2mẹconGà
29-03-2010, 08:39 PM
Đàn ông cảm thấy được khuyến khích và tăng lực khi có nhu cầu, trong khi phụ nữ lại trút bỏ được phiền muộn khi họ có hy vọng để ấp ủ.
Biết khơi gợi nhu cầu của đàn ông và tạo dựng niềm hy vọng ở phụ nữ sẽ tạo nên sức cuốn hút nhau một cách mãnh liệt giữa hai người như hai cực nam châm.
Những cuốn hút từ hai thực thể trái ngược
Những người đàn ông khi cảm thấy được tin cậy, anh ta sẽ làm hết sức mình để nửa kia của mình hài lòng, mãn nguyện, càng được đề cao anh ta sẽ càng ra sức cho đi thật nhiều. Về bản chất, họ thấy được khuyến khích và tăng thêm sức lực khi cảm thấy có nhu cầu, còn nếu thấy không cần thiết, anh ta sẽ lờ đờ, thụ động, chểnh mảng không quan tâm đến quan hệ đôi lứa.
Trong khi đó, những người phụ nữ chỉ cảm thấy rạo rực, bồn chồn khi nhận được sự trìu mến từ những người đàn ông. Khi cảm nhận được sự yêu chiều, phụ nữ dường như sẵn sàng cho đi tất cả mà không hề tiếc nửa kia bất cứ cái gì. Nhưng nếu bị “đứng bên lề” cuộc sống của chàng sẽ khiến nàng đột nhiên cảm thấy bị gắn vào quá nhiều loại trách nhiệm, cảm giác này dần dần sẽ khiến nàng cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và không thiết “cho” nữa.
Thực chất, chính sự khác biệt giữa hai phái đã làm nên sự quyến rũ. Chàng cứng, nàng mềm; chàng góc cạnh, nàng tròn trịa; chàng lạnh lùng còn nàng thì ấm nồng. Những nét khác biệt đó đã tạo nên sự bổ trợ cho nhau một cách trùng khít.
Ngay trong những lần khởi đầu mối quan hệ, những người phụ nữ khi “phải lòng” một ai đó thì dường như họ luôn biết cách phát ra tín hiệu một cách quyến rũ thông qua ánh mắt. Tín hiệu yêu thương đó khiến chàng vượt qua cửa ải sợ hãi, lo lắng ban đầu để áp sát vào nàng.
Nhưng cho đến khi mối quan hệ của họ trở nên thân tình thì tiếc thay sóng gió bắt đầu nổi lên, các nàng bắt đầu “bỏ qua” công đoạn phát tín hiệu tình yêu. Các nàng quên mất rằng, dù ở khâu khởi đầu hay ở giữa của quan hệ thì việc nhận ra tín hiệu này luôn cực kỳ quan trọng với chàng.
Những người đàn ông sẽ ngừng chăm lo cho nửa kia khi anh ta cảm thấy mình “không được cần” nữa. Và khi không thấy cần phải thổi luồng gió tươi mát vào cuộc đời người khác thì anh ta cũng khó mà có lòng ham mê vun xới cho cuộc đời và cuộc tình của chính mình. Lúc ấy, chỉ có một giải pháp duy nhất khiến anh ta trở lại với lòng hưng phấn, trở lại với tình yêu là anh ta cần được đề cao, tin cậy và công nhận.
Còn những người phụ nữ, dường như họ lại có cảm giác bình yên trong lời hứa chắc chắn của những người đàn ông. Phụ nữ buồn vì nỗi cô đơn và sự tách biệt, để xóa bỏ điều này họ cần có niềm tin rằng có một sự trợ giúp. Nhưng phần lớn đàn ông lại không hề hiểu hết tầm quan trọng của việc được dựa dẫm vào một người đáng tin cậy của phụ nữ. Khi mệt mỏi, lúng túng, vô vọng, những người phụ nữ chỉ cần một điều bình dị là tình thương. Họ chỉ cần được an ủi, chăm sóc và cần nhận được sự trìu mến, thương yêu.
Trong khi đó, các chàng thường “tránh” các nàng khi nhận ra họ mệt mỏi, cáu kỉnh... bởi các chàng cho rằng: Tốt nhất là hãy để họ một mình khi họ bực bội, xen ngang vào chỉ khiến sự việc xấu hơn. Đó là một sai lầm khủng khiếp. Sự xa cách vào lúc đó chỉ khiến mối quan hệ đôi lứa càng đi đến gần bờ vực thẳm.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, lúc đó, các chàng chỉ cần gần gũi, lắng nghe tâm sự của nửa kia, khi được san sẻ cảm xúc các nàng sẽ cảm nhận được mình xứng đáng được yêu và được chiều chuộng – khi ấy những nghi ngờ, vô vọng hay bực bội sẽ tan đi.
Thiết lập ranh giới cho và nhận
Một trong những nguyên nhân khiến sức cuốn hút đôi lứa trở nên nhàm chán, thậm chí về zero (0) khi quan hệ của họ đã ở trong giai đoạn thân tình, còn bởi do khúc mắc giữa sự cho và nhận. Một ngày nào đó, những người phụ nữ bỗng nhận ra rằng thật mệt mỏi khi mình đã phải cho đi quá nhiều; họ thấy bực bội vì phải gánh quá nhiều trách nhiệm với nửa kia, với gia đình mà không hề được sống chăm chút cho bản thân. Họ muốn được chăm sóc và tận hưởng cảm xúc cho cuộc sống của riêng mình và được thư thái, thảnh thơi như nửa kia đang tận hưởng.
Điều đáng nói là khi nhận ra sự bất công bởi mình cho đi quá nhiều mà không được nhận lại một cách tương xứng, người đầu tiên bị nàng đổ lỗi chính là nửa kia. Trong khi đó, các chàng lại biện bạch về sự cho ít của mình rằng đó là do sự ương bướng, lạnh lùng của nàng.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự đổ thừa trách nhiệm cho nhau trong trường hợp này không giải quyết được vấn đề. Chỉ có sự cảm thông, quan tâm và học cách chấp nhận nhau mới là giải pháp tốt nhất.
Thay vì đổi lỗi lại cho nàng, chàng hãy trở nên thông cảm và ôm ấp, vỗ về, an ủi nàng và hãy gợi ý giúp nàng những việc nhỏ như nhặt rau hay đổ rác... Còn các nàng, thay vì đổ lỗi cho nửa kia về việc cho ít quá thì nên chấp nhận sự khiếm khuyết đó và khuyến khích chàng bằng cách công nhận, đề cao những việc chàng đã làm cho mình. Như vậy sẽ khiến chàng cảm thấy mình “được cần” và sẽ hưng phấn, vun vén hơn và thậm chí chàng sẽ hăng gái “cho” thật nhiều.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng để giải quyết tận gốc bất hòa này thì ranh giới giữa cho và nhận cần được thiết lập. Thay vì cho đi quá nhiều, phụ nữ hãy cân đong xem mình cho bao nhiêu là đủ. Nhưng thực tế, nhiều phụ nữ lại cảm thấy sợ khi phải tạo giới hạn cho và nhận, họ sợ đòi hỏi nhiều sẽ bị từ chối, bị coi thường hoặc có thể bị xa lánh. Nhiều khi họ che đậy nỗi sợ đó bằng cách quan tâm chú ý và chịu trách nhiệm đến nhu cầu của người khác. Họ cho và nghĩ rằng mình đáng được nhận lại một cách xứng đáng. Nhưng đáng thương thay, sau nhiều năm hôn nhân, họ chợt nhận ra mình cho đi quá nhiều mà nhận lại chẳng bao nhiêu.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, thay vì luôn trong tâm thế cho, những người phụ nữ hãy học cách cho ít đi, hãy bớt hầu hạ, chăm lo cho anh ta từng li từng tí một như với một đứa trẻ. Đó cũng là một cách để giúp nhận ra giá trị bản thân. Khi ấy, tự những người đàn ông sẽ bừng tỉnh khỏi trạng thái thụ động, ù lì và hưng phấn trở lại vai trò là bờ vai tựa chắc chắn cho người vợ và đương nhiên khi ấy họ sẽ luôn muốn cho nửa kia nhiều hơn.
Cảm giác bị bỏ rơi khi không nhận được sự chăm sóc, yêu thương ở người phụ nữ cũng tương tự như cảm giác thất bại ở đàn ông khi họ nghe được lời than thở của vợ. Điều này lý giải cho việc đàn ông thường khó lắng nghe nửa kia. Những người đàn ông luôn muốn mình là người hùng trong mắt vợ, do đó việc người vợ kể lể về những khó khăn, cực nhọc, bất hạnh của mình chẳng khác nào truyền thông điệp rằng: Anh chưa tốt, anh là một kẻ thất bại.
Thực ra, những người đàn ông cũng yếu đuối và cần tình yêu biết bao. Tình yêu giúp họ thêm sức mạnh và thấy mình tài ba để nâng đỡ người khác. Và quan trọng là những người phụ nữ hãy bớt tỏ thái độ dằn vặt, xỉ vả hay than phiền quá nhiều về sai lầm của chàng.
Hãy giúp chàng hiểu rằng, ai cũng có thể phạm khuyết điểm và dù chàng có phạm sai lầm thì nàng vẫn cứ yêu và bao dung với chàng. Cảm giác “được cần” càng trở nên cần thiết khi chàng mắc phải sai lầm hay gây ra điều gì đó không tốt cho gia đình.
Biết khơi gợi nhu cầu của đàn ông và tạo dựng niềm hy vọng ở phụ nữ sẽ tạo nên sức cuốn hút nhau một cách mãnh liệt giữa hai người như hai cực nam châm.
Những cuốn hút từ hai thực thể trái ngược
Những người đàn ông khi cảm thấy được tin cậy, anh ta sẽ làm hết sức mình để nửa kia của mình hài lòng, mãn nguyện, càng được đề cao anh ta sẽ càng ra sức cho đi thật nhiều. Về bản chất, họ thấy được khuyến khích và tăng thêm sức lực khi cảm thấy có nhu cầu, còn nếu thấy không cần thiết, anh ta sẽ lờ đờ, thụ động, chểnh mảng không quan tâm đến quan hệ đôi lứa.
Trong khi đó, những người phụ nữ chỉ cảm thấy rạo rực, bồn chồn khi nhận được sự trìu mến từ những người đàn ông. Khi cảm nhận được sự yêu chiều, phụ nữ dường như sẵn sàng cho đi tất cả mà không hề tiếc nửa kia bất cứ cái gì. Nhưng nếu bị “đứng bên lề” cuộc sống của chàng sẽ khiến nàng đột nhiên cảm thấy bị gắn vào quá nhiều loại trách nhiệm, cảm giác này dần dần sẽ khiến nàng cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và không thiết “cho” nữa.
Thực chất, chính sự khác biệt giữa hai phái đã làm nên sự quyến rũ. Chàng cứng, nàng mềm; chàng góc cạnh, nàng tròn trịa; chàng lạnh lùng còn nàng thì ấm nồng. Những nét khác biệt đó đã tạo nên sự bổ trợ cho nhau một cách trùng khít.
Ngay trong những lần khởi đầu mối quan hệ, những người phụ nữ khi “phải lòng” một ai đó thì dường như họ luôn biết cách phát ra tín hiệu một cách quyến rũ thông qua ánh mắt. Tín hiệu yêu thương đó khiến chàng vượt qua cửa ải sợ hãi, lo lắng ban đầu để áp sát vào nàng.
Nhưng cho đến khi mối quan hệ của họ trở nên thân tình thì tiếc thay sóng gió bắt đầu nổi lên, các nàng bắt đầu “bỏ qua” công đoạn phát tín hiệu tình yêu. Các nàng quên mất rằng, dù ở khâu khởi đầu hay ở giữa của quan hệ thì việc nhận ra tín hiệu này luôn cực kỳ quan trọng với chàng.
Những người đàn ông sẽ ngừng chăm lo cho nửa kia khi anh ta cảm thấy mình “không được cần” nữa. Và khi không thấy cần phải thổi luồng gió tươi mát vào cuộc đời người khác thì anh ta cũng khó mà có lòng ham mê vun xới cho cuộc đời và cuộc tình của chính mình. Lúc ấy, chỉ có một giải pháp duy nhất khiến anh ta trở lại với lòng hưng phấn, trở lại với tình yêu là anh ta cần được đề cao, tin cậy và công nhận.
Còn những người phụ nữ, dường như họ lại có cảm giác bình yên trong lời hứa chắc chắn của những người đàn ông. Phụ nữ buồn vì nỗi cô đơn và sự tách biệt, để xóa bỏ điều này họ cần có niềm tin rằng có một sự trợ giúp. Nhưng phần lớn đàn ông lại không hề hiểu hết tầm quan trọng của việc được dựa dẫm vào một người đáng tin cậy của phụ nữ. Khi mệt mỏi, lúng túng, vô vọng, những người phụ nữ chỉ cần một điều bình dị là tình thương. Họ chỉ cần được an ủi, chăm sóc và cần nhận được sự trìu mến, thương yêu.
Trong khi đó, các chàng thường “tránh” các nàng khi nhận ra họ mệt mỏi, cáu kỉnh... bởi các chàng cho rằng: Tốt nhất là hãy để họ một mình khi họ bực bội, xen ngang vào chỉ khiến sự việc xấu hơn. Đó là một sai lầm khủng khiếp. Sự xa cách vào lúc đó chỉ khiến mối quan hệ đôi lứa càng đi đến gần bờ vực thẳm.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, lúc đó, các chàng chỉ cần gần gũi, lắng nghe tâm sự của nửa kia, khi được san sẻ cảm xúc các nàng sẽ cảm nhận được mình xứng đáng được yêu và được chiều chuộng – khi ấy những nghi ngờ, vô vọng hay bực bội sẽ tan đi.
Thiết lập ranh giới cho và nhận
Một trong những nguyên nhân khiến sức cuốn hút đôi lứa trở nên nhàm chán, thậm chí về zero (0) khi quan hệ của họ đã ở trong giai đoạn thân tình, còn bởi do khúc mắc giữa sự cho và nhận. Một ngày nào đó, những người phụ nữ bỗng nhận ra rằng thật mệt mỏi khi mình đã phải cho đi quá nhiều; họ thấy bực bội vì phải gánh quá nhiều trách nhiệm với nửa kia, với gia đình mà không hề được sống chăm chút cho bản thân. Họ muốn được chăm sóc và tận hưởng cảm xúc cho cuộc sống của riêng mình và được thư thái, thảnh thơi như nửa kia đang tận hưởng.
Điều đáng nói là khi nhận ra sự bất công bởi mình cho đi quá nhiều mà không được nhận lại một cách tương xứng, người đầu tiên bị nàng đổ lỗi chính là nửa kia. Trong khi đó, các chàng lại biện bạch về sự cho ít của mình rằng đó là do sự ương bướng, lạnh lùng của nàng.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sự đổ thừa trách nhiệm cho nhau trong trường hợp này không giải quyết được vấn đề. Chỉ có sự cảm thông, quan tâm và học cách chấp nhận nhau mới là giải pháp tốt nhất.
Thay vì đổi lỗi lại cho nàng, chàng hãy trở nên thông cảm và ôm ấp, vỗ về, an ủi nàng và hãy gợi ý giúp nàng những việc nhỏ như nhặt rau hay đổ rác... Còn các nàng, thay vì đổ lỗi cho nửa kia về việc cho ít quá thì nên chấp nhận sự khiếm khuyết đó và khuyến khích chàng bằng cách công nhận, đề cao những việc chàng đã làm cho mình. Như vậy sẽ khiến chàng cảm thấy mình “được cần” và sẽ hưng phấn, vun vén hơn và thậm chí chàng sẽ hăng gái “cho” thật nhiều.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng để giải quyết tận gốc bất hòa này thì ranh giới giữa cho và nhận cần được thiết lập. Thay vì cho đi quá nhiều, phụ nữ hãy cân đong xem mình cho bao nhiêu là đủ. Nhưng thực tế, nhiều phụ nữ lại cảm thấy sợ khi phải tạo giới hạn cho và nhận, họ sợ đòi hỏi nhiều sẽ bị từ chối, bị coi thường hoặc có thể bị xa lánh. Nhiều khi họ che đậy nỗi sợ đó bằng cách quan tâm chú ý và chịu trách nhiệm đến nhu cầu của người khác. Họ cho và nghĩ rằng mình đáng được nhận lại một cách xứng đáng. Nhưng đáng thương thay, sau nhiều năm hôn nhân, họ chợt nhận ra mình cho đi quá nhiều mà nhận lại chẳng bao nhiêu.
Chuyên gia tâm lý cho rằng, thay vì luôn trong tâm thế cho, những người phụ nữ hãy học cách cho ít đi, hãy bớt hầu hạ, chăm lo cho anh ta từng li từng tí một như với một đứa trẻ. Đó cũng là một cách để giúp nhận ra giá trị bản thân. Khi ấy, tự những người đàn ông sẽ bừng tỉnh khỏi trạng thái thụ động, ù lì và hưng phấn trở lại vai trò là bờ vai tựa chắc chắn cho người vợ và đương nhiên khi ấy họ sẽ luôn muốn cho nửa kia nhiều hơn.
Cảm giác bị bỏ rơi khi không nhận được sự chăm sóc, yêu thương ở người phụ nữ cũng tương tự như cảm giác thất bại ở đàn ông khi họ nghe được lời than thở của vợ. Điều này lý giải cho việc đàn ông thường khó lắng nghe nửa kia. Những người đàn ông luôn muốn mình là người hùng trong mắt vợ, do đó việc người vợ kể lể về những khó khăn, cực nhọc, bất hạnh của mình chẳng khác nào truyền thông điệp rằng: Anh chưa tốt, anh là một kẻ thất bại.
Thực ra, những người đàn ông cũng yếu đuối và cần tình yêu biết bao. Tình yêu giúp họ thêm sức mạnh và thấy mình tài ba để nâng đỡ người khác. Và quan trọng là những người phụ nữ hãy bớt tỏ thái độ dằn vặt, xỉ vả hay than phiền quá nhiều về sai lầm của chàng.
Hãy giúp chàng hiểu rằng, ai cũng có thể phạm khuyết điểm và dù chàng có phạm sai lầm thì nàng vẫn cứ yêu và bao dung với chàng. Cảm giác “được cần” càng trở nên cần thiết khi chàng mắc phải sai lầm hay gây ra điều gì đó không tốt cho gia đình.