OA _ NỮ
23-11-2009, 05:32 AM
Bây giờ nói tới ảnh hưởng của rượu đối với hạnh phúc gia đình – nói cách khác là khả năng sinh lý của đàn ông con trai. Theo kinh nghiệm của LNĐ, rất có thể các chàng trai trẻ còn trong độ tuổi “đêm bảy ngày ba” không cần tới rượu, nhưng các đấng trung niên, các bậc cao niên đã chồn chân mỏi gối hoặc lúc nào cũng như “kỳ vô phong” thì cần phải có chút rượu trợ lực.
(Trong phạm vi bài này, LNĐ chỉ nói tới “rượu nguyên chất” chứ không nói tới “rượu thuốc”, bởi vì nếu lại bàn về rượu Minh Mạng, rượu Tần Thủy Hoàng, rượu Mao Trạch Đông, rượu sâm nhung, rượu tê giác, rượu bìm bịp, rượu rắn hổ, rượu tắc kè, rượu hải mã... thiết tưởng cũng phải mất thêm vài kỳ nữa!)
Nói về hạnh phúc gia đình, rượu có hai công dụng: trước hết, làm cho người đàn ông “hứng tình”, và kế tiếp, giúp tình được “bền lâu”
Theo một ông bạn của LNĐ sắp sửa bước vào tuổi lục tuần thì chẳng cần xài “Liệt Lão Phục dương Lạc cực hườn” Viagra làm chi cho nguy hiểm (chẳng hạn đứng tim mà chết: tiền thượng mã phong), mà chỉ cần mỗi bữa cơm tối làm hai ly vang đỏ và một đĩa bò tái chanh là bảo đảm (nếu muốn) kỳ sẽ “hữu phong” ngay. Những ai không dám ăn thịt tái có thể thay bằng bò bít tết hay bò lúc-lắc, nhưng cũng phải để hơi sống chứ đừng làm chín quá.
Đó là tác dụng “hứng tình”. Riêng biệt giữ cho tình “bền lâu” thì phức tạp hơn, mà căn bản là phải biết uống bao nhiêu thì vừa đủ. Uống ít quá thì không ép-phê. Mà uống nhiều quá thì lại có thể làm khổ người bạn – tình như đã nhắc tới trước đây qua câu ca dao bình: (Nàng) rằng (nàng) chẳng sợ ai, sợ thằng say rượu - - đau (nàng).
Trường hợp uống tới chỉ (goắc cần câu) thì lại còn tệ hại hơn nữa, chẳng khác nào trường hợp người hút thuốc phiện hoặc phi xì-ke. Các cụ ngày xưa muốn làm hài lòng mấy nàng hầu phơi phới xuân tình, tràn trề nhựa sống thì chỉ cần làm một cặp, giới híp-pi ngày nay muốn kéo dài đệ tam khoái thì thường phi riu riu (hút cần-sa, hít cocaine, chứ không được choác heroine, hoặc nốc LSD), đều có thể đạt được “mục đích, yêu cầu”. Nhưng nếu thay vì một cặp các cụ lại nổi hứng làm tới 4 bi, thay vì riu riu các chàng lại phi tới chỉ, thì chẳng khác nào ngọn cờ xìu xìu ển ển trước làn gió nhẹ – 10 cây số/giờ – không ủ rũ nhưng cũng chỉ nhúc nhích chứ chẳng đủ sức tung bay!
Rượu để chưng và rượu để uống
Với dân tây thì rượu chưng trong tủ, hay trên kệ cũng đều là rượu để uống, nhưng với một số người Việt mình thì rượu chưng trong tủ kính dứt khoát chỉ để... trưng bày, chứ không phải để... mời mọc.
LNĐ xin miễn bình luận về việc này mà chỉ khuyên các tửu sĩ tới khi nhà bạn bè hay người quen, muốn tỏ ra mình là người lịch sự thì không nên “dòm ngó” mấy chai rượu trong tủ kính, bởi vì nếu chủ nhà muốn mời thì chẳng cần đợi mình đòi, họ cũng lấy ra mời.
Nhưng bên cạnh đó, cũng xin lưu ý quý vị chủ nhà một điều: khác với một số chai rượu vang mà Thụy Văn đã nhắc tới, tất cả các chai rượu mạnh (cognac, whisky...), rượu ngọt (port, sherry, rosé, các loại liqueur...) để bao lâu thì cũng thế thôi chứ không ngon hơn, quý hơn, chưa kể còn có thể bị hư, hoặc bay hơi, mất mùi, rượu bị ảnh hưởng bởi ánh sáng). Cho nên, muốn chắc ăn thì một chai rượu dù quý tới đâu, cũng chỉ nên chưng trong tủ kính tối đa là 4,5 năm mà thôi, còn việc lấy ra để đãi bạn bè hay hai vợ chồng đóng cửa “nhâm nhi” với nhau là tùy ý gia chủ.
Chưng rượu gì thì tùy ý mỗi người. Có người thích chưng “rượu xịn” (XO, VSOP, whisky 15 năm, 20 năm...), có người lại thích chưng “chai đẹp”. Tuy nhiên, để chứng tỏ mình là người “biết chơi”, cũng cần phải theo nguyên tắc căn bản: chưng loại rượu gì thì nếu muốn chưng ly bên cạnh, phải là ly dùng để uống loại rượu đó.
Đó là rượu để chưng, bây giờ nói về rượu để uống.
Như đã viết trong phần đầu, xưa kia người Việt người Hoa trong khi hết lời ca tụng thú uống rượu thì lại không có nhiều rượu, hoặc nhiều loại rượu để mà uống. Nay sống ở Úc, khó khăn trở ngại đó không còn nữa cho nên các tửu sĩ có thể uống thỏa thích,có quyền chọn lựa những loại rượu hạp với khẩu vị của mình nhất.
Tuy nhiên, mỗi người đều có những điều kiện, hoàn cảnh, khả năng, sở thích khác nhau, nên ta không thể căn cứ vào việc người đó uống ít hay nhiều, uống loại rượu gì có thường mời mọc đãi đằng bạn bè hay không... để rồi đánh giá người đó chịu chơi, biết chơi hay không chịu chơi, không biết chơi. Một người bốn mùa xuân hạ thu đông chỉ uống bia, chưa chắc thú uống rượu của người ấy đã bị giảm bớt so với một người biết thưởng thức đủ mọi loại rượu.
Chính vì thế, LNĐ chỉ có thể bàn về các loại rượu, về thú uống rượu chứ không thể đem sở thích và khả năng trong việc uống rượu, chơi rượu của cá nhân mình ra làm tiêu chuẩn để người khác so sánh, bắt chước. Thành thử để kết thúc loạt bài này, LNĐ chỉ xin ra ghi ra việc “rượu chè” của một công dân Úc gốc Việt mà mình cho là điển hình nhất, để mọi người đọc... cho vui.
CHƠI DZỪA ĐỦ
Người tỵ nạn (chính trị) Nguyễn văn CHƠI, vợ là bà Trần Thị DỪA, trưởng nam Nguyễn Văn Đủ, trưởng nữ Nguyễn Thị XOÀI. Ông chơi vừa bước sang tuổi ngũ tuần, hiện là công nhân hãng xe, lương trung bình $35,000 một năm; bà Dừa 47 tuổi, may tại gia, kiếm được khoảng $20,000; cậu Đủ còn độc thân, đã tốt nghiệp đại học, mới có job với số lượng sơ khởi $30,000. Cô xoài thì vừa đính hôn.
Là một cựu quân nhân thỉnh thoảng cũng tham gia các sinh hoạt trong cộng đồng, quen biết tương đối nhiều, lại sắp làm sui (lên chức bố vợ), ông Chơi có khoảng 40 người bạn biết nhậu, trong số đó có gần 10 người là bạn thân, và 4 người bạn rất thân biết thưởng thức đủ mọi loại rượu.
Trong nhà, lúc nào ông Chơi cũng có một thùng VB chai nhỏ, ướp sẵn trong tủ lạnh vài chai. Mỗi khi tổ chức BBQ mời bạn bè, hoặc có tiệc tùng đình đám, tùy theo số lượng khách mà ông mua thêm một vài két nữa; nếu trong khách khứa có những người mới quen. Ông còn cẩn thận mua thêm một thùng Foster hay Hahn, hoặc cả “light beer” cho người thích uống bia nhẹ.
Trước kia ông Chơi thường uống bia trong mỗi bữa ăn tối, nhưng sau này vừa vì nghe nói “có tuổi uống bia nhiều thì bụng bự” vừa vì đã thưởng thức được cái ngon của rượu vang nên ông đã hạn chế uống bia trong các bữa tối.
* Rượu mạnh:
- Cognac:
Mỗi năm, ông Chơi chỉ uống cognac hai, ba lần vào những dịp đặc biệt. Chẳng hạn mới đây trong đám hỏi cô Xoài, đàng trai đem tới một cặp VSOP Courvoisier, ông khui một chai để khách khứa mỗi người làm một ly nhỏ cho thơm miệng. Chai còn lại, ông ép anh sui đem về (“để dành bữa nào tui sang anh, mình uống sau”) nhưng anh sui không chịu. Ít lâu sau, nhân giỗ bà già, có mời anh chị sui và mấy người bạn thân, ông Chơi mua thêm một chai VSOP nữa. Bảy, tám người uống 2 chai cognac pha với soda là vừa đủ, vừa đẹp.
Kế tới nhân sinh nhật 50 tuổi của ông Chơi, cậu Đủ mua cho tía một chai XO Martell; mấy tháng sau, nhân kỷ niệm ngày cưới, ông mời vợ chồng người bạn nối khố và hai vợ chồng bà chị vợ, cô em vợ. Chai XO khui ra, bốn ông vừa ăn vừa thưởng thức (uống sec, không pha) mùi vị tuyệt vời của rượu, lại không quên “share” cho mấy bà một chút pha vào ly coca hay limonade, gọi là lấy hương lấy hoa.
Ngoài ra, thường thường ông Chơi cũng có một chai cognac khui sẵn, vào những buổi tối mùa đông, lâu lâu ăn cơm xong, rót ra một chút để ngửi mùi thơm và nhâm nhi...
- Whisky:
Ông Chơi không thích whisky cho lắm, nhưng có ai mời thì cũng biết thưởng thức. Ông không bao giờ uống pha mà chỉ bỏ vào mấy cục đá (tiếng nhà nghề gọi là “on-the-rock”. Ông chưa bao giờ phải mua whisky nhưng trong nhà lúc nào cũng có một chai Johnnie Walker, nhãn đen hay Chivas Regal, do người này người kia biếu hoặc con cháu tết.
- Rum:
Là rượu mạnh cất từ đường mía nên có mùi thơm ngọt, nhưng uống rất dễ say và dễ nhức đầu. Ngày còn ở Việt Nam, ông Chơi chưa có dịp uống rum (rum ngoại quốc chứ không phải rum lô-can của Nhà máy đường Hiệp Hòa), sang Úc vì bà xã cần có rum để ướp thịt hoặc làm bánh, ông mua một chai hiệu Bundaberg (nổi tiếng nhất của Úc, khoảng $24 một chai).
Buồn buồn, ông theo đúng sách vở, lấy rum pha với coca để uống thử. Từ đó mới khám ra cái ngon đặc biệt của ly coca pha rum, dùng để giải khát trong những ngày hè nóng nực thì thật tuyệt vời!
* Rượu vang:
Về vang đỏ, ông Chơi thích uống Shiraz, Cabernet hay Cabernet sauvignon trong bữa cơm tối. Loại vừa túi tiền và hạp khẩu vị nhất của ông là Jamiesons Run Conawarra (khoảng $14-15 một chai), không kiếm được thì ông uống đỡ những chai shiraz, cabernet của các hãng Penfolds, Brown Brothers, Wolf Blass... có giá tương đương, hoặc rẻ hơn một hai đô-la như Windy Peak của hãng De Bortoli.
Về vang trắng, ông cho hay rằng chardonnay, riesling, hoặc sauvignon blanc giá trên dưới $12 là đủ ngon. Hiệu nào ông uống cũng được, nhưng thường là chardonnay hiệu Jamiesons Run (khoảng $14) hoặc hiệu Windy Peak (của De Bortoli, khoảng $12) vì dễ mua, hầu như nơi nào cũng có bán.
Ông Chơi không khá giả mà cũng chẳng có thì giờ đi “săn” rượu nên chỉ khi nào tiệm rượu của Safeway hay Coles gần nhà bán “sale”, ông mới dám mua những chai trước kia trên dưới $20, nay có khi còn hơn 15, 16 đô-la. Bên cạnh đó, ông còn chơi hai bình giấy 2 lít, một đỏ một trắng, phòng khi hết rượu hết tiền thì uống đỡ – không ngon lắm nhưng cũng không đến nỗi quá tệ.
Khi có mấy người bạn thật thân hẹn hò tới ăn uống, ông thường thủ sẵn một chai đỏ, một chai trắng ($12-15), khi nào khách đem tới rượu xịn hơn thì uống của khách trước.
(Muốn tìm hiểu thêm về rượu vang, quý tửu sĩ nên đọc lại loạt bài của Thụy Văn).
* Rượu ngọt:
Rượu ngọt tuy không phải là rượu uống trong bữa ăn nhưng xét ra cũng rất cần thiết trong việc giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa rượu ngọt không thể uống nhiều, mỗi năm chỉ cần một, hai chai nên ông Chơi cũng bỏ tiền mua cho đủ bộ.
Ông luôn có sẵn 3 loại thông dụng nhất là port, sherry và rosé, dành riêng cho các bà uống chơi, mỗi chai khoảng trên dưới $10. Gần đây ông còn chơi bảnh bỏ ra $40 mua một chai liqueur Cointreau của Pháp (rượu ngọt nhưng nồng độ lên tới 40%, nặng tương đương với whisky, rum, cognac) để thỉnh thoảng uống chơi với bạn bè, hoặc sau bữa tối làm một ly nhỏ thay đồ tráng miệng.
Ông dự trù sẽ mua một chai Grand Marnier ($45), một chai Benedictine ($40) mà ngày xưa ở Việt Nam ông đã được uống vài lần, cho đủ bộ “tam anh” liqueur 40 độ.
Ông Chơi uống Cointreau rất đúng điệu dân chơi, không pha, chỉ bỏ thêm mấy cục đá (gọi là Cointreau on Ice). Cũng có khi các bà bạn tới chơi, ông pha Cointreau vào ly limonade mời để lấy điểm; kết quả bà nào cũng thích, khen có mùi thơm như bông bưởi.
Sau này giao thiệp với giới trung lưu Úc cũng như Việt, ông Chơi biết thêm một số rượu ngọt của Ý – liqueur hoặc vermouth (rượu ngọt có mùi thơm cây cỏ). Nhân sinh nhật bà xã, ông mua tặng một chai liqueur Frangelico (có mùi hạnh nhân, $30), hạnh phúc vợ chồng vì thế càng thêm ngọt ngào, nồng thắm.
Mỗi lần các bà bạn tới chơi, bà Dừa thường đem chai rượu ra mời, từ đó ông Chơi tìm ra “chân lý”: cho các bà uống rượu ngọt (ngoài bữa ăn hay sau bữa ăn) vừa đỡ tốn tiền hơn là cho các bà ăn chocolate vừa không sợ mấy bả... phát triển bề ngang.
Máu huyết lại điều hòa, âm khí sung mãn, mấy bả sẽ vui vẻ, mạnh khỏe, trẻ, đẹp lâu hơn, bền hơn. Nhất là mấy bà mới sanh xong, chồng không đủ tiền mua Frangelico thì ít nhất cũng phải mua cho một chai Cinzano hay Martini, hoặc chai port 10 đô-la để giúp cơ thể sớm “phục hồi chức năng”...
Còn tiếp...
ST
(Trong phạm vi bài này, LNĐ chỉ nói tới “rượu nguyên chất” chứ không nói tới “rượu thuốc”, bởi vì nếu lại bàn về rượu Minh Mạng, rượu Tần Thủy Hoàng, rượu Mao Trạch Đông, rượu sâm nhung, rượu tê giác, rượu bìm bịp, rượu rắn hổ, rượu tắc kè, rượu hải mã... thiết tưởng cũng phải mất thêm vài kỳ nữa!)
Nói về hạnh phúc gia đình, rượu có hai công dụng: trước hết, làm cho người đàn ông “hứng tình”, và kế tiếp, giúp tình được “bền lâu”
Theo một ông bạn của LNĐ sắp sửa bước vào tuổi lục tuần thì chẳng cần xài “Liệt Lão Phục dương Lạc cực hườn” Viagra làm chi cho nguy hiểm (chẳng hạn đứng tim mà chết: tiền thượng mã phong), mà chỉ cần mỗi bữa cơm tối làm hai ly vang đỏ và một đĩa bò tái chanh là bảo đảm (nếu muốn) kỳ sẽ “hữu phong” ngay. Những ai không dám ăn thịt tái có thể thay bằng bò bít tết hay bò lúc-lắc, nhưng cũng phải để hơi sống chứ đừng làm chín quá.
Đó là tác dụng “hứng tình”. Riêng biệt giữ cho tình “bền lâu” thì phức tạp hơn, mà căn bản là phải biết uống bao nhiêu thì vừa đủ. Uống ít quá thì không ép-phê. Mà uống nhiều quá thì lại có thể làm khổ người bạn – tình như đã nhắc tới trước đây qua câu ca dao bình: (Nàng) rằng (nàng) chẳng sợ ai, sợ thằng say rượu - - đau (nàng).
Trường hợp uống tới chỉ (goắc cần câu) thì lại còn tệ hại hơn nữa, chẳng khác nào trường hợp người hút thuốc phiện hoặc phi xì-ke. Các cụ ngày xưa muốn làm hài lòng mấy nàng hầu phơi phới xuân tình, tràn trề nhựa sống thì chỉ cần làm một cặp, giới híp-pi ngày nay muốn kéo dài đệ tam khoái thì thường phi riu riu (hút cần-sa, hít cocaine, chứ không được choác heroine, hoặc nốc LSD), đều có thể đạt được “mục đích, yêu cầu”. Nhưng nếu thay vì một cặp các cụ lại nổi hứng làm tới 4 bi, thay vì riu riu các chàng lại phi tới chỉ, thì chẳng khác nào ngọn cờ xìu xìu ển ển trước làn gió nhẹ – 10 cây số/giờ – không ủ rũ nhưng cũng chỉ nhúc nhích chứ chẳng đủ sức tung bay!
Rượu để chưng và rượu để uống
Với dân tây thì rượu chưng trong tủ, hay trên kệ cũng đều là rượu để uống, nhưng với một số người Việt mình thì rượu chưng trong tủ kính dứt khoát chỉ để... trưng bày, chứ không phải để... mời mọc.
LNĐ xin miễn bình luận về việc này mà chỉ khuyên các tửu sĩ tới khi nhà bạn bè hay người quen, muốn tỏ ra mình là người lịch sự thì không nên “dòm ngó” mấy chai rượu trong tủ kính, bởi vì nếu chủ nhà muốn mời thì chẳng cần đợi mình đòi, họ cũng lấy ra mời.
Nhưng bên cạnh đó, cũng xin lưu ý quý vị chủ nhà một điều: khác với một số chai rượu vang mà Thụy Văn đã nhắc tới, tất cả các chai rượu mạnh (cognac, whisky...), rượu ngọt (port, sherry, rosé, các loại liqueur...) để bao lâu thì cũng thế thôi chứ không ngon hơn, quý hơn, chưa kể còn có thể bị hư, hoặc bay hơi, mất mùi, rượu bị ảnh hưởng bởi ánh sáng). Cho nên, muốn chắc ăn thì một chai rượu dù quý tới đâu, cũng chỉ nên chưng trong tủ kính tối đa là 4,5 năm mà thôi, còn việc lấy ra để đãi bạn bè hay hai vợ chồng đóng cửa “nhâm nhi” với nhau là tùy ý gia chủ.
Chưng rượu gì thì tùy ý mỗi người. Có người thích chưng “rượu xịn” (XO, VSOP, whisky 15 năm, 20 năm...), có người lại thích chưng “chai đẹp”. Tuy nhiên, để chứng tỏ mình là người “biết chơi”, cũng cần phải theo nguyên tắc căn bản: chưng loại rượu gì thì nếu muốn chưng ly bên cạnh, phải là ly dùng để uống loại rượu đó.
Đó là rượu để chưng, bây giờ nói về rượu để uống.
Như đã viết trong phần đầu, xưa kia người Việt người Hoa trong khi hết lời ca tụng thú uống rượu thì lại không có nhiều rượu, hoặc nhiều loại rượu để mà uống. Nay sống ở Úc, khó khăn trở ngại đó không còn nữa cho nên các tửu sĩ có thể uống thỏa thích,có quyền chọn lựa những loại rượu hạp với khẩu vị của mình nhất.
Tuy nhiên, mỗi người đều có những điều kiện, hoàn cảnh, khả năng, sở thích khác nhau, nên ta không thể căn cứ vào việc người đó uống ít hay nhiều, uống loại rượu gì có thường mời mọc đãi đằng bạn bè hay không... để rồi đánh giá người đó chịu chơi, biết chơi hay không chịu chơi, không biết chơi. Một người bốn mùa xuân hạ thu đông chỉ uống bia, chưa chắc thú uống rượu của người ấy đã bị giảm bớt so với một người biết thưởng thức đủ mọi loại rượu.
Chính vì thế, LNĐ chỉ có thể bàn về các loại rượu, về thú uống rượu chứ không thể đem sở thích và khả năng trong việc uống rượu, chơi rượu của cá nhân mình ra làm tiêu chuẩn để người khác so sánh, bắt chước. Thành thử để kết thúc loạt bài này, LNĐ chỉ xin ra ghi ra việc “rượu chè” của một công dân Úc gốc Việt mà mình cho là điển hình nhất, để mọi người đọc... cho vui.
CHƠI DZỪA ĐỦ
Người tỵ nạn (chính trị) Nguyễn văn CHƠI, vợ là bà Trần Thị DỪA, trưởng nam Nguyễn Văn Đủ, trưởng nữ Nguyễn Thị XOÀI. Ông chơi vừa bước sang tuổi ngũ tuần, hiện là công nhân hãng xe, lương trung bình $35,000 một năm; bà Dừa 47 tuổi, may tại gia, kiếm được khoảng $20,000; cậu Đủ còn độc thân, đã tốt nghiệp đại học, mới có job với số lượng sơ khởi $30,000. Cô xoài thì vừa đính hôn.
Là một cựu quân nhân thỉnh thoảng cũng tham gia các sinh hoạt trong cộng đồng, quen biết tương đối nhiều, lại sắp làm sui (lên chức bố vợ), ông Chơi có khoảng 40 người bạn biết nhậu, trong số đó có gần 10 người là bạn thân, và 4 người bạn rất thân biết thưởng thức đủ mọi loại rượu.
Trong nhà, lúc nào ông Chơi cũng có một thùng VB chai nhỏ, ướp sẵn trong tủ lạnh vài chai. Mỗi khi tổ chức BBQ mời bạn bè, hoặc có tiệc tùng đình đám, tùy theo số lượng khách mà ông mua thêm một vài két nữa; nếu trong khách khứa có những người mới quen. Ông còn cẩn thận mua thêm một thùng Foster hay Hahn, hoặc cả “light beer” cho người thích uống bia nhẹ.
Trước kia ông Chơi thường uống bia trong mỗi bữa ăn tối, nhưng sau này vừa vì nghe nói “có tuổi uống bia nhiều thì bụng bự” vừa vì đã thưởng thức được cái ngon của rượu vang nên ông đã hạn chế uống bia trong các bữa tối.
* Rượu mạnh:
- Cognac:
Mỗi năm, ông Chơi chỉ uống cognac hai, ba lần vào những dịp đặc biệt. Chẳng hạn mới đây trong đám hỏi cô Xoài, đàng trai đem tới một cặp VSOP Courvoisier, ông khui một chai để khách khứa mỗi người làm một ly nhỏ cho thơm miệng. Chai còn lại, ông ép anh sui đem về (“để dành bữa nào tui sang anh, mình uống sau”) nhưng anh sui không chịu. Ít lâu sau, nhân giỗ bà già, có mời anh chị sui và mấy người bạn thân, ông Chơi mua thêm một chai VSOP nữa. Bảy, tám người uống 2 chai cognac pha với soda là vừa đủ, vừa đẹp.
Kế tới nhân sinh nhật 50 tuổi của ông Chơi, cậu Đủ mua cho tía một chai XO Martell; mấy tháng sau, nhân kỷ niệm ngày cưới, ông mời vợ chồng người bạn nối khố và hai vợ chồng bà chị vợ, cô em vợ. Chai XO khui ra, bốn ông vừa ăn vừa thưởng thức (uống sec, không pha) mùi vị tuyệt vời của rượu, lại không quên “share” cho mấy bà một chút pha vào ly coca hay limonade, gọi là lấy hương lấy hoa.
Ngoài ra, thường thường ông Chơi cũng có một chai cognac khui sẵn, vào những buổi tối mùa đông, lâu lâu ăn cơm xong, rót ra một chút để ngửi mùi thơm và nhâm nhi...
- Whisky:
Ông Chơi không thích whisky cho lắm, nhưng có ai mời thì cũng biết thưởng thức. Ông không bao giờ uống pha mà chỉ bỏ vào mấy cục đá (tiếng nhà nghề gọi là “on-the-rock”. Ông chưa bao giờ phải mua whisky nhưng trong nhà lúc nào cũng có một chai Johnnie Walker, nhãn đen hay Chivas Regal, do người này người kia biếu hoặc con cháu tết.
- Rum:
Là rượu mạnh cất từ đường mía nên có mùi thơm ngọt, nhưng uống rất dễ say và dễ nhức đầu. Ngày còn ở Việt Nam, ông Chơi chưa có dịp uống rum (rum ngoại quốc chứ không phải rum lô-can của Nhà máy đường Hiệp Hòa), sang Úc vì bà xã cần có rum để ướp thịt hoặc làm bánh, ông mua một chai hiệu Bundaberg (nổi tiếng nhất của Úc, khoảng $24 một chai).
Buồn buồn, ông theo đúng sách vở, lấy rum pha với coca để uống thử. Từ đó mới khám ra cái ngon đặc biệt của ly coca pha rum, dùng để giải khát trong những ngày hè nóng nực thì thật tuyệt vời!
* Rượu vang:
Về vang đỏ, ông Chơi thích uống Shiraz, Cabernet hay Cabernet sauvignon trong bữa cơm tối. Loại vừa túi tiền và hạp khẩu vị nhất của ông là Jamiesons Run Conawarra (khoảng $14-15 một chai), không kiếm được thì ông uống đỡ những chai shiraz, cabernet của các hãng Penfolds, Brown Brothers, Wolf Blass... có giá tương đương, hoặc rẻ hơn một hai đô-la như Windy Peak của hãng De Bortoli.
Về vang trắng, ông cho hay rằng chardonnay, riesling, hoặc sauvignon blanc giá trên dưới $12 là đủ ngon. Hiệu nào ông uống cũng được, nhưng thường là chardonnay hiệu Jamiesons Run (khoảng $14) hoặc hiệu Windy Peak (của De Bortoli, khoảng $12) vì dễ mua, hầu như nơi nào cũng có bán.
Ông Chơi không khá giả mà cũng chẳng có thì giờ đi “săn” rượu nên chỉ khi nào tiệm rượu của Safeway hay Coles gần nhà bán “sale”, ông mới dám mua những chai trước kia trên dưới $20, nay có khi còn hơn 15, 16 đô-la. Bên cạnh đó, ông còn chơi hai bình giấy 2 lít, một đỏ một trắng, phòng khi hết rượu hết tiền thì uống đỡ – không ngon lắm nhưng cũng không đến nỗi quá tệ.
Khi có mấy người bạn thật thân hẹn hò tới ăn uống, ông thường thủ sẵn một chai đỏ, một chai trắng ($12-15), khi nào khách đem tới rượu xịn hơn thì uống của khách trước.
(Muốn tìm hiểu thêm về rượu vang, quý tửu sĩ nên đọc lại loạt bài của Thụy Văn).
* Rượu ngọt:
Rượu ngọt tuy không phải là rượu uống trong bữa ăn nhưng xét ra cũng rất cần thiết trong việc giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa rượu ngọt không thể uống nhiều, mỗi năm chỉ cần một, hai chai nên ông Chơi cũng bỏ tiền mua cho đủ bộ.
Ông luôn có sẵn 3 loại thông dụng nhất là port, sherry và rosé, dành riêng cho các bà uống chơi, mỗi chai khoảng trên dưới $10. Gần đây ông còn chơi bảnh bỏ ra $40 mua một chai liqueur Cointreau của Pháp (rượu ngọt nhưng nồng độ lên tới 40%, nặng tương đương với whisky, rum, cognac) để thỉnh thoảng uống chơi với bạn bè, hoặc sau bữa tối làm một ly nhỏ thay đồ tráng miệng.
Ông dự trù sẽ mua một chai Grand Marnier ($45), một chai Benedictine ($40) mà ngày xưa ở Việt Nam ông đã được uống vài lần, cho đủ bộ “tam anh” liqueur 40 độ.
Ông Chơi uống Cointreau rất đúng điệu dân chơi, không pha, chỉ bỏ thêm mấy cục đá (gọi là Cointreau on Ice). Cũng có khi các bà bạn tới chơi, ông pha Cointreau vào ly limonade mời để lấy điểm; kết quả bà nào cũng thích, khen có mùi thơm như bông bưởi.
Sau này giao thiệp với giới trung lưu Úc cũng như Việt, ông Chơi biết thêm một số rượu ngọt của Ý – liqueur hoặc vermouth (rượu ngọt có mùi thơm cây cỏ). Nhân sinh nhật bà xã, ông mua tặng một chai liqueur Frangelico (có mùi hạnh nhân, $30), hạnh phúc vợ chồng vì thế càng thêm ngọt ngào, nồng thắm.
Mỗi lần các bà bạn tới chơi, bà Dừa thường đem chai rượu ra mời, từ đó ông Chơi tìm ra “chân lý”: cho các bà uống rượu ngọt (ngoài bữa ăn hay sau bữa ăn) vừa đỡ tốn tiền hơn là cho các bà ăn chocolate vừa không sợ mấy bả... phát triển bề ngang.
Máu huyết lại điều hòa, âm khí sung mãn, mấy bả sẽ vui vẻ, mạnh khỏe, trẻ, đẹp lâu hơn, bền hơn. Nhất là mấy bà mới sanh xong, chồng không đủ tiền mua Frangelico thì ít nhất cũng phải mua cho một chai Cinzano hay Martini, hoặc chai port 10 đô-la để giúp cơ thể sớm “phục hồi chức năng”...
Còn tiếp...
ST