thuc sinh
28-10-2009, 07:04 AM
Viêm họng có gây biến chứng?
Viêm họng là bệnh hay gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi mùa. Nếu bệnh viêm họng không trị dứt điểm, để kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến bệnh viêm họng mạn tính. Ở những người bị viêm họng mạn tính, các biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Bề ngoài tưởng là nhẹ nhàng, nhưng bệnh viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng. Nhẹ nhất là gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Nặng hơn một chút là gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi. Nguy hiểm hơn cả là các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng để được điều trị và hướng dẫn dùng thuốc đúng cách. Ngoài dùng thuốc, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: giữ ấm cổ, ngực, vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, tránh khói bụi, bồi dưỡng sức khỏe để tránh bị tái phát.
Viêm họng và việc sử dụng các dung dịch súc miệng
Việc điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu, chống viêm, chống phù nề kết hợp với các dụng dịch súc miệng hiện nay thường được các bác sĩ chỉ định thường xuyên hơn trong dự phòng các bệnh đường miệng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng...
Các dung dịch súc miệng thường dùng:
- Dung dịch thông thường như nước muối súc miệng: Một số ít người quan niệm nước muối nồng độ cao (càng mặn) việc sát khuẩn càng tốt và nước muối để lâu ít vẩn đục. Điều đó chỉ đúng một phần. Chúng ta phải hiểu rằng cơ thể luôn ở trạng thái pH trung tính, nên nồng độ các dung dịch súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù hợp rất dễ gây tổn thương các tế bào. Vì vậy chúng ta sử dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể là phù hợp có tác dụng vừa bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ phù hợp tương đương nồng độ NaCl 0,9% (tương đương nước canh). Nên được dùng vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.
- Dung dịch betadin nồng độ 7mg iod tương đương 7%: Khi vào cơ thể, iod được giải phóng iod từ từ nên có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Dung dịch betadin súc miệng có nồng độ khác với dung dịch sát khuẩn ngoài da có nồng độ cao hơn (10% iod) hoặc dung dịch betadin dùng cho vệ sinh phụ nữ có nồng độ khác với dung dịch đường miệng, nên việc sử dụng betadin súc miệng cần lựa chọn phù hợp đúng nồng độ và chỉ nên dùng điều trị trong các trường hợp nhiễm nấm họng, ngoài việc sử dụng điều trị bằng các thuốc diệt nấm đặc hiệu.
- Dung dịch givalex là một chế phẩm thường được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn rất tốt, đồng thời còn chống phù nề. Nhưng trong khi sử dụng nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả, vì trong thành phần của dung dịch còn có menton, không được dùng dung dịch nguyên chất nồng độ cao dễ gây tổn thương niêm mạc họng.
- Dung dịch listerin thành phần chủ yếu gồm có thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu khác. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc, dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.
- Dung dịch T-B thành phần chủ yếu là axit boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong việc vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra còn có một số dung dịch khác được chế dưới dạng phun mù (khí dung) để hỗ trợ điều trị viêm họng như: angispray, locabiotal, hexaspray, filxonase... Đối với các chế phẩm này cũng được chỉ định điều trị theo liều xịt cụ thể trong ngày theo đợt điều trị.
Làm gì khi viêm họng tái phát?
Nếu bạn thường xuyên bị viêm họng thì rất có thể bạn bị viêm họng mạn tính. Các biểu hiện lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ cảm thấy mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt là dấu hiệu ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan hoặc có thể có ít đờm, làm người bệnh khó chịu phải khạc nhổ liên tục. Khám thực thể có thể thấy tình trạng xung huyết đỏ ở họng hoặc các tổ chức lympho phát triển mạnh ở thành sau họng, người ta gọi là viêm họng quá phát hoặc viêm họng hạt.
Các biến chứng tại chỗ là gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Viêm họng còn gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng dễ lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi. Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc, bằng axit chromic, đốt điện, đốt bằng laze CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh mỗi lần bệnh tái phát mà nên đi khám bác sĩ tai – mũi - họng để được chỉ định điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, các biện pháp phòng bệnh cũng rất quan trọng, đó là luôn giữ ấm cổ, ngực, vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, tránh khói bụi.
(sưu tầm+tổng hợp)
Viêm họng là bệnh hay gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi nơi, mọi mùa. Nếu bệnh viêm họng không trị dứt điểm, để kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến bệnh viêm họng mạn tính. Ở những người bị viêm họng mạn tính, các biểu hiện của bệnh không rõ ràng. Bề ngoài tưởng là nhẹ nhàng, nhưng bệnh viêm họng có thể gây ra nhiều biến chứng. Nhẹ nhất là gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Nặng hơn một chút là gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi. Nguy hiểm hơn cả là các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Bạn nên đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng để được điều trị và hướng dẫn dùng thuốc đúng cách. Ngoài dùng thuốc, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: giữ ấm cổ, ngực, vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, tránh khói bụi, bồi dưỡng sức khỏe để tránh bị tái phát.
Viêm họng và việc sử dụng các dung dịch súc miệng
Việc điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu, chống viêm, chống phù nề kết hợp với các dụng dịch súc miệng hiện nay thường được các bác sĩ chỉ định thường xuyên hơn trong dự phòng các bệnh đường miệng như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng, nấm thanh quản, viêm quanh răng...
Các dung dịch súc miệng thường dùng:
- Dung dịch thông thường như nước muối súc miệng: Một số ít người quan niệm nước muối nồng độ cao (càng mặn) việc sát khuẩn càng tốt và nước muối để lâu ít vẩn đục. Điều đó chỉ đúng một phần. Chúng ta phải hiểu rằng cơ thể luôn ở trạng thái pH trung tính, nên nồng độ các dung dịch súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù hợp rất dễ gây tổn thương các tế bào. Vì vậy chúng ta sử dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ của cơ thể là phù hợp có tác dụng vừa bảo vệ lớp tế bào niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ phù hợp tương đương nồng độ NaCl 0,9% (tương đương nước canh). Nên được dùng vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.
- Dung dịch betadin nồng độ 7mg iod tương đương 7%: Khi vào cơ thể, iod được giải phóng iod từ từ nên có tác dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Dung dịch betadin súc miệng có nồng độ khác với dung dịch sát khuẩn ngoài da có nồng độ cao hơn (10% iod) hoặc dung dịch betadin dùng cho vệ sinh phụ nữ có nồng độ khác với dung dịch đường miệng, nên việc sử dụng betadin súc miệng cần lựa chọn phù hợp đúng nồng độ và chỉ nên dùng điều trị trong các trường hợp nhiễm nấm họng, ngoài việc sử dụng điều trị bằng các thuốc diệt nấm đặc hiệu.
- Dung dịch givalex là một chế phẩm thường được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn rất tốt, đồng thời còn chống phù nề. Nhưng trong khi sử dụng nên pha loãng 1/10 với nước ấm để tăng thêm hiệu quả, vì trong thành phần của dung dịch còn có menton, không được dùng dung dịch nguyên chất nồng độ cao dễ gây tổn thương niêm mạc họng.
- Dung dịch listerin thành phần chủ yếu gồm có thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu khác. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc, dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.
- Dung dịch T-B thành phần chủ yếu là axit boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong việc vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra còn có một số dung dịch khác được chế dưới dạng phun mù (khí dung) để hỗ trợ điều trị viêm họng như: angispray, locabiotal, hexaspray, filxonase... Đối với các chế phẩm này cũng được chỉ định điều trị theo liều xịt cụ thể trong ngày theo đợt điều trị.
Làm gì khi viêm họng tái phát?
Nếu bạn thường xuyên bị viêm họng thì rất có thể bạn bị viêm họng mạn tính. Các biểu hiện lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ cảm thấy mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt là dấu hiệu ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan hoặc có thể có ít đờm, làm người bệnh khó chịu phải khạc nhổ liên tục. Khám thực thể có thể thấy tình trạng xung huyết đỏ ở họng hoặc các tổ chức lympho phát triển mạnh ở thành sau họng, người ta gọi là viêm họng quá phát hoặc viêm họng hạt.
Các biến chứng tại chỗ là gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Viêm họng còn gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng dễ lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi. Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc, bằng axit chromic, đốt điện, đốt bằng laze CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Bạn không nên tự ý dùng kháng sinh mỗi lần bệnh tái phát mà nên đi khám bác sĩ tai – mũi - họng để được chỉ định điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, các biện pháp phòng bệnh cũng rất quan trọng, đó là luôn giữ ấm cổ, ngực, vệ sinh răng miệng, không sử dụng các chất kích thích, tránh khói bụi.
(sưu tầm+tổng hợp)