PDA

View Full Version : Tản mạn thư pháp



phale
12-03-2010, 07:39 AM
Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo (bút, nghiên, giấy, mực). Người Trung Quốc thường nói: “Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình” (học tập thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nắn tình cảm). Với quan niệm này, thư pháp cũng là Đạo (Thư pháp giả, Đạo dã). Người Nhật từ thuở tiếp thu văn hóa Hán đã nhận ra giá trị cao nhã của thư pháp, nên gọi tên là thư đạo (shōdō). Không những thế, sự nghiên tập thư pháp từ đời Hán đến nay đã trở thành môn học hẳn hoi với đầy đủ cơ sở lý luận gọi là thư học.

Nói đến thư pháp là nói đến khổ luyện. Người Trung Quốc thường bảo: “Học thư vô nhật bất lâm trì” (học thư pháp chẳng ngày nào mà không “vào ao”). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyện thư pháp. Thư gia Trương Chi đời Đông Hán mỗi ngày luyện viết xong thì rửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực (Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc). Thuật ngữ lâm trì bắt nguồn từ đó. Thời của Trương Chi, giấy chưa phổ biến, luyện chữ chỉ có thể viết trên tơ lụa. Ông tận dụng tất cả vải lụa trong nhà, khi không thể viết thêm được nữa thì đem nhuộm và may y phục.

Giới nghiên cứu Trung Quốc tổng kết rằng, các đại thư gia thường phải mất vài chục năm lâm trì mới thành danh. Vì bái phục công phu lâm trì của Trương Chi nên Vương Hi Chi (đời Tấn) đã bỏ ra 15 năm luyện chữ, bắt đầu từ chữ vĩnh 永 (mãi mãi). Chữ vĩnh bao quát tám nét cơ bản của chữ Hán (gọi là vĩnh tự bát pháp 永字八法) và là bài tập nền tảng cho người mới học thư pháp.

Nhưng vĩnh tự bát pháp chính thức được nghiên cứu có qui củ kể từ nhà sư Thích Trí Vĩnh (tục gọi Vĩnh thiền sư) đời Tùy. Vị cháu bảy đời này của Vương Hi Chi cũng là một tấm gương khổ luyện thư pháp. Ông tu ở chùa Vĩnh Hân, huyện Ngô Hưng. Ông xây lầu và ở trên đó không xuống suốt 40 năm để khổ luyện thư pháp (Đăng lâu bất hạ tứ thập niên), bút cùn vất thành gò. Khi ông thành danh, người người đến xin chữ khiến ngạch cửa bị dẫm nát, phải lấy sắt lá bao lại.

Nhà sư Hoài Tố đời Đường thuở hoa niên nhà nghèo không tiền mua giấy, chỉ khổ luyện trên lá chuối mà thành danh thảo thánh. Vương Hiến Chi thuở nhỏ luyện chữ đã gánh nước đổ đầy 18 chum để làm nước mài mực. Nhờ thế mà thành danh. Hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được đời xưng tụng là Thảo thánh nhị Vương. Chữ thảo của họ trở thành khuôn mẫu cho thế nhân nghiên tập từ đời Tấn đến nay.

Những người say đắm thư pháp nhiều vô kể. Mỗi một đời đều có một số đại thư gia, từ vua chúa đến sĩ dân. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) lúc rỗi lấy ngón tay viết chữ trong không khí (trừu không luyện tự), nửa đêm tốc dậy thắp đuốc luyện Lan Đình (mặc tích của Vương Hi Chi).

Lương Vũ Đế cực kỳ hâm mộ mặc tích của họ Vương, cho người đi sưu tầm tất cả tác phẩm của Vương Hi Chi, truyền lệnh cho mọi người trong cung phủ phải lấy các thư thể của họ Vương làm chuẩn, rồi sai Chu Hưng Tự soạn Thiên Tự Văn và cho người mô phỏng bốn thư thể chân, thảo, lệ, triện của họ Vương mà chép Thiên Tự Văn để dạy chữ Hán và thư pháp cho các con em trong cung phủ.

Chu Hưng Tự là văn quan kỳ tài, chỉ dùng 1000 chữ Hán cơ bản viết thành từng câu bốn chữ (không chữ nào lập lại) mà giảng giải được mọi lý lẽ trên đời. Tác phẩm nổi tiếng này không chỉ là sách giáo khoa khải mông (dạy trẻ) từ đời Lương đến đời Thanh mà còn là bí kíp rèn luyện thư pháp cực kỳ quan trọng cho đến ngày nay.

Trí Vĩnh thiền sư sao chép 800 bản Thiên Tự Văn theo chữ hành và chữ thảo phổ biến cho các tự viện. Các thư gia đều có bản Thiên Tự Văn với thư thể của riêng mình, như Âu Dương Tuân đời Đường, Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên, vv... cho đến các thư pháp gia Trung Quốc hiện đại.

Lịch sử phát triển của thư pháp xuôi theo lịch sử phát triển của chữ Hán. Các thư gia Trung Quốc nhiều vô kể, mỗi người chuyên trị một thư thể, có người vừa là thư gia vừa là họa gia, nếu liệt kê đầy đủ phải là một danh sách dài dằng dặc.

Việc học thư pháp xưa nay khởi đầu bằng khải thư, khi thuần thục mới chuyển sang hành thư và thảo thư hoặc triện thư. Người học thư pháp luôn cần có thầy, không thể nào tự học được, phải chứng kiến kỹ pháp của thầy mới lĩnh hội được bút ý, có những kỹ pháp cần giảng giải trực quan không thể nào đọc sách mà hiểu.

Vai trò của thầy rất quan trọng: phá mê và giải hoặc. Người mới học thường có ảo tưởng về nét bút của mình, người thầy phải chỉ ra những nét sai của họ, đó là phá mê. Giảng cho họ những điều chưa thông suốt hay hoài nghi, đó là giải hoặc. Nhiều học viên quá nôn nóng, muốn đốt giai đoạn nên bắt đầu tự học hành thư và thảo thư. Hậu quả tai hại là nét bút không có gân cốt, muốn quay về luyện khải thư thì cũng khó: nét bút đã thành bệnh tật.

Thế hệ nhà Nho tiền bối của Việt Nam có rất nhiều vị thư pháp rất đẹp như Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Long Cát, vv... Nhưng giới nghiên cứu Hán Nôm chưa có ai quan tâm nghiên cứu về mảng thư pháp trong di sản Hán Nôm của tổ tiên để lại, thật là đáng tiếc. Hiện nay ở Việt Nam, cụ Lê Xuân Hòa là thư gia rất nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.

Thư pháp là một đề tài rất rộng không thể nào gói ghém trong một hai trang giấy, thành thử bài viết này chỉ là tản mạn đôi nét khái quát về một môn nghệ thuật tao nhã mà thôi.

Theo Lê Anh Minh (vietsciences.free.fr)

Sầu lãng tử
12-03-2010, 08:47 AM
Chữ Hán là kiểu chữ tượng hình (hay nói ví von như người miền Nam gọi là chữ Bông) nên khi được viết kiểu thư pháp thì sẽ làm con chữ thêm bay bổng, đẹp đẽ, giàu hình tượng và ý nghĩa. Vì thế thư pháp Hán tự được nâng lên thành một nghệ thuật mà người ta gọi là nghệ thuật Thư Pháp.
Thế nhưng chữ viết quốc ngữ của Việt Nam mình là theo kiểu chữ La tinh, vậy mà chả hiểu bắt nguồn từ người nào mà tự dưng cũng bắt chước theo chữ hán để làm ra cái gọi là Nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Nói thực lòng, không rõ mọi người nghĩ sao, nhưng với SLT, đã là chữ quốc ngữ kiểu La tinh của VN mình thì khi viết phải tròn vành rõ chữ, chính xác về đường nét mới là đẹp, chứ cái kiểu viết loằng ngoằng, loạn xị ngậu, nét lên nét xuống của cái thư pháp Tiếng Việt kia rồi nhiều người cho nó là đẹp thì thật là nực cười. Mượn píc của chị PL để góp lời thiển ý của Sầu, tùy mọi người đánh giá. Xin cảm ơn!

phale
12-03-2010, 09:02 AM
Chữ Hán là kiểu chữ tượng hình (hay nói ví von như người miền Nam gọi là chữ Bông) nên khi được viết kiểu thư pháp thì sẽ làm con chữ thêm bay bổng, đẹp đẽ, giàu hình tượng và ý nghĩa. Vì thế thư pháp Hán tự được nâng lên thành một nghệ thuật mà người ta gọi là nghệ thuật Thư Pháp.
Thế nhưng chữ viết quốc ngữ của Việt Nam mình là theo kiểu chữ La tinh, vậy mà chả hiểu bắt nguồn từ người nào mà tự dưng cũng bắt chước theo chữ hán để làm ra cái gọi là Nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Nói thực lòng, không rõ mọi người nghĩ sao, nhưng với SLT, đã là chữ quốc ngữ kiểu La tinh của VN mình thì khi viết phải tròn vành rõ chữ, chính xác về đường nét mới là đẹp, chứ cái kiểu viết loằng ngoằng, loạn xị ngậu, nét lên nét xuống của cái thư pháp Tiếng Việt kia rồi nhiều người cho nó là đẹp thì thật là nực cười. Mượn píc của chị PL để góp lời thiển ý của Sầu, tùy mọi người đánh giá. Xin cảm ơn!

Quả thật, là có nhiều ý kiến giống như SLT về thư pháp chữ Việt, nhưng thư pháp chữ Việt cũng có chỗ đứng trong lòng nhiều người.
Theo PL, thì cái hay của thư pháp chữ việt là từ các nét nhấn nhá mà người xem cảm được sâu sắc hơn ý nghĩa của câu thơ, câu nói mà người viết thể hiện.

PL cũng thấy, với những bản thư pháp thực thụ, khi xem, người xem sẽ thấy ngay là đẹp chứ không phải là "loạn xị ngậu" đâu SLT. Vì thư pháp Việt cũng có bố cục và phải luyện tập cực nhọc mới thổi được hồn vào chữ.

Cứ từ từ tìm hiểu, cảm nhận SLT ạ.
PL sẽ tìm và giới thiệu với cả nhà các tác phẩm thư pháp Việt để cả nhà cùng xem nhé.

Sầu lãng tử
12-03-2010, 09:10 AM
Quả thật, là có nhiều ý kiến giống như SLT về thư pháp chữ Việt, nhưng thư pháp chữ Việt cũng có chỗ đứng trong lòng nhiều người.
Theo PL, thì cái hay của thư pháp chữ việt là từ các nét nhấn nhá mà người xem cảm được sâu sắc hơn ý nghĩa của câu thơ, câu nói mà người viết thể hiện.

PL cũng thấy, với những bản thư pháp thực thụ, khi xem, người xem sẽ thấy ngay là đẹp chứ không phải là "loạn xị ngậu" đâu SLT. Vì thư pháp Việt cũng có bố cục.

Cứ từ từ tìm hiểu, cảm nhận SLT ạ.
PL sẽ tìm và giới thiệu với cả nhà các tác phẩm thư pháp Việt để cả nhà cùng xem nhé.

Hì, có lẽ Sầu là người hơi bảo thủ nhưng với Sầu thì vẫn luôn giữ quan điểm của mình là không thích "thư pháp Tiếng Việt". Nhất là có người mang Truyện Kiều là tác phẩm mà Sầu yêu thích nhất ra để thể hiện thư pháp TV thì đúng là bực bội, vớ vẩn hết sức.
Thực ra cùng ý kiến với Sầu có rất nhiều nhà ngôn ngữ học của VN và những nhà nghiên cứu ngữ văn đấy PL tỷ ạ. Việc thư pháp TV được đánh giá là nghệ thuật thư pháp cũng chỉ cách nói quá của một số người hùa theo con đường đó thôi, chứ thực ra làm gì có ai thừa nhận cái nghệ thuật nửa mùa đó.

COCKOO
12-03-2010, 09:15 AM
Tặng mọi người một bức ảnh thư pháp do 4 người cùng thảo sau lúc trà dư tửu hậu và mang đậm chất ngẫu hứng. :D

http://niemrieng.com/diendan/attachment.php?attachmentid=244&stc=1&d=1268360085

phale
12-03-2010, 09:24 AM
Hì, có lẽ Sầu là người hơi bảo thủ nhưng với Sầu thì vẫn luôn giữ quan điểm của mình là không thích "thư pháp Tiếng Việt". Nhất là có người mang Truyện Kiều là tác phẩm mà Sầu yêu thích nhất ra để thể hiện thư pháp TV thì đúng là bực bội, vớ vẩn hết sức.
Thực ra cùng ý kiến với Sầu có rất nhiều nhà ngôn ngữ học của VN và những nhà nghiên cứu ngữ văn đấy PL tỷ ạ. Việc thư pháp TV được đánh giá là nghệ thuật thư pháp cũng chỉ cách nói quá của một số người hùa theo con đường đó thôi, chứ thực ra làm gì có ai thừa nhận cái nghệ thuật nửa mùa đó.

Thì ngược lại cũng có nhiều người ủng hộ và yêu thích Thư pháp Việt mà.
Chuyện tranh cãi này thì từ khi Thư pháp Việt xuất hiện đã có rồi, PL cũng không ngạc nhiên với ý kiến của Sầu.
Mỗi cái đều có những nét đẹp riêng, bởi vì nếu nó không có nét đẹp nào đó thu hút người xem thì có lẽ Thư pháp Việt đã chết lâu rồi.

phuongnhiaodai
12-03-2010, 09:51 AM
Thì ngược lại cũng có nhiều người ủng hộ và yêu thích Thư pháp Việt mà.
Chuyện tranh cãi này thì từ khi Thư pháp Việt xuất hiện đã có rồi, PL cũng không ngạc nhiên với ý kiến của Sầu.
Mỗi cái đều có những nét đẹp riêng, bởi vì nếu nó không có nét đẹp nào đó thu hút người xem thì có lẽ Thư pháp Việt đã chết lâu rồi.


Thư pháp Việt chưa chết... nhưng "chất sống" èo ọp quá... :D

phale
12-03-2010, 09:59 AM
Thư pháp Việt chưa chết... nhưng "chất sống" èo ọp quá... :D

PL thì thấy vẫn sống rất mãnh liệt đấy Phuongnhi ơi.
Ở SG, vào dịp Tết, ở khu vực nhà Văn Hóa Thanh Niên, là các gian hàng thư pháp nườm nượp người thưởng lãm.

Nhà thư pháp mà PL biết vẫn đang miệt mài viết vẽ mỗi ngày các đơn đặt hàng từ những người yêu thích đấy, mặc dù giá của một bức thư pháp trung bình không hề rẻ. :D:D

Cá Chuồn
12-03-2010, 10:03 AM
Bản thân Cá thì chỉ thích thư pháp Tiếng Việt, không biết có phải vì Cá là người theo đường lối dân tộc chủ nghĩa hay không nữa :D

Cá Chuồn
12-03-2010, 10:05 AM
Thư pháp Việt chưa chết... nhưng "chất sống" èo ọp quá... :D

PN nhầm rồi đó, thư pháp Tiếng Việt sau một thời gian "èo ọp" ( theo cách nói của PN) đang trỗi dậy hết sức mạnh mẽ.

phuongnhiaodai
12-03-2010, 10:09 AM
PL thì thấy vẫn sống rất mãnh liệt đấy Phuongnhi ơi.
Ở SG, vào dịp Tết, ở khu vực nhà Văn Hóa Thanh Niên, là các gian hàng thư pháp nườm nượp người thưởng lãm.

Nhà thư pháp mà PL biết vẫn đang miệt mài viết vẽ mỗi ngày các đơn đặt hàng từ những người yêu thích đấy, mặc dù giá của một bức thư pháp trung bình không hề rẻ. :D:D

Hì... Pnhi nói "chất" mà Cô, Pnhi không dám bàn đến "nhịp điệu"...
Thuở nhỏ Pnhi thường theo ba lên Chùa Huyền Không, dạo đó những bức thư pháp nó mộc mạc mà có hồn ghê... chừ thì nó được trang điểm quá... đẹp quá (đôi lúc đẹp quá lại mất duyên... :D)

LÃO HẠC
12-03-2010, 10:21 AM
Nói chung mỗi ngưòi đều có con mắt nhìn và cảm nhận.....
cũng như LH,bác Cá hút thuốc......ngon...đã...
Còn Cô giáo mà hút thì kiu.....úi rời....:botay:

:haha::haha::haha:

kehotro
12-03-2010, 11:17 AM
Chuyện gì cũng có ít nhất hai phe thế nên tranh luận cho vui thì được. Còn ai thích thì học, không cũng chẳng sao. Thư pháp tiếng Việt có nhiều người sáng tạo nhìn cũng hay! Nhưng đương nhiên với chữ tượng hình thì đẹp hơn vì bản thân chữ đó đã như tranh và dễ sáng tạo với nhiều phá cách mà vẫn nhìn ra đó là chữ gì( Tất nhiên là với người biết chữ Hán)

KHT cũng thích thư pháp và đang định học để nguệch ngoạc chơi!

phale
12-03-2010, 11:40 AM
Hì... Pnhi nói "chất" mà Cô, Pnhi không dám bàn đến "nhịp điệu"...
Thuở nhỏ Pnhi thường theo ba lên Chùa Huyền Không, dạo đó những bức thư pháp nó mộc mạc mà có hồn ghê... chừ thì nó được trang điểm quá... đẹp quá (đôi lúc đẹp quá lại mất duyên... :D)

PL lục lọi từ sáng đến giờ trên mạng mà rất ít bức ưng ý.
Để từ từ PL sưu tầm những bức thật chất cho Phuongnhi và cả nhà ngắm nhé.

phale
12-03-2010, 11:42 AM
Chuyện gì cũng có ít nhất hai phe thế nên tranh luận cho vui thì được. Còn ai thích thì học, không cũng chẳng sao. Thư pháp tiếng Việt có nhiều người sáng tạo nhìn cũng hay! Nhưng đương nhiên với chữ tượng hình thì đẹp hơn vì bản thân chữ đó đã như tranh và dễ sáng tạo với nhiều phá cách mà vẫn nhìn ra đó là chữ gì( Tất nhiên là với người biết chữ Hán)

KHT cũng thích thư pháp và đang định học để nguệch ngoạc chơi!
Hiii, PL cũng thử học rồi đó anh.
Có thử cầm viết, mới thấy để viết được không dễ tí nào.
Để có được môt nét chữ bay bổng có hồn, thời gian khổ luyện có khi tính bằng năm.

LÃO HẠC
12-03-2010, 11:49 AM
Hiii, PL cũng thử học rồi đó anh.
Có thử cầm viết, mới thấy để viết được không dễ tí nào.
Để có được môt nét chữ bay bổng có hồn, thời gian khổ luyện có khi tính bằng năm.

Viết thư pháp đã khó...Làm thơ Đuờng thì lại càng khó hơn....vậy????:
@ chừng nào SH và Cô giáo học viết dc 1 bản thư pháp thì LH.....xuống núi.......khà khà......Quyết vậy đê...:nguong::nguong:

kehotro
12-03-2010, 01:14 PM
Hiii, PL cũng thử học rồi đó anh.
Có thử cầm viết, mới thấy để viết được không dễ tí nào.
Để có được môt nét chữ bay bổng có hồn, thời gian khổ luyện có khi tính bằng năm.

KHT thì viết ngoáy lại đẹp hơn chữ viết nắn nót. Do đó, hy vọng học thư pháp sẽ mau tiến bộ!

P/S: Lão Hạc đừng viện cớ này cớ kia mà không làm bài nhá! Học thư pháp của cô và SH không liên quan gì đến việc ghép chữ làm thơ Đường của LH.

tieudao
11-06-2010, 12:19 AM
thro mình, bản thân thư pháp nào cũng có sức sống.
ví dụ chữ latinh nay có hàng ngàn kiểu (co) chữ, ứng dụng trên hầu khắp những nơi chữ xuất hiện, đơn giản như báo chí ...
thư pháp, hay nghệ thuật viết chữ, có ở hầu hết các nền văn hóa. ví dụ các dạng tranh chữ từ các ngữ arập, chữ ấn, chữ phạn ... đều có hồn phách riêng, pha trộn giữa những nét ký tự và những nét phóng tác có tính hội họa. tôi cho đó chính là hồn của thư pháp
còn thực tế hiện nay cái gọi là thư pháp việt quả là có lộn xộn, thiên về rối rắm chứ không toát ra tinh thần, thần thái gì nhiều.
người ta nói chữ viết khi bực và khi vui có khác nhau. cái đó chính là hồn của thư pháp.
trong các dạng chữ việt, lấy ví dụ chữ viết tay của bác hồ. chữ đó không phải là thư pháp, nhưng nó phản ánh một phần cái thần của người viết : bận rộn, nhưng phóng khoáng, ngoáy nhưng đủ nét để đọc, rõ nhưng giản lược, .... nói chung qua chữ đó hình dung được một phần người viết.
còn thư pháp việt hiện nay đa phần vô hồn, vô cảm, như cố tạo ra cái gì đó rối rắm, vô nghĩâ chẳng có cá tính ...
phản ánh một sự bắt chước học đòi. cũng là sản phẩm kinh tế thị trường, sản xuất nhái hàng loạt, chiều theo thị hiếu.
số đông chưa có nghĩa đúng. hơn nữa đắt chưa có nghĩa đẹp.

hahaha
11-06-2010, 12:30 AM
Hoàn toàn nhất trí với TD về thư pháp Chữ Việt hiện tại! nhái và rối!:botay: