NgHi~KhAc'
26-05-2009, 10:56 AM
http://a367.yahoofs.com/lifestory/OTtpbVGDBRYiUo5reNjKDJAq_8/blog/ap_20090325053422834.jpg.jpg?lb_____DurNb01kU
Kí sự vỉa hè
1. Ngõ 101 nằm ở phố Tiến- trọc. Phố này có tên một danh nhân, để khỏi ai bắt bẻ hạch họe bèn tạm đặt tên vậy. Phố dài chừng 800 mét, vài hàng tạp phẩm, độc nhất một hàng bún ốc dưới cây bàng đầu ngõ, đây là hàng bún ốc ngon khét tiếng, ai thích ăn bún ốc không thể không biết bún ốc Tiên.
Bà chủ tất nhiên tên Tiên, trắng trẻo múp máp, tóc có vài sợi bạc rồi nhưng ngực phồng như ngực gái tơ, mỗi lần bà cúi xuống múc múc chan chan hai bầu vú núng nính nõn nà khẽ rung rinh, chao qua chao lại trước mắt khách, đã quá trời luôn.
Hàng bún không bàn không ghế, khách ngồi vây quanh, kẻ chồm hổm, người kê cục gạch lót báo, có người chẳng cần gạch ghiếc báo biếc, cứ thế tương đít ra nền vỉa hè.
Đụng có ông trật tự phường đi qua, từ xa đã thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán, mọi người tự giác bưng bát tản đi, bà Tiên đẩy gánh bún vào ngõ, rút ra hai chục nghìn đưa ông, ông lại thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán rồi túc tắc bỏ đi, ai nấy lại bưng bát quay về chỗ cũ.
Ăn uống nhếch nhác vậy nhưng hễ ai đã ăn hàng bún ốc này rồi đều không muốn bỏ. Ốc nhể nguyên con, mỗi bát bún hơn chục con, không biết ngâm tẩm kiểu gì thơm ngon hết nhẽ, cắn phát đánh sật, nước ốc trào ra miệng ngọt lừ, thơm thơm cay cay, lại thêm nước bún váng mỡ gà, nước ốc bươu xương gà hầm ngấm rau mùi thơm nồng, vừa ăn vừa hít hà, cực đã.
Chỉ có hai mẹ con, bà Tiên và cô con gái hai mươi tuổi tên Thủy cũng trắng trẻo múp máp, đít lồng bàn tròn căng, đàn ông ăn ở đấy mười anh dán mắt vào đít nó cả mười.
Ông nào cũng thế, sấp mặt vào bát bún húp húp và và, mắt liếc xéo phát ngực bà Tiên, lại liếc xéo phát đít con Thủy, và miếng bún thấy ngon thêm bội phần, cắn con ốc cái sật nhai nhồm nhoàm đã đời như đớp phải mòng con bé.
Con bé lúi húi bưng bê dọn dẹp rửa ráy chưa khi nào thấy nó ngẩng mặt lên, chưa thấy ai gọi mà nó mở miệng đáp, người gọi Thủy ơi lấy anh quả ớt, người gọi con ơi lấy bác nhúm mùi, nó lẳng lặng đáp ứng nhưng cất tiếng vâng dạ thì tuyệt nhiên không.
Người nói có khi con bé này câm, người nói câm đéo đâu, gái thời nay thế, hễ mọc mầm được chút gì ngon ngon là mặt vênh mày váo. Oan cho con bé, nó đổi tính từ thủa 13 tuổi, từ ngày bố nó lâm bệnh.
Bố nó là ông Quí dạy toán cấp ba, đẹp trai cực kì, bà Tiên hồi đó học sinh lớp 12, mê man theo ông, suốt ngày rình ông đi chỗ vắng thì chạy vụt ra, nói em chào thầy, rồi cười rinh rích ù té chạy, mông đít ngoay ngoảy.
Đêm ông đang soạn bài ở phòng nội trú, bà lén vào ném qua cửa sổ khi thì bông hồng khi thì bài thơ, nói thầy ui em dớ thầy, rồi lại cười rinh rích ù té chạy.
Đến khi không chịu nổi, bà nhảy ào vào phòng ông, cởi tuột áo phơi cả cặp tuyết lê đẹp mê hồn, nói dạ thưa thầy. Ông Quí hốt hoảng vùng dậy, nói chết chết mặc áo vào đi em, chết chết. Bà ôm chặt lấy ông, nói không không em muốn chết, thầy cho em chết đi.
Lấy được ông Quí, bà Tiên sướng như mê, đẻ được con Thúy vẫn sướng như mê. Chẳng dè ông bị tai nạn, vẹo cột sống, chấn thương sọ não, mặt mày méo xẹo, sợ nước sợ gió, sợ cả người, suốt ngày ngồi ru rú trong phòng.
Hai mẹ con chạy ngược ngước xuôi chạy chữa cho ông, vay tiền cả khu phố đưa ông sang tận Singapore , tiền mất cứ mất tật mang cứ mang, bệnh ông ngày một trầm trọng, nhìn ai cũng ra phản động với khủng bố.
Họ bán căn hộ trả nợ, kéo nhau về ngõ này. Đây là ngõ cụt, rộng chừng tám tấc sâu hun hút, hai bên đặc quánh chẳng có nhà nào. Đi mãi mới gặp nhà ông Quí bà Tiên chia ra hai ngách, ngách trái chừng 10 mét vuông, ngách phải chừng 20 mét vuông. Đi thêm một khúc nữa thì có thêm nhà ông Đức bà Hiền gác dưới, nhà ông Bá và thằng Hoàng con trai ông gác trên.
Nghe nói ngõ này xưa đây là lối vào chuồng ngựa của một tư sản giàu sụ, đã dinh tê vào Nam năm 1950. Nhà ông Đức Bà Hiền là chuồng ngựa, gác trên nhà ông Bá là nơi ở của người nuôi ngựa, còn nhà ông Quí bà Tiên vốn là nơi cất thóc cỏ cho ngựa, mới chia ra hai ngách như thế. Nghe cũng có lý.
Ngõ thiếu khí thiếu sáng, ngày cũng như đêm tối thui, ai mới vào cũng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể an tâm sống ở đây. Trong khi người trong ngõ thì thấy thường, thậm chí còn thấy tiện lợi hơn nhiều nơi sáng sủa.
Chợt nhớ một nước bà con, ai ở nơi khác đến thì rùng mình kinh khiếp như vừa sa vào bãi sình lầy, thế mà dân ở đấy thì hân hoan múa hát tưng bừng, ca ngợi ngất trời nơi họ sống. Cho hay thói quen con người thật đáng sợ.
Thôi không nói chuyện này nữa, quay lại với hàng ốc Tiên.
Một buổi sáng có một thằng chừng ba chục tuổi đi taxi đến, nó đi vào ngõ hồi lâu mới quay ra, sà vào hàng bún. Thằng này ăn mặc không phô trương nhưng nhìn kĩ toàn đồ đắt tiền, vẻ làm bộ nhún nhường, cái nhìn cầu hòa, nụ cười chiếu cố với đám thị dân nửa mùa quanh gánh bún, biết ngay người sang hoặc cố tình làm sang từ nơi xa vừa về Hà Nội.
Nó đỡ bán bún từ tay con Thủy, mỉm cười nói cảm ơn, nhón tí rau thơm nói xin phép, gắp con ốc lên ngửi ngửi, bỏ vào miệng nhỏm nhẻm nhai như nhai kẹo cao su, biết ngay ông Việt kiều khéo tỏ mình là Việt kiều trước đám chân đất mắt toét.
Nó mỉm cười với con Thủy, nói em gì ơi, đây có phải ngõ 101 không, con Thủy hất mặt về cái biển số ngõ, gật gật. Nó cười cười, nói cái số ngõ có từ xưa à em, con Thủy hơi nhăn mặt, gật gật. Nó vẫn cười cười, nói nhà của em ở đầu tiên à, con Thủy ném vào nó cái nhìn khó chịu, gật gật . Bà Tiên nguýt thằng này phát, nói anh ơi, anh nói quách với con gái tôi là anh có tiền, anh muốn ngủ với nó có phải nhanh không, đu đưa gì lắm sốt ruột.
Thằng này vội vàng quay lại, nói cô ơi cô hiểu nhầm cháu rồi, cháu hỏi để mua nhà cô đó. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, cười nhạt nói nhà tôi chó nhà anh nó còn chê, anh mua làm gì.
Thằng này cười nói cháu mua thật mà, cô bán đi, cháu cần lắm. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, sấp mặt múc múc chan chan không nói thêm câu nào nữa.
Hết thảy khách hàng đều châu mặt về thằng này. Nó tỉnh bơ, bỏ bát trả tiền, nói cô bán đi, bao nhiêu cháu cũng mua… cháu đến đây không phải để ăn bún… để mua nhà cô đó… cháu tìm mãi mới thấy cái nhà ưa ý. Bà Tiên hất mặt lên, nói thôi thôi anh đi đi cho tôi lấy chỗ cho khách.
Nó đứng dậy cười cười, nói cháu nói thật mà cô cứ tưởng cháu đùa. Điên, bà Tiên cầm cái môi gõ vào nồi xáo cái queng, nói 200 cây anh mua không? Nó nói mua, cô bán cháu mua liền.
Con Thủy đang bê chồng bát, nghe nó nói thế thì giật mình làm rơi chồng bát. Nó đặt cái cacvidit cho bà Tiên, nói bất kì khi nào cô muốn bán cứ gọi điện cho cháu. Bà Tiên trợn mắt há mồm không biết nói sao. Một người kêu to ui giời, cái bướm hai trăm cây.
Nó vừa lên xe, đám khách liên bâu quanh bà, người nói nó không mua nhà đâu, nó mua con Thủy đó, cơ mà được giá, ngon ngon, bán bán. Người nói chị ơi bán đi, người mẫu có hai cây, hoa hậu có hai chục cây, con gái chị giá 200 cây, ngang giá đệ nhất phu nhân đó rồi chị. Người nói xưa em có mỗi cái quạt tai voi với trăm dây mai xo cũng kiếm được cô vợ mê hồn, dùng mãi đến giờ vẫn chưa chán, được giá lắm rồi bán đi bán đi.
Bà Tiên ngồi ngẩn ngơ, liếc sang con Thủy thấy mặt nó cũng đực như ngỗng ỉa.
(tác giả- Nguyễn Quang Lập)
Còn phần 2,3,4,5 Nhưng dài quá. Ko biết mọi người thích thể loại này ko để còn post
Kí sự vỉa hè
1. Ngõ 101 nằm ở phố Tiến- trọc. Phố này có tên một danh nhân, để khỏi ai bắt bẻ hạch họe bèn tạm đặt tên vậy. Phố dài chừng 800 mét, vài hàng tạp phẩm, độc nhất một hàng bún ốc dưới cây bàng đầu ngõ, đây là hàng bún ốc ngon khét tiếng, ai thích ăn bún ốc không thể không biết bún ốc Tiên.
Bà chủ tất nhiên tên Tiên, trắng trẻo múp máp, tóc có vài sợi bạc rồi nhưng ngực phồng như ngực gái tơ, mỗi lần bà cúi xuống múc múc chan chan hai bầu vú núng nính nõn nà khẽ rung rinh, chao qua chao lại trước mắt khách, đã quá trời luôn.
Hàng bún không bàn không ghế, khách ngồi vây quanh, kẻ chồm hổm, người kê cục gạch lót báo, có người chẳng cần gạch ghiếc báo biếc, cứ thế tương đít ra nền vỉa hè.
Đụng có ông trật tự phường đi qua, từ xa đã thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán, mọi người tự giác bưng bát tản đi, bà Tiên đẩy gánh bún vào ngõ, rút ra hai chục nghìn đưa ông, ông lại thổi còi cái roẹt, quát như sấm rền giải tán giải tán rồi túc tắc bỏ đi, ai nấy lại bưng bát quay về chỗ cũ.
Ăn uống nhếch nhác vậy nhưng hễ ai đã ăn hàng bún ốc này rồi đều không muốn bỏ. Ốc nhể nguyên con, mỗi bát bún hơn chục con, không biết ngâm tẩm kiểu gì thơm ngon hết nhẽ, cắn phát đánh sật, nước ốc trào ra miệng ngọt lừ, thơm thơm cay cay, lại thêm nước bún váng mỡ gà, nước ốc bươu xương gà hầm ngấm rau mùi thơm nồng, vừa ăn vừa hít hà, cực đã.
Chỉ có hai mẹ con, bà Tiên và cô con gái hai mươi tuổi tên Thủy cũng trắng trẻo múp máp, đít lồng bàn tròn căng, đàn ông ăn ở đấy mười anh dán mắt vào đít nó cả mười.
Ông nào cũng thế, sấp mặt vào bát bún húp húp và và, mắt liếc xéo phát ngực bà Tiên, lại liếc xéo phát đít con Thủy, và miếng bún thấy ngon thêm bội phần, cắn con ốc cái sật nhai nhồm nhoàm đã đời như đớp phải mòng con bé.
Con bé lúi húi bưng bê dọn dẹp rửa ráy chưa khi nào thấy nó ngẩng mặt lên, chưa thấy ai gọi mà nó mở miệng đáp, người gọi Thủy ơi lấy anh quả ớt, người gọi con ơi lấy bác nhúm mùi, nó lẳng lặng đáp ứng nhưng cất tiếng vâng dạ thì tuyệt nhiên không.
Người nói có khi con bé này câm, người nói câm đéo đâu, gái thời nay thế, hễ mọc mầm được chút gì ngon ngon là mặt vênh mày váo. Oan cho con bé, nó đổi tính từ thủa 13 tuổi, từ ngày bố nó lâm bệnh.
Bố nó là ông Quí dạy toán cấp ba, đẹp trai cực kì, bà Tiên hồi đó học sinh lớp 12, mê man theo ông, suốt ngày rình ông đi chỗ vắng thì chạy vụt ra, nói em chào thầy, rồi cười rinh rích ù té chạy, mông đít ngoay ngoảy.
Đêm ông đang soạn bài ở phòng nội trú, bà lén vào ném qua cửa sổ khi thì bông hồng khi thì bài thơ, nói thầy ui em dớ thầy, rồi lại cười rinh rích ù té chạy.
Đến khi không chịu nổi, bà nhảy ào vào phòng ông, cởi tuột áo phơi cả cặp tuyết lê đẹp mê hồn, nói dạ thưa thầy. Ông Quí hốt hoảng vùng dậy, nói chết chết mặc áo vào đi em, chết chết. Bà ôm chặt lấy ông, nói không không em muốn chết, thầy cho em chết đi.
Lấy được ông Quí, bà Tiên sướng như mê, đẻ được con Thúy vẫn sướng như mê. Chẳng dè ông bị tai nạn, vẹo cột sống, chấn thương sọ não, mặt mày méo xẹo, sợ nước sợ gió, sợ cả người, suốt ngày ngồi ru rú trong phòng.
Hai mẹ con chạy ngược ngước xuôi chạy chữa cho ông, vay tiền cả khu phố đưa ông sang tận Singapore , tiền mất cứ mất tật mang cứ mang, bệnh ông ngày một trầm trọng, nhìn ai cũng ra phản động với khủng bố.
Họ bán căn hộ trả nợ, kéo nhau về ngõ này. Đây là ngõ cụt, rộng chừng tám tấc sâu hun hút, hai bên đặc quánh chẳng có nhà nào. Đi mãi mới gặp nhà ông Quí bà Tiên chia ra hai ngách, ngách trái chừng 10 mét vuông, ngách phải chừng 20 mét vuông. Đi thêm một khúc nữa thì có thêm nhà ông Đức bà Hiền gác dưới, nhà ông Bá và thằng Hoàng con trai ông gác trên.
Nghe nói ngõ này xưa đây là lối vào chuồng ngựa của một tư sản giàu sụ, đã dinh tê vào Nam năm 1950. Nhà ông Đức Bà Hiền là chuồng ngựa, gác trên nhà ông Bá là nơi ở của người nuôi ngựa, còn nhà ông Quí bà Tiên vốn là nơi cất thóc cỏ cho ngựa, mới chia ra hai ngách như thế. Nghe cũng có lý.
Ngõ thiếu khí thiếu sáng, ngày cũng như đêm tối thui, ai mới vào cũng ngạc nhiên không hiểu sao người ta có thể an tâm sống ở đây. Trong khi người trong ngõ thì thấy thường, thậm chí còn thấy tiện lợi hơn nhiều nơi sáng sủa.
Chợt nhớ một nước bà con, ai ở nơi khác đến thì rùng mình kinh khiếp như vừa sa vào bãi sình lầy, thế mà dân ở đấy thì hân hoan múa hát tưng bừng, ca ngợi ngất trời nơi họ sống. Cho hay thói quen con người thật đáng sợ.
Thôi không nói chuyện này nữa, quay lại với hàng ốc Tiên.
Một buổi sáng có một thằng chừng ba chục tuổi đi taxi đến, nó đi vào ngõ hồi lâu mới quay ra, sà vào hàng bún. Thằng này ăn mặc không phô trương nhưng nhìn kĩ toàn đồ đắt tiền, vẻ làm bộ nhún nhường, cái nhìn cầu hòa, nụ cười chiếu cố với đám thị dân nửa mùa quanh gánh bún, biết ngay người sang hoặc cố tình làm sang từ nơi xa vừa về Hà Nội.
Nó đỡ bán bún từ tay con Thủy, mỉm cười nói cảm ơn, nhón tí rau thơm nói xin phép, gắp con ốc lên ngửi ngửi, bỏ vào miệng nhỏm nhẻm nhai như nhai kẹo cao su, biết ngay ông Việt kiều khéo tỏ mình là Việt kiều trước đám chân đất mắt toét.
Nó mỉm cười với con Thủy, nói em gì ơi, đây có phải ngõ 101 không, con Thủy hất mặt về cái biển số ngõ, gật gật. Nó cười cười, nói cái số ngõ có từ xưa à em, con Thủy hơi nhăn mặt, gật gật. Nó vẫn cười cười, nói nhà của em ở đầu tiên à, con Thủy ném vào nó cái nhìn khó chịu, gật gật . Bà Tiên nguýt thằng này phát, nói anh ơi, anh nói quách với con gái tôi là anh có tiền, anh muốn ngủ với nó có phải nhanh không, đu đưa gì lắm sốt ruột.
Thằng này vội vàng quay lại, nói cô ơi cô hiểu nhầm cháu rồi, cháu hỏi để mua nhà cô đó. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, cười nhạt nói nhà tôi chó nhà anh nó còn chê, anh mua làm gì.
Thằng này cười nói cháu mua thật mà, cô bán đi, cháu cần lắm. Bà Tiên nguýt thêm phát nữa, sấp mặt múc múc chan chan không nói thêm câu nào nữa.
Hết thảy khách hàng đều châu mặt về thằng này. Nó tỉnh bơ, bỏ bát trả tiền, nói cô bán đi, bao nhiêu cháu cũng mua… cháu đến đây không phải để ăn bún… để mua nhà cô đó… cháu tìm mãi mới thấy cái nhà ưa ý. Bà Tiên hất mặt lên, nói thôi thôi anh đi đi cho tôi lấy chỗ cho khách.
Nó đứng dậy cười cười, nói cháu nói thật mà cô cứ tưởng cháu đùa. Điên, bà Tiên cầm cái môi gõ vào nồi xáo cái queng, nói 200 cây anh mua không? Nó nói mua, cô bán cháu mua liền.
Con Thủy đang bê chồng bát, nghe nó nói thế thì giật mình làm rơi chồng bát. Nó đặt cái cacvidit cho bà Tiên, nói bất kì khi nào cô muốn bán cứ gọi điện cho cháu. Bà Tiên trợn mắt há mồm không biết nói sao. Một người kêu to ui giời, cái bướm hai trăm cây.
Nó vừa lên xe, đám khách liên bâu quanh bà, người nói nó không mua nhà đâu, nó mua con Thủy đó, cơ mà được giá, ngon ngon, bán bán. Người nói chị ơi bán đi, người mẫu có hai cây, hoa hậu có hai chục cây, con gái chị giá 200 cây, ngang giá đệ nhất phu nhân đó rồi chị. Người nói xưa em có mỗi cái quạt tai voi với trăm dây mai xo cũng kiếm được cô vợ mê hồn, dùng mãi đến giờ vẫn chưa chán, được giá lắm rồi bán đi bán đi.
Bà Tiên ngồi ngẩn ngơ, liếc sang con Thủy thấy mặt nó cũng đực như ngỗng ỉa.
(tác giả- Nguyễn Quang Lập)
Còn phần 2,3,4,5 Nhưng dài quá. Ko biết mọi người thích thể loại này ko để còn post