TeacherABC
20-01-2010, 06:48 PM
Trở thành người vợ hoàn hảo cần ba tấm bằng
Thứ nhất ở phòng khách phải có bằng ngoại giao. Thứ hai trong nhà bếp phải có bằng kinh tế. Thứ ba trong phòng ngủ phải như cave. Những tấm bằng ấy để sai chỗ, gia đình sẽ không hạnh phúc.
Cuộc sống gia đình chu kỳ cứ 5, 10, 15, 20 năm lại có sóng gió. Tôi đã thấy nhiều cặp vợ chồng rất hạnh phúc, nhưng đùng một cái đưa nhau ra tòa ly dị. Một cú sốc lớn cho đại gia đình hai bên đặc biệt là các cháu nhỏ.
Ngày tôi sắp lên xe hoa có một anh bạn cho tôi lời khuyên “Một người vợ phải có ít nhất ba cái bằng. Thứ nhất ở phòng khách phải có bằng ngoại giao, thứ hai trong nhà bếp phải có bằng kinh tế. Thứ ba trong phòng ngủ phải như cave. Những tấm bằng ấy để sai chỗ, gia đình sẽ không hạnh phúc”. Lúc đó tôi đã đỏ mặt vì nghĩ mình vẫn là trẻ con, ông này nói tầm bậy. Nhưng nay ngẫm lại rất đúng các chị ạ. Tôi thầm cám ơn anh (gia đình anh hiện đang sống ở Mỹ). Tôi định lời khuyên này “Sống để bụng chết mang theo”, vì nghĩ nếu mình khuyên ai đó sẽ nhận được câu “Bà này tầm bậy” giống như xưa mình nghĩ về anh.
Để đạt được ba bằng đó thì chị em mình rất vất vả và nghệ thuật. Ngoài xã hội các chị có là bà này, bà nọ và nhiều bằng cấp… nhưng về nhà vẫn là người vợ, người mẹ hiền, đảm đang trước mặt chồng và các con.
Ngày nay xã hội tiên tiến, thu nhập khá hơn nên phụ nữ được giải phóng thoát khỏi nội trợ, vô hình chung đẩy các chị mất ngay cái bằng thứ hai (kinh tế) trong nhà bếp vào tay ôsin. Còn lại bằng thứ nhất ngoại giao thì nhiều chị tưởng mình đạt được, nhưng khi khách của chồng và gia đình đến chơi bao giờ họ cũng được tiếp những ly nước mát, đĩa trái cây ngon lành… do chính tay ôsin làm ra (có khi lại vắng mặt bà chủ vì bận việc…). Khách chỉ có chồng và ôsin tiếp, bằng thứ nhất coi như chưa đạt. Còn bằng thứ ba các chị không đạt được thì chính các chị đã đẩy chồng mình ngoại tình và có người thứ ba.
Nói như vậy các anh cũng đừng tự đắc đòi hỏi những người vợ chúng tôi giỏi giang để các anh hưởng thụ. Người vợ muốn đạt được ba bằng trên thì cần có nghệ thuật, biết sắp xếp việc nhà hợp lý để có sức khỏe mới làm tốt bằng thứ ba. Các anh có biết chị em chúng tôi cũng đi làm 8 tiếng như các anh, chiều về đón con, lo cho được bữa ăn tối xong lại phải dọn dẹp bếp núc, tiếp đến kèm con học… trăm thứ việc không tên. Tối đến mệt nhoài làm sao phục vụ giỏi.
Chị em chúng tôi chỉ trả bài khi các anh gọi lên bảng có khi chỉ đạt trung bình, trong khi đó các anh muốn chị em chúng tôi xung phong lên trả bài và đạt điểm giỏi. Thử hỏi mấy cave chỉ mỗi việc phục vụ nhẹ nhàng, vuốt ve các ông đạt tới khoái cảm thì làm sao các ông không thích. Họ không phải vất vả cả một ngày lao động cực nhọc như chị em chúng tôi.
Đừng nghĩ rằng vợ thì không được đem so sánh với cave. Nhưng các chị ạ, chồng mình bản chất cũng chỉ là một Adam mà thôi vì thế mình học những cái hay ở họ (dịu dàng, mát mẻ, xinh đẹp, quyến rũ…). Như đã nói ở trên bằng này phải để đúng chỗ (phòng ngủ và dành cho chồng mình thôi) nếu để nhầm sang phòng khác coi như các chị mất hết, gián tiếp đẩy chồng đến ghen tuông, lúc đó tự các chị gánh chịu hậu quả. Để có được tấm bằng thứ ba chả mất gì mà được nhiều hơn đấy.
Có chị đã nói phụ nữ chúng ta làm khổ lẫn nhau. Đàn ông họ không bao giờ dám sàm sỡ những phụ nữ đứng đắn và nghiêm túc đâu, cho tiền cũng không dám. Nhiều ông có máu dê nhưng cũng tùy đối tượng mà họ sờ mó sàm sỡ. Chỉ phụ nữ nào chấp nhận không biết kiềm chế mới gián tiếp tạo điều kiện cho họ trở thành ông dê mà thôi.
Kinh nghiệm ở gia đình tôi sau gần 20 năm rất nhiều sóng gió nhưng vợ chồng vẫn hạnh phúc. Đừng tiếc tiền mà không thuê ôsin, ôm hết việc thì rất mệt, tiền đó chữa bệnh rồi cũng hết. Ôsin chỉ lau chùi dọn dẹp nhà cửa, ủi quần áo và phụ bếp khi gia đình mình thích ăn món gì. Như vậy cũng giảm cho mình rất nhiều công việc. Ngày nay có dịch vụ làm theo giờ để tránh phức tạp. Mà tạo được kỹ năng sống và tình thương người, có trách nhiệm ở chồng và các con. Hãy phân công việc cho các con, lớn, bé tùy theo sức của các cháu, đừng ngại các cháu làm được hết đấy, chỉ cần tập vài lần là vào nề nếp ngay. (Khi còn học mẫu giáo các cháu đã được cô dạy ở trường, về nhà sao chúng ta lại không áp dụng).
Có lần tôi đã phải hy sinh bộ quần áo, đồ chơi, đồ dùng học tập của cháu ném hẳn ra ngoài đường bỏ đi, sự nghiêm khắc ấy mà các cháu có được như ngày hôm nay. Phải tập cho các cháu có ý thức gọn gàng (phòng ngủ và góc học tập) chứ cứ bừa ra rồi người khác dọn dẹp, ngay cả có người giúp việc cũng không nên. Chị em sẽ có nhiều thời gian chăm sóc từng miếng ăn và giấc ngủ cho chồng và con, như vậy chúng ta lại có thêm bằng bác sĩ nữa đấy.
Đừng ỷ vào người giúp việc mà không để các cháu và chồng mình phụ làm việc nhà, đến lúc ôsin nghỉ về quê vài ngày là nhà rối tinh lên, đẩy chị em mình vào tình trạng mệt mỏi vì công việc cơ quan và việc nhà dẫn đến cáu gắt, không còn thần tượng trong mắt chồng và con. Như chị Hà đang sợ trở thành bạo lực và tồi tệ nhất.
Nhiều chị em ở cơ quan nói số tôi sướng, chả có ông chồng nào mà sáng lại nấu cơm cho vợ đem theo ăn trưa ở cơ quan (khẩu vị ăn ngọt ở miền Nam tôi không quen). Ngoài công việc chuyên môn tôi còn làm công tác công đoàn nên ma chay, cưới hỏi, sinh đẻ… ai cũng tín nhiệm nhờ chả lẽ mình từ chối. Lúc đầu anh cũng khó chịu nhưng khi gia đình anh gặp việc là tôi nhiệt tình giúp đỡ, lúc đó tôi mới đùa nhờ có kinh nghiệm nên em mới làm được như vậy. Anh hãnh diện với họ hàng.
Thỉnh thoảng khi nào có việc về trễ là báo cho bố con, vừa về đến cổng anh dắt xe cất cho tôi và bảo “Mẹ lên tắm rửa rồi xuống ăn cơm”, nghe thật mát ruột phải không các chị. Bởi tôi có một quyển sổ ghi chiều ăn món gì, thức ăn để sẵn xuống ngăn mát tủ lạnh chiều đi làm về đỡ mất thời gian, nếu về trễ bố con tự nấu không bị bỡ ngỡ (chủ nhật đi chợ về phân sẵn để lên ngăn đá). Tự tay mình nấu ăn thì cơm canh ngon ngọt, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh. Có cho đi ăn phở cũng chán vì sợ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta phải tự chế ra những bát phở ngon để anh ấy không đi ăn phở bên ngoài mà về nhà xin vợ nấu cho ăn. Học nấu ăn ngon cũng dễ không khó lắm các chị ạ. Tivi, sách báo, mạng… chỉ dạy hết, chỉ cần chúng ta để tâm một tý là làm được ngay.
Tôi thấy tối nào kiểm tra đạt điểm tốt (tức tấm bằng thứ ba đấy) là sáng hôm sau anh vui vẻ làm hết mọi thứ cho tôi ngủ thêm một tý và chuẩn bị ăn sáng rất chu đáo để sẵn bồi dưỡng cho tôi, sau đó đưa con đi học. Tôi cũng chỉ có hai con trai nhưng các cháu và anh ấy đều biết là “ngày đèn đỏ” mẹ mệt và hay buồn ngủ, làm thêm công việc nhà để mẹ được nghỉ ngơi.
Nghệ thuật ở đây là chị em mình phải biết nhờ mà đừng sai “Anh ơi làm hộ em cái này với”. Sau đấy hãy dí dỏm nói lời cám ơn anh, kể cả các con những công việc đã làm giúp chúng ta. Cháu lớn tôi bảo “Mẹ biết không con gái tuổi teen bây giờ nhiều đứa chả biết làm gì cả, mà sao con cứ làm được việc gì là mẹ lại không làm việc đó nữa”. Tôi đùa “Mẹ tập cho con làm được việc đó rồi thì mẹ tin con sẽ làm tốt, mẹ cần gì phải làm nữa”.
Ba cháu bảo để dành thời gian cho các cháu học, nhưng tôi không đồng ý, vì nếu thế các cháu học suốt ngày lúc nào mà làm việc nhà, tranh thủ làm xong việc học vẫn được, hồi xưa mình chả thế là gì. Ngày ấy cả xã hội đều khổ, bố mẹ đi làm giao cho anh chị em tự bảo ban nhau làm tốt việc nhà có khi làm thêm việc gia công cho nhà máy, lại còn dạy nhau học tốt. Tất cả đều có ít nhất một tấm bằng đại học, không những trong nước mà cả nước ngoài.
Ngày nay cuộc sống khá giả hơn chính các chị đã tước mất kỹ năng sống của con, rồi lại than thân trách phận. Nhiều chị cứ nghĩ mình cố làm thêm một tý đỡ phải sửa lại việc bố con làm hỏng. Nhưng như vậy chính các chị đã tự làm khổ lấy mình, đừng quá cầu toàn.
Khi việc nhà được chia ra cùng làm thì bản thân các cháu và chồng mình rất vui, được sự tin tưởng của mẹ và tự khẳng định mình là trụ cột trong nhà. Bố, con cảm thấy có giá trị cao đối mẹ... Mẹ chỉ là “đàn bà, con gái” nên phải dựa vào bố con. Bố thấy thương con sẽ phụ giúp, hai bố con cùng làm việc của con mà mình gián tiếp phân công. Còn các anh nên chia sẻ việc nhà mà các anh có thể làm được để chị em chúng tôi có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, chuẩn bị làm tốt tấm bằng thứ ba nữa chứ?
Làm gì cũng phải có kế hoạch. Tiền vợ chồng làm ra phải dành chi phí cho gia đình, đầu tư cho con ăn học, và tiết kiệm đầu tư sinh lãi. Tôi muốn nói tiết kiệm ở đây là chi phí gia đình, ông bà có câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Đi chợ nên đi thật sớm (kết hợp tập thể dục luôn) mới mua được đồ ngon và rẻ từ người đầu mối sản xuất làm ra, chứ để vào sạp, siêu thị thì họ chế biến đủ kiểu.
Tôi hay đùa “chỉ chọn món nào ngon, bổ, rẻ mới mua”. Ngày 3 bữa ăn tiền chợ tiết kiệm cũng không ít đâu. Đầu tư cho con ăn học phải kiểm tra và liên lạc với giáo viên, trường lớp mới biết đầu tư có đạt kết quả không, cứ bỏ tiền mà con học không có kết quả là coi như mất khoản tiền tiết kiệm đấy. Khi nhà có việc mà không có tiền cực lắm. Đặc biệt là chính chúng ta phải làm để có thu nhập không dựa vào chồng mà nếu thu nhập cao hơn cũng nên tế nhị đừng khoe tránh chuyện xúc phạm nhau. Việc này rất hay đổ vỡ hạnh phúc. Đấy là bằng thứ 2 (kinh tế).
Đàn ông họ rất chú trọng đến công việc và gia đình (ý tôi muốn nói là gia đình bên nội). Các chị mà đối nội, đối ngoại không khéo là mình bị tước mất quyền làm chủ và đương nhiên bằng thứ nhất (ngoại giao) không đạt. Tôi học chị gái là trước khi cưới tôi đề nghị với anh “em sẽ không tiếc một thứ gì khi có điều kiện. Với gia đình bên anh, anh muốn cho cái gì cứ đem về đây tự em gửi biếu ông bà nội và các anh chị em của anh, sẽ có ý nghĩa hơn là anh cho dấm dúi. Ngược lại gia đình em cũng thế”.
Đừng bớt xén sẽ mất lòng tin, cũng đừng cằn nhằn vì mình đã được tiếng thơm, còn hơn để anh ấy dấm dúi cho lại mang tiếng ác cho mình. Hãy tâm niệm “Xởi lởi trời cho, bo bo trời thu lại”. Sau bao năm mấy chị em gái tôi được sự tin yêu nơi chồng và cả gia đình chồng. Mặc dù bố mẹ anh biết là của con họ làm ra nhưng không phải là của chồng công vợ hay sao? Lại được gia đình chồng thương yêu và tôn trọng. Nhiều chị cứ trách gia đình bên nội không lo toan giúp đỡ, nhưng thử hỏi đã làm tròn trách nhiệm dâu con chưa?
Hồi trước bố mẹ mình hai bàn tay trắng nuôi con, có khi cả tháng con bệnh 30 ngày, không có của hồi môn của ông bà mà vẫn nuôi dạy chúng ta khôn lớn, học thành tài như ngày hôm nay. Thời đó còn phải nuôi cả ông bà nội, ngoại, có khi cả đàn em chồng ăn học thành tài. Dựng vợ gả chồng cho các em. Vậy mà mẹ chúng ta có than đâu. (Bây giờ chúng ta không bị cảnh đó là sướng lắm rồi). Chúng ta phải thương yêu bố mẹ chồng mới hy vọng được chồng và bố mẹ thương như con đẻ.
Cách cư xử của chị em đã đẩy đến khoảng cách mẹ chồng nàng dâu đấy. Bởi bà cũng là một người mẹ. Tôi vẫn khuyên chị em bạn dâu với tôi là đừng trách ông bà mà hãy cám ơn họ đã sinh ra cho chúng ta những người chồng như hôm nay.
Khi vợ chồng có chuyện xảy ra thì ai cũng đổ lỗi cho nhau, tự cho mình là đúng. Hai vợ chồng nên cùng ngồi lại bàn bạc xem mình có lỗi gì để tự sửa chữa, nhưng phải tế nhị, không xúc phạm nhau. Tránh để cho người thứ ba biết, kể cả con cái, bố mẹ. Nếu thật sự cùng nhau sửa chữa thì xem như yêu nhau tập hai chứ đừng chì chiết làm khổ lẫn nhau. Ông bà ta có câu “lạt mềm buộc chặt” vì thế tôi khuyên chị Hà và các anh chị khác đang có ý định ly hôn hãy suy nghĩ cho thật chín chắn rồi đến quyết định cuối cùng, bởi tính cách và cách sống của các anh chị như vậy thì sau này có đi thêm bước nữa cũng vào vết xe đổ cũ mà thôi.
Tất cả các anh chị đều đã có tuổi, sức khỏe cũng suy giảm không còn như thời trẻ, thêm cảnh “Con anh, con tôi, con chúng ta” phức tạp lắm. Các anh biết đấy, phụ nữ trẻ hiện đại thời nay không như các bà, các mẹ chúng tôi ngày trước nhẫn nhục chịu đựng để các ông năm thê bảy thiếp, không phụ giúp công việc gia đình. Người thứ ba của các anh sẽ vùng lên đòi quyền lợi bình đẳng (khi họ nghiễm nhiên trở thành vợ, trong mắt các anh không còn là người thứ ba hiền dịu khi xưa). Lúc đấy các anh chỉ có còng lưng mà phục vụ chứ không được hưởng thụ như vợ con đã làm cho các anh hiện tại, lúc đó tiếc cũng muộn mất rồi.
Người thứ ba cũng đừng hãnh diện là hạnh phúc khi các chị đã trở thành người vợ nếu các chị không đạt được 3 tấm bằng trên thì coi như ông trời có mắt, không để đức lại cho các con. Chị em phụ nữ nếu một mình đơn thân nuôi con thì cực trăm bề, vì xã hội ngay nay khác xưa nhiều lắm, rất nhiều tệ nạn. Các cháu phải được sự dạy dỗ và chăm sóc của cả bố lẫn mẹ mới nên người. Sơ sảy một cái là mất con, coi như chị em đơn thân độc mã khổ lắm.
Lúc nhỏ tôi được mẹ khuyên “Nói dối là một nghệ thuật”. Hôm đó tôi đi học về sớm lén chứng kiến ba mẹ cãi nhau (vì chưa bao giờ thấy ba mẹ cãi nhau trước mặt anh chị em chúng tôi), nhưng ngay sau đó có khách đến nhà chơi thì ba mẹ lại vui vẻ tiếp đón coi như không có chuyện gì xảy ra. Ba tôi ra uy ngay “Em ơi lấy nước mời khách”, mẹ vui vẻ “dạ” và ngồi cùng ba tiếp khách.
Trong mắt chúng tôi ba là thần tượng cho đến lúc chết, kể cả dâu, rể và các cháu nội, ngoại. Ông là một giáo sư ba ngoại ngữ thông thạo, lại đàn, hát, thơ, văn rất hay. Ngày ấy ông phải đưa sinh viên đi sơ tán theo trường, dĩ nhiên phải xa mẹ con chúng tôi. Các bạn biết con người có tâm hồn như vậy thì yêu cái gì là làm thơ, sáng tác nhạc rồi đem tặng cho người mình sáng tác. Thời đó như vậy là ghê gớm lắm, nhưng mẹ tôi đã âm thầm giải quyết với ba mà chúng tôi và cả họ hàng hai bên hoàn toàn không biết gì (bây giờ bà ghi hồi ký chúng tôi mới biết).
Mẹ tôi nói “Ba tôi tài hoa quá nên rất nhiều sinh viên, giáo viên trẻ yêu theo nhiều nghĩa (nhận là con nuôi, em kết nghĩa…). Mẹ nói chuyện phải trái với ba nhưng giấu con cái, họ hàng để ba tôi vẫn là thần tượng trong mắt mọi người, vì đàn ông có tính sĩ diện, nếu đã tan hoang làm mất thể diện thì các ông bất chấp bỏ hết. Lúc đó không níu kéo được về cho các con và mẹ nữa. Ba không có lỗi mà những người phụ nữ đó quá hâm mộ ba các con thôi.
Đến lúc ba tôi mất không ai ngoài mẹ, mấy anh chị em chúng tôi và họ hàng kể từ Bắc chí Nam vào để tang cho ông. Dòng người tiễn đưa ông về nơi an nghỉ rất đông. Bà làm một bài tiễn biệt ông rất hay ai nghe cũng khóc. Nghệ thuật của mẹ tôi là vậy đấy.
Ông bà có câu “Thuốc đắng giã tật” Ngày nay nhiều bệnh nan y đều có thuốc Đông Tây Y chữa khỏi (Thị Nở có bát cháo hành chữa cho Chí Phèo).Tôi cũng thông cảm cho các chị có những ông chồng có máu dê, khi hàn gắn lại mà các chị sử dụng bằng thứ ba không có nghệ thuật, tự cho mình có quyền ban phát, và lãnh cảm với chồng là hỏng hết những gì mình đã làm. Kết cục chồng các chị vẫn đi theo người thứ ba mà thôi.
Tôi viết bài này cũng chỉ đúc kết kinh nghiệm học hỏi và dạy dỗ từ những người bà, mẹ, cô, dì, các chị và những lời khuyên từ những chuyên mục Tâm sự. (Nhiều nơi chị em gái lúc rảnh là túm lại tám để thành cái chợ. Cơ quan tôi thì không, chị em thường chỉ bảo cho nhau rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình họ đã trải qua, từ việc dạy dỗ con cái, đến việc chợ búa bếp núc, kể cả làm đẹp… vì không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp).
(Sưu tầm)
Thứ nhất ở phòng khách phải có bằng ngoại giao. Thứ hai trong nhà bếp phải có bằng kinh tế. Thứ ba trong phòng ngủ phải như cave. Những tấm bằng ấy để sai chỗ, gia đình sẽ không hạnh phúc.
Cuộc sống gia đình chu kỳ cứ 5, 10, 15, 20 năm lại có sóng gió. Tôi đã thấy nhiều cặp vợ chồng rất hạnh phúc, nhưng đùng một cái đưa nhau ra tòa ly dị. Một cú sốc lớn cho đại gia đình hai bên đặc biệt là các cháu nhỏ.
Ngày tôi sắp lên xe hoa có một anh bạn cho tôi lời khuyên “Một người vợ phải có ít nhất ba cái bằng. Thứ nhất ở phòng khách phải có bằng ngoại giao, thứ hai trong nhà bếp phải có bằng kinh tế. Thứ ba trong phòng ngủ phải như cave. Những tấm bằng ấy để sai chỗ, gia đình sẽ không hạnh phúc”. Lúc đó tôi đã đỏ mặt vì nghĩ mình vẫn là trẻ con, ông này nói tầm bậy. Nhưng nay ngẫm lại rất đúng các chị ạ. Tôi thầm cám ơn anh (gia đình anh hiện đang sống ở Mỹ). Tôi định lời khuyên này “Sống để bụng chết mang theo”, vì nghĩ nếu mình khuyên ai đó sẽ nhận được câu “Bà này tầm bậy” giống như xưa mình nghĩ về anh.
Để đạt được ba bằng đó thì chị em mình rất vất vả và nghệ thuật. Ngoài xã hội các chị có là bà này, bà nọ và nhiều bằng cấp… nhưng về nhà vẫn là người vợ, người mẹ hiền, đảm đang trước mặt chồng và các con.
Ngày nay xã hội tiên tiến, thu nhập khá hơn nên phụ nữ được giải phóng thoát khỏi nội trợ, vô hình chung đẩy các chị mất ngay cái bằng thứ hai (kinh tế) trong nhà bếp vào tay ôsin. Còn lại bằng thứ nhất ngoại giao thì nhiều chị tưởng mình đạt được, nhưng khi khách của chồng và gia đình đến chơi bao giờ họ cũng được tiếp những ly nước mát, đĩa trái cây ngon lành… do chính tay ôsin làm ra (có khi lại vắng mặt bà chủ vì bận việc…). Khách chỉ có chồng và ôsin tiếp, bằng thứ nhất coi như chưa đạt. Còn bằng thứ ba các chị không đạt được thì chính các chị đã đẩy chồng mình ngoại tình và có người thứ ba.
Nói như vậy các anh cũng đừng tự đắc đòi hỏi những người vợ chúng tôi giỏi giang để các anh hưởng thụ. Người vợ muốn đạt được ba bằng trên thì cần có nghệ thuật, biết sắp xếp việc nhà hợp lý để có sức khỏe mới làm tốt bằng thứ ba. Các anh có biết chị em chúng tôi cũng đi làm 8 tiếng như các anh, chiều về đón con, lo cho được bữa ăn tối xong lại phải dọn dẹp bếp núc, tiếp đến kèm con học… trăm thứ việc không tên. Tối đến mệt nhoài làm sao phục vụ giỏi.
Chị em chúng tôi chỉ trả bài khi các anh gọi lên bảng có khi chỉ đạt trung bình, trong khi đó các anh muốn chị em chúng tôi xung phong lên trả bài và đạt điểm giỏi. Thử hỏi mấy cave chỉ mỗi việc phục vụ nhẹ nhàng, vuốt ve các ông đạt tới khoái cảm thì làm sao các ông không thích. Họ không phải vất vả cả một ngày lao động cực nhọc như chị em chúng tôi.
Đừng nghĩ rằng vợ thì không được đem so sánh với cave. Nhưng các chị ạ, chồng mình bản chất cũng chỉ là một Adam mà thôi vì thế mình học những cái hay ở họ (dịu dàng, mát mẻ, xinh đẹp, quyến rũ…). Như đã nói ở trên bằng này phải để đúng chỗ (phòng ngủ và dành cho chồng mình thôi) nếu để nhầm sang phòng khác coi như các chị mất hết, gián tiếp đẩy chồng đến ghen tuông, lúc đó tự các chị gánh chịu hậu quả. Để có được tấm bằng thứ ba chả mất gì mà được nhiều hơn đấy.
Có chị đã nói phụ nữ chúng ta làm khổ lẫn nhau. Đàn ông họ không bao giờ dám sàm sỡ những phụ nữ đứng đắn và nghiêm túc đâu, cho tiền cũng không dám. Nhiều ông có máu dê nhưng cũng tùy đối tượng mà họ sờ mó sàm sỡ. Chỉ phụ nữ nào chấp nhận không biết kiềm chế mới gián tiếp tạo điều kiện cho họ trở thành ông dê mà thôi.
Kinh nghiệm ở gia đình tôi sau gần 20 năm rất nhiều sóng gió nhưng vợ chồng vẫn hạnh phúc. Đừng tiếc tiền mà không thuê ôsin, ôm hết việc thì rất mệt, tiền đó chữa bệnh rồi cũng hết. Ôsin chỉ lau chùi dọn dẹp nhà cửa, ủi quần áo và phụ bếp khi gia đình mình thích ăn món gì. Như vậy cũng giảm cho mình rất nhiều công việc. Ngày nay có dịch vụ làm theo giờ để tránh phức tạp. Mà tạo được kỹ năng sống và tình thương người, có trách nhiệm ở chồng và các con. Hãy phân công việc cho các con, lớn, bé tùy theo sức của các cháu, đừng ngại các cháu làm được hết đấy, chỉ cần tập vài lần là vào nề nếp ngay. (Khi còn học mẫu giáo các cháu đã được cô dạy ở trường, về nhà sao chúng ta lại không áp dụng).
Có lần tôi đã phải hy sinh bộ quần áo, đồ chơi, đồ dùng học tập của cháu ném hẳn ra ngoài đường bỏ đi, sự nghiêm khắc ấy mà các cháu có được như ngày hôm nay. Phải tập cho các cháu có ý thức gọn gàng (phòng ngủ và góc học tập) chứ cứ bừa ra rồi người khác dọn dẹp, ngay cả có người giúp việc cũng không nên. Chị em sẽ có nhiều thời gian chăm sóc từng miếng ăn và giấc ngủ cho chồng và con, như vậy chúng ta lại có thêm bằng bác sĩ nữa đấy.
Đừng ỷ vào người giúp việc mà không để các cháu và chồng mình phụ làm việc nhà, đến lúc ôsin nghỉ về quê vài ngày là nhà rối tinh lên, đẩy chị em mình vào tình trạng mệt mỏi vì công việc cơ quan và việc nhà dẫn đến cáu gắt, không còn thần tượng trong mắt chồng và con. Như chị Hà đang sợ trở thành bạo lực và tồi tệ nhất.
Nhiều chị em ở cơ quan nói số tôi sướng, chả có ông chồng nào mà sáng lại nấu cơm cho vợ đem theo ăn trưa ở cơ quan (khẩu vị ăn ngọt ở miền Nam tôi không quen). Ngoài công việc chuyên môn tôi còn làm công tác công đoàn nên ma chay, cưới hỏi, sinh đẻ… ai cũng tín nhiệm nhờ chả lẽ mình từ chối. Lúc đầu anh cũng khó chịu nhưng khi gia đình anh gặp việc là tôi nhiệt tình giúp đỡ, lúc đó tôi mới đùa nhờ có kinh nghiệm nên em mới làm được như vậy. Anh hãnh diện với họ hàng.
Thỉnh thoảng khi nào có việc về trễ là báo cho bố con, vừa về đến cổng anh dắt xe cất cho tôi và bảo “Mẹ lên tắm rửa rồi xuống ăn cơm”, nghe thật mát ruột phải không các chị. Bởi tôi có một quyển sổ ghi chiều ăn món gì, thức ăn để sẵn xuống ngăn mát tủ lạnh chiều đi làm về đỡ mất thời gian, nếu về trễ bố con tự nấu không bị bỡ ngỡ (chủ nhật đi chợ về phân sẵn để lên ngăn đá). Tự tay mình nấu ăn thì cơm canh ngon ngọt, đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh. Có cho đi ăn phở cũng chán vì sợ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta phải tự chế ra những bát phở ngon để anh ấy không đi ăn phở bên ngoài mà về nhà xin vợ nấu cho ăn. Học nấu ăn ngon cũng dễ không khó lắm các chị ạ. Tivi, sách báo, mạng… chỉ dạy hết, chỉ cần chúng ta để tâm một tý là làm được ngay.
Tôi thấy tối nào kiểm tra đạt điểm tốt (tức tấm bằng thứ ba đấy) là sáng hôm sau anh vui vẻ làm hết mọi thứ cho tôi ngủ thêm một tý và chuẩn bị ăn sáng rất chu đáo để sẵn bồi dưỡng cho tôi, sau đó đưa con đi học. Tôi cũng chỉ có hai con trai nhưng các cháu và anh ấy đều biết là “ngày đèn đỏ” mẹ mệt và hay buồn ngủ, làm thêm công việc nhà để mẹ được nghỉ ngơi.
Nghệ thuật ở đây là chị em mình phải biết nhờ mà đừng sai “Anh ơi làm hộ em cái này với”. Sau đấy hãy dí dỏm nói lời cám ơn anh, kể cả các con những công việc đã làm giúp chúng ta. Cháu lớn tôi bảo “Mẹ biết không con gái tuổi teen bây giờ nhiều đứa chả biết làm gì cả, mà sao con cứ làm được việc gì là mẹ lại không làm việc đó nữa”. Tôi đùa “Mẹ tập cho con làm được việc đó rồi thì mẹ tin con sẽ làm tốt, mẹ cần gì phải làm nữa”.
Ba cháu bảo để dành thời gian cho các cháu học, nhưng tôi không đồng ý, vì nếu thế các cháu học suốt ngày lúc nào mà làm việc nhà, tranh thủ làm xong việc học vẫn được, hồi xưa mình chả thế là gì. Ngày ấy cả xã hội đều khổ, bố mẹ đi làm giao cho anh chị em tự bảo ban nhau làm tốt việc nhà có khi làm thêm việc gia công cho nhà máy, lại còn dạy nhau học tốt. Tất cả đều có ít nhất một tấm bằng đại học, không những trong nước mà cả nước ngoài.
Ngày nay cuộc sống khá giả hơn chính các chị đã tước mất kỹ năng sống của con, rồi lại than thân trách phận. Nhiều chị cứ nghĩ mình cố làm thêm một tý đỡ phải sửa lại việc bố con làm hỏng. Nhưng như vậy chính các chị đã tự làm khổ lấy mình, đừng quá cầu toàn.
Khi việc nhà được chia ra cùng làm thì bản thân các cháu và chồng mình rất vui, được sự tin tưởng của mẹ và tự khẳng định mình là trụ cột trong nhà. Bố, con cảm thấy có giá trị cao đối mẹ... Mẹ chỉ là “đàn bà, con gái” nên phải dựa vào bố con. Bố thấy thương con sẽ phụ giúp, hai bố con cùng làm việc của con mà mình gián tiếp phân công. Còn các anh nên chia sẻ việc nhà mà các anh có thể làm được để chị em chúng tôi có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, chuẩn bị làm tốt tấm bằng thứ ba nữa chứ?
Làm gì cũng phải có kế hoạch. Tiền vợ chồng làm ra phải dành chi phí cho gia đình, đầu tư cho con ăn học, và tiết kiệm đầu tư sinh lãi. Tôi muốn nói tiết kiệm ở đây là chi phí gia đình, ông bà có câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Đi chợ nên đi thật sớm (kết hợp tập thể dục luôn) mới mua được đồ ngon và rẻ từ người đầu mối sản xuất làm ra, chứ để vào sạp, siêu thị thì họ chế biến đủ kiểu.
Tôi hay đùa “chỉ chọn món nào ngon, bổ, rẻ mới mua”. Ngày 3 bữa ăn tiền chợ tiết kiệm cũng không ít đâu. Đầu tư cho con ăn học phải kiểm tra và liên lạc với giáo viên, trường lớp mới biết đầu tư có đạt kết quả không, cứ bỏ tiền mà con học không có kết quả là coi như mất khoản tiền tiết kiệm đấy. Khi nhà có việc mà không có tiền cực lắm. Đặc biệt là chính chúng ta phải làm để có thu nhập không dựa vào chồng mà nếu thu nhập cao hơn cũng nên tế nhị đừng khoe tránh chuyện xúc phạm nhau. Việc này rất hay đổ vỡ hạnh phúc. Đấy là bằng thứ 2 (kinh tế).
Đàn ông họ rất chú trọng đến công việc và gia đình (ý tôi muốn nói là gia đình bên nội). Các chị mà đối nội, đối ngoại không khéo là mình bị tước mất quyền làm chủ và đương nhiên bằng thứ nhất (ngoại giao) không đạt. Tôi học chị gái là trước khi cưới tôi đề nghị với anh “em sẽ không tiếc một thứ gì khi có điều kiện. Với gia đình bên anh, anh muốn cho cái gì cứ đem về đây tự em gửi biếu ông bà nội và các anh chị em của anh, sẽ có ý nghĩa hơn là anh cho dấm dúi. Ngược lại gia đình em cũng thế”.
Đừng bớt xén sẽ mất lòng tin, cũng đừng cằn nhằn vì mình đã được tiếng thơm, còn hơn để anh ấy dấm dúi cho lại mang tiếng ác cho mình. Hãy tâm niệm “Xởi lởi trời cho, bo bo trời thu lại”. Sau bao năm mấy chị em gái tôi được sự tin yêu nơi chồng và cả gia đình chồng. Mặc dù bố mẹ anh biết là của con họ làm ra nhưng không phải là của chồng công vợ hay sao? Lại được gia đình chồng thương yêu và tôn trọng. Nhiều chị cứ trách gia đình bên nội không lo toan giúp đỡ, nhưng thử hỏi đã làm tròn trách nhiệm dâu con chưa?
Hồi trước bố mẹ mình hai bàn tay trắng nuôi con, có khi cả tháng con bệnh 30 ngày, không có của hồi môn của ông bà mà vẫn nuôi dạy chúng ta khôn lớn, học thành tài như ngày hôm nay. Thời đó còn phải nuôi cả ông bà nội, ngoại, có khi cả đàn em chồng ăn học thành tài. Dựng vợ gả chồng cho các em. Vậy mà mẹ chúng ta có than đâu. (Bây giờ chúng ta không bị cảnh đó là sướng lắm rồi). Chúng ta phải thương yêu bố mẹ chồng mới hy vọng được chồng và bố mẹ thương như con đẻ.
Cách cư xử của chị em đã đẩy đến khoảng cách mẹ chồng nàng dâu đấy. Bởi bà cũng là một người mẹ. Tôi vẫn khuyên chị em bạn dâu với tôi là đừng trách ông bà mà hãy cám ơn họ đã sinh ra cho chúng ta những người chồng như hôm nay.
Khi vợ chồng có chuyện xảy ra thì ai cũng đổ lỗi cho nhau, tự cho mình là đúng. Hai vợ chồng nên cùng ngồi lại bàn bạc xem mình có lỗi gì để tự sửa chữa, nhưng phải tế nhị, không xúc phạm nhau. Tránh để cho người thứ ba biết, kể cả con cái, bố mẹ. Nếu thật sự cùng nhau sửa chữa thì xem như yêu nhau tập hai chứ đừng chì chiết làm khổ lẫn nhau. Ông bà ta có câu “lạt mềm buộc chặt” vì thế tôi khuyên chị Hà và các anh chị khác đang có ý định ly hôn hãy suy nghĩ cho thật chín chắn rồi đến quyết định cuối cùng, bởi tính cách và cách sống của các anh chị như vậy thì sau này có đi thêm bước nữa cũng vào vết xe đổ cũ mà thôi.
Tất cả các anh chị đều đã có tuổi, sức khỏe cũng suy giảm không còn như thời trẻ, thêm cảnh “Con anh, con tôi, con chúng ta” phức tạp lắm. Các anh biết đấy, phụ nữ trẻ hiện đại thời nay không như các bà, các mẹ chúng tôi ngày trước nhẫn nhục chịu đựng để các ông năm thê bảy thiếp, không phụ giúp công việc gia đình. Người thứ ba của các anh sẽ vùng lên đòi quyền lợi bình đẳng (khi họ nghiễm nhiên trở thành vợ, trong mắt các anh không còn là người thứ ba hiền dịu khi xưa). Lúc đấy các anh chỉ có còng lưng mà phục vụ chứ không được hưởng thụ như vợ con đã làm cho các anh hiện tại, lúc đó tiếc cũng muộn mất rồi.
Người thứ ba cũng đừng hãnh diện là hạnh phúc khi các chị đã trở thành người vợ nếu các chị không đạt được 3 tấm bằng trên thì coi như ông trời có mắt, không để đức lại cho các con. Chị em phụ nữ nếu một mình đơn thân nuôi con thì cực trăm bề, vì xã hội ngay nay khác xưa nhiều lắm, rất nhiều tệ nạn. Các cháu phải được sự dạy dỗ và chăm sóc của cả bố lẫn mẹ mới nên người. Sơ sảy một cái là mất con, coi như chị em đơn thân độc mã khổ lắm.
Lúc nhỏ tôi được mẹ khuyên “Nói dối là một nghệ thuật”. Hôm đó tôi đi học về sớm lén chứng kiến ba mẹ cãi nhau (vì chưa bao giờ thấy ba mẹ cãi nhau trước mặt anh chị em chúng tôi), nhưng ngay sau đó có khách đến nhà chơi thì ba mẹ lại vui vẻ tiếp đón coi như không có chuyện gì xảy ra. Ba tôi ra uy ngay “Em ơi lấy nước mời khách”, mẹ vui vẻ “dạ” và ngồi cùng ba tiếp khách.
Trong mắt chúng tôi ba là thần tượng cho đến lúc chết, kể cả dâu, rể và các cháu nội, ngoại. Ông là một giáo sư ba ngoại ngữ thông thạo, lại đàn, hát, thơ, văn rất hay. Ngày ấy ông phải đưa sinh viên đi sơ tán theo trường, dĩ nhiên phải xa mẹ con chúng tôi. Các bạn biết con người có tâm hồn như vậy thì yêu cái gì là làm thơ, sáng tác nhạc rồi đem tặng cho người mình sáng tác. Thời đó như vậy là ghê gớm lắm, nhưng mẹ tôi đã âm thầm giải quyết với ba mà chúng tôi và cả họ hàng hai bên hoàn toàn không biết gì (bây giờ bà ghi hồi ký chúng tôi mới biết).
Mẹ tôi nói “Ba tôi tài hoa quá nên rất nhiều sinh viên, giáo viên trẻ yêu theo nhiều nghĩa (nhận là con nuôi, em kết nghĩa…). Mẹ nói chuyện phải trái với ba nhưng giấu con cái, họ hàng để ba tôi vẫn là thần tượng trong mắt mọi người, vì đàn ông có tính sĩ diện, nếu đã tan hoang làm mất thể diện thì các ông bất chấp bỏ hết. Lúc đó không níu kéo được về cho các con và mẹ nữa. Ba không có lỗi mà những người phụ nữ đó quá hâm mộ ba các con thôi.
Đến lúc ba tôi mất không ai ngoài mẹ, mấy anh chị em chúng tôi và họ hàng kể từ Bắc chí Nam vào để tang cho ông. Dòng người tiễn đưa ông về nơi an nghỉ rất đông. Bà làm một bài tiễn biệt ông rất hay ai nghe cũng khóc. Nghệ thuật của mẹ tôi là vậy đấy.
Ông bà có câu “Thuốc đắng giã tật” Ngày nay nhiều bệnh nan y đều có thuốc Đông Tây Y chữa khỏi (Thị Nở có bát cháo hành chữa cho Chí Phèo).Tôi cũng thông cảm cho các chị có những ông chồng có máu dê, khi hàn gắn lại mà các chị sử dụng bằng thứ ba không có nghệ thuật, tự cho mình có quyền ban phát, và lãnh cảm với chồng là hỏng hết những gì mình đã làm. Kết cục chồng các chị vẫn đi theo người thứ ba mà thôi.
Tôi viết bài này cũng chỉ đúc kết kinh nghiệm học hỏi và dạy dỗ từ những người bà, mẹ, cô, dì, các chị và những lời khuyên từ những chuyên mục Tâm sự. (Nhiều nơi chị em gái lúc rảnh là túm lại tám để thành cái chợ. Cơ quan tôi thì không, chị em thường chỉ bảo cho nhau rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình họ đã trải qua, từ việc dạy dỗ con cái, đến việc chợ búa bếp núc, kể cả làm đẹp… vì không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp).
(Sưu tầm)