PDA

View Full Version : Những cây cảnh có hại cho sức khỏe con ngưòi



thuphong
05-08-2010, 10:40 PM
.

Sưu tầm

Việc trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà hoặc nơi làm việc là sở thích của người Sài Gòn trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, các nhà sinh học cảnh báo trong số đó có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh. Vì có thể loại hoa cây cảnh đó cực kỳ độc mà bố mẹ không biết.

Ông nói: "Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng. Hơn thế, bé có thể nghịch đất trồng trong chậu rất bẩn, dễ nhiễm giun sán. Những loại hoa cây cảnh không chỉ độc với bé mà còn độc với cả người lớn".

Sau đây là danh sách 22 loại cây cảnh có độc do Tiến sĩ Lệ cung cấp, đều được trồng phổ biến ở Việt Nam:

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay1.jpg



1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay2.jpg

[COLOR="rgb(46, 139, 87)"]

2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay3.jpg

3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay4.jpg

4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay5.jpg

5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

còn tiếp

.

Phu sinh
06-08-2010, 12:23 AM
Hic... Biết mỗi cây cà độc dược! :botay:

Đông Quân
06-08-2010, 08:26 AM
http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay2.jpg
2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.
Cây này có phải còn có tên gọi khác là cây "Ổi nho" không nhỉ? Trái của nó là một chùm những "trái" nhỏ kết lại thành hình cầu, khi chín trái màu đen, ăn giòn giòn, ngọt ngọt, lúc nhỏ hái ăn hoài, có sao đâu nhỉ? và hình như lá của nó nhai nát ra, đắp vào làm cầm vết thương đang chảy máu nữa đấy! :o :o :o

thuphong
06-08-2010, 09:19 AM
Hic... Biết mỗi cây cà độc dược! :botay:

Vậy từ từ chị post tiếp nhé. Hôm qua mạng bị sao mà post chữ thì k hiện màu mà ảnh thì chậm kinh khủng nên nản quá

:nguong:

.

thuphong
06-08-2010, 09:55 AM
Cây này có phải còn có tên gọi khác là cây "Ổi nho" không nhỉ? Trái của nó là một chùm những "trái" nhỏ kết lại thành hình cầu, khi chín trái màu đen, ăn giòn giòn, ngọt ngọt, lúc nhỏ hái ăn hoài, có sao đâu nhỉ? và hình như lá của nó nhai nát ra, đắp vào làm cầm vết thương đang chảy máu nữa đấy! :o :o :o

Sau khi đọc phản hồi của Đông Quân thì Thu Phong có tìm hiểu thêm về loại cây này. Ờ thì vậy... trong cái lợi có cái hại. Hihihih…Cây thơm ổi có tên gọi khác là hoa ngũ sắc. Cây có nguồn gốc Trung Mỹ, được nhập vào VN thế kỷ 19, trồng làm cảnh. Đến nay cây đã phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven biển.

1. Loài cây này đã gây tranh cãi và có tên trong đề tài nghiên cứu về những loại cây xâm lấn đất đai

“Trong tài liệu Danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới do Cục Môi trường phát hành vào tháng 12-2002, trang 17 có nêu rõ: “Cây ngũ sắc (Lantana camara L.) được trồng rộng rãi làm cảnh ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Tại những vùng này, chúng đã thích nghi và phát triển như một loại cỏ dại trên các đồng cỏ và môi trường ở 50 nước”. Bài học điển hình về sự tàn phá của sinh vật lạ xâm lấn đã có từ nhiều năm nay. Đó là dịch ốc bươu vàng, nạn xâm lấn của cây mai dương ở Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).”

2.Cây hoa ngũ sắc có khả năng siêu phàm

Các nhà khoa học tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM do TS Diệp Thị Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm đề tài đã lặn lội tìm kiếm ở vòng xoay Phú Lâm, Bến xe An Sương, xa cảng miền Tây, Nhà máy Pin Ắc quy Đồng Nai... những loài cây, cỏ vẫn phát triển tốt trong điều kiện ô nhiễm cao. Sau 3 năm tìm kiếm, các nhà khoa học đã khoanh lại được 15 loại thực vật phát triển tốt trên vùng đất ô nhiễm. Đó là các loài thực vật như: cỏ mận trầu, cỏ lòng vực, rau muống, bông trang, bông giấy, trứng cá, ngũ sắc (thơm ổi)... Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã chọn ra được 2 loài dây leo và thơm ổi vẫn sống tốt trong điều kiện đất bị ô nhiễm chì cao, lên đến 1.900 ppm (1ppm = 1mg/l). Để thử nghiệm khả năng hấp thu chì của chúng, các nhà khoa học đã cho trồng cây thơm ổi trong đất đã được xử lý cho nhiễm chì ở nhiều nồng độ khác nhau, từ 1.000 đến 20.000 ppm. Phần lớn cây ngũ sắc chịu được trong đất đã bị xử lý cho nhiễm chì và chúng có thể tích lũy chì trong thân, rễ đến 7.000 ppm. Tiếp tục nâng cao nồng độ chì trong đất, từ 10.000 đến 20.000 ppm, hầu hết số cây nhiễm sắc trong thí nghiệm đều bị chết. Chỉ duy nhất có 2 cây sống sót. Nhà khoa học rút ra kết luận: “Đó là 2 nguồn gien quý được tìm thấy để phục vụ cho nghiên cứu về siêu tích lũy cho sau này”. Trong báo cáo tóm tắt của nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã đề nghị triển khai kết quả giảm ô nhiễm kim loại của cây hoa ngũ sắc để áp dụng trồng ngoài thực tế, vừa... tạo cảnh quan, vừa hấp thu ô nhiễm.

3. Cây bông ổi có thể làm thuốc với liều dùng có kiểm soát.

Bông ổi, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý - Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae

- Mô tả: Cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.

- Bộ phận dùng: Lá, hoa và rễ - Folium, Flos et Radix Lantanae.
Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven bờ biển. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.
Thành phần hoá học: Lá chứa 0,2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 8% terpen bicyclic và 10-12% L-a-phelandren. Tinh dầu bông ổi Ấn Độ chứa cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một alcaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0,31-0,68% lantanin, còn có lantaden.

-Tính vị, tác dụng: Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.

-Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp. Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30-60g, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô.

Đơn thuốc:
1. Viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt, nấu lá tươi để rửa ngoài.
2. Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
3. Ho ra máu và lao phổi, dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.

4. Kết luận:
- Như vậy cây bông ổi có mang tính độc cho nên nếu trồng làm cây cảnh trong nhà nên tránh xa trẻ nhỏ.
- Nó có thể làm thuốc nếu dùng theo liều lượng.
- Đối với quốc gia thì đợi các nhà nghiên cứu sử dụng tiền của dân điều tra và cân nhắc lợi hại giữa xâm lấn đất đai và khả năng xử lý nhiễm độc chì và kim loại nặng của loại cây này cái nào lợi hơn

Viết trên tài liệu sưu tầm trên net về cây bông ổi



http://www.xaluan.com/images/news/Image/2010/05/02/1272797390.img.jpg

.

thuphong
06-08-2010, 06:36 PM
.
(Tiếp theo)

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay6.jpg

6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay7.jpg

7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay8.jpg

8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay9.jpg

9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.


http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay10.jpg

10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay11.jpg

11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay12.jpg

12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay13.jpg

13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày
và ruột.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay14.jpg

14. Dạ lan: tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/2010/05/21/cay15.jpg

15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.


.(còn nữa)

Phu sinh
07-08-2010, 08:35 AM
Hi... Hi... Phần sau thì biết 90%, chỉ cần gắn bảng "Chỉ ngắm cấm sờ" là an toàn há!

thuphong
07-08-2010, 09:42 AM
Hi... Hi... Phần sau thì biết 90%, chỉ cần gắn bảng "Chỉ ngắm cấm sờ" là an toàn há!

Trồng cây thì em phải chăm sóc nó như vậy khó tránh khỏi phải sờ vào cây rồi, có điều em nên tránh nếm lá hoặc hoa của cây nhé.
Chị nhớ hồi bé hay thích thử nếm lá cây và hoa của cây lắm. Phát hiện ra trong nhiều loại hoa có vị ngọt ở trong chắc là mật hoa. Rồi những búp cây như đọt tre, nhân bàng, lá chua me đất....
Đông Quân có nói khi bé vẫn ăn trái của cây bông ổi chắc cũng bắt nguồn từ những ý thích nếm thử trái cây :D
Cho nên khi đọc bài này chị nghĩ rất có lý khi nói giữ trẻ tránh xa những cây có độc vì trẻ em hiếu động và thích tìm hiểu xung quanh.


:nguroi: