấy tâm đắc là báo Thanh niên và An ninh thế giới cuối tuần (hình như tên như vậy hoặc na ná vậy) là còn có sức hút. Còn với những người sử dụng Internet thì nếu được cung cấp báo miễn phí thì đọc chứ bảo mua chắc hiếm. Nếu làm một survey về thực tế đọc báo giấy ở các thành phố, trường học, công sở hiện nay chắc sẽ là một con số đáng buồn. Và nếu làm một survey về những kiến thức kinh tế, xã hội mọi người thu thập được từ đọc báo giấy chắc sẽ còn đáng buồn hơn.
TeacherABC
25-08-2010, 09:05 PM
CHắc chắn là rất ít ạ. Những báo đường lối thì đa phần các cơ quan nhà nước đặt mua và cung cấp miễn phí về các phòng ban, nếu không chắc chẳng ai mua, còn lại hầu hết là các báo kiểu như Hoa học trò, Hạnh phúc gia đình... đáp ứng nhu cầu thư giãn hoặc tập trung vào tâm lý một số đối tượng nhất định mới tiêu thụ được tuy nhiên chất lượng không cao, nội dung chủ yếu chạy theo thị hiếu nhất thời của người đọc (đúng phương châm khách hàng là thượng đế tuy nhiên mất đi tính định hướng của nghề báo) . Trong các báo hiện nay mà em còn thấy tâm đắc là báo Thanh niên và An ninh thế giới cuối tuần (hình như tên như vậy hoặc na ná vậy) là còn có sức hút. Còn với những người sử dụng Internet thì nếu được cung cấp báo miễn phí thì đọc chứ bảo mua chắc hiếm. Nếu làm một survey về thực tế đọc báo giấy ở các thành phố, trường học, công sở hiện nay chắc sẽ là một con số đáng buồn. Và nếu làm một survey về những kiến thức kinh tế, xã hội mọi người thu thập được từ đọc báo giấy chắc sẽ còn đáng buồn hơn.
Mình không biết mainhungayhomqua ở VN hay nước ngoài và lấy số liệu từ đâu chứ theo mình thì đa số người dân thành phố đều thích xem báo. Ngay như ở nhà mình bà cụ già 82 tuổi rồi vẫn còn ngồi xem báo. Mỗi buổi sáng có dịp đi đâu sớm từ 4g ngang qua các toà soạn báo thì thấy cảnh tấp nập người đi giao báo và nhận báo. Ở SG đi ngang các quán cà phê cóc buổi sáng thì đa số người uống đều cầm ít nhất 1 tờ báo để xem... Có lẽ ý kiến của mình cũng chủ quan vì thấy ở nhà ai cũng thích xem báo nên mình thường đăng ký báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, SGGP, CATPHCM, Người Lao Động, Thể Thao TPHCM, ANTG hàng ngày...
mainhungayhomqua
25-08-2010, 09:49 PM
Phạm vi đối tượng em quan tâm tập trung vào những người đang trong độ tuổi đi học và đi làm, tức là những người có điều kiện và đủ kiến thức tiếp xúc với báo mạng hàng ngày. Về chuyện nhận và giao báo hàng ngày tại các toà soạn cũng rất khó đánh giá sức hút của một loại báo. Ví dụ như với các thư viện, các công sở gần như bắt buộc phải đặt mua một số loại báo nhất định, tuy nhiên có thể đánh giá phần nào căn cứ vào số lượng các sạp báo bán lẻ. Nếu ngày trước có thể rất dễ tìm một sạp báo thì ngày nay không dễ chút nào, tuy nhiên để chắc chắn thì ai đó có thể làm một cuộc điều tra :D. Trong khi đợi chờ một cuộc điều tra như vậy thì ta quay lại với chủ đề chính cuộc thi hoa hậu thì hợp lý hơn.
Boulevard
25-08-2010, 11:13 PM
he he. Phải có 1 topic riêng về nhà báo nhở:D. anh Tec nói đúng rồi, cái nì là blog nên người viết có quyền viết cái gì họ thích. ý kiến ngược chiều là đương nhiên, nhưng có điều đừng hiểu nhầm đây là 1 bài blog chứ không phải là 1 bài báo.
à, Bou tự hỏi mọi người có thích đọc những dạng bài viết mang tính cá nhân kiểu như thế này giống như "Một vẻ đẹp tăm tối, một trí tuệ photocopy" hoặc như dạng bài như "Sốc không tả nổi" không? Bou thấy hay thì mang về đọc thôi chứ đừng nghĩ đây là quan điểm hay sự đồng tình của Bou. Phương châm của Boulevard là thấy cái gì mới lạ, cái gì ngồ ngộ, hay hay... rinh về nhà mình cho mọi người đọc cho vui. Còn quan điểm với từng bài thì có thể là có, có thể là không, có thể chỉ là vui thì mang về thôi. Nếu thích thì cho xin 1 nút thanks để Bou tiếp tục post tiếp. Nếu thấy nó phản cảm hay quá nhậy cảm thì Bou lại thôi ạ! :D
http://www.niemrieng.net/diendan/showthread.php?5136-M%E1%BB%99t-v%E1%BA%BB-%C4%91%E1%BA%B9p-t%C4%83m-t%E1%BB%91i-m%E1%BB%99t-tr%C3%AD-tu%E1%BB%87-photocopy
http://www.niemrieng.net/diendan/showthread.php?5128-S%E1%BB%91c-kh%C3%B4ng-t%E1%BA%A3-n%E1%BB%95i
Boulevard
26-08-2010, 12:52 AM
3 người đẹp giành ngôi vị cao nhất của Cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt 2010
Diễm Hương với chiều cao 171 cm, số đo 84-61-92, Hoa hậu thế giới người Việt 2010
http://ngoisao.net/News/Hau-truong/2010/08/3B9D0EE5/01.jpg
Nguyễn Ngọc Kiều Khanh - Hoa hậu biển, á hậu
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/08/18/MI5H2259.jpg
Phạm Thúy Vy Vitoria - Hoa hậu Thể thao, á hậu 2
http://img.2sao.vietnamnet.vn/2010/08/12/12/17/6.jpg
http://missvietnamworld.com.vn/Uploads/0_NGAY%2021_08/Re_Dem%20chung%20ket%20(26).JPG
Thí sinh Nguyễn Thu Mây trong bài viết trên :D
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/08/23/may423810.jpg
Boulevard
27-08-2010, 02:02 PM
Những ngày qua blog của Tuanddk được bà con trong mạng dạo vào nhiều nhất vì những bài với giọng điệu rất 'cay nghiệt". Boulevard lại khuân về nhà mình cho mọi người đọc bài mới nhất ạ.
Con bò dắt lên sân khấu thành hoa hậu
Cao 1,71m, cân nặng: 50 kg, số đo 3 vòng: 84-61-92. Và mang số báo danh 299. Đây toàn là những con số đẹp đối với một người đẹp. Nhưng khi người đẹp đó chém mất của Văn miếu- Quốc tử giám những 300 năm lịch sử khi cô cho rằng trường Đại học đầu tiên của Việt Nam có tuổi thọ 700 năm, thì đã có những hoài nghi về "vẻ đẹp trí tuệ" của cô. Chỉ sau đó vài ngày, khi bảng điểm 2 năm "đại học" của cô được tung lên mạng với kết quả của rất nhiều "điểm 0" mà cô "đạt được" rất nhiều người mới thấm thía rằng chiều dài của cặp giò nhiều khi lại đồng nghĩa với một trí tuệ lùn. Tại hạ đang nói đến Hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương. Nhưng câu chuyện đáng sợ nhất là tân hoa hậu đe dọa sẽ "du học nước ngoài". Sẽ lại có thêm một dị bản cho câu chuyện "con bò dắt qua Hồng trường thành tiến sĩ"?
Trong phần thi ứng xử mà nhiều người đánh giá là "tự tin", là "lưu loát", người đẹp họ Lưu, khi đó chưa "đỗ" hoa hậu đã "khẳng khái" khẳng định: "Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường ĐH đầu tiên của nước Việt Nam và trường đã tồn tại được 700 năm". Nhiều người sau đó đã mang Wikipedia, có câu "với hơn 700 năm hoạt động" ra để thanh minh cho Lưu. Nhưng rõ ràng đây là một câu trả lời sai. Văn miếu được xây dựng từ năm 1070, đến năm 1072 trường Quốc Tử Giám được thành lập và đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Kiến thức lịch sử này dường như không một học sinh phổ thông nào không biết, trừ "sinh viên- hoa hậu" Diễm Hương.
Thế thì cô tự tin với kiến thức gì mà "các thầy đã dạy"?
Bảng điểm của người đẹp họ Lưu trong hai năm "đại học" cho thấy có tới 7/28 môn bị điểm 0. "Đạt điểm 0". Thật đúng là ngôn ngữ Việt Nam. Có nghĩa là hoa hậu của chúng ta đã cố, nhưng "chí tuệ" của cô cũng chỉ có thế mà biểu hiện chính là việc cô "đạt" điểm 0? Nhưng 7 điểm 0 chưa phải là kết quả tồi tệ nhất. 15/28 môn xếp hạng C-D (Đến hạng D là hết chứ không có E đâu). Tân Hoa hậu trượt tới 7 môn. Số điểm trung bình cô tích lũy được là 1.52. Một con số xấu, so với nụ cười đẹp của cô, nhưng lại là một "con số thiểu năng" phù hợp với trí tuệ của người đẹp và là câu trả lời thuyết phục nhất cho kiến thức của cô trong phần thi ứng xử.
So Lưu Thị Diễm Hương với Ngô Phương Lan, thấy rõ ngay rằng "vẻ đẹp Việt Nam" năm nay ngày càng "tiềm ẩn", ngày càng thụt lùi. Có người đã nói không quá lời là bảng điểm của Lưu đang cho thấy cô hơn được Hoa hậu VN 2008 Trần Thị Thùy Dung ở cái bằng tốt nghiệp cấp 3. Mà chỉ hơn được mỗi cái bằng thôi nhá.
Trường Hoa Sen, sau bê bối hoa hậu học dốt đã chính thức trả lời là Lưu hoa hậu đã xin nghỉ bảo lưu vì lý do sức khỏe. Hoa hậu giải thích là cô mắc chứng rối loạn tiêu hóa. (Không biết có liên quan gì đến phương châm sống “hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng” hay không nữa). Lưu Thị Diễm Hương "thất học" vì đường ruột, hay... đường nhựa hẳn sẽ còn là câu chuyện dài. Nhưng có một chuyện có thể khẳng định ngay: Cô là một hoa hậu học dốt.
"Theo bạn, ngày nay việc sử dụng Internet tràn lan và không bị giám sát chặt chẽ đang có ảnh hưởng gì đến giới trẻ?", Đây là câu hỏi được Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2010 đặt ra cho Jimena Navarrete Rosete , một thí sinh đến từ Mexico, cũng là sinh viên như Lưu Thị Diễm Hương. Câu trả lời của cô: "Internet là một công cụ cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, dù thế nào, gia đình vẫn luôn là cái nôi an toàn và đáng tin cậy nhất để giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên nên người. Do vậy, gia đình cần đóng vai trò quan trọng để định hướng". Jimena Navarrete Rosete sau đó đã đoạt vương miện trong cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất thế giới. Nhưng vẻ đẹp trí tuệ không phải chỉ nhìn thấy ở hoa hậu. Tại phần thi ứng xử được truyền hình trực tiếp tới hàng chục triệu khán giả khắp thế giới, Ban giám khảo đã đặt câu hỏi: "Chính phủ nên có vai trò thế nào trong việc quy định chuyện ăn mặc để hạn chế bớt những trang phục gớm ghiếc, chướng tai gai mắt thịnh hành ngày nay?". Khi thấy câu hỏi này, không hiểu sao Tại hạ lại nghĩ ngay đến Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, một cá tính không có cá tính, một cái máy photocopy những trang sách đạo lý vô nghĩa và một phong cách trả lời đại vô duyên. Hãy thử tưởng tượng xem Ngọc Hân sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Một phát biểu lên án chuyện cởi quần tụt áo? Một bài luận về trường phái tua rua? Hay một cam kết, một lời hứa về chuyện ăn mặc của bản thân "có liên hệ" với vẻ đẹp của chiếc áo dài? Tại cuộc thi HHHV, người đẹp Australia, cô Jesinta Campbell đã trả lời: "Một trong những điều tuyệt vời nhất mà con người có được là sự tự do lựa chọn. Thời trang chính là sự tự do. Tôi không nghĩ rằng các nhà chức trách nên can thiệp vào chuyện chúng ta mặc cái gì". Phải nói đó chính là vẻ đẹp trí tuệ, một câu trả lời cá tính và thể hiện rõ cái tôi.
Không phải đợi đến "trường hợp Ngô Bảo Châu" người Việt chúng ta mới tự hào về sự thông minh mang tính dân tộc của mình, chẳng phải là ngay tại nghị trường còn có nghị sĩ đánh giá người Việt "IQ cao" đó sao. Nhưng trong những cuộc thi hoa hậu quốc nội vừa rồi, chỉ thấy sự máy móc, sự thuộc bài, không chút sáng tạo, không chủ kiến trong phần trả bài của các người đẹp.
Tại hạ thấy cần phải trích dẫn câu hỏi danh cho Hoa hậu Jamaica Yendi Phillipps "Theo bạn, hình phạt tử hình có chấp nhận được không và tại sao?" Cô đã trả lời: "Cuộc sống là do tạo hóa ban tặng và con người ai cũng có quyền được sống. Việc tước đoạt cuộc sống của người khác là điều không thể chấp nhận được...". Có một vấn đề rất nên nói là việc đặt câu hỏi của Ban giám khảo. Dù là hỏi về hình phạt tử hình, hay chiếc máy kiểm tra an ninh ở sân bay, về thời trang dị hợm hay internet, dù là bé như cây kim hay lớn như cái phi thuyền thì đó là những câu hỏi thực tế, rất rất gần với cuộc sống và không hề lên gân lên cốt. Có người đã bình luận những câu hỏi của Ban giám khảo cuộc thi HHHV như sau: Hoàn toàn không hỏi theo kiểu đánh đố, buộc thí sinh phải phô bày tri thức, nhưng ban giám khảo vẫn có thể kiểm tra được tư duy, bản lĩnh, sự nhạy cảm của thí sinh trước các vấn đề xã hội. Tri thức là thứ có thể trau dồi, làm giàu từng ngày, nhưng thái độ và trách nhiệm trước xã hội mới là điều mỗi hoa hậu cần phải có.
Nếu không có một câu hỏi hay thì làm sao có thể nhận được một câu trả lời thông minh, sắc sảo và thể hiện cá tính cũng như vẻ đẹp trí tuệ trong đó.
Trông người lại ngẫm đến ta. Ở cuộc thi HHTGNV, Ban tổ chức cho các thí sinh đeo số báo danh theo trường phái... "biển kiểm soát" toàn lộc phát, nút 9, tổng 10 mà nhiều người nói "nhìn con số biết văn hóa". Còn tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 , trong thành phần Ban giám khảo có cựu hoa hậu Nguyễn Thu Thủy. Giám khảo này ngay tại cuộc thi đã có một phát ngôn gây sóng gió suốt từ đó đến nay. Cô "trả lời phỏng vấn" rằng: Tôi nghĩ bản thân cái đẹp đã là tài năng. Còn nói thêm rằng "Tất nhiên, người ta cũng nói về sự đức hạnh, trí tuệ… nhưng cao hơn cả là vẻ đẹp". Có người khi nghe cựu hoa hậu này phát ngôn đã bình luận đầy chua chát, rằng: Hình như những người nổi tiếng nghĩ rằng họ nói ra điều gì cũng là chân lý. Là hoa hậu mà sao ăn nói kiêu ngạo quá vậy? Nói như chị thì những người sinh ra không chân dài, không da trắng, khuôn mặt không khả ái... là do họ bất tài, bố mẹ họ bất tài sao? Có thể là Thu Thủy "lỡ miệng", cũng có thể cô tạo scandal tự quảng bá cho bản thân, và cũng có thể vì là hoa hậu nên cô chỉ nghĩ được có thế. Tuy nhiên, cái cách hành xử sau đó mới thể hiện rõ "vẻ đẹp chí tuệ" và cách "hành xử có văn hóa" của cô. Trên trang blog cá nhân, Thu Thủy đã công nhiên chửi mắng dư luận ngu dốt, đáng thương, quá xấu xí nên đang ghen tị với sắc đẹp của Hoa hậu.
Với "chí tuệ" và "văn hóa" như vậy thì thử hỏi tại sao câu hỏi trong các cuộc thi người đẹp trong hơn 20 năm qua quanh đi ngoảnh lại vẫn là những câu hỏi cũ rích, sáo mòn, mớm lời và nhạt toẹt. Kết quả, tất nhiên cũng là những câu trả lời theo kiểu hô khẩu hiệu, ca ngợi non sông gấm vóc, làm thơ về tà áo dài, về đức công dung ngôn hạnh "không phải phụ nữ dân tộc nào cũng có được", rồi thề thốt sẽ A, để B, vì C, không D... tất nhiên không thể thiếu lời cảm ơn Ban giám khảo cha mẹ cô dì chú bác anh chị em nội ngoại thân hữu gần xa. Và "em xin hết".
Dường như ngay cả sự dốt nát, máy móc cũng đã được lặp đi lặp lại trong suốt 24 năm qua
TeacherABC
27-08-2010, 03:48 PM
Những ngày qua blog của Tuanddk được bà con trong mạng dạo vào nhiều nhất vì những bài với giọng điệu rất 'cay nghiệt". Boulevard lại khuân về nhà mình cho mọi người đọc bài mới nhất ạ.
Con bò dắt lên sân khấu thành hoa hậu
Cao 1,71m, cân nặng: 50 kg, số đo 3 vòng: 84-61-92. Và mang số báo danh 299. Đây toàn là những con số đẹp đối với một người đẹp. Nhưng khi người đẹp đó chém mất của Văn miếu- Quốc tử giám những 300 năm lịch sử khi cô cho rằng trường Đại học đầu tiên của Việt Nam có tuổi thọ 700 năm, thì đã có những hoài nghi về "vẻ đẹp trí tuệ" của cô. Chỉ sau đó vài ngày, khi bảng điểm 2 năm "đại học" của cô được tung lên mạng với kết quả của rất nhiều "điểm 0" mà cô "đạt được" rất nhiều người mới thấm thía rằng chiều dài của cặp giò nhiều khi lại đồng nghĩa với một trí tuệ lùn. Tại hạ đang nói đến Hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương. Nhưng câu chuyện đáng sợ nhất là tân hoa hậu đe dọa sẽ "du học nước ngoài". Sẽ lại có thêm một dị bản cho câu chuyện "con bò dắt qua Hồng trường thành tiến sĩ"?
Trong phần thi ứng xử mà nhiều người đánh giá là "tự tin", là "lưu loát", người đẹp họ Lưu, khi đó chưa "đỗ" hoa hậu đã "khẳng khái" khẳng định: "Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường ĐH đầu tiên của nước Việt Nam và trường đã tồn tại được 700 năm". Nhiều người sau đó đã mang Wikipedia, có câu "với hơn 700 năm hoạt động" ra để thanh minh cho Lưu. Nhưng rõ ràng đây là một câu trả lời sai. Văn miếu được xây dựng từ năm 1070, đến năm 1072 trường Quốc Tử Giám được thành lập và đây được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Kiến thức lịch sử này dường như không một học sinh phổ thông nào không biết, trừ "sinh viên- hoa hậu" Diễm Hương.
Thế thì cô tự tin với kiến thức gì mà "các thầy đã dạy"?
Bảng điểm của người đẹp họ Lưu trong hai năm "đại học" cho thấy có tới 7/28 môn bị điểm 0. "Đạt điểm 0". Thật đúng là ngôn ngữ Việt Nam. Có nghĩa là hoa hậu của chúng ta đã cố, nhưng "chí tuệ" của cô cũng chỉ có thế mà biểu hiện chính là việc cô "đạt" điểm 0? Nhưng 7 điểm 0 chưa phải là kết quả tồi tệ nhất. 15/28 môn xếp hạng C-D (Đến hạng D là hết chứ không có E đâu). Tân Hoa hậu trượt tới 7 môn. Số điểm trung bình cô tích lũy được là 1.52. Một con số xấu, so với nụ cười đẹp của cô, nhưng lại là một "con số thiểu năng" phù hợp với trí tuệ của người đẹp và là câu trả lời thuyết phục nhất cho kiến thức của cô trong phần thi ứng xử.
So Lưu Thị Diễm Hương với Ngô Phương Lan, thấy rõ ngay rằng "vẻ đẹp Việt Nam" năm nay ngày càng "tiềm ẩn", ngày càng thụt lùi. Có người đã nói không quá lời là bảng điểm của Lưu đang cho thấy cô hơn được Hoa hậu VN 2008 Trần Thị Thùy Dung ở cái bằng tốt nghiệp cấp 3. Mà chỉ hơn được mỗi cái bằng thôi nhá.
Trường Hoa Sen, sau bê bối hoa hậu học dốt đã chính thức trả lời là Lưu hoa hậu đã xin nghỉ bảo lưu vì lý do sức khỏe. Hoa hậu giải thích là cô mắc chứng rối loạn tiêu hóa. (Không biết có liên quan gì đến phương châm sống “hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng” hay không nữa). Lưu Thị Diễm Hương "thất học" vì đường ruột, hay... đường nhựa hẳn sẽ còn là câu chuyện dài. Nhưng có một chuyện có thể khẳng định ngay: Cô là một hoa hậu học dốt.
"Theo bạn, ngày nay việc sử dụng Internet tràn lan và không bị giám sát chặt chẽ đang có ảnh hưởng gì đến giới trẻ?", Đây là câu hỏi được Ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2010 đặt ra cho Jimena Navarrete Rosete , một thí sinh đến từ Mexico, cũng là sinh viên như Lưu Thị Diễm Hương. Câu trả lời của cô: "Internet là một công cụ cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, dù thế nào, gia đình vẫn luôn là cái nôi an toàn và đáng tin cậy nhất để giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên nên người. Do vậy, gia đình cần đóng vai trò quan trọng để định hướng". Jimena Navarrete Rosete sau đó đã đoạt vương miện trong cuộc thi sắc đẹp danh giá nhất thế giới. Nhưng vẻ đẹp trí tuệ không phải chỉ nhìn thấy ở hoa hậu. Tại phần thi ứng xử được truyền hình trực tiếp tới hàng chục triệu khán giả khắp thế giới, Ban giám khảo đã đặt câu hỏi: "Chính phủ nên có vai trò thế nào trong việc quy định chuyện ăn mặc để hạn chế bớt những trang phục gớm ghiếc, chướng tai gai mắt thịnh hành ngày nay?". Khi thấy câu hỏi này, không hiểu sao Tại hạ lại nghĩ ngay đến Hoa hậu Việt Nam Đặng Thị Ngọc Hân, một cá tính không có cá tính, một cái máy photocopy những trang sách đạo lý vô nghĩa và một phong cách trả lời đại vô duyên. Hãy thử tưởng tượng xem Ngọc Hân sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào? Một phát biểu lên án chuyện cởi quần tụt áo? Một bài luận về trường phái tua rua? Hay một cam kết, một lời hứa về chuyện ăn mặc của bản thân "có liên hệ" với vẻ đẹp của chiếc áo dài? Tại cuộc thi HHHV, người đẹp Australia, cô Jesinta Campbell đã trả lời: "Một trong những điều tuyệt vời nhất mà con người có được là sự tự do lựa chọn. Thời trang chính là sự tự do. Tôi không nghĩ rằng các nhà chức trách nên can thiệp vào chuyện chúng ta mặc cái gì". Phải nói đó chính là vẻ đẹp trí tuệ, một câu trả lời cá tính và thể hiện rõ cái tôi.
Không phải đợi đến "trường hợp Ngô Bảo Châu" người Việt chúng ta mới tự hào về sự thông minh mang tính dân tộc của mình, chẳng phải là ngay tại nghị trường còn có nghị sĩ đánh giá người Việt "IQ cao" đó sao. Nhưng trong những cuộc thi hoa hậu quốc nội vừa rồi, chỉ thấy sự máy móc, sự thuộc bài, không chút sáng tạo, không chủ kiến trong phần trả bài của các người đẹp.
Tại hạ thấy cần phải trích dẫn câu hỏi danh cho Hoa hậu Jamaica Yendi Phillipps "Theo bạn, hình phạt tử hình có chấp nhận được không và tại sao?" Cô đã trả lời: "Cuộc sống là do tạo hóa ban tặng và con người ai cũng có quyền được sống. Việc tước đoạt cuộc sống của người khác là điều không thể chấp nhận được...". Có một vấn đề rất nên nói là việc đặt câu hỏi của Ban giám khảo. Dù là hỏi về hình phạt tử hình, hay chiếc máy kiểm tra an ninh ở sân bay, về thời trang dị hợm hay internet, dù là bé như cây kim hay lớn như cái phi thuyền thì đó là những câu hỏi thực tế, rất rất gần với cuộc sống và không hề lên gân lên cốt. Có người đã bình luận những câu hỏi của Ban giám khảo cuộc thi HHHV như sau: Hoàn toàn không hỏi theo kiểu đánh đố, buộc thí sinh phải phô bày tri thức, nhưng ban giám khảo vẫn có thể kiểm tra được tư duy, bản lĩnh, sự nhạy cảm của thí sinh trước các vấn đề xã hội. Tri thức là thứ có thể trau dồi, làm giàu từng ngày, nhưng thái độ và trách nhiệm trước xã hội mới là điều mỗi hoa hậu cần phải có.
Nếu không có một câu hỏi hay thì làm sao có thể nhận được một câu trả lời thông minh, sắc sảo và thể hiện cá tính cũng như vẻ đẹp trí tuệ trong đó.
Trông người lại ngẫm đến ta. Ở cuộc thi HHTGNV, Ban tổ chức cho các thí sinh đeo số báo danh theo trường phái... "biển kiểm soát" toàn lộc phát, nút 9, tổng 10 mà nhiều người nói "nhìn con số biết văn hóa". Còn tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 , trong thành phần Ban giám khảo có cựu hoa hậu Nguyễn Thu Thủy. Giám khảo này ngay tại cuộc thi đã có một phát ngôn gây sóng gió suốt từ đó đến nay. Cô "trả lời phỏng vấn" rằng: Tôi nghĩ bản thân cái đẹp đã là tài năng. Còn nói thêm rằng "Tất nhiên, người ta cũng nói về sự đức hạnh, trí tuệ… nhưng cao hơn cả là vẻ đẹp". Có người khi nghe cựu hoa hậu này phát ngôn đã bình luận đầy chua chát, rằng: Hình như những người nổi tiếng nghĩ rằng họ nói ra điều gì cũng là chân lý. Là hoa hậu mà sao ăn nói kiêu ngạo quá vậy? Nói như chị thì những người sinh ra không chân dài, không da trắng, khuôn mặt không khả ái... là do họ bất tài, bố mẹ họ bất tài sao? Có thể là Thu Thủy "lỡ miệng", cũng có thể cô tạo scandal tự quảng bá cho bản thân, và cũng có thể vì là hoa hậu nên cô chỉ nghĩ được có thế. Tuy nhiên, cái cách hành xử sau đó mới thể hiện rõ "vẻ đẹp chí tuệ" và cách "hành xử có văn hóa" của cô. Trên trang blog cá nhân, Thu Thủy đã công nhiên chửi mắng dư luận ngu dốt, đáng thương, quá xấu xí nên đang ghen tị với sắc đẹp của Hoa hậu.
Với "chí tuệ" và "văn hóa" như vậy thì thử hỏi tại sao câu hỏi trong các cuộc thi người đẹp trong hơn 20 năm qua quanh đi ngoảnh lại vẫn là những câu hỏi cũ rích, sáo mòn, mớm lời và nhạt toẹt. Kết quả, tất nhiên cũng là những câu trả lời theo kiểu hô khẩu hiệu, ca ngợi non sông gấm vóc, làm thơ về tà áo dài, về đức công dung ngôn hạnh "không phải phụ nữ dân tộc nào cũng có được", rồi thề thốt sẽ A, để B, vì C, không D... tất nhiên không thể thiếu lời cảm ơn Ban giám khảo cha mẹ cô dì chú bác anh chị em nội ngoại thân hữu gần xa. Và "em xin hết".
Dường như ngay cả sự dốt nát, máy móc cũng đã được lặp đi lặp lại trong suốt 24 năm qua
Bài viết hay thật!:botay:
Cùi Bắp
27-08-2010, 07:22 PM
Mình không biết mainhungayhomqua ở VN hay nước ngoài và lấy số liệu từ đâu chứ theo mình thì đa số người dân thành phố đều thích xem báo. Ngay như ở nhà mình bà cụ già 82 tuổi rồi vẫn còn ngồi xem báo. Mỗi buổi sáng có dịp đi đâu sớm từ 4g ngang qua các toà soạn báo thì thấy cảnh tấp nập người đi giao báo và nhận báo. Ở SG đi ngang các quán cà phê cóc buổi sáng thì đa số người uống đều cầm ít nhất 1 tờ báo để xem... Có lẽ ý kiến của mình cũng chủ quan vì thấy ở nhà ai cũng thích xem báo nên mình thường đăng ký báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, SGGP, CATPHCM, Người Lao Động, Thể Thao TPHCM, ANTG hàng ngày...
Phạm vi đối tượng em quan tâm tập trung vào những người đang trong độ tuổi đi học và đi làm, tức là những người có điều kiện và đủ kiến thức tiếp xúc với báo mạng hàng ngày. Về chuyện nhận và giao báo hàng ngày tại các toà soạn cũng rất khó đánh giá sức hút của một loại báo. Ví dụ như với các thư viện, các công sở gần như bắt buộc phải đặt mua một số loại báo nhất định, tuy nhiên có thể đánh giá phần nào căn cứ vào số lượng các sạp báo bán lẻ. Nếu ngày trước có thể rất dễ tìm một sạp báo thì ngày nay không dễ chút nào, tuy nhiên để chắc chắn thì ai đó có thể làm một cuộc điều tra :D. Trong khi đợi chờ một cuộc điều tra như vậy thì ta quay lại với chủ đề chính cuộc thi hoa hậu thì hợp lý hơn.
Hì hì, mỗi ngày trước khi lên xe đi làm em đều lấy tờ Thanh Niên, tờ Tuổi Trẻ để đọc. Dù báo mạng có nhanh hơn nhưng nói thật vẫn thích đọc báo in vì tính truyền thống. Nhớ ngày xưa làm ở AL. ngày nào cũng có SGGP đọc. :D
TeacherABC
27-08-2010, 08:58 PM
Hì hì, mỗi ngày trước khi lên xe đi làm em đều lấy tờ Thanh Niên, tờ Tuổi Trẻ để đọc. Dù báo mạng có nhanh hơn nhưng nói thật vẫn thích đọc báo in vì tính truyền thống. Nhớ ngày xưa làm ở AL. ngày nào cũng có SGGP đọc. :D
Và... báo "Thể thao TP.HCM" với "Bóng đá" anh mang theo nữa chứ????? :nguong: :nguong: :D :D :D
OA _ NỮ
28-08-2010, 03:12 AM
OA NỮ dở lắm, ko bao giờ coi các show thi hoa hậu kể cả hoa hậu thế giới. Riêng có coi show hoa hậu HK, cũng chỉ là coi người MC lùn dị tướng chuyên mang các thí sinh ra làm đề tài hài hước. Có khi cười lăn ra nghe he chọc các cô ts đến phát khóc, nhiều người chịu ko được phải bỏ.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.