PDA

View Full Version : Tất cả dành cho con yêu



Dongque
29-10-2009, 11:31 AM
Khuấy động sức sáng tạo của trẻ 5 tuổi

- Bạn có tin được không? Chiếc giường ngủ của bé không chỉ là nơi để ngủ mà còn có thể là một chiếc tàu vũ trụ, một lâu đài hoặc cũng có thể là một lãnh địa của những chiến binh…

Sức tưởng tượng của trẻ quả là giàu có.

Nhưng khi lớn lên một chút thì dường như trẻ ít tin vào điều huyễn hoặc hơn nữa. Trước đây trẻ tin vào lời nói của bạn bao nhiêu thì bây giờ chúng có thể nghi ngờ. Chi bằng ta tham gia vào câu chuyện của chúng thay vì ngồi xem và quan sát. Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, nếu bạn tham gia vào trò chơi của bé với những cảnh khác nhau, âm thanh khác nhau và cảm xúc khác nhau, bạn sẽ mở ra cho bé thấy một thế giới rộng lớn hơn ngôi nhà của mình rất nhiều.

Ở mỗi độ tuổi, trí tưởng tượng và sức sáng tạo phát triển khác nhau. Là mẹ, bạn cần khuyến khích trí tưởng tượng đó phong phú hơn nhưng lại không để trẻ lún sâu vào những người bạn ảo, những hoạt cảnh ảo.

Tại sao khuyến khích trí tưởng tượng và sáng tạo lại quan trọng?

Một hoạt động tưởng tượng giúp trẻ nhiều điều hơn là bạn nghĩ.

Trau dồi vốn từ vựng

Khi bé chơi trò chơi, bé cần phải lắng nghe rất nhiều những câu chuyện ngụ ngôn được người khác đọc từ sách báo hoặc nghe cô giáo kể. Vì thế mà bé có xu hướng nhớ nhiều từ hơn.


Ta là một siêu nhân...

Giúp bé có khả năng điều khiển

Những trò chơi giúp bé có thể trở thành bất kỳ người nào bé muốn. Đồng thời rèn luyện cho bé những gì bé đã được học và tạo ra những tình huống để bé xử trí. Tưởng tượng mình là một con hổ nhỏ đi kiếm ăn xuyên đêm hay là một cậu bé lạc vào thế giới ma thuật sẽ khiến sẽ có cảm giác mình thật mạnh, có thể đương đầu với mọi cảm giác khó khăn, sợ hãi.

Học những quy tắc xã hội

Các quy tắc xã hội là một thách thức lớn đối với bất kỳ trẻ ở lứa tuổi nào. Khi trẻ tham gia vào những trò chơi với trẻ khác như dùng một hộp cát để tạo ra lâu đài, trang trí bằng que, lá cây… không chỉ giúp trẻ khám phá ra một thế giới tuyệt đẹp trong truyện cổ tích mà còn học được cách chia sẻ, những phản ứng xã hội và giải quyết xung đột trong thế giới thật.

Giải quyết những rắc rối

Những giấc mơ trong thế giới tưởng tượng dạy trẻ suy nghĩ sáng tạo, tích cực trong cuộc sống thật. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những đứa trẻ giàu sức sáng tạo, tưởng tượng khi còn nhỏ thường giải quyết vấn đề nhanh hơn, chuẩn hơn khi lớn lên. Họ có nhiều cách nhìn cho một tình huống, thách thức, khó khăn.


Ta là một phi công vũ trụ...

Làm gì để khuấy động sức sáng tạo của trẻ?

Đọc sách

Đọc những câu chuyện về những miền đất xa lạ với nhiều điều kỳ diệu, thích thú làm cho trẻ giàu tưởng tượng hơn. Sách cũng giúp trẻ trau dồi và mở rộng vốn từ vựng. Cùng với việc đọc sách, bé có thể bịa những câu chuyện, khám phá những vùng đất khác nhau theo sở thích của bé.

Cách đọc sách cũng nên được bạn chú ý. Khi bạn đọc thì nên thỉnh thoảng dừng lại để chỉ cho bé những bức tranh và hỏi bé điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Cổ vũ trẻ bịa theo chiều hướng suy nghĩ của chúng.

Chia sẻ những câu chuyện

Những câu chuyện bịa của bạn cũng tốt như khi bạn đọc sách cho bé nghe vậy. Không chỉ những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích mới làm trẻ thích thú, câu chuyện về người thật việc thật mà hình mẫu là bé được bé tiếp nhận nhiều hơn.

Bé cũng thích thể hiện tài năng của mình bằng những câu chuyện. Vì thế, hãy cung cấp cho bé vật dụng để bé ghi lại. Một quyển viết nhỏ cùng tá bút chì màu giúp bé sáng tạo câu chuyện của riêng mình, kỹ năng điều khiển đôi bàn tay sẽ được rèn luyện một cách tự nhiên.


Ta là một bác sỹ...

Âm nhạc là người bạn tuyệt vời

Âm nhạc khuyến khích bé thích thú hơn với những trò chơi của mình. Bật nhạc để bé nhảy nhót, hát hò theo. Bé có thể sáng tác âm thanh cho riêng mình từ những vật dụng đơn giản trong nhà như bát, thìa…

Thích thú với trò chơi giả của bé

Khi bé đóng giả là một giáo viên và con búp bê là học sinh, bé đang phát triển về kỹ năng ngôn ngữ, xã hội. Khi bé đóng giả là một con hổ con kiếm ăn trong rừng với đầy đủ cung bậc cảm xúc sợ hãi, vui mừng, buồn rầu… các cảm xúc của bé được phát triển.

Cung cấp đồ chơi cho bé

Đôi khi chỉ đơn giản là chiếc khăn tắm hoặc hộp giấy nhỏ cùng với một chiếc gậy… bạn đã mang đến cho bé cả thế giới rồi đó.

Sử dụng máy tính một cách hiệu quả

Máy tính không phải là không có tác dụng. Một vài chương trình giúp bé sáng tạo theo cách riêng. Bé có thể xem tranh, vẽ, sơn… những chủ đề mà bé thích.


Mẹ con mình là những bông hoa...

Giới hạn thời gian xem TV

Sự cân bằng chính là chìa khóa giúp bạn giới hạn thời gian xem TV. Một vài chương trình truyền hình xuất sắc có tác dụng mở rộng tầm nhìn và nhận thức của trẻ. Nhưng xem quá nhiều, trí tưởng tượng và sức sáng tạo của trẻ sẽ bị giảm đi.

Để bé buồn

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng, chúng ta cần cung cấp cho trẻ những trò chơi giàu sáng tạo sau khi bé ở trường về, trò chơi vào ngày cuối tuần, đến lớp học nhạc… Và một ngày, bé bảo với bạn rằng, bé đang chán và buồn lắm. Bắt bé đi học nhạc hoặc đi chơi trong thời gian này sẽ phản tác dụng. Bé đang buồn cơ mà, vì thế hãy để bé một mình.
(Theo Babycenter)

Dongque
29-10-2009, 11:35 AM
Giải mã’ những âm thanh dễ thương của bé

Khi chưa biết nói, các bé khóc, thở dài, cười khúc khích, gầm gừ… để “nói chuyện” với bạn. Nhưng bạn có chắc là mình hiểu hết tất cả những “ám hiệu” dễ thương ấy của bé không?

Những tháng đầu đời, các bé thường khóc rất nhiều và lấy đó làm phương tiện giao tiếp với bố mẹ và người thân. Mỗi cách khóc là một cách bé truyền đạt mong muốn của mình. Với bản năng làm mẹ, bạn dễ dàng biết lúc nào thì bé khóc vì đói, vì “bậy” ra tã, vì bị côn trùng cắn…

Kể cả những âm thanh dễ thương khác mà bé phát ra cũng luôn mang những thông điệp khác nhau mà nhiều khi bạn không thể hiểu hết. Đây cũng là một trong những minh chứng cho kết luận của tiến sỹ Prachi Shah hiện đang công tác tại viện nhi ở Texas, Mỹ: “Trẻ em rất thích giao tiếp và các bé sớm biết khẳng định mình là một phần của xã hội”.


“Trẻ em rất thích giao tiếp và các bé sớm biết khẳng định mình là một phần của xã hội”.

Bé kêu ré lên

Tiếng kêu ré lên của bé luôn thu hút sự chú ý của bạn vì bạn biết rằng bé đang trải qua một cảm xúc gì đó rất mãnh liệt. Thông thường có 2 trường hợp các bé hay kêu ré lên: một là khi các bé hào hứng với điều gì đó (con vật dễ thương, chương trình hoạt hình…); hai là khi các bé sợ hãi (gặp ác mộng, sợ khi mẹ cắt móng tay chân…).

Trong trường hợp bé kêu lên vì háo hức, bạn nên khuyến khích cảm xúc vui sướng đó của bé. Nhưng nếu rơi vào trường hợp thứ hai, điều bạn có thể làm là dùng tông giọng của mình để khiến bé cảm thấy an tâm. Hãy cưng nựng bé thật dịu dàng và ngọt ngào, hãy nói cho bé nghe những lời yêu thương nồng ấm nhất. Mặc dù bé chưa thể nào hiểu hết những lời bạn nói nhưng việc nghe thấy âm thanh êm ái từ giọng mẹ khiến bé có cảm giác rằng mình đang được bảo vệ an toàn và bớt sợ hãi hơn.

Bạn cũng có thể dạy bé cách gọi tên cảm xúc của mình như “sợ”, “đau”, ‘nóng”, “lạnh”… khi bé phản ứng ré lên để giúp bé làm quen dần với các từ ngữ.


Tiếng thở dài của bé chứng tỏ cơ thể bé đang thư giãn

Bé cằn nhằn

Bạn có thể nghe bé cằn nhằn không thành câu khi lau khô người cho bé bằng chiếc khăn hơi cứng hoặc trong những trường hợp khiến bé không thoải mái, thậm chí bực bội trong người. Khi bé lớn lên, những âm thanh cằn nhằn đó sẽ chuyển hóa thành những lời yêu cầu, đề nghị, thậm chí gắt gỏng.

Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến bé không được thoải mái để giúp bé. Ví dụ, bạn nghĩ rằng bé cằn nhằn vì chiếc đệm có vài mẩu bánh mỳ, hãy phủi sạch chúng đi. Khi nhìn thấy mẹ phản ứng lại đúng như những gì mình muốn truyền đạt, bé sẽ dần hiểu ra mối liên quan giữa ngôn ngữ và hành động.

Bé gầm gừ

Nhiều mẹ giật mình vì nghe tiếng con mình thở mạnh và rít lên như thể có một “con quái vật tý hon” ẩn nấp đâu đó trong người bé và phát ra tiếng động. Rõ ràng những lúc đó là khi bé đang có điều khó chịu trong người mà khả năng lớn là bé khó chịu trong cuống họng. Âm thanh grrr… mà bé tạo ra chứng tỏ rằng bé rất cần biểu lộ điều không dễ chịu đó trong người mình ra.

Theo thời gian lớn lên, bé dần biết thay âm thanh gầm gừ bằng cách bộc lộ quan điểm của mình qua hành động. Chẳng hạn, nếu bé không thích nụ hôn của những người có râu lởm chởm hay có mùi rượu thì bé sẽ dùng tay đẩy ra và nhăn mặt.


Việc nghe thấy âm thanh êm ái từ giọng mẹ khiến bé có cảm giác rằng mình đang được bảo vệ an toàn và bớt sợ hãi hơn.

Bé tủm tỉm cười thành tiếng

Khi được khoảng 4 tháng, bé yêu thường phát ra những âm thanh rất đáng yêu khi cười. Cùng với sự mấp máy môi, bụng bé cũng rung lên và tay chân khua khoắng. Thông thường, đó là phản ứng của cơ thể bé khi bị cù vào bụng, nách hoặc gan bàn chân nhưng cũng có thể điều đó chứng tỏ rằng bé đang cảm thấy rất hứng thú với hành động gì đó mà bạn trêu chọc bé.

Âm thanh trong trẻo đáng yêu khi bé cười luôn khiến người lớn cảm thấy vui vẻ và phấn khích. Vì thế, hãy tiếp tục pha trò bằng những hành động ngộ nghĩnh để khuyến khích tiếng cười của bé. Nhiều nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng đây chính là một trong những biểu hiện đầu tiên của khiếu hài hước của bé sau này.

Bé thở dài

Sau vài tuần tuổi, bé yêu của bạn đã biết thở dài. Đừng quá lo lắng mà nghĩ rằng bé đang có điều gì đó chán nản (như cách mà người lớn phản ứng khi gặp chuyện buồn phiền). Tiếng thở dài của bé chứng tỏ cơ thể bé đang thư giãn và cũng là cách để bé “nói” với bạn rằng bé đang cực kỳ thoải mái.

Vì thế, bạn có thể giả vờ thở dài theo bé để bé bắt chước. Khi bé thở dài, chắc hẳn bé cần hít hơi sâu trước đó, và điều này thì rất tốt cho bé.


Theo Parents

Dongque
29-10-2009, 11:37 AM
Khi con yêu gặp ác mộng

Những cơn ác mộng khủng khiếp khiến con yêu của bạn phải hét toáng lên và không dám ngủ lại nữa. Phải làm sao để những hình ảnh đáng sợ đó không ám ảnh giấc ngủ tuổi thơ của bé đây?

Không ai có thể biết được chính xác lúc nào thì trẻ bắt đầu gặp phải những cơn ác mộng, trừ khi chính các bé kể ra. Tuy nhiên, độ tuổi được ghi nhận dễ gặp ác mộng nhất là tuổi vừa đi học. Lúc này trong đầu óc thơ ngây của các bé dần hình thành nỗi sợ hãi bóng đêm. Nỗi sợ này cùng với những giấc mơ khủng khiếp sẽ còn tiếp tục ám ảnh bé trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Kể cả người lớn cũng không thoát khỏi điều đó.

Dẫu thương bé nhiều đến bao nhiêu đi chăng nữa thì bố mẹ cũng không thể hoàn toàn ngăn chặn được hết sự hoành hành của giấc mơ khủng khiếp đến với bé hàng đêm. Những điều bố mẹ có thể làm là khiến bé đỡ sợ bóng đêm và có nhiều giấc mơ yên bình, đẹp đẽ hơn.

Việc giúp bé dũng cảm đối mặt với những cơn ác mộng cũng là giúp bé chuẩn bị tâm thế để đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn hơn trong cuộc sống sau này.


Ác mộng khiến các bésợ hãi và bất an trong đêm tối và khóc toáng lên để gọi bố mẹ.

Khi nào thì ác mộng xuất hiện?

Cũng giống như những giấc mơ khác, ác mộng xuất hiện trong giai đoạn của giấc ngủ lúc mà trong não xuất hiện những hình ảnh mờ ảo của quá khứ. Những hình ảnh đó có thể kèm theo những cảm xúc của chính thời khắc trong quá khứ.

Tại giai đoạn này của giấc ngủ, mí mắt thường có những cử động nhanh. Ác mộng cũng thường xuất hiện chính vào giai đoạn này, đặc biệt là khi nó kéo dài hơn bình thường.

Kể cả khi bé thức giấc sau cơn ác mộng thì những hình ảnh đáng sợ đó vẫn có thể trở lại và ám ảnh giấc mơ của bé. Cũng chính vì điều này mà các bé càng thêm sợ hãi và bất an trong đêm tối và khóc toáng lên để gọi bố mẹ.

Các bé khó mà phân biệt được những cơn ác mộng và đời thực cho đến tuổi đi học. Tuy nhiên, kể cả khi biết rằng đó chỉ là những giấc mơ và không thể gây hại đến mình nhưng nhiều bé vẫn rất sợ hãi và bị ám ảnh. Những bé lớn hơn vẫn có cảm giác sợ hãi khi gặp ác mộng.


Những giấc mơ kinh hoàng khiến bé sợ hãi bóng đêm và không dám ngủ một mình

Nguyên nhân bé gặp ác mộng

Không ai biết được chính xác nguyên nhân của những cơn ác mộng. Nhiều giả thuyết cho rằng ác mộng phản ánh những phút giây sợ sệt, lo lắng, bất an của bé trong cuộc sống hàng ngày.

Những khi bé bị stress hoặc trải qua một sự di chuyển nào đó, bé dễ gặp ác mộng. Chẳng hạn, chuyển đến trường học mới, đi xe đường xa, gia đình có chuyện buồn… Đôi khi, ác mộng lại xuất hiện khi ban ngày bé nổi nóng hay mệt mỏi. Vì thế nếu ban ngày bé bị ốm, bị tai nạn hay bị ngã đau thì buổi tối bé cũng dễ gặp ác mộng. Những chương trình ti vi có các hình ảnh ghê rợn cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên mang đến những giấc mơ kinh hoàng cho bé.

Những hình ảnh thường xuất hiện trong cơn ác mộng của bé cũng khá quen thuộc: con vật nuôi trong nhà, những người sống xung quanh, những nhân vật phim hoạt hình, đôi khi là những con vật trong tưởng tượng, những miền đất do bé tự vẽ ra trong đầu khi đọc truyện cổ tích hay những chuỗi sự kiện nối kết với nhau một cách bất thường.


Đừng để con tiếp xúc với những bộ phim kinh dị hay nghe những câu chuyện ma quái

Giúp bé yêu có giấc ngủ ngọt ngào hơn

Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn những cơn ác mộng cho bé nhưng bạn hoàn toàn có thể giúp bé mơ thấy những giấc mơ ngọt ngào và dễ thương hơn. Bí quyết hàng đầu chính là hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu và coi giấc ngủ như một món quà tuyệt vời.
Để làm được điều đó, trước hết bạn cần đảm bảo:

• Bé đi ngủ đúng giờ và thức dậy đúng giờ.

• Trước khi đi ngủ thì cho bé ngâm chân vào nước ấm hoặc lau qua người cho bé. Bạn cũng có thể đọc truyện, kể chuyện cho bé nghe miễn là bé cảm thấy êm ái và ngọt ngào khi chìm vào giấc ngủ.

• Những nụ hôn, lời chúc ngủ ngon cũng sẽ giúp bé cảm nhận được rằng mình đang được yêu thương.

• Hãy trang trí chiếc giường ngủ của bé thật xinh xắn và đáng yêu với những đồ chơi yêu thích, những cô bé búp bê dễ thương.

• Đảm bảo bé không tiếp xúc với những bộ phim kinh dị hay nghe những câu chuyện ma quái, xem những tranh ảnh kỳ dị.

• Nói chuyện với bé để bé biết rằng những giấc mơ không hề có thật và không thể làm hại đến cuộc sống của bé.




Theo KidsHealth