OA _ NỮ
12-05-2009, 10:36 AM
Tờ The Independent của Anh trích dẫn nhận định của các chuyên gia nghiên cứu tâm sinh lý và sức khoẻ cộng đồng cho biết, hơi độc tích tụ trong khoang của máy bay rất có hại cho sức khỏe của kíp lái và hành khách.
Một phi công người Anh tên là John Hoyt đã nhận ra rằng, sau khi hệ thống thông gió của máy bay bị quá nóng thì thấy xuất hiện những làn khói màu lam nhạt trong khoang.
Sau 16 năm làm việc trên máy bay, giờ đây Hoyt đã buộc phải về nghỉ hưu do quá mệt mỏi với khí độc trên máy bay, đồng thời ông cũng bị một số vấn đề có liên quan đến trí nhớ, líu lưỡi, hoa mắt, đau đầu.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thì khí độc không chỉ xuất hiện trên khoang của các loại máy bay giá rẻ, máy bay các thế hệ trước mà ngay cả trên các loại máy bay mới nhất, hiện đại nhất ngày nay cũng thấy có xuất hiện loại khí độc này như: máy bay Boeing 757, Airbus A320, Boeing 737, Embraer ERJ-145 và BAe-146.
Vào năm 2000, một phụ nữ người Mỹ tên là Robin Montmier đã bị mất trí nhớ, mất ngủ, tật máy giật sau khi bay trên máy bay Airbus 320 mà các bác sĩ cũng không thể chẩn đoán bệnh cũng như nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng này.
Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu lại đưa ra lời giải thích về hiện tượng bí ẩn này là do có sự tác động, kích thích của chất đặc biệt có tên khoa học là tricrezylfotfat bổ sung thêm vào nhiên liệu của máy bay để chống hao mòn động cơ.
Chất độc này lọt vào trong khoang theo hệ thống thông gió: hành khách hít thở hỗn hợp từ không khí “thông thường” được cung cấp qua thiết bị lọc không khí và khí độc từ động cơ. Một số nhà khoa học nhận định hậu quả của hiện tượng bí ẩn này là “hội chứng khí độc”.
Bên cạnh đó, các hành khách khi khoang VIP hay khu vực giành cho thương gia cũng không phải là ngoại lệ của “hội chứng khí độc” này vìtất cả các khoang trên máy bay đều dùng chung một bầu không khí duy nhất.
Chuyên gia về thần kinh và tâm lý học Sara Makkenzy Ross từ trường Đại học London (Anh) cho biết, “hội chứng khí độc” này có thể phát triển ở 200.000 hành khách/năm khi đi máy bay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia khác thì con số này có thể thấp hơn.
Giờ đây, phi công người Anh Hoyt đã lập ra mộtwebsite riêng với địa chỉ: Aerotoxic. org để tất cả mọi người đều có thể vào và chia sẻ câu chuyện của mình về sự khó thở sau mỗi lần đi máy bay, đồng thời yêu cầu các hãng hàng không phải quan tâm và có trách nhiệm tới việc này.
Theo nhận định của các chuyên gia, không khí có thể được lọc sạch bằng cách trang bị các loại thiết bị lọc không khí đặc biệt có giá lên đến hàng vài triệu bảng Anh.
Một phi công người Anh tên là John Hoyt đã nhận ra rằng, sau khi hệ thống thông gió của máy bay bị quá nóng thì thấy xuất hiện những làn khói màu lam nhạt trong khoang.
Sau 16 năm làm việc trên máy bay, giờ đây Hoyt đã buộc phải về nghỉ hưu do quá mệt mỏi với khí độc trên máy bay, đồng thời ông cũng bị một số vấn đề có liên quan đến trí nhớ, líu lưỡi, hoa mắt, đau đầu.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thì khí độc không chỉ xuất hiện trên khoang của các loại máy bay giá rẻ, máy bay các thế hệ trước mà ngay cả trên các loại máy bay mới nhất, hiện đại nhất ngày nay cũng thấy có xuất hiện loại khí độc này như: máy bay Boeing 757, Airbus A320, Boeing 737, Embraer ERJ-145 và BAe-146.
Vào năm 2000, một phụ nữ người Mỹ tên là Robin Montmier đã bị mất trí nhớ, mất ngủ, tật máy giật sau khi bay trên máy bay Airbus 320 mà các bác sĩ cũng không thể chẩn đoán bệnh cũng như nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng này.
Trong khi đó, các chuyên gia nghiên cứu lại đưa ra lời giải thích về hiện tượng bí ẩn này là do có sự tác động, kích thích của chất đặc biệt có tên khoa học là tricrezylfotfat bổ sung thêm vào nhiên liệu của máy bay để chống hao mòn động cơ.
Chất độc này lọt vào trong khoang theo hệ thống thông gió: hành khách hít thở hỗn hợp từ không khí “thông thường” được cung cấp qua thiết bị lọc không khí và khí độc từ động cơ. Một số nhà khoa học nhận định hậu quả của hiện tượng bí ẩn này là “hội chứng khí độc”.
Bên cạnh đó, các hành khách khi khoang VIP hay khu vực giành cho thương gia cũng không phải là ngoại lệ của “hội chứng khí độc” này vìtất cả các khoang trên máy bay đều dùng chung một bầu không khí duy nhất.
Chuyên gia về thần kinh và tâm lý học Sara Makkenzy Ross từ trường Đại học London (Anh) cho biết, “hội chứng khí độc” này có thể phát triển ở 200.000 hành khách/năm khi đi máy bay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia khác thì con số này có thể thấp hơn.
Giờ đây, phi công người Anh Hoyt đã lập ra mộtwebsite riêng với địa chỉ: Aerotoxic. org để tất cả mọi người đều có thể vào và chia sẻ câu chuyện của mình về sự khó thở sau mỗi lần đi máy bay, đồng thời yêu cầu các hãng hàng không phải quan tâm và có trách nhiệm tới việc này.
Theo nhận định của các chuyên gia, không khí có thể được lọc sạch bằng cách trang bị các loại thiết bị lọc không khí đặc biệt có giá lên đến hàng vài triệu bảng Anh.