PDA

View Full Version : Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN



yeu100C
08-08-2010, 08:43 AM
Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN

Trong cuộc chạy đua giành giật thị phần, hàng nội vẫn chưa thắng trên sân nhà. Những gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay doanh nghiệp ngoại đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc.

Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.

Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...

Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. "Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại", bà Loan thẳng thắn.
Ảnh: Hoàng Hà
Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu.

Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành minh họa, ngoại trừ những trường hợp được chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí nếu đơn vị Trung Quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ, vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao động phổ thông.

"Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn. Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và 'chi phí quan hệ' vô cùng lớn", ông Thành nói.

Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại, nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội.

Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-70% tổng cơ cấu nhập siêu.

VNExpress (ST)

yeu100C
08-08-2010, 08:44 AM
Bức xúc chuyện này quá hem dám chửi bên vnexpress mang vào đây bà con mềnh chửi cho sướng. Haiz biết chừng nào dân tộc ta mới ngóc đầu dậy nổi

Boulevard
08-08-2010, 09:31 AM
Bức xúc chuyện này quá hem dám chửi bên vnexpress mang vào đây bà con mềnh chửi cho sướng. Haiz biết chừng nào dân tộc ta mới ngóc đầu dậy nổi

Nhà em ủng hộ Bác. Bác cứ chửi xả láng cho đỡ tức. Em là em ghét cái thằng TQ. Có ông bạn láng giềng kiểu này đúng là đi lúc nào không biết...

Lão K
10-08-2010, 05:46 AM
Nhà em ủng hộ Bác. Bác cứ chửi xả láng cho đỡ tức. Em là em ghét cái thằng TQ. Có ông bạn láng giềng kiểu này đúng là đi lúc nào không biết...

Có chửi thì cũng chỉ mình nghe với nhau thôi chứ mấy thằng Tàu phù cũng không rụng mất cái ghẻ nào (mấy thằng Chệt nổi tiếng ở dơ và chơi bẩn).

Năm vừa rồi, ngân sách quốc phòng của tụi nó lên đến 100 tỷ dollars. Tiền đâu để bọn chúng tiêu xài như vậy? Chắc chắn đây là tiền lời thu được từ hàng hoá xuất cảng đi khắp thế giới. Kết quả là người tiêu dùng gián tiếp nuôi và giúp lính Tàu sản xuất súng ống hăm doạ lại mình.

Những cuộc tập trận trên biển Đông trong mấy tuần qua nhằm mục đích hăm doạ các nước láng giềng và tuyên bố Tàu sở hữu 80% diện tích Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, đã gởi một thông điệp rõ ràng đến bọn chúng là điều này không chấp nhận được. Có lẽ chính phủ VN cũng thấy được nguy cơ này nên mới gởi một phái đoàn quân sự cao cấp đến viếng hàng không mẫu hạm USS George Washington khi chiến hạm này di chuyển ngang khu vực ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Hơn thế nữa, trong tuần này, khu trục hạm USS John S McCain, (mang tên ông nội và ông bố Thượng Nghị Sĩ John McCain vốn là thủy sư đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ) sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Ðà Nẵng. Theo tin tức, sĩ quan của chiến hạm sẽ cùng tập huấn với các sĩ quan hải quân Việt Nam về một số hoạt động không có tính “nhạy cảm”.

Mỗi người trong chúng ta, chỉ cần có một chút ít lòng yêu nước, đều thấy khó chịu trước thái độ của bọn Tàu phù. Vấn đề là mình phải làm gì để đối phó với bọn chúng? LK nghĩ ai cũng có thể làm được là hạn chế dùng đồ Made in China đến mức tối đa, nếu có thể được. Trừ khi món hàng đó rất cần thiết và không có nguồn hàng khác, chúng ta mới phải mua. Ngoài ra, chúng ta cũng tẩy chay văn hoá, du lịch và các lãnh vực khác. Cũng đừng quên "nói xấu" và vạch ra sự cẩu thả, láo khoét và nguy hại của hàng hoá Tàu.

Tạo ra chiến tranh ở biển Đông là điều không một quốc gia nào dám làm. Trận chiến ngày nay là chiến tranh kinh tế. Hàn Quốc đã chinh phục thế giới bằng bằng văn hoá và kinh tế của họ. Nếu chúng ta bày tỏ thái độ một cách cứng rắn, tẩy chay hàng hoá, văn hoá, hoạ may, bọn chúng sẽ dừng lại.

LK biết NR là một diễn đàn phi chính trị. Tuy nhiên những bức xúc của các bạn cũng là những trăn trở của LK. LK có nhiều tin tức về vấn đề này với những cái nhìn khách quan hơn nhưng không dám chia sẻ, sợ nằm trong diện "nhạy cảm". Biển Đông đang là một vần đề nóng và những người Việt ở hải ngoại cũng rất lo lắng và ráng làm hết sức để có được những điều tốt đẹp cho cố hương của mình.

Lão K
10-08-2010, 06:05 AM
Khu trục hạm USS John S. McCain đến Ðà Nẵng tuần tới 'trao đổi huấn luyện' với Hải Quân Việt Nam

Một phái đoàn quân sự của quân đội Việt Nam sẽ được đưa ra thăm viếng hàng không mẫu hạm nguyên tử của Mỹ vào cuối tuần này khi nó đi ngang qua khu vực miền Trung Việt Nam.

Một bản tin của báo Anh ngữ South China Morning Post (SCMP) xuất bản ở Hồng Kông cho hay hôm Thứ Bảy và nói viên chức Hải Quân Hoa Kỳ xác nhận như vậy.


http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/117050-big_A1_Washington20091117-N-6720T-3451aa.jpg
Hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington

Hàng không mẫu hạm USS George Washington vừa tham dự cuộc tập trận hỗn hợp với các đơn vị hải quân của Hàn Quốc ở trên biển Hoàng Hải đang trên đường đi xuống phía Nam.

Việc tiếp đón một phái đoàn quân sự cao cấp Việt Nam xuống thăm viếng trong bối cảnh các biến cố dồn dập liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo biển Ðông mang nhiều ý nghĩa chính trị, đồng thời cho thấy dấu hiệu mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có vẻ ngày càng ấm lên.

Sự xuất hiện của mẫu hạm USS George Washington trọng tải 104,000 tấn và đoàn tàu đặc nhiệm chiến đấu và yểm trợ ngay trên vùng biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang có nhiều căng thẳng tranh chấp chủ quyền là một tín hiệu được Bắc Kinh theo dõi sát sao.

Mới hai tuần lễ trước, và chỉ 3 ngày sau những lời tuyên bố của Ngoại Trưởng Hillary Clinton ở Hà Nội, Trung Quốc đã mở ngay một cuộc tập trận hải quân qui mô trên biển Ðông, diễu võ dương oai thách thức.


http://i216.photobucket.com/albums/cc126/kecuongsi/117050-big_VN_ThamTauSanBayStennis_TT_0422091aa.jpg
Ðoàn sĩ quan quân đội Việt Nam theo dõi cảnh thao diễn của máy bay quân sự Mỹ
trên tàu sân bay USS Stennis ngày 22 tháng 4, 2009. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo báo SCMP, viên chức nhà nước và sĩ quan Việt Nam sẽ bay từ phi trường Ðà Nẵng để ra thăm mẫu hạm nói trên, hiển nhiên, cũng chẳng cách bao nhiêu đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1974 rồi đang tiến hành các kế hoạch bành trướng ở đây.

Ðây là lần thứ ba mà các phái đoàn quan chức và sĩ quan Việt Nam được mời xuống thăm các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Nhưng đây là lần thứ hai một phái đoàn CSVN được mời xuống một mẫu hạm khi nó đi ngang vùng biển quốc tế sát Việt Nam.

Tháng 4, 2009, Ðại Sứ Mỹ Michael Michalak đã hướng dẫn một phái đoàn khoảng 10 sĩ quan (cao cấp nhất là đại tá) Không Quân và Hải Quân CSVN thăm mẫu hạm Stennis ở một địa điểm cách phía Nam đảo Côn Sơn khoảng 250 hải lý.

Mới ngày 2 tháng 7, 2010, một phái đoàn do phó đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Ðốn, Nguyễn Tiến Minh, cầm đầu đã xuống thăm mẫu hạm USS George H.W. Bush, tại căn cứ Hải Quân Norfolk ở tiểu bang Virginia, Mỹ.

Khoảng tuần tới, một khu trục hạm Hoa Kỳ, USS John S. McCain, sẽ đến thăm viếng cảng Ðà Nẵng ở miền Trung Việt Nam nhằm trao đổi huấn luyện giữa hải quân hai nước về các qui tác tiến hành các hoạt động không nhạy cảm như chữa cháy, tìm kiếm và cứu vớt trên biển. Khu trục hạm này được đặt tên vinh danh ông nội và cha của Thượng Nghị Sĩ John McCain; cả hai đều là đô đốc 4 sao.

Trong cuộc họp của Diễn Ðàn An Ninh Khu Vực ASEAN ở Hà Nội ngày 23 tháng 7, 2010, Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton nói có lợi ích quốc gia trên biển Ðông theo các thỏa thuận quốc tế. Bà nói Hoa Kỳ sẵn sàng đóng góp giải quyết tranh chấp biển Ðông bằng thương nghị ngoại giao. Trung Quốc lập lại lời chống quốc tế hóa, đa phương hóa tranh chấp chủ quyền biển đảo và coi cái “lưỡi bò” mà họ ngang nhiên vạch ra chiếm gần hết biển Ðông là “lợi ích cốt lõi” (từng được đại diện Trung Quốc thông báo cho Tòa Bạch Ốc hồi tháng 3 vừa qua). Cái gọi là “lợi ích cốt lõi” (core interest) này được xếp ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương là những nước láng giềng đã bị Trung Quốc xâm lăng từ nhiều thập niên trước và đang tiến hành đồng hóa chủng tộc.

Ngày Thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Ngoại Giao Việt Nam họp báo tố cáo Bắc Kinh đã ngang nhiên tổ chức thăm dò dầu khí (có tàu chiến hộ vệ) trên thềm lục địa Việt Nam, từ cuối tháng 5 đến nay, chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 90 hải lý. Ðồng thời còn san lấp, mở rộng đảo Tri Tôn, đảo phía Nam của quần đảo Hoàng Sa trong nhiều mưu đồ cả kinh tế và quân sự.

Trung Quốc liền lên tiếng bác bỏ cũng như những lần phản đối trước đây của phía Việt Nam. Các lời phản đối suông từ phía Việt Nam không hề có tác dụng. Năm ngoái và năm nay, nhiều tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu chiến Trung Quốc đâm chìm hoặc bắt giữ ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

Trong một bài bình luận trên nhật báo tài chính Wall Street Journal ngày 3 tháng 8, 2010, tác giả Barry Wain (hiện đang là thành viên của Viện Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore) hành động tập trận bắn đạn thật trên biển Ðông của Trung Quốc ngày 26 tháng 7, 2010 là nhằm nói rõ rằng cái “lưỡi bò” là của họ và không thể tranh cãi. Ðồng thời xác định Hoa Kỳ “không có quyền” chen vào tranh chấp ở khu vực mà Trung Quốc tự mình coi là trùm.

Ông Wain cho rằng khi tự coi biển Ðông là “lợi ích cốt lõi,” Trung Quốc đã phạm “lỗi lầm chiến thuật” nên đã gây phản ứng từ những cường quốc Á Châu-Thái Bình Dương khác. Trung Quốc đã đi quá đà dẫn đến phản ứng từ Hoa Kỳ. Nếu không nghĩ lại, Trung Quốc sẽ đẩy các lân quốc đến gần Mỹ hơn.


PS. Nhìn hình hai ông tướng VN sao thấy ông nào cũng có vòng số hai thật đẹp

hahaha
10-08-2010, 08:16 AM
Khi Trung Quốc quên lời dạy "ẩn mình" của Đặng Tiểu Bình
1
Article
null
Khi Trung Quốc quên lời dạy 'ẩn mình' của Đặng Tiểu Bình
Cập nhật lúc 06:08, Thứ Ba, 10/08/2010 (GMT+7)
,

Những cuộc tập trận gần đây của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trên mặt đất và mặt biển phản ánh sự tức giận từ phía Bắc Kinh với cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải, cũng như với những phản ứng của Washington sau khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”.


Những động thái của Bắc Kinh gần đây cho thấy có lẽ, họ đang xa rời chính sách của Đặng Tiểu Bình. Trong quan hệ quốc tế, ông Đặng Tiểu Bình đặt ra chính sách gọi là “Thao Quang Dưỡng Hối” (tạm dịch là ẩn sáng dưỡng tối), có nghĩa là giấu tài, giữ mình khi ở vị trí bất lợi và kiên nhẫn chờ đợi cơ hội để có thể nắm giữ địa vị cao hơn.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2013134_trung.jpg
Trung Quốc liên tiếp tiến hành các cuộc trận hải quân, không quân thời gian gần đây. Ảnh: THX

Theo Tân hoa xã, PLA đã tổ chức cuộc tập trận hậu cần quân sự tại Hoàng Hải ngày 17 - 18/7. Tổng cục hậu cần và Văn phòng Sẵn sàng Chiến đấu của PLA đã tổ chức cuộc tập trận này. Mang tên “Chiến tranh 2010”, sự kiện diễn ra nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công tầm xa, tập trung vào vận chuyển thiết bị hỗ trợ quân sự cho các cuộc chiến đấu chung.

Cuộc tập trận được thực hiện một tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố phản đối bất cứ máy bay hay tàu chiến nước ngoài nào tiến vào Hoàng Hải hay vùng biển lân cận có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích và an ninh đất nước (đề cập tới việc tập trận hải quân Mỹ - Hàn ở Hoàng Hải).

Sau đó, ngày 26/7, Hải quân PLA đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên Biển Đông, theo tin từ nhật báo PLA. Các tàu chiến chủ chốt, tàu ngầm và máy bay chiến đấu từ ba hạm đội hải quân đều tham gia diễn tập. Đây được xem là cuộc tập trận hải quân lớn nhất kể từ 1950 khi Hải quân PLA chính thức thành lập. "Tàu chiến và tàu ngầm Hải quân Hạm đội Nam Hải đã diễn tập tấn công chính xác vào các mục tiêu trên biển bằng phóng tên lửa dẫn đường trong khi các tàu chiến thực hiện hoạt động phòng không”, nhật báo PLA đưa tin.

Giám sát cuộc trập trận, Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bỉnh Đức cho biết, PLA đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến (về tình hình quốc tế) và chuẩn bị "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn".

Ngày 8/3, PLA tiến hành cuộc tập trận 5 ngày, quy tụ 12.000 binh lính và 7 loại hình máy bay chiến đấu từ quân khu Tế Nam. Theo Tân hoa xã, cuộc diễn tập được tiến hành tại 7 thành phố khắp hai tỉnh nội địa là Hà Nam và Sơn Đông với các hoạt động sơ tán khẩn cấp, kế hoạch chiến tranh, do thám, cảnh báo sớm, phòng thủ đất đối không, sơ tán các vị trí chiến đấu trong “môi trường điện từ phức tạp”.

Những cuộc tập trận trên diễn ra xung quanh thời gian kỷ niệm 83 năm thành lập PLA (1/8). Trong một cuộc họp báo trước ngày này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh cho biết, những thông tin về các cuộc tập trận gần đây là một bằng chứng thể hiện Trung Quốc đang tăng cường minh bạch trong quân sự. Theo ông Canh, chính vì thế mà báo chí không nên cố gắng “giải thích” theo hướng làm gia tăng hay phức tạp tình hình.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông Canh cũng nhấn mạnh rõ ràng rằng, Trung Quốc phản đối mọi nỗ lực nhằm “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông. Cần chú ý, đây là lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc đưa ra bình luận công khai về vấn đề Biển Đông đang nóng lên thời gian gần đây, khi trước đó Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định, giải quyết tranh chấp Biển Đông theo con đường hòa bình là “lợi ích quốc gia” của Mỹ.

Ông Canh Diên Sinh khẳng định, Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” với các đảo ở Biển Đông và vùng biển xung quanh và nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tôn trọng quyền tự do đi lại của tàu thuyền và máy bay từ “các nước liên quan” qua Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế.

Nhìn vẻ bề ngoài, cuộc tranh cãi nóng lên ở Biển Đông bắt đầu từ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Ngoại trưởng Mỹ đã “tận dụng cơ hội” để thể hiện chính sách “trở lại châu Á” của Mỹ trong làn sóng gia tăng ảnh hưởng ngày một nhanh chóng của Bắc Kinh.

Song, chính từ việc khẳng định Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tự đặt mình vào một vị trí nhạy cảm, tự mình khép chặt cuộc “thao diễn” chính trị và ngoại giao, tự đẩy mình tới rủi ro đối đầu quân sự với các quốc gia láng giềng và Mỹ.

*

Diệu Thúy (Theo Atimes)

hahaha
10-08-2010, 08:23 AM
Anh TQ càng tỏ ra mạnh mẽ thì sẽ càng bị anh Mẽo răn đe, các nước DNA sẽ càng được hỗ trợ từ Mỹ.
Các nước lớn, hay nói chung là ai cũng vậy, làm cái chi cũng phải có lợi cho mình về kinh tế hay ảnh hưởng, tuy nhiên, với tư cách nước lớn thì anh Mẽo hơn hẳn bọn khựa bẩn.
Hiện nay do lo sợ con đường giao thương qua biển Đông( cực kỳ quan trọng với nền kinh tế Mỹ và Nhật bản, cũng vì cái lý do này mà giờ lão K mới phải ở Mỹ huhu) bị bọn khựa độc chiếm và phong toả( nguy cơ đã đến rất gần do sự lớn mạnh của khựa gần đây) nên Bà Clinton mới đòi "quan hệ" mạnh, lâu và sâu với DNA nhà mềnh đới thoi.
Ơ mà vì sao cũng được, có lợi cho nhà mềnh là oki!

hahaha
10-08-2010, 08:27 AM
Nếu tổ quốc tôi không còn biển



Mất Hoàng Sa, Trường Sa
Rồng Việt Nam không còn chỗ núp
Không có lối ra
Tổ Quốc như bị giam trong ngục

Xin Ngô Quyền trở về
Xin Trần Hưng Đạo trở về
Dìm quân xâm lược
Tổ Quốc nguy nan
Mỗi người Việt Nam
Hoá thành cọc nhọn

Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết
Hồng Hà biết chảy về đâu?
Cửu Long rồi giãy chết?
Linh hồn cha Lạc Long Quân
Không còn chốn đi về


Cái lưỡi bò ngoại tộc
Rót vào tai nhà đương cục
Mười sáu chữ vàng
Miệng vờ ôm hôn
Tay lừa bóp cổ
Lưỡi bò đang liếm sạch Biển Đông

Trọng Thuỷ xưa
Từng dùng lưỡi bò tỏ tình
Lừa tình cướp nỏ
Lừa tình cướp nước
Trong miệng người anh em
Giấu một lưỡi bò

Nếu Tổ Quốc không còn biển
Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ
Chết đuối trên cao nguyên
Chết đuối trong bùn bô-xít

Tổ Quốc không chịu chết
Biển Đông gầm đang hoá Bạch Đằng Giang

Sài Gòn 11-9-2009
Trần Mạnh Hảo