yeu100C
16-08-2010, 08:59 AM
Đồng yen Nhật đã tăng giá so với USD, đạt đỉnh cao nhất trong 15 năm qua. Ngày 14.8, một USD chỉ còn ăn 86,2 yen, thấp hơn so với mức 88,7 yen cách đây gần 1 tháng.
http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16354
Mặc dù đà tăng giá những ngày gần đây của đồng yen đã chậm lại do đồng USD lên giá so với một số đồng tiền khác, nhưng nhìn chung đồng yen đã lên giá khá mạnh, khá lâu so với đồng USD. Tỷ giá VND/yen những năm trước dưới 180 VND/yen, nhưng vào ngày 14.8 đã lên đến 225 VND/yen.
Sự lên giá của đồng yen có tác động không nhỏ đối với VN do Nhật Bản là đối tác hàng đầu của VN về FDI, ODA, xuất/nhập khẩu, du lịch,…
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào VN tính đến tháng 7.2010 đạt xấp xỉ 19 tỉ USD, đứng thứ ba trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN. Khi đồng yen lên giá so với VND, FDI của Nhật Bản vào VN sẽ có lợi về tỷ giá, nên sẽ có điều kiện tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm nay, FDI đăng ký mới của Nhật Bản đạt 1,261 tỉ USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ, cao gấp trên 12 lần cùng kỳ (trong khi tổng số vốn đăng ký mới chỉ tăng 5,4%).
Nhật Bản có lượng vốn ODA cho VN lớn nhất (lượng vốn cam kết đến nay là 1.394 tỉ yen). Nếu trước đây chỉ tương đương với khoảng dưới 14 tỉ USD, thì nay nhờ tỷ giá USD/yen tăng đã tương đương gần 16,3 tỉ USD (tính theo VND, nếu trước đây chỉ tương đương với 251 nghìn tỉ VND thì nay tương đương với khoảng 304,5 nghìn tỉ VND). Các doanh nghiệp có các khoản vay nợ bằng yen đều phải lập dự phòng chênh lệch tỷ giá VND/yen không nhỏ.
Nhật Bản đứng thứ 2 về xuất khẩu và đứng thứ 4 về nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với VN. Khi yen lên giá so với VND thì xuất khẩu của VN sang Nhật Bản sẽ có lợi, còn nhập khẩu của VN từ Nhật Bản sẽ bất lợi. Thực tế 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của VN sang Nhật Bản đạt 3,5 tỉ USD, tăng 31%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng chung và nhập siêu từ Nhật Bản là 500 triệu USD; khả năng nhập siêu từ Nhật Bản cả năm sẽ thấp hơn mức nhập siêu của năm trước (1,1 tỉ USD).
Việc đồng yen lên giá so với VND cũng sẽ có tác động đến lượng khách du lịch đi/đến giữa Nhật Bản và VN. Lượng khách đến VN từ Nhật Bản sẽ tăng, trong đó có một phần do đồng yen lên giá so với VND, nhờ đến VN chi tiêu sẽ có lợi hơn; còn với lượng khách từ VN đi du lịch Nhật Bản thì sẽ không có lợi do chi tiêu trở nên đắt đỏ hơn. Thực tế 7 tháng đầu năm 2010, lượng khách từ Nhật Bản đến VN đạt 240,3 nghìn lượt người, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, khi đồng yen lên giá so với VND, đầu tư từ Nhật Bản vào VN, xuất khẩu từ VN sang Nhật, khách từ Nhật Bản đến du lịch tại VN sẽ có lợi hơn; còn nợ Nhật Bản sẽ tăng, nhập khẩu và đi du lịch Nhật Bản sẽ bất lợi về giá.
Ngọc Minh ( TN)
http://vietstock.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16354
Mặc dù đà tăng giá những ngày gần đây của đồng yen đã chậm lại do đồng USD lên giá so với một số đồng tiền khác, nhưng nhìn chung đồng yen đã lên giá khá mạnh, khá lâu so với đồng USD. Tỷ giá VND/yen những năm trước dưới 180 VND/yen, nhưng vào ngày 14.8 đã lên đến 225 VND/yen.
Sự lên giá của đồng yen có tác động không nhỏ đối với VN do Nhật Bản là đối tác hàng đầu của VN về FDI, ODA, xuất/nhập khẩu, du lịch,…
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào VN tính đến tháng 7.2010 đạt xấp xỉ 19 tỉ USD, đứng thứ ba trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN. Khi đồng yen lên giá so với VND, FDI của Nhật Bản vào VN sẽ có lợi về tỷ giá, nên sẽ có điều kiện tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm nay, FDI đăng ký mới của Nhật Bản đạt 1,261 tỉ USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ, cao gấp trên 12 lần cùng kỳ (trong khi tổng số vốn đăng ký mới chỉ tăng 5,4%).
Nhật Bản có lượng vốn ODA cho VN lớn nhất (lượng vốn cam kết đến nay là 1.394 tỉ yen). Nếu trước đây chỉ tương đương với khoảng dưới 14 tỉ USD, thì nay nhờ tỷ giá USD/yen tăng đã tương đương gần 16,3 tỉ USD (tính theo VND, nếu trước đây chỉ tương đương với 251 nghìn tỉ VND thì nay tương đương với khoảng 304,5 nghìn tỉ VND). Các doanh nghiệp có các khoản vay nợ bằng yen đều phải lập dự phòng chênh lệch tỷ giá VND/yen không nhỏ.
Nhật Bản đứng thứ 2 về xuất khẩu và đứng thứ 4 về nhập khẩu trong quan hệ buôn bán với VN. Khi yen lên giá so với VND thì xuất khẩu của VN sang Nhật Bản sẽ có lợi, còn nhập khẩu của VN từ Nhật Bản sẽ bất lợi. Thực tế 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của VN sang Nhật Bản đạt 3,5 tỉ USD, tăng 31%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng chung và nhập siêu từ Nhật Bản là 500 triệu USD; khả năng nhập siêu từ Nhật Bản cả năm sẽ thấp hơn mức nhập siêu của năm trước (1,1 tỉ USD).
Việc đồng yen lên giá so với VND cũng sẽ có tác động đến lượng khách du lịch đi/đến giữa Nhật Bản và VN. Lượng khách đến VN từ Nhật Bản sẽ tăng, trong đó có một phần do đồng yen lên giá so với VND, nhờ đến VN chi tiêu sẽ có lợi hơn; còn với lượng khách từ VN đi du lịch Nhật Bản thì sẽ không có lợi do chi tiêu trở nên đắt đỏ hơn. Thực tế 7 tháng đầu năm 2010, lượng khách từ Nhật Bản đến VN đạt 240,3 nghìn lượt người, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, khi đồng yen lên giá so với VND, đầu tư từ Nhật Bản vào VN, xuất khẩu từ VN sang Nhật, khách từ Nhật Bản đến du lịch tại VN sẽ có lợi hơn; còn nợ Nhật Bản sẽ tăng, nhập khẩu và đi du lịch Nhật Bản sẽ bất lợi về giá.
Ngọc Minh ( TN)