kehotro
03-01-2010, 12:34 PM
Cuộc sống ngày càng tấp nập hối hả! Mức sống càng cao đồng nghĩa bản thân mỗi người phải càng cố gắng càng nỗ lực hơn trong công việc. Ngoài thời gian làm việc, còn phải đi học nâng cao trình độ,còn phải tạo các mối quan hệ mà chuẩn bị cho bệ phóng cho nấc thang danh vọng sau này.
Thời gian ôi thời gian! Càng đầy đủ vật chất người ta càng khan hiếm nó. Tổ ấm chỉ được nhìn ngó qua tiền lương, qua những phong bì bất ngờ từ đâu đến. Vợ, con giờ mỗi ngày có dịp gặp gỡ, trao đổi chuyện trò đâu còn mấy. Vậy thử hỏi có ai còn đủ thời gian để nâng cấp tâm hồn? Ngồi mà chiêm nghiệm đời, chiêm nghiệm bản thân hay cầm được cuốn sách nào đó để đọc và ngẫm nghĩ.
Tất cả cứ như xem một cuốn phim mà người ta tua cho nhanh, những hình ảnh cứ loang loáng chạy. Giờ thì mọi người chỉ nhìn qua cái vỏ bên ngoài. Cái phù phiếm xa hoa hào nhoáng. Mấy ai còn yêu mà nhìn vào đáy sâu của tâm hồn? Có họa chăng là những người điên truyền kiếp.
Trong cái guồng quay hối hả ấy! Liệu có mấy người sống chậm lại? Không! Không thể. Họ sợ cái dư luận Xã Hội như bánh xe quay nhanh chỉ thoáng chốc là nghiền nát kẻ lưỡng lự. Và đời cứ thế mà trôi. Chúng ta, là người VN cho dù tư tưởng có tiến bộ, được giao tiếp nhiều với người nước ngoài đi chăng nữa cũng không thoát được những thói quen cố hữu.
Ra đường đi taxi cũng chọn những hãng có dòng xe mới sang trọng, dùng điện thoại không phải chỉ chức năng nghe gọi mà chú trọng đến cái giá trị hay thời trang. Nhiều người thậm chí còn không biết cách sử dụng các tính năng của con Alo hiện đại. Sự khoe mẽ đua đòi càng ngày càng diễn ra ác liệt! Nhiều khi ngồi cùng nhau chuyện trò có những kẻ hỏi người khác đã đến chốn này hay nơi kia chưa? Cứ làm như chưa bước vào nơi ấy chưa phải là dân Quý tộc.
Biết được một ngoại ngữ thì lâu lâu nói chuyện lại chêm vào một câu tiếng tây tiếng u gì đó! Và cho rằng ta đây thông minh siêu phàm lắm! Điều này, làm trộm nghĩ đến dân Sing, dân Mã lai hay Hồng Kông. Chắc là họ toàn những người có chỉ IQ vượt lên trên tất cả các giống dân khác.(Sing,Hongkong,Malai đa phần ngoài tiếng bản đia đều nói, viết tiếng anh rất chuẩn)
Một lần, gặp một tay khoác lác xổ tiếng Anh như gió lòe các em. Mình cười thích chí và khen:
Ôi! Ông anh nói tiếng Pháp hay quá!
Mọi người ngỡ ngàng mãi một lúc thì cười rộ lên khi anh chàng đính chính:
Em nói tiếng Anh mà!
Trong chương trình: Nối vòng tay lớn. Nếu các bạn xem cũng thấy người ta kích nhau bỏ tiền ra.Vung tay như vung như rác. ( Rác chứ không phải giấy các bạn ạ! ). Số tiền đó của công ty mà mặt cứ vênh lên cười đểu. Tôi khâm phục các công ty tư nhân dám bỏ tiền ra tặng hơn là những người lấydanh nghĩa. Làm từ thiện để thấy cái tâm ,cái tình của con người chứ không phải vì danh vì lợi.
Một số người làm từ thiện mà cứ sợ người ta không biết đến tôi. Phải khều phải móc để được người này người kia biết đến. Ngoài ra, số tiền khổng lồ hàng ngàn tỉ đồng liệu đến được bao nhiêu gia đình cần nó? Hay rơi rụng đâu đó mà nhiều báo đã nêu? Tiền giúp cho đồng bào bị thiên tai, bão lụt mà cũng cắt xén. Lập danh sách khống để lãnh tiền, thậm chí có những gia đình thuộc loại khá giả ở địa phương mà cũng được cấp tiền xóa đói giảm nghèo.
Chạnh nghĩ sao không cho người ta cái cần câu mà cứ phải cho con cá?
Đó là những chuyện đại loại xếp vào hàng quốc gia đại sự. Mình con dân bé xíu chỉ lạm bàn qua loa. Vừa mới đây, đi dự đám cưới của một người quen. Đãi tiệc ở một nhà hàng có tiếng về tổ chức tiệc cưới. Mời toàn những người có đồng ra đồng vào và một số ít người thân thuộc diện không mời không được.
Không thể nói hết mức độ ma mãnh của họ! Ai cũng tưởng tốn nhiều tiền nên phong bì nào cũng cố thêm cho đủ tiền trang trải. Nào ngờ món ăn thì toàn loại dở hơi. Bia thì chơi cho vào bình rót. Mồm thì lu loa đó là Ken nhưng với dân chuyên uống Ken chỉ nhìn màu bia đã nghi ngờ trỗi dậy! Gặp khách đi tiệc thuộc hàng đại gia vào ngồi, cho người tới mời kắc ké kỳ nhông đi chỗ khác, ngay chính người thân cũng đuổi. Pó tay với cái loại chỉ biết tiền!
Một số trang web có mục: Thu nhập của bạn. Mình vô cùng dị ứng với cái loại này! Người ta tham gia vào trang cho vui. Đâu phải vào khoe khoang thu nhập. Mà có người nào để kiểm tra thu nhập thật! Kẻ thì khoe thu nhập cả tháng hằng trăm triệu người thì khoe thằng em làm việc cho nước ngoài thu nhập mấy ngìn đô. Vô cùng mất nhân tính khi thu nhập nình quân của mặt bằng chung thấp hơn con số ấy rất nhiều.
Vô hình chung đã tạo sức ép lên gia đình của họ, tạo sự liên tưởng so sánh chồng, vợ mình với anh nọ cô kia. Tạo sự tự ti mặc cảm cho người có hoàn cảnh không may mắn như ta. Nhưng mục đó lại hấp dẫn nhiều kẻ vào nhất.
Mốt lần đi xe đạp đến chỗ làm. Gặp một chị quen. Chị ngạc nhiên trố mắt nhìn mình hỏi:
Xe kia của em đâu? Bán rồi à?
Thản nhiên trả lời: Túng quá! Bán mua xe đạp đi cho tiết kiệm.
Đội nón tai bèo che nắng. Nhiều người cứ tròn mắt ngac nhiên. Tưởng mình là thằng từ hành tinh lạ. Đi xe đạp đội mũ rộng vành che nắng rất ư hiệu quả nhưng XH là XH và cái nhìn của con người luôn: Dị ứng với cái gì khác cái chung. Không bao giờ nghĩ cái thiết thực, cái công dụng hữu hiệu.
Giờ người VN ngày càng ít vận động, chỉ ngắn ngủn một đoạn đường cũng ngồi xe. Người ta bỏ thời gian cho nhiều việc khác. Giờ văn minh công việc nhà cũng nhẹ nhàng hơn với nhiều loại máy móc tối tân. Thời gian được rút ngắn rất nhiều nhưng sử dụng khoảng thời gian ấy cho hoạt động thân thể lại vô bổ. Đàn ông VN giờ thì sau giờ làm đều ghé quán ngồi nhâm nhi. Lượng bia rượu tiêu thụ mà báo chí chí nêu là con số khủng khiếp.
Tôi không đả phá việc nhậu nhưng với kiểu nhậu thành lệ như thế thì thật quá mức. Muốn nhanh chóng giải quyết việc gì ấy cũng phải mời nhậu. Mà nhậu thì nào chỉ có một tăng. Tăng một ăn uống cho la đà rồi sau đó lên đường đi tăng hai làm từ thiện trong các quán bia ôm. Vào đây, thấy nhân phẩm của con người thật tồi tệ!
Em nào mà không để tay chân các ông thoải mái thì đuổi ngay, đổi đào khác. Có chỗ mỗi lần khách vào điều đào lên đứng hàng loạt cho khách chọn lựa. Cứ như các bà đi chợ chọn con cá hay mớ rau tươi.
Những chỗ chịu chơi! Khi khách quen dùng bia hay rượu đến một mức nào ấy thì cho mang loa lên gắn. Nhạc trỗi lên và màn vũ sexy bắt đầu. Tiền gấp thành cạnh đặt lên miệng chai và các em vừa múa vừa gắp tiền bằng miệng dưới. Hàng bao nhiêu bàn tay giơ lên cổ vũ, ve vuốt. Hết em này đến em khác.
Sau màn này nếu các vị khách mời chưa đã thì lại được mời đến các điểm matxa matgần. Cũng xông hơi đấm bóp, matxa chân nhưng khi mua thẻ lên phòng thì có cả matxa cậu nhỏ. Ôi! thất khủng khiếp khi có nhiều cô phải dùng miệng của mình để làm việc ấy với người hoàn toàn xa lạ.
Trẻ con giờ đi học. Bố mẹ chạy trường này trường kia. Tốn hàng mấy chục triệu đồng. Nhiều khi chúng học hành chẳng ra gì lại oang oang bật loa: Mày có biết tao tốn bao nhiêu tiền để lo cho mày vào trường này lớp nọ học không? ....Chúng nó nghĩ gì?
Ngay chính con thằng bạn mình học mẫu giáo. Về nhà nói với Mẹ:
Trưa con không ngủ được vì nóng quá!
Mẹ ngạc nhiên hỏi : Thế lớp không có quạt à?
Bé con đáp: Có! Nhưng tại Mẹ không cho tiền cô giáo nên cô không cho con nằm gần quạt!
Chúng ta đã nhồi vào đầu trẻ con một thói xấu vô cùng tệ hai! Sau này lớn lên. Chúng coi đó là điều đương nhiên và thực thi một cách vô cùng nghiêm túc. Đấy là lực lượng kế thừa cùa mai sau. Ngay từ bé đã được học những điều ngoài tầm hiểu.
Ôi! Xã hội. Có lúc cũng chẳng hiểu nên bắt đầu từ đâu. Chắc cái gì cũng phải bắt đầu bằng câu: Đầu tiên!.............( Tiền đâu? )
Thời gian ôi thời gian! Càng đầy đủ vật chất người ta càng khan hiếm nó. Tổ ấm chỉ được nhìn ngó qua tiền lương, qua những phong bì bất ngờ từ đâu đến. Vợ, con giờ mỗi ngày có dịp gặp gỡ, trao đổi chuyện trò đâu còn mấy. Vậy thử hỏi có ai còn đủ thời gian để nâng cấp tâm hồn? Ngồi mà chiêm nghiệm đời, chiêm nghiệm bản thân hay cầm được cuốn sách nào đó để đọc và ngẫm nghĩ.
Tất cả cứ như xem một cuốn phim mà người ta tua cho nhanh, những hình ảnh cứ loang loáng chạy. Giờ thì mọi người chỉ nhìn qua cái vỏ bên ngoài. Cái phù phiếm xa hoa hào nhoáng. Mấy ai còn yêu mà nhìn vào đáy sâu của tâm hồn? Có họa chăng là những người điên truyền kiếp.
Trong cái guồng quay hối hả ấy! Liệu có mấy người sống chậm lại? Không! Không thể. Họ sợ cái dư luận Xã Hội như bánh xe quay nhanh chỉ thoáng chốc là nghiền nát kẻ lưỡng lự. Và đời cứ thế mà trôi. Chúng ta, là người VN cho dù tư tưởng có tiến bộ, được giao tiếp nhiều với người nước ngoài đi chăng nữa cũng không thoát được những thói quen cố hữu.
Ra đường đi taxi cũng chọn những hãng có dòng xe mới sang trọng, dùng điện thoại không phải chỉ chức năng nghe gọi mà chú trọng đến cái giá trị hay thời trang. Nhiều người thậm chí còn không biết cách sử dụng các tính năng của con Alo hiện đại. Sự khoe mẽ đua đòi càng ngày càng diễn ra ác liệt! Nhiều khi ngồi cùng nhau chuyện trò có những kẻ hỏi người khác đã đến chốn này hay nơi kia chưa? Cứ làm như chưa bước vào nơi ấy chưa phải là dân Quý tộc.
Biết được một ngoại ngữ thì lâu lâu nói chuyện lại chêm vào một câu tiếng tây tiếng u gì đó! Và cho rằng ta đây thông minh siêu phàm lắm! Điều này, làm trộm nghĩ đến dân Sing, dân Mã lai hay Hồng Kông. Chắc là họ toàn những người có chỉ IQ vượt lên trên tất cả các giống dân khác.(Sing,Hongkong,Malai đa phần ngoài tiếng bản đia đều nói, viết tiếng anh rất chuẩn)
Một lần, gặp một tay khoác lác xổ tiếng Anh như gió lòe các em. Mình cười thích chí và khen:
Ôi! Ông anh nói tiếng Pháp hay quá!
Mọi người ngỡ ngàng mãi một lúc thì cười rộ lên khi anh chàng đính chính:
Em nói tiếng Anh mà!
Trong chương trình: Nối vòng tay lớn. Nếu các bạn xem cũng thấy người ta kích nhau bỏ tiền ra.Vung tay như vung như rác. ( Rác chứ không phải giấy các bạn ạ! ). Số tiền đó của công ty mà mặt cứ vênh lên cười đểu. Tôi khâm phục các công ty tư nhân dám bỏ tiền ra tặng hơn là những người lấydanh nghĩa. Làm từ thiện để thấy cái tâm ,cái tình của con người chứ không phải vì danh vì lợi.
Một số người làm từ thiện mà cứ sợ người ta không biết đến tôi. Phải khều phải móc để được người này người kia biết đến. Ngoài ra, số tiền khổng lồ hàng ngàn tỉ đồng liệu đến được bao nhiêu gia đình cần nó? Hay rơi rụng đâu đó mà nhiều báo đã nêu? Tiền giúp cho đồng bào bị thiên tai, bão lụt mà cũng cắt xén. Lập danh sách khống để lãnh tiền, thậm chí có những gia đình thuộc loại khá giả ở địa phương mà cũng được cấp tiền xóa đói giảm nghèo.
Chạnh nghĩ sao không cho người ta cái cần câu mà cứ phải cho con cá?
Đó là những chuyện đại loại xếp vào hàng quốc gia đại sự. Mình con dân bé xíu chỉ lạm bàn qua loa. Vừa mới đây, đi dự đám cưới của một người quen. Đãi tiệc ở một nhà hàng có tiếng về tổ chức tiệc cưới. Mời toàn những người có đồng ra đồng vào và một số ít người thân thuộc diện không mời không được.
Không thể nói hết mức độ ma mãnh của họ! Ai cũng tưởng tốn nhiều tiền nên phong bì nào cũng cố thêm cho đủ tiền trang trải. Nào ngờ món ăn thì toàn loại dở hơi. Bia thì chơi cho vào bình rót. Mồm thì lu loa đó là Ken nhưng với dân chuyên uống Ken chỉ nhìn màu bia đã nghi ngờ trỗi dậy! Gặp khách đi tiệc thuộc hàng đại gia vào ngồi, cho người tới mời kắc ké kỳ nhông đi chỗ khác, ngay chính người thân cũng đuổi. Pó tay với cái loại chỉ biết tiền!
Một số trang web có mục: Thu nhập của bạn. Mình vô cùng dị ứng với cái loại này! Người ta tham gia vào trang cho vui. Đâu phải vào khoe khoang thu nhập. Mà có người nào để kiểm tra thu nhập thật! Kẻ thì khoe thu nhập cả tháng hằng trăm triệu người thì khoe thằng em làm việc cho nước ngoài thu nhập mấy ngìn đô. Vô cùng mất nhân tính khi thu nhập nình quân của mặt bằng chung thấp hơn con số ấy rất nhiều.
Vô hình chung đã tạo sức ép lên gia đình của họ, tạo sự liên tưởng so sánh chồng, vợ mình với anh nọ cô kia. Tạo sự tự ti mặc cảm cho người có hoàn cảnh không may mắn như ta. Nhưng mục đó lại hấp dẫn nhiều kẻ vào nhất.
Mốt lần đi xe đạp đến chỗ làm. Gặp một chị quen. Chị ngạc nhiên trố mắt nhìn mình hỏi:
Xe kia của em đâu? Bán rồi à?
Thản nhiên trả lời: Túng quá! Bán mua xe đạp đi cho tiết kiệm.
Đội nón tai bèo che nắng. Nhiều người cứ tròn mắt ngac nhiên. Tưởng mình là thằng từ hành tinh lạ. Đi xe đạp đội mũ rộng vành che nắng rất ư hiệu quả nhưng XH là XH và cái nhìn của con người luôn: Dị ứng với cái gì khác cái chung. Không bao giờ nghĩ cái thiết thực, cái công dụng hữu hiệu.
Giờ người VN ngày càng ít vận động, chỉ ngắn ngủn một đoạn đường cũng ngồi xe. Người ta bỏ thời gian cho nhiều việc khác. Giờ văn minh công việc nhà cũng nhẹ nhàng hơn với nhiều loại máy móc tối tân. Thời gian được rút ngắn rất nhiều nhưng sử dụng khoảng thời gian ấy cho hoạt động thân thể lại vô bổ. Đàn ông VN giờ thì sau giờ làm đều ghé quán ngồi nhâm nhi. Lượng bia rượu tiêu thụ mà báo chí chí nêu là con số khủng khiếp.
Tôi không đả phá việc nhậu nhưng với kiểu nhậu thành lệ như thế thì thật quá mức. Muốn nhanh chóng giải quyết việc gì ấy cũng phải mời nhậu. Mà nhậu thì nào chỉ có một tăng. Tăng một ăn uống cho la đà rồi sau đó lên đường đi tăng hai làm từ thiện trong các quán bia ôm. Vào đây, thấy nhân phẩm của con người thật tồi tệ!
Em nào mà không để tay chân các ông thoải mái thì đuổi ngay, đổi đào khác. Có chỗ mỗi lần khách vào điều đào lên đứng hàng loạt cho khách chọn lựa. Cứ như các bà đi chợ chọn con cá hay mớ rau tươi.
Những chỗ chịu chơi! Khi khách quen dùng bia hay rượu đến một mức nào ấy thì cho mang loa lên gắn. Nhạc trỗi lên và màn vũ sexy bắt đầu. Tiền gấp thành cạnh đặt lên miệng chai và các em vừa múa vừa gắp tiền bằng miệng dưới. Hàng bao nhiêu bàn tay giơ lên cổ vũ, ve vuốt. Hết em này đến em khác.
Sau màn này nếu các vị khách mời chưa đã thì lại được mời đến các điểm matxa matgần. Cũng xông hơi đấm bóp, matxa chân nhưng khi mua thẻ lên phòng thì có cả matxa cậu nhỏ. Ôi! thất khủng khiếp khi có nhiều cô phải dùng miệng của mình để làm việc ấy với người hoàn toàn xa lạ.
Trẻ con giờ đi học. Bố mẹ chạy trường này trường kia. Tốn hàng mấy chục triệu đồng. Nhiều khi chúng học hành chẳng ra gì lại oang oang bật loa: Mày có biết tao tốn bao nhiêu tiền để lo cho mày vào trường này lớp nọ học không? ....Chúng nó nghĩ gì?
Ngay chính con thằng bạn mình học mẫu giáo. Về nhà nói với Mẹ:
Trưa con không ngủ được vì nóng quá!
Mẹ ngạc nhiên hỏi : Thế lớp không có quạt à?
Bé con đáp: Có! Nhưng tại Mẹ không cho tiền cô giáo nên cô không cho con nằm gần quạt!
Chúng ta đã nhồi vào đầu trẻ con một thói xấu vô cùng tệ hai! Sau này lớn lên. Chúng coi đó là điều đương nhiên và thực thi một cách vô cùng nghiêm túc. Đấy là lực lượng kế thừa cùa mai sau. Ngay từ bé đã được học những điều ngoài tầm hiểu.
Ôi! Xã hội. Có lúc cũng chẳng hiểu nên bắt đầu từ đâu. Chắc cái gì cũng phải bắt đầu bằng câu: Đầu tiên!.............( Tiền đâu? )