thánh nữ minh nguyệt giáo
05-02-2010, 01:13 PM
Con dâu lo Tết cho nhà chồng, chuyện tưởng như không có gì đáng nói nhưng cũng ẩn chứa không ít điều về cách sống, cách ứng xử trong gia đình.
Không chỉ những cô gái mới chân ướt chân ráo bước về nhà chồng, “vập” vào cái tết đầu tiên đầy bỡ ngỡ, mà cả những người đi làm dâu nhiều năm vẫn không tránh khỏi những lúc phải suy nghĩ.
Một cô gái đã kể, năm ngoái, mới cưới được hơn một tháng là đến tết. Vì là dâu mới nên cô được… ưu tiên thể hiện hết mình khả năng quán xuyên nhà cửa, trong khi mẹ chồng phụ giúp và em chồng thì có nhiệm vụ… quan sát, nhận xét, đánh giá công việc và cả óc thẩm mỹ của cô thông qua việc mua sắm, chọn lựa những vật dụng và đồ trang trí trong nhà. Càng bỡ ngỡ hơn khi cô được giao “trọng trách” đi sắm Tết. Cô cẩn thận hỏi mẹ chồng và các thành viên trong gia đình xem cần phải sắm những gì cho phù hợp với tục lệ, nhưng cô đều nhận được câu trả lời chung chung dạng: “Tết ở đâu cũng như nhau”, “Tuỳ ý chị”, “Thấy gì phù hợp thì mua”… Quay ra hỏi nhỏ chồng nhưng chồng cũng … lắc đầu không biết vì chưa phải đi sắm Tết bao giờ! Thế là cô phải đi chợ với một tâm trạng đầy thấp thỏm lo âu. Cô cũng đã từng đưa mẹ đẻ đi sắm Tết bao nhiêu lần, nhưng phần lớn là đứng để mẹ mua, cô cũng không để ý xem mẹ mua những gì, mua như thế nào. Rồi việc đối mặt với việc làm mâm cỗ cúng gia tiên mà cô thì thật sự chẳng biết bắt đầu từ đâu. Cuối cùng chỉ còn cách thú thật với mẹ chồng. Mẹ chồng bảo sẽ từ từ hướng dẫn cho cô biết làm tất cả mọi thứ và cô tự tin rằng đảm bảo Tết năm nay cô có thể tự tay làm thành thục những việc chuẩn bị cho ngày Tết.
Một cô gái khác vừa về nhà chồng thì lo ngại, nhà chồng đông anh em. Riêng việc mua quà tết biếu từng anh chị, sắm sửa quần áo cho mấy đứa cháu nhỏ cũng khiến cô mệt bở hơi tai. Chưa kể đến việc phải dọn nhà, phải đi chợ, rồi làm cơm, chào hỏi họ hàng. Khi cảm giác “lạ nhà” vẫn còn ngự trị trong con người cô thì cái nghĩa vụ làm dâu trước thềm năm mới đã bắt đầu. Cô cũng được bố mẹ chồng phân công “đạo diễn” chuyện bếp núc ngày Tết, lo quà cáp để bố mẹ chồng đi “ngoại giao”. Dâu mới nên cô cũng muốn thể hiện, ít ra là sự chăm chỉ, khéo léo, đảm đang nhưng còn chưa thuộc, chuyện sắm tết chưa biết bắt đầu từ đâu, chồng thì cũng không biết làm thế nào nên cô luôn trong tâm trạng mệt mỏi.
Không chỉ những người mới đi làm dâu, có những người đã có mấy năm làm quen với nếp sống nhà chồng nhiều lúc cũng vẫn rơi vào bế tắc với cái chuyện tết ở nhà chồng. Một chị kể, chị đã sống với bố mẹ chồng mấy năm, nhưng cái cảm giác “chưa quen” dường như vẫn còn nguyên vẹn trong chị mỗi dịp tết về. Đi chợ thì không khó, nhưng vẫn không biết mua gì cho các món ăn ngày tết phù hợp với khẩu vị, thói quen thưởng thức của mọi người. Rồi việc chuẩn bị quà để bố mẹ đi thăm họ hàng, người thân làm sao để vừa đủ, không quá hoang phí mà không bị chê là quá tính toán. Tuy bố mẹ chồng chị không năm nào có ý kiến gì khiến chị phật ý, nhưng cái cảm giác lo ngại vẫn cứ ngự trị trong chị bởi phận làm dâu phải chu toàn mọi việc, đặc biệt chuyện bếp núc cho những ngày vui xuân đón Tết là lẽ đương nhiên.
Nhiều nhà tâm lý đã đưa ra lời khuyên dành cho các cô dâu là khi về nhà chồng phải tìm hiểu kĩ về phong tục nhà chồng, đặc biệt là phong tục trong dịp Tết. Nhưng quan trọng hơn là phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhà chồng. Có như vậy mới không cảm thấy bỡ ngỡ, ngại ngùng và e dè. Đồng thời, những người con dâu cũng nên học hỏi, tìm hiểu để hiểu về Tết và chuyện bếp núc, ứng xử với họ hàng, làng xóm… Có những người mẹ chồng ngay khi con dâu về đã nói: “Con là dâu, sẽ vất vả để có thể gánh vác khi nhà có giỗ, tết, nên phải cố gắng rất nhiều. Việc nhà, việc họ thì cũng chẳng đến nỗi to tát quá, nhưng vẫn cần đến cái tâm để thu vén. Đi phải thưa, về phải chào. Không biết gì phải hỏi…”. Và cô dâu cũng vui với việc ấy, biết nên định liệu thế nào cho phải.
:ngugat::ngugat:
Không chỉ những cô gái mới chân ướt chân ráo bước về nhà chồng, “vập” vào cái tết đầu tiên đầy bỡ ngỡ, mà cả những người đi làm dâu nhiều năm vẫn không tránh khỏi những lúc phải suy nghĩ.
Một cô gái đã kể, năm ngoái, mới cưới được hơn một tháng là đến tết. Vì là dâu mới nên cô được… ưu tiên thể hiện hết mình khả năng quán xuyên nhà cửa, trong khi mẹ chồng phụ giúp và em chồng thì có nhiệm vụ… quan sát, nhận xét, đánh giá công việc và cả óc thẩm mỹ của cô thông qua việc mua sắm, chọn lựa những vật dụng và đồ trang trí trong nhà. Càng bỡ ngỡ hơn khi cô được giao “trọng trách” đi sắm Tết. Cô cẩn thận hỏi mẹ chồng và các thành viên trong gia đình xem cần phải sắm những gì cho phù hợp với tục lệ, nhưng cô đều nhận được câu trả lời chung chung dạng: “Tết ở đâu cũng như nhau”, “Tuỳ ý chị”, “Thấy gì phù hợp thì mua”… Quay ra hỏi nhỏ chồng nhưng chồng cũng … lắc đầu không biết vì chưa phải đi sắm Tết bao giờ! Thế là cô phải đi chợ với một tâm trạng đầy thấp thỏm lo âu. Cô cũng đã từng đưa mẹ đẻ đi sắm Tết bao nhiêu lần, nhưng phần lớn là đứng để mẹ mua, cô cũng không để ý xem mẹ mua những gì, mua như thế nào. Rồi việc đối mặt với việc làm mâm cỗ cúng gia tiên mà cô thì thật sự chẳng biết bắt đầu từ đâu. Cuối cùng chỉ còn cách thú thật với mẹ chồng. Mẹ chồng bảo sẽ từ từ hướng dẫn cho cô biết làm tất cả mọi thứ và cô tự tin rằng đảm bảo Tết năm nay cô có thể tự tay làm thành thục những việc chuẩn bị cho ngày Tết.
Một cô gái khác vừa về nhà chồng thì lo ngại, nhà chồng đông anh em. Riêng việc mua quà tết biếu từng anh chị, sắm sửa quần áo cho mấy đứa cháu nhỏ cũng khiến cô mệt bở hơi tai. Chưa kể đến việc phải dọn nhà, phải đi chợ, rồi làm cơm, chào hỏi họ hàng. Khi cảm giác “lạ nhà” vẫn còn ngự trị trong con người cô thì cái nghĩa vụ làm dâu trước thềm năm mới đã bắt đầu. Cô cũng được bố mẹ chồng phân công “đạo diễn” chuyện bếp núc ngày Tết, lo quà cáp để bố mẹ chồng đi “ngoại giao”. Dâu mới nên cô cũng muốn thể hiện, ít ra là sự chăm chỉ, khéo léo, đảm đang nhưng còn chưa thuộc, chuyện sắm tết chưa biết bắt đầu từ đâu, chồng thì cũng không biết làm thế nào nên cô luôn trong tâm trạng mệt mỏi.
Không chỉ những người mới đi làm dâu, có những người đã có mấy năm làm quen với nếp sống nhà chồng nhiều lúc cũng vẫn rơi vào bế tắc với cái chuyện tết ở nhà chồng. Một chị kể, chị đã sống với bố mẹ chồng mấy năm, nhưng cái cảm giác “chưa quen” dường như vẫn còn nguyên vẹn trong chị mỗi dịp tết về. Đi chợ thì không khó, nhưng vẫn không biết mua gì cho các món ăn ngày tết phù hợp với khẩu vị, thói quen thưởng thức của mọi người. Rồi việc chuẩn bị quà để bố mẹ đi thăm họ hàng, người thân làm sao để vừa đủ, không quá hoang phí mà không bị chê là quá tính toán. Tuy bố mẹ chồng chị không năm nào có ý kiến gì khiến chị phật ý, nhưng cái cảm giác lo ngại vẫn cứ ngự trị trong chị bởi phận làm dâu phải chu toàn mọi việc, đặc biệt chuyện bếp núc cho những ngày vui xuân đón Tết là lẽ đương nhiên.
Nhiều nhà tâm lý đã đưa ra lời khuyên dành cho các cô dâu là khi về nhà chồng phải tìm hiểu kĩ về phong tục nhà chồng, đặc biệt là phong tục trong dịp Tết. Nhưng quan trọng hơn là phải tạo được mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhà chồng. Có như vậy mới không cảm thấy bỡ ngỡ, ngại ngùng và e dè. Đồng thời, những người con dâu cũng nên học hỏi, tìm hiểu để hiểu về Tết và chuyện bếp núc, ứng xử với họ hàng, làng xóm… Có những người mẹ chồng ngay khi con dâu về đã nói: “Con là dâu, sẽ vất vả để có thể gánh vác khi nhà có giỗ, tết, nên phải cố gắng rất nhiều. Việc nhà, việc họ thì cũng chẳng đến nỗi to tát quá, nhưng vẫn cần đến cái tâm để thu vén. Đi phải thưa, về phải chào. Không biết gì phải hỏi…”. Và cô dâu cũng vui với việc ấy, biết nên định liệu thế nào cho phải.
:ngugat::ngugat: