Anna
15-12-2009, 09:59 AM
“Hôm nay mình về trễ, ngày mai sẽ bù cho vợ một tối xem ca nhạc... Hôm nay, cứ nhậu thoải mái, ngày mai sẽ “đền” cho vợ một cái điện thoại mới...”.
Để “động viên” bản thân về những công việc cần làm, mà không thể làm được trong ngày hôm nay, nhiều người hay hứa “sẽ làm bù”. Ngay cả những nhiệm vụ của trái tim, cũng có thể được an ủi như thế nhưng trong thực tế, có thể “bù” được không?
Không còn cơ hội
Từ ngày về hưu, ông Trương Hòa (P.21, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cảm thấy rất quạnh hiu. Vợ ông đã “ra riêng” ngay trong ngôi nhà chỉ còn lại hai vợ chồng. Bà ngủ một mình vì dị ứng với... tiếng ngáy của ông. Ban ngày, bà bận rộn với Hội Dưỡng sinh, với Hội Phụ nữ, Hội Thơ..., bạn bè của bà gọi điện suốt, vui vẻ trò chuyện những gì ông chẳng hiểu nổi. Về nhà, bà thu vào “ốc đảo” của mình.
Những lúc muốn hỏi chuyện vợ, ông Hòa phải gõ cửa. Gần gũi, tâm tình với vợ, lại càng khó. Ngày còn đương chức, công việc không chỉ lôi ông đi xa, mà ngay cả lúc ở nhà tâm trí ông cũng để hết vào các dự án, kế hoạch. Ngày sinh nhật của vợ, của con, ngày cưới vợ chồng, ngày 8/3... ông gần như không nhớ. Ông biết lúc con đau ốm, chỉ có vợ ông thấp thỏm lo âu trong bệnh viện. Ông hiểu, vợ ông tận tụy chăm sóc mẹ chồng.
Chưa bao giờ bà gặng hỏi thu nhập của chồng, chỉ vun vén chi tiêu trong số tiền ông đưa hàng tháng. Bà chẳng hề than thở, chỉ thỉnh thoảng ghen tuông trước những tin đồn khó nghe. Ông thương vợ, biết ơn bà và lên kế hoạch: “Về hưu, sẽ bù đắp thật nhiều cho vợ, cho gia đình”.
Vậy mà giờ ông thực hiện điều mong muốn ấy hết sức khó khăn. Vợ ông đã quen không có chồng bên cạnh. Có ông trong nhà, bà càng cảm thấy bực bội hơn khi ông cứ “xả” quần áo tùm lum, cứ đi dép vào trong nhà mới lau. Đi đâu bà phải canh giờ về cơm nước cho chồng, chứ không còn được thoải mái ngồi tán gẫu với bạn bè. Tệ hơn, vợ chồng chẳng có gì để rỉ rả, tâm sự với nhau. Con cái lớn hết, đi học xa, cũng chẳng đợi đến lúc bố bù đắp bằng sự thăm hỏi, quan tâm. Ông tự trách, phải chi ngày xưa mình dành thời gian cho vợ con nhiều hơn, thì bây giờ đâu có những khoảng trống phải chật vật san lấp.
Cũng dự tính “bù” nhưng ông Quốc Minh, phụ trách một đại lý xe máy, cứ ngày càng xa gia đình. Ông thường tự nhủ: “Hôm nay mình về trễ, ngày mai sẽ bù cho vợ một tối xem ca nhạc... Hôm nay, cứ nhậu thoải mái, ngày mai sẽ “đền” cho vợ một cái điện thoại mới...”. Cứ thế, “ngày hôm nay” của ông cứ tiếp diễn, tỷ lệ thuận với cái “ngày mai hứa hẹn” chất chồng.
Ngày gặp một cô người mẫu trẻ mới chập chững vào nghề, cần một chỗ dựa, ông không chống nổi cám dỗ. Biết mình đang dấn vào một cuộc phiêu lưu, nhưng ông chỉ tặc lưỡi tự hứa sẽ bù cho bà vợ thật nhiều... Số “tài khoản” phải “bù”, sẽ “bù” của ông ngày càng khổng lồ và càng làm “khổ lòng” bà vợ. Đến “ngưỡng” của sự chịu đựng, vợ ông đưa đơn ra tòa, mang hết con cái và một nửa tài sản ra đi định cư ở nước ngoài. Cô người mẫu có tiếng tăm lại cặp với người đàn ông khác. Căn nhà chỉ còn mình ông, ở tuổi về chiều, có muốn sống “bù” ai đó thì cũng chỉ còn là một giấc mơ xa xỉ.
Luật của yêu thương
Có ai ngày hôm nay nhịn ăn rồi ngày mai ráng ăn bù? Có ai bận đến nỗi không uống đủ nước, ngày mai sẽ uống bù? Không thể bù được bởi cái bao tử không cho phép, nó không thể giãn ra để chiều lòng chủ nhân. Chuyện ăn uống đã khó bù, vậy mà có không ít người lại cứ muốn bù trong cả chuyện yêu thương, hạnh phúc.
Thông thường, người ta không sống trọn vẹn cho gia đình. Một trong nhiều nguyên nhân là do lối nghĩ “ỷ lại”, sẽ “bù” vào ngày mai, vào lúc có thể. Theo thời gian, tình yêu gia đình cạn dần vì ghen tuông, vì hoài nghi, vì quên những ngày kỷ niệm, vì lỗi hẹn những chuyến đi chơi, vì ham mê của lạ...
Giật mình nhìn lại, nhiều người hốt hoảng, phải bù lại bằng trách nhiệm nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, chăm sóc nhau nhiều hơn. Dù nhận ra và “sám hối”, nhưng đó cũng chỉ là sống đủ cho hiện tại, sống tròn bổn phận của mình cho hôm nay, chứ không thể nào làm cho quá khứ thiếu hụt yêu thương trở nên trọn vẹn. Luật của yêu thương không có khoản bù.
Thẩm phán Nguyễn Ngọc Ánh - Phó chánh án Tòa án Q.Gò Vấp, TP.HCM với thâm niên hơn 20 năm gắn với vấn đề hôn nhân gia đình, đã chứng kiến rất nhiều bà vợ vì con cái, đôi khi phải cố bám vào niềm tin “nay ổng lo không được, thì mai ổng lo”. Nhưng, niềm tin mong manh ấy như thân cây không có gốc, vì cứ tưởng sẽ bù được nên ông chồng càng trở nên thiếu trách nhiệm. Khi đó, ly hôn được các bà vợ xem như một sự giải thoát.
Nhiều người phụ nữ lại đi tìm tình yêu của người đàn ông khác để bù đắp khoảng trống vắng, hụt hẫng thì lại càng mạnh dạn ly hôn. Các cuộc hòa giải tại tòa càng thêm rối rắm khi ông chồng đang là “bị đơn” muốn quay về. Các ông thường đưa ra nhiều “giải pháp” hàn gắn hạnh phúc, đưa ra nhiều chỉ tiêu phấn đấu, nhưng tất cả chỉ là vô nghĩa nếu niềm tin của người vợ đối với chồng đã cạn.
Thẩm phán Ngọc Ánh cho biết: “Phụ nữ dễ mềm lòng, nhưng một khi họ đã nghĩ đến chuyện ly hôn thì cũng là lúc họ đã đi đến tận cùng của sự chịu đựng. Rất khó hòa giải thành cho những cặp vợ chồng mà một trong hai người đã thường xuyên sống không trọn vẹn nghĩa tình trong cuộc hôn nhân”.
Luật của yêu thương không có điều khoản... bù. Nếu cứ nhủ lòng “tôi sẽ yêu bù ngày mai những gì tôi hờ hững ngày hôm nay", là tự dối lòng mình.
Để “động viên” bản thân về những công việc cần làm, mà không thể làm được trong ngày hôm nay, nhiều người hay hứa “sẽ làm bù”. Ngay cả những nhiệm vụ của trái tim, cũng có thể được an ủi như thế nhưng trong thực tế, có thể “bù” được không?
Không còn cơ hội
Từ ngày về hưu, ông Trương Hòa (P.21, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cảm thấy rất quạnh hiu. Vợ ông đã “ra riêng” ngay trong ngôi nhà chỉ còn lại hai vợ chồng. Bà ngủ một mình vì dị ứng với... tiếng ngáy của ông. Ban ngày, bà bận rộn với Hội Dưỡng sinh, với Hội Phụ nữ, Hội Thơ..., bạn bè của bà gọi điện suốt, vui vẻ trò chuyện những gì ông chẳng hiểu nổi. Về nhà, bà thu vào “ốc đảo” của mình.
Những lúc muốn hỏi chuyện vợ, ông Hòa phải gõ cửa. Gần gũi, tâm tình với vợ, lại càng khó. Ngày còn đương chức, công việc không chỉ lôi ông đi xa, mà ngay cả lúc ở nhà tâm trí ông cũng để hết vào các dự án, kế hoạch. Ngày sinh nhật của vợ, của con, ngày cưới vợ chồng, ngày 8/3... ông gần như không nhớ. Ông biết lúc con đau ốm, chỉ có vợ ông thấp thỏm lo âu trong bệnh viện. Ông hiểu, vợ ông tận tụy chăm sóc mẹ chồng.
Chưa bao giờ bà gặng hỏi thu nhập của chồng, chỉ vun vén chi tiêu trong số tiền ông đưa hàng tháng. Bà chẳng hề than thở, chỉ thỉnh thoảng ghen tuông trước những tin đồn khó nghe. Ông thương vợ, biết ơn bà và lên kế hoạch: “Về hưu, sẽ bù đắp thật nhiều cho vợ, cho gia đình”.
Vậy mà giờ ông thực hiện điều mong muốn ấy hết sức khó khăn. Vợ ông đã quen không có chồng bên cạnh. Có ông trong nhà, bà càng cảm thấy bực bội hơn khi ông cứ “xả” quần áo tùm lum, cứ đi dép vào trong nhà mới lau. Đi đâu bà phải canh giờ về cơm nước cho chồng, chứ không còn được thoải mái ngồi tán gẫu với bạn bè. Tệ hơn, vợ chồng chẳng có gì để rỉ rả, tâm sự với nhau. Con cái lớn hết, đi học xa, cũng chẳng đợi đến lúc bố bù đắp bằng sự thăm hỏi, quan tâm. Ông tự trách, phải chi ngày xưa mình dành thời gian cho vợ con nhiều hơn, thì bây giờ đâu có những khoảng trống phải chật vật san lấp.
Cũng dự tính “bù” nhưng ông Quốc Minh, phụ trách một đại lý xe máy, cứ ngày càng xa gia đình. Ông thường tự nhủ: “Hôm nay mình về trễ, ngày mai sẽ bù cho vợ một tối xem ca nhạc... Hôm nay, cứ nhậu thoải mái, ngày mai sẽ “đền” cho vợ một cái điện thoại mới...”. Cứ thế, “ngày hôm nay” của ông cứ tiếp diễn, tỷ lệ thuận với cái “ngày mai hứa hẹn” chất chồng.
Ngày gặp một cô người mẫu trẻ mới chập chững vào nghề, cần một chỗ dựa, ông không chống nổi cám dỗ. Biết mình đang dấn vào một cuộc phiêu lưu, nhưng ông chỉ tặc lưỡi tự hứa sẽ bù cho bà vợ thật nhiều... Số “tài khoản” phải “bù”, sẽ “bù” của ông ngày càng khổng lồ và càng làm “khổ lòng” bà vợ. Đến “ngưỡng” của sự chịu đựng, vợ ông đưa đơn ra tòa, mang hết con cái và một nửa tài sản ra đi định cư ở nước ngoài. Cô người mẫu có tiếng tăm lại cặp với người đàn ông khác. Căn nhà chỉ còn mình ông, ở tuổi về chiều, có muốn sống “bù” ai đó thì cũng chỉ còn là một giấc mơ xa xỉ.
Luật của yêu thương
Có ai ngày hôm nay nhịn ăn rồi ngày mai ráng ăn bù? Có ai bận đến nỗi không uống đủ nước, ngày mai sẽ uống bù? Không thể bù được bởi cái bao tử không cho phép, nó không thể giãn ra để chiều lòng chủ nhân. Chuyện ăn uống đã khó bù, vậy mà có không ít người lại cứ muốn bù trong cả chuyện yêu thương, hạnh phúc.
Thông thường, người ta không sống trọn vẹn cho gia đình. Một trong nhiều nguyên nhân là do lối nghĩ “ỷ lại”, sẽ “bù” vào ngày mai, vào lúc có thể. Theo thời gian, tình yêu gia đình cạn dần vì ghen tuông, vì hoài nghi, vì quên những ngày kỷ niệm, vì lỗi hẹn những chuyến đi chơi, vì ham mê của lạ...
Giật mình nhìn lại, nhiều người hốt hoảng, phải bù lại bằng trách nhiệm nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, chăm sóc nhau nhiều hơn. Dù nhận ra và “sám hối”, nhưng đó cũng chỉ là sống đủ cho hiện tại, sống tròn bổn phận của mình cho hôm nay, chứ không thể nào làm cho quá khứ thiếu hụt yêu thương trở nên trọn vẹn. Luật của yêu thương không có khoản bù.
Thẩm phán Nguyễn Ngọc Ánh - Phó chánh án Tòa án Q.Gò Vấp, TP.HCM với thâm niên hơn 20 năm gắn với vấn đề hôn nhân gia đình, đã chứng kiến rất nhiều bà vợ vì con cái, đôi khi phải cố bám vào niềm tin “nay ổng lo không được, thì mai ổng lo”. Nhưng, niềm tin mong manh ấy như thân cây không có gốc, vì cứ tưởng sẽ bù được nên ông chồng càng trở nên thiếu trách nhiệm. Khi đó, ly hôn được các bà vợ xem như một sự giải thoát.
Nhiều người phụ nữ lại đi tìm tình yêu của người đàn ông khác để bù đắp khoảng trống vắng, hụt hẫng thì lại càng mạnh dạn ly hôn. Các cuộc hòa giải tại tòa càng thêm rối rắm khi ông chồng đang là “bị đơn” muốn quay về. Các ông thường đưa ra nhiều “giải pháp” hàn gắn hạnh phúc, đưa ra nhiều chỉ tiêu phấn đấu, nhưng tất cả chỉ là vô nghĩa nếu niềm tin của người vợ đối với chồng đã cạn.
Thẩm phán Ngọc Ánh cho biết: “Phụ nữ dễ mềm lòng, nhưng một khi họ đã nghĩ đến chuyện ly hôn thì cũng là lúc họ đã đi đến tận cùng của sự chịu đựng. Rất khó hòa giải thành cho những cặp vợ chồng mà một trong hai người đã thường xuyên sống không trọn vẹn nghĩa tình trong cuộc hôn nhân”.
Luật của yêu thương không có điều khoản... bù. Nếu cứ nhủ lòng “tôi sẽ yêu bù ngày mai những gì tôi hờ hững ngày hôm nay", là tự dối lòng mình.