MinhThy
02-05-2010, 10:59 AM
Hôm tôi đón anh Quốc Tâm, Việt kiều từ Ý về, vừa vào đến nhà, anh đã hỏi: “Tiệm bánh mì Hòa Mã còn không?”. “Còn! Nhưng chỉ bán buổi sáng”. Nghe câu trả lời của ông xã tôi, anh Tâm mừng ra mặt: “Hơn hai mươi năm thèm muốn chết! Sáng mai ông đưa tôi ra đó nhé”.
Đến tiệm bánh mì Hòa Mã tại số 53 Cao Thắng, quận 3, anh Tâm thốt lên: “Vẫn thế! Từ ngày 1-12-1960 đến nay không có gì thay đổi, bảng hiệu bạc phếch, tủ để các món thịt nguội, patê vẫn đặt đúng vị trí cũ”. Thấy cụ Nguyễn Thị Tịnh còn đứng bán cùng hai con gái và mấy người cháu, anh Tâm mừng như gặp lại cố nhân.
http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/28/969457950ba-Nguyen-thi-Tinh.jpg
Từ ngày mở tiệm bánh mì Hòa Mã vào năm 1960, đến nay, cụ Nguyễn Thị Tịnh vẫn còn cùng con cháu đứng bán bánh mì
Anh kể: “Nhiều người Sài Gòn đi xa hàng chục năm vẫn không quên hai ông bà người Hà Nội vào Sài Gòn bán bánh mì. Bà Nguyễn Thị Tịnh và ông Lê Minh Ngọc (chồng bà Tịnh) được xem là những người đầu tiên ở Sài Gòn chuyển kiểu bánh mì đặc ruột - thịt nguội bày ra dĩa, ăn bằng dao nĩa theo gu Tây sang ổ bánh mì xốp giòn nhận chả lụa, patê, xúc xích, jambon... đủ vị Tây để tiện cho những người vừa đi làm, đi học vừa ăn sáng”.
Bây giờ, tiệm Hòa Mã vẫn còn bán bánh mì với dĩa thịt nguội riêng cho khách ăn tại chỗ. Quán hẹp, chỉ ba bàn và sáu ghế ngồi cho khách là đã chật. Nhờ nằm ngay đầu hẻm lớn nên tiệm kê thêm một dãy bàn ghế “xúp” sát vách nhà. Những chai nước tương, tương ớt, muối tiêu được treo trên vách.
Ai đến đây lần đầu sẽ thấy lạ vì không thấy khách than phiền dù tự giữ xe, chịu ngồi ở chỗ chật chội, còn phần ăn thì được trình bày sơ sài, mỗi loại thịt nguội một lát, patê, bơ vít đầy muỗng được bỏ vội vào dĩa. Khách nào dùng thêm trứng gà ốp-la thì sẵn chảo chiên trứng, người bán bỏ luôn thịt nguội vào chảo, dọn lên. Anh Tâm gật gù: “Đúng kiểu Hòa Mã, không hình thức. Ghiền là ghiền bánh mì giòn ran, ruột đặc vừa phải, lát thịt nguội cắt dày ăn mới ngon, patê, bơ quết vô bánh mì rất vừa khẩu vị, không phải thêm nước tương hay muối tiêu”.
Anh nói có lý bởi sáng nào cái tiệm nhỏ này cũng không ngớt khách, chẳng ai ngồi lâu hơn 20 phút, bởi để nhường chỗ cho người sau. Còn người đến mua bánh mì mang đi thì vây quanh cửa tiệm, đến nỗi người bán biết chắc mình không quan sát được hết nên dán một miếng giấy ghi: “Xin quý khách vui lòng nhận bánh xong hãy trả tiền”.
Không lăng xăng như tiệm bánh mì Hòa Mã, vẻ trầm lắng ở tiệm chè Hiển Khánh lại khiến người ta yêu mến. Tiệm chè này ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là ông Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai ông giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản.
Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) và duy trì đến bây giờ. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.
Theo một số cựu học sinh các trường trung học Gia Long, Chu Văn An, Petrus Ký, sinh viên các trường đại học, cao đẳng vào thập niên 1965 - 1975, họ bị Hiển Khánh “mê hoặc” bởi cách trang trí thơ và câu đối do ông chủ tiệm sáng tác. Những bài thơ ca ngợi sự bổ dưỡng của hai món chủ lực là thạch trắng và đậu xanh, hoặc giải thích ý nghĩa bánh lá gai, bánh phu thê... Ông Quyền tự tin viết thơ treo trên vách:
“Ở đời hữu xạ tự nhiên hương
Ba thế hệ rồi khách vẫn thương
Á Âu đi về tìm bảng hiệu
Bắc Nam qua lại nhớ tên đường”.
Anh Văn Minh Hồng, 57 tuổi, từ California (Mỹ) về, cưỡi xe máy tìm đến tiệm chè Hiển Khánh xem có thay đổi gì không. Theo thói quen ngày trước, vào tiệm, anh gọi ngay chén thạch trắng rồi ngồi đảo mắt nhìn quanh quán như tìm lại ký ức. Anh nói với chị Nguyệt Minh: “Thơ vẫn treo trên tường, những bộ bàn ghế cũ, thấp vẫn nguyên vẹn” như khen chủ nhân đã giữ gìn cẩn thận những hình ảnh thân quen ấy suốt 40 - 50 năm nay.
Cũng chừng ấy thời gian, chủ tiệm này không hề nhượng quyền thương hiệu cho ai, cũng không có người ruột thịt nào mở tiệm ở nước ngoài nhưng bảng hiệu chè Hiển Khánh xuất hiện khá nhiều ở Mỹ. Còn tiệm chè Hiển Khánh anh đang ngồi có đến mười loại thạch khác nhau, bán thêm sâm bổ lượng, chè bạch quả, sữa chua, rau câu nhưng vẫn giữ đặc trưng: Chè Hà Nội không có nước cốt dừa như chè Nam Bộ, khi bưng lên cho khách luôn có chén đá bào kèm theo.
ST
Đến tiệm bánh mì Hòa Mã tại số 53 Cao Thắng, quận 3, anh Tâm thốt lên: “Vẫn thế! Từ ngày 1-12-1960 đến nay không có gì thay đổi, bảng hiệu bạc phếch, tủ để các món thịt nguội, patê vẫn đặt đúng vị trí cũ”. Thấy cụ Nguyễn Thị Tịnh còn đứng bán cùng hai con gái và mấy người cháu, anh Tâm mừng như gặp lại cố nhân.
http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/01/28/969457950ba-Nguyen-thi-Tinh.jpg
Từ ngày mở tiệm bánh mì Hòa Mã vào năm 1960, đến nay, cụ Nguyễn Thị Tịnh vẫn còn cùng con cháu đứng bán bánh mì
Anh kể: “Nhiều người Sài Gòn đi xa hàng chục năm vẫn không quên hai ông bà người Hà Nội vào Sài Gòn bán bánh mì. Bà Nguyễn Thị Tịnh và ông Lê Minh Ngọc (chồng bà Tịnh) được xem là những người đầu tiên ở Sài Gòn chuyển kiểu bánh mì đặc ruột - thịt nguội bày ra dĩa, ăn bằng dao nĩa theo gu Tây sang ổ bánh mì xốp giòn nhận chả lụa, patê, xúc xích, jambon... đủ vị Tây để tiện cho những người vừa đi làm, đi học vừa ăn sáng”.
Bây giờ, tiệm Hòa Mã vẫn còn bán bánh mì với dĩa thịt nguội riêng cho khách ăn tại chỗ. Quán hẹp, chỉ ba bàn và sáu ghế ngồi cho khách là đã chật. Nhờ nằm ngay đầu hẻm lớn nên tiệm kê thêm một dãy bàn ghế “xúp” sát vách nhà. Những chai nước tương, tương ớt, muối tiêu được treo trên vách.
Ai đến đây lần đầu sẽ thấy lạ vì không thấy khách than phiền dù tự giữ xe, chịu ngồi ở chỗ chật chội, còn phần ăn thì được trình bày sơ sài, mỗi loại thịt nguội một lát, patê, bơ vít đầy muỗng được bỏ vội vào dĩa. Khách nào dùng thêm trứng gà ốp-la thì sẵn chảo chiên trứng, người bán bỏ luôn thịt nguội vào chảo, dọn lên. Anh Tâm gật gù: “Đúng kiểu Hòa Mã, không hình thức. Ghiền là ghiền bánh mì giòn ran, ruột đặc vừa phải, lát thịt nguội cắt dày ăn mới ngon, patê, bơ quết vô bánh mì rất vừa khẩu vị, không phải thêm nước tương hay muối tiêu”.
Anh nói có lý bởi sáng nào cái tiệm nhỏ này cũng không ngớt khách, chẳng ai ngồi lâu hơn 20 phút, bởi để nhường chỗ cho người sau. Còn người đến mua bánh mì mang đi thì vây quanh cửa tiệm, đến nỗi người bán biết chắc mình không quan sát được hết nên dán một miếng giấy ghi: “Xin quý khách vui lòng nhận bánh xong hãy trả tiền”.
Không lăng xăng như tiệm bánh mì Hòa Mã, vẻ trầm lắng ở tiệm chè Hiển Khánh lại khiến người ta yêu mến. Tiệm chè này ra đời vào năm 1959 bởi hai đồng sở hữu là ông Trần Nghệ và ông Nguyễn Quý Quyền. Về sau, hai ông giao tiệm lại cho chị Nguyễn Thị Nguyệt Minh (con ông Quyền) tiếp quản.
Ban đầu, tiệm chè Hiển Khánh mở ở Đa Kao, gần rạp Cầu Bông nhưng quá chật nên ông Quyền mở thêm một tiệm nữa ở đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) và duy trì đến bây giờ. Tiệm Hiển Khánh ở Đa Kao thì không còn nữa.
Theo một số cựu học sinh các trường trung học Gia Long, Chu Văn An, Petrus Ký, sinh viên các trường đại học, cao đẳng vào thập niên 1965 - 1975, họ bị Hiển Khánh “mê hoặc” bởi cách trang trí thơ và câu đối do ông chủ tiệm sáng tác. Những bài thơ ca ngợi sự bổ dưỡng của hai món chủ lực là thạch trắng và đậu xanh, hoặc giải thích ý nghĩa bánh lá gai, bánh phu thê... Ông Quyền tự tin viết thơ treo trên vách:
“Ở đời hữu xạ tự nhiên hương
Ba thế hệ rồi khách vẫn thương
Á Âu đi về tìm bảng hiệu
Bắc Nam qua lại nhớ tên đường”.
Anh Văn Minh Hồng, 57 tuổi, từ California (Mỹ) về, cưỡi xe máy tìm đến tiệm chè Hiển Khánh xem có thay đổi gì không. Theo thói quen ngày trước, vào tiệm, anh gọi ngay chén thạch trắng rồi ngồi đảo mắt nhìn quanh quán như tìm lại ký ức. Anh nói với chị Nguyệt Minh: “Thơ vẫn treo trên tường, những bộ bàn ghế cũ, thấp vẫn nguyên vẹn” như khen chủ nhân đã giữ gìn cẩn thận những hình ảnh thân quen ấy suốt 40 - 50 năm nay.
Cũng chừng ấy thời gian, chủ tiệm này không hề nhượng quyền thương hiệu cho ai, cũng không có người ruột thịt nào mở tiệm ở nước ngoài nhưng bảng hiệu chè Hiển Khánh xuất hiện khá nhiều ở Mỹ. Còn tiệm chè Hiển Khánh anh đang ngồi có đến mười loại thạch khác nhau, bán thêm sâm bổ lượng, chè bạch quả, sữa chua, rau câu nhưng vẫn giữ đặc trưng: Chè Hà Nội không có nước cốt dừa như chè Nam Bộ, khi bưng lên cho khách luôn có chén đá bào kèm theo.
ST