COCKOO
27-02-2010, 11:24 AM
Dù được chuẩn bị kỹ hơn mọi năm, nhưng do cả trăm ngàn người đổ về Hội Lim nên “câu quan họ mất tròn, mất trong”...
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=400972
Vòng trong vòng ngoài tại các lán quan họ - Ảnh: H.Điệp
7g. Mặc dù còn sớm nhưng lượng khách đổ về đồi Lim (thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh)- nơi diễn ra lễ hội Lim nức tiếng - đã rất đông. Ngay phía bên phải cổng chính lối vào đồi Lim là một thuyền quan họ cất tiếng hát từ 8g... Khách đứng xúm xít nghe hát quan họ qua hai cặp loa to đùng đặt ở trên bờ. Dưới thuyền các liền chị liền anh xúng xính trong áo dài khăn đóng, nón thúng quai thao hát các bài mời trầu, mời nước; còn dưới ao các loại rác thải, bèo tây nổi lềnh bềnh. Câu quan họ “người ơi người ở” chưa được cất lên thì mùi xú uế của nước ao tù gặp nắng đã bốc lên mũi người thưởng thức quan họ.
Chỉ xem được người, khó nghe được quan họ
Kể từ khi quan họ được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, đây là lần đầu tiên làng quan họ có hội. Vì vậy lượng người đến hội Lim từ ngày 11 đến 13 tháng giêng (chính hội) nườm nượp. Cách đồi Lim chừng 1km, công an chắn đường không cho ôtô đi vào, bắt buộc tìm chỗ gửi.
Những khách đi ôtô đều phải xuống đi bộ vào hội nên đội ngũ xe ôm tự phát lên tới gần trăm người hoạt động hết công suất với giá 20.000 đồng/lượt người. Tuy thế, đến 9g khi đám rước kiệu từ thôn Duệ Đông lên đến chùa Lim thì cả đồi Lim đã đông nghịt người. Tại sân khấu ngoài trời của đồi Lim từng đám bụi bay mù mịt. Khách đến xem hội vừa đưa tay bịt mặt vừa chen chân đi lên, dù chẳng biết có nghe được câu quan họ nào không.
Bà Nguyễn Thị Nhung, chủ nhiệm CLB Quan họ người cao tuổi huyện Tiên Du, cho biết: “Về hình thức tổ chức, hội năm nay khác hơn so với mọi năm, các lán quan họ được đầu tư khang trang đẹp đẽ hơn, sân khấu được tổ chức chu đáo.
Việc chuẩn bị cũng kỹ càng hơn từ kỹ thuật hát đến chọn các cặp hát cho xứng, cho đều về chất giọng, lối hát”. Thế nhưng “có bốn lán quan họ thì cả bốn đều dùng tăng âm và loa hướng vào một chỗ. Chỗ này quan họ cổ, chỗ kia quan họ giao duyên, người chen người, vai chen vai nên câu quan họ mất tròn, mất trong” - bác Phạm Văn Thoại, từ Hà Nội, bức xúc.
500.000 đồng/m2 đất trông xe
Cách đồi Lim chừng 1km nhan nhản các bãi giữ xe và ngay bên lề đường của cổng chính lễ hội các bãi giữ xe được chăng dây đóng cọc chiếm hết cả lề đường. Tại bãi đậu xe của Hợp tác xã Duệ Đông, vé xe không in giá mà chỉ đóng dấu tròn của hợp tác xã. Một người trông xe cho biết giá vé 20.000 đồng/lượt.
Một khách gửi xe càu nhàu: “Sao bảo giá vé niêm yết chỉ 5.000 đồng, đắt thế?”. Người trông xe trả lời: “Anh đi hỏi tất cả bãi đậu xe xem có bãi nào giữ dưới 20.000 đồng/lượt không? Đắt vì bọn tôi thuê đất đắt lắm. Chỉ có hai ngày trông xe mà giá đất thuê 500.000 đồng/m2. Không thu như thế thì lỗ chổng vó à”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=400974
Chiếu nhựa trải khắp đồi Lim - Ảnh: V.Thương
Không thùng rác
Lượng người đổ về hội Lim đông, lại nắng nóng nên dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi thu hút rất nhiều khách dù giá không hề “nhẹ” chút nào. Những chiếc chiếu nhựa (giá 30.000 đồng/chiếu) trải la liệt dưới tán cây ngay phía sau những lán quan họ của các làng. Người ăn, người ngồi, người nằm ngổn ngang. Giấy lau, thức ăn thừa, giấy gói đồ ăn vứt trực tiếp ra bãi cỏ. “Tôi không thấy thùng rác ở đâu cả” - một người tỏ vẻ ái ngại khi có người nhìn vào đống xương gà mà anh ta vừa ném ra ngoài.
Không kể đến giá cả “chặt chém”, không nói đến khoảng 17 cửa hàng “vui chơi có thưởng” mà thực chất là cờ bạc trá hình, không nói đến khoảng 35 nhóm xóc đĩa nằm dọc đường đi từ cổng chào, không kể người ăn xin nằm la liệt với dấu hiệu đầu gấu (nếu ai chụp ảnh thì chửi bới) thì hội Lim cũng có nhiều điều gây cảm giác khó chịu cho du khách.
Cứ tưởng năm đầu tiên thành di sản thì các nhà chức trách sẽ quán xuyến chặt chẽ hơn khâu tổ chức và quản lý. Dù công an, nhân viên trật tự đứng nhan nhản khắp nơi nhưng không khí của hội còn không bằng được cái chợ làng. Vì chợ người ta còn họp đúng chỗ, còn biết giữ khách chứ hội Lim thì... Một du khách sau khi bị “móc túi” một đống tiền đã than: “Không bao giờ đến hội nữa”.
HOÀNG ĐIỆP
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=400972
Vòng trong vòng ngoài tại các lán quan họ - Ảnh: H.Điệp
7g. Mặc dù còn sớm nhưng lượng khách đổ về đồi Lim (thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh)- nơi diễn ra lễ hội Lim nức tiếng - đã rất đông. Ngay phía bên phải cổng chính lối vào đồi Lim là một thuyền quan họ cất tiếng hát từ 8g... Khách đứng xúm xít nghe hát quan họ qua hai cặp loa to đùng đặt ở trên bờ. Dưới thuyền các liền chị liền anh xúng xính trong áo dài khăn đóng, nón thúng quai thao hát các bài mời trầu, mời nước; còn dưới ao các loại rác thải, bèo tây nổi lềnh bềnh. Câu quan họ “người ơi người ở” chưa được cất lên thì mùi xú uế của nước ao tù gặp nắng đã bốc lên mũi người thưởng thức quan họ.
Chỉ xem được người, khó nghe được quan họ
Kể từ khi quan họ được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại, đây là lần đầu tiên làng quan họ có hội. Vì vậy lượng người đến hội Lim từ ngày 11 đến 13 tháng giêng (chính hội) nườm nượp. Cách đồi Lim chừng 1km, công an chắn đường không cho ôtô đi vào, bắt buộc tìm chỗ gửi.
Những khách đi ôtô đều phải xuống đi bộ vào hội nên đội ngũ xe ôm tự phát lên tới gần trăm người hoạt động hết công suất với giá 20.000 đồng/lượt người. Tuy thế, đến 9g khi đám rước kiệu từ thôn Duệ Đông lên đến chùa Lim thì cả đồi Lim đã đông nghịt người. Tại sân khấu ngoài trời của đồi Lim từng đám bụi bay mù mịt. Khách đến xem hội vừa đưa tay bịt mặt vừa chen chân đi lên, dù chẳng biết có nghe được câu quan họ nào không.
Bà Nguyễn Thị Nhung, chủ nhiệm CLB Quan họ người cao tuổi huyện Tiên Du, cho biết: “Về hình thức tổ chức, hội năm nay khác hơn so với mọi năm, các lán quan họ được đầu tư khang trang đẹp đẽ hơn, sân khấu được tổ chức chu đáo.
Việc chuẩn bị cũng kỹ càng hơn từ kỹ thuật hát đến chọn các cặp hát cho xứng, cho đều về chất giọng, lối hát”. Thế nhưng “có bốn lán quan họ thì cả bốn đều dùng tăng âm và loa hướng vào một chỗ. Chỗ này quan họ cổ, chỗ kia quan họ giao duyên, người chen người, vai chen vai nên câu quan họ mất tròn, mất trong” - bác Phạm Văn Thoại, từ Hà Nội, bức xúc.
500.000 đồng/m2 đất trông xe
Cách đồi Lim chừng 1km nhan nhản các bãi giữ xe và ngay bên lề đường của cổng chính lễ hội các bãi giữ xe được chăng dây đóng cọc chiếm hết cả lề đường. Tại bãi đậu xe của Hợp tác xã Duệ Đông, vé xe không in giá mà chỉ đóng dấu tròn của hợp tác xã. Một người trông xe cho biết giá vé 20.000 đồng/lượt.
Một khách gửi xe càu nhàu: “Sao bảo giá vé niêm yết chỉ 5.000 đồng, đắt thế?”. Người trông xe trả lời: “Anh đi hỏi tất cả bãi đậu xe xem có bãi nào giữ dưới 20.000 đồng/lượt không? Đắt vì bọn tôi thuê đất đắt lắm. Chỉ có hai ngày trông xe mà giá đất thuê 500.000 đồng/m2. Không thu như thế thì lỗ chổng vó à”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=400974
Chiếu nhựa trải khắp đồi Lim - Ảnh: V.Thương
Không thùng rác
Lượng người đổ về hội Lim đông, lại nắng nóng nên dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi thu hút rất nhiều khách dù giá không hề “nhẹ” chút nào. Những chiếc chiếu nhựa (giá 30.000 đồng/chiếu) trải la liệt dưới tán cây ngay phía sau những lán quan họ của các làng. Người ăn, người ngồi, người nằm ngổn ngang. Giấy lau, thức ăn thừa, giấy gói đồ ăn vứt trực tiếp ra bãi cỏ. “Tôi không thấy thùng rác ở đâu cả” - một người tỏ vẻ ái ngại khi có người nhìn vào đống xương gà mà anh ta vừa ném ra ngoài.
Không kể đến giá cả “chặt chém”, không nói đến khoảng 17 cửa hàng “vui chơi có thưởng” mà thực chất là cờ bạc trá hình, không nói đến khoảng 35 nhóm xóc đĩa nằm dọc đường đi từ cổng chào, không kể người ăn xin nằm la liệt với dấu hiệu đầu gấu (nếu ai chụp ảnh thì chửi bới) thì hội Lim cũng có nhiều điều gây cảm giác khó chịu cho du khách.
Cứ tưởng năm đầu tiên thành di sản thì các nhà chức trách sẽ quán xuyến chặt chẽ hơn khâu tổ chức và quản lý. Dù công an, nhân viên trật tự đứng nhan nhản khắp nơi nhưng không khí của hội còn không bằng được cái chợ làng. Vì chợ người ta còn họp đúng chỗ, còn biết giữ khách chứ hội Lim thì... Một du khách sau khi bị “móc túi” một đống tiền đã than: “Không bao giờ đến hội nữa”.
HOÀNG ĐIỆP