yeu100C
19-08-2010, 08:15 AM
Thứ Tư, 18/08/2010 | 10:09
Phản hồi: 1 | A A A
Bình luận động thái nới rộng tỷ giá USD/VND
(Vietstock) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quyết định nâng tỷ giá giữa USD/VND thêm 2.1%, từ 18,544 lên 18,932, với biên độ được giữ nguyên ở mức +/-3%, áp dụng từ ngày 18/08/2010.
* NHNN điều chỉnh tỷ giá lần thứ 2 trong năm
* Chợ đôla tự do nháo nhào sau quyết định tăng tỷ giá
Với sự nới rộng tỷ giá này, tỷ giá trần USD/VND có thể giao dịch sẽ tăng lên ở mức 19,500. Đây là đợt điều chỉnh thứ 2 trong năm 2010 và là đợt thứ 3 kể từ ngày 25/11/2009 NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, tỷ giá USD/VND đã được nới rộng tổng cộng thêm 5.27%.
http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16503
Phù hợp với nhận định của chúng tôi trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô tháng 8/2010, NHNN đã có động thái nới rộng tỷ giá, sau hơn 2 tháng tiền đồng chịu áp lực khá lớn trên thị trường ngoại tệ.
Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo trước đây, sức ép tỷ giá trên thị trường hiện nay xuất phát từ một số nguyên nhân như: thâm hụt thương mại cao, áp lực từ tín dụng bằng ngoại tệ, áp lực từ lạm phát và tâm lý kỳ vọng của người dân.
Một động thái tích cực và có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề
Cải thiện cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm 2010 ở mức 7.26 tỷ USD, bằng 18.8% kim ngạch xuất khẩu. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, và việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện thâm hụt thương mại.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt Nam. Yếu tố chính vẫn là các dòng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như FDI, FPI, ODA, kiều hối và các chính sách thương mại khác.
Minh bạch thị trường và dòng vốn gián tiếp tự tin giải ngân. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp cho thị trường ngoại tệ phản ứng một cách linh hoạt hơn theo cơ chế thị trường, giúp thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và giao dịch thực tế. Một tác dụng quan trọng khác là đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thúc đẩy thu hút thêm các dòng vốn đầu từ gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán được trong thời gian tới.
Ổn định tâm lý người dân. Việc điều chỉnh tỷ giá là một điều cần thiết để ổn định tâm lý và kỳ vọng của người dân. Hiện nay, tỷ giá trần đã cao hơn khá nhiều so tỷ giá đang giao dịch trên thị trường phi chính thức. Như vậy, tỷ giá sẽ được giao dịch hoàn toàn dựa trên cung cầu của thị trường, và người dân sẽ không còn tâm lý đầu cơ, tích trữ USD. Cầu ảo về ngoại tệ, vì vậy, sẽ giảm xuống.
Trên thực tế, hai đợt điều chỉnh tỷ giá gần đây đã có tác dụng tích cực, giúp kéo giảm tỷ giá trên thị trường phi chính thức.
Áp lực đối với lạm phát không nhiều. Áp lực lên lạm phát là một trong những lo ngại, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lên đến trên 150% so với GDP, với nhiều mặt hàng nguyên liệu thiết yếu phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Tuy vậy, thực tế trong thời gian qua các nhà nhập khẩu của Việt Nam đều phải mua USD với tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức. Vì vậy, việc điều chỉnh lần này trên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đối với những nhà nhập khẩu/giá hàng nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy áp lực lạm phát trong thời gian tới là có thật, nhưng nguyên nhân chính không phải đến từ việc điều chỉnh tỷ giá.
Liệu tỷ giá VND sẽ tiếp tục được nới rộng trong năm 2010?
Các ước tính của chúng tôi cho thấy tỷ giá USD/VND ở mức 19,100-19,300 có thể là mức cân bằng của thị trường tại thời điểm hiện nay. Trong khi đó, mức cân bằng tỷ giá vào cuối năm 2010 có thể sẽ trong vùng 19,300 - 19,350, thấp hơn mức tỷ giá trần hiện tại. Chúng tôi, vì vậy, không kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục nới rộng tỷ giá VND trong những tháng sắp tới.
Trong một vài tháng tới, chúng tôi cho rằng áp lực tỷ giá vẫn còn, nhưng sẽ không lớn như năm 2009. Cán cân thanh toán năm 2010 của Việt Nam dự kiến sẽ thặng dư, và các dòng tiền từ FDI, FPI, kiều hối và vay nợ đủ bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai.
Trong 7 tháng đầu năm 2010, FDI giải ngân đạt 6.4 tỷ USD, kiều hối đạt 3.9 tỷ USD tăng 24.6% so với cùng kỳ, FPI ròng đạt hơn 300 triệu USD. Ngoài ra, cán cân thanh toán của Việt Nam còn được bù đắp từ nguồn vốn ODA và vay thương mại. Chúng tôi chưa nhận thấy tín hiệu tiêu cực từ những dòng vốn này trong các tháng cuối năm 2010.
Ngành nào sẽ được hưởng lợi?
Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác dụng tích cực đối với những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu như: nông sản, thủy sản, cao su, khai khoáng, may mặc, xuất khẩu đồ gỗ, dầu khí... Trong khi đó, những doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực như: máy móc thiết bị, xăng dầu, thép, phân bón, thức ăn gia súc, dược phẩm... Ảnh hưởng này sẽ lớn hơn đối với những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng bị kiểm soát giá bán theo quy định của Chính phủ.
Hồ Bá Tình
Phản hồi: 1 | A A A
Bình luận động thái nới rộng tỷ giá USD/VND
(Vietstock) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quyết định nâng tỷ giá giữa USD/VND thêm 2.1%, từ 18,544 lên 18,932, với biên độ được giữ nguyên ở mức +/-3%, áp dụng từ ngày 18/08/2010.
* NHNN điều chỉnh tỷ giá lần thứ 2 trong năm
* Chợ đôla tự do nháo nhào sau quyết định tăng tỷ giá
Với sự nới rộng tỷ giá này, tỷ giá trần USD/VND có thể giao dịch sẽ tăng lên ở mức 19,500. Đây là đợt điều chỉnh thứ 2 trong năm 2010 và là đợt thứ 3 kể từ ngày 25/11/2009 NHNN điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Tính từ đầu năm 2010 đến nay, tỷ giá USD/VND đã được nới rộng tổng cộng thêm 5.27%.
http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16503
Phù hợp với nhận định của chúng tôi trong Báo cáo Kinh tế Vĩ mô tháng 8/2010, NHNN đã có động thái nới rộng tỷ giá, sau hơn 2 tháng tiền đồng chịu áp lực khá lớn trên thị trường ngoại tệ.
Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo trước đây, sức ép tỷ giá trên thị trường hiện nay xuất phát từ một số nguyên nhân như: thâm hụt thương mại cao, áp lực từ tín dụng bằng ngoại tệ, áp lực từ lạm phát và tâm lý kỳ vọng của người dân.
Một động thái tích cực và có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề
Cải thiện cán cân thương mại. Thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm 2010 ở mức 7.26 tỷ USD, bằng 18.8% kim ngạch xuất khẩu. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, và việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện thâm hụt thương mại.
Tuy vậy, cần lưu ý rằng tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt Nam. Yếu tố chính vẫn là các dòng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như FDI, FPI, ODA, kiều hối và các chính sách thương mại khác.
Minh bạch thị trường và dòng vốn gián tiếp tự tin giải ngân. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ giúp cho thị trường ngoại tệ phản ứng một cách linh hoạt hơn theo cơ chế thị trường, giúp thu hẹp chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và giao dịch thực tế. Một tác dụng quan trọng khác là đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thúc đẩy thu hút thêm các dòng vốn đầu từ gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán được trong thời gian tới.
Ổn định tâm lý người dân. Việc điều chỉnh tỷ giá là một điều cần thiết để ổn định tâm lý và kỳ vọng của người dân. Hiện nay, tỷ giá trần đã cao hơn khá nhiều so tỷ giá đang giao dịch trên thị trường phi chính thức. Như vậy, tỷ giá sẽ được giao dịch hoàn toàn dựa trên cung cầu của thị trường, và người dân sẽ không còn tâm lý đầu cơ, tích trữ USD. Cầu ảo về ngoại tệ, vì vậy, sẽ giảm xuống.
Trên thực tế, hai đợt điều chỉnh tỷ giá gần đây đã có tác dụng tích cực, giúp kéo giảm tỷ giá trên thị trường phi chính thức.
Áp lực đối với lạm phát không nhiều. Áp lực lên lạm phát là một trong những lo ngại, vì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lên đến trên 150% so với GDP, với nhiều mặt hàng nguyên liệu thiết yếu phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Tuy vậy, thực tế trong thời gian qua các nhà nhập khẩu của Việt Nam đều phải mua USD với tỷ giá cao hơn tỷ giá chính thức. Vì vậy, việc điều chỉnh lần này trên sẽ không ảnh hưởng đáng kể đối với những nhà nhập khẩu/giá hàng nhập khẩu.
Như vậy, có thể thấy áp lực lạm phát trong thời gian tới là có thật, nhưng nguyên nhân chính không phải đến từ việc điều chỉnh tỷ giá.
Liệu tỷ giá VND sẽ tiếp tục được nới rộng trong năm 2010?
Các ước tính của chúng tôi cho thấy tỷ giá USD/VND ở mức 19,100-19,300 có thể là mức cân bằng của thị trường tại thời điểm hiện nay. Trong khi đó, mức cân bằng tỷ giá vào cuối năm 2010 có thể sẽ trong vùng 19,300 - 19,350, thấp hơn mức tỷ giá trần hiện tại. Chúng tôi, vì vậy, không kỳ vọng NHNN sẽ tiếp tục nới rộng tỷ giá VND trong những tháng sắp tới.
Trong một vài tháng tới, chúng tôi cho rằng áp lực tỷ giá vẫn còn, nhưng sẽ không lớn như năm 2009. Cán cân thanh toán năm 2010 của Việt Nam dự kiến sẽ thặng dư, và các dòng tiền từ FDI, FPI, kiều hối và vay nợ đủ bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai.
Trong 7 tháng đầu năm 2010, FDI giải ngân đạt 6.4 tỷ USD, kiều hối đạt 3.9 tỷ USD tăng 24.6% so với cùng kỳ, FPI ròng đạt hơn 300 triệu USD. Ngoài ra, cán cân thanh toán của Việt Nam còn được bù đắp từ nguồn vốn ODA và vay thương mại. Chúng tôi chưa nhận thấy tín hiệu tiêu cực từ những dòng vốn này trong các tháng cuối năm 2010.
Ngành nào sẽ được hưởng lợi?
Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác dụng tích cực đối với những doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu như: nông sản, thủy sản, cao su, khai khoáng, may mặc, xuất khẩu đồ gỗ, dầu khí... Trong khi đó, những doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực như: máy móc thiết bị, xăng dầu, thép, phân bón, thức ăn gia súc, dược phẩm... Ảnh hưởng này sẽ lớn hơn đối với những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng bị kiểm soát giá bán theo quy định của Chính phủ.
Hồ Bá Tình