Dai_Anh
12-05-2009, 12:58 AM
Các đường lây lan của HIV và cách phòng chống.
HIV chủ yếu lây qua ba đường chính:
1. Qua đường máu
2. Quan hệ tình dục
3. Từ mẹ sang con.
1. HIV lây truyền qua đường máu như thế nào và cách phòng chống?
Virus HIV lây truyền qua đường máu do:
- Truyền máu không được sàng lọc HIV.
- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy dùng bơm kim tiêm chung.
- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau:
- Bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu.
- Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện thụ tinh nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối phòng ngừa hiện tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.
2. HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào và cách phòng chống ?
HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước ( qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn.
Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường. Tần suất lây HIV qua một lần giao hợp là 0,1 - 1%.
Để phòng chống lây truyền HIV qua đường tình dục:
Chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống ?
HIV lây truyền từ mẹ sang con:
Chúng ta đều biết rằng, một trong ba đường lây truyền HIV chủ yếu là truyền từ người mẹ sang người con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú.
Khả năng người phụ nữ bị nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con là 20 - 30%.
Phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác.
Để phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con, mỗi nữ thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 đến 35 tuổi) cần biết:
- Nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV của phụ nữ để áp dụng các biện pháp dự phòng, thực hiện các hành vi an toàn.
- Trước khi kết hôn, trước khi định có thai nên đi xét nghiệm HIV để được tư vấn.
- Khi đã bị nhiễm HIV, tốt nhất không nên có thai, nếu đã có thai nên đi phá thai sớm. Nếu vẫn quyết định đẻ, nên đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn sâu hơn và xem xét khả năng sử dụng một số thuốc làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người mẹ sang người con.
(Nguồn Cục phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế)
HIV chủ yếu lây qua ba đường chính:
1. Qua đường máu
2. Quan hệ tình dục
3. Từ mẹ sang con.
1. HIV lây truyền qua đường máu như thế nào và cách phòng chống?
Virus HIV lây truyền qua đường máu do:
- Truyền máu không được sàng lọc HIV.
- Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng bơm kim tiêm, kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người nghiện ma túy dùng bơm kim tiêm chung.
- Người chăm sóc bệnh nhân AIDS có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Để phòng chống lây truyền HIV qua đường máu, chúng ta phải thực hiện các biện pháp sau:
- Bảo đảm 100% các chai máu được sàng lọc HIV trước khi truyền, cũng như kiểm tra tình trạng nhiễm HIV của những người cho máu trước khi lấy máu.
- Khi thực hiện tiêm chích, châm cứu, các thủ thuật qua da, thực hiện thụ tinh nhân tạo....phải bảo đảm các dụng cụ được tiệt khuẩn. Tuyệt đối phòng ngừa hiện tượng lây chéo xảy ra trong chăm sóc dịch vụ y tế.
2. HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào và cách phòng chống ?
HIV lây truyền qua đường tình dục như thế nào?
Trong khi giao hợp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để đột nhập vào cơ thể. Những kiểu giao hợp gây nhiều xây xước ( qua đường hậu môn) sẽ rất dễ bị nhiễm HIV. Trong quan hệ tình dục, ai là người nhận tinh dịch, người đó dễ bị nhiễm HIV hơn.
Người mắc bệnh lây qua đường tình dục mạn tính có viêm loét như giang mai, lậu, hạ cam,... có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hàng chục lần so với người khác. Càng có nhiều bạn tình càng làm tăng khả năng bị lây nhiễm HIV vì người nhiễm HIV không có biểu hiện gì khác người bình thường. Tần suất lây HIV qua một lần giao hợp là 0,1 - 1%.
Để phòng chống lây truyền HIV qua đường tình dục:
Chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ thủy chung một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất; sử dụng bao cao su đúng phương pháp, ngay từ đầu và trong suốt thời gian giao hợp để phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
HIV lây truyền từ mẹ sang con và cách phòng chống ?
HIV lây truyền từ mẹ sang con:
Chúng ta đều biết rằng, một trong ba đường lây truyền HIV chủ yếu là truyền từ người mẹ sang người con qua bánh rau khi có thai, qua máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ, qua sữa khi cho con bú.
Khả năng người phụ nữ bị nhiễm HIV có thai có thể truyền HIV cho con là 20 - 30%.
Phụ nữ bị nhiễm HIV nếu có thai sẽ bị biến chuyển thành bệnh AIDS nhanh hơn những người khác.
Để phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con, mỗi nữ thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 đến 35 tuổi) cần biết:
- Nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV của phụ nữ để áp dụng các biện pháp dự phòng, thực hiện các hành vi an toàn.
- Trước khi kết hôn, trước khi định có thai nên đi xét nghiệm HIV để được tư vấn.
- Khi đã bị nhiễm HIV, tốt nhất không nên có thai, nếu đã có thai nên đi phá thai sớm. Nếu vẫn quyết định đẻ, nên đến các cơ sở sản khoa để được tư vấn sâu hơn và xem xét khả năng sử dụng một số thuốc làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người mẹ sang người con.
(Nguồn Cục phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế)