TeacherABC
09-10-2009, 07:24 PM
“Giữ lửa” giùm anh nhé!
“Chào em, sao hôm nay vợ anh về sớm vậy? Chiều nay, vợ yêu cho chồng thưởng thức món gì ngon đây?” - Dũng vừa hỏi, vừa vòng tay ra ôm ngang lưng vợ đầy trìu mến. Nhưng thay vì trả lời Dũng, Giang chỉ im lặng với một thái độ dửng dưng. Đang hồ hởi, tâm trạng Dũng chợt chùng xuống, nén tiếng thở dài rồi lẳng lặng lên phòng. “Chắc cô ấy lại giận gì mình đây”, Dũng thầm nghĩ rồi với tay bật TV xem chương trình thể thao.
Ngậm miệng làm thinh
Giang là vậy, hễ có gì trái ý, không bằng lòng với ai đó hoặc tâm trạng không vui là cô có thái độ rất tiêu cực kiểu “3 không”: không hỏi - không nói - không trả lời. Những lúc như vậy, cho dù Dũng có gặng hỏi thế nào, gợi mở đủ chuyện, Giang cũng chỉ lặng thinh, có khi đến cả tuần cũng nên.
Nhiều khi, chỉ vì một nỗi buồn vô cớ nào đó hay có chuyện không vui ở cơ quan là Giang lại im lặng, buồn bực ngay cả với chồng. Hòa khí giữa hai vợ chồng chỉ trở lại khi Giang tự cảm thấy tâm trạng mình nguôi ngoai hoặc sau khi tự cho rằng: “Thế đủ rồi”.
Vợ chồng mới lấy nhau, ra ở riêng, lại chưa có tiếng trẻ thơ, trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, Dũng thèm khát biết bao cảm giác được vợ chào đón bằng một nụ cười trên môi hay chí ít cũng là được vợ “đáp lời”.
Đã rất nhiều lần Dũng tìm cách lựa lời góp ý vợ rằng nếu có vấn đề gì, hai vợ chồng nên chia sẻ với nhau, cùng giải quyết bằng cách đối thoại, có vậy vợ chồng mới hiểu, thông cảm và gần gũi nhau hơn. Nhưng Giang vẫn bảo thủ, với cô “im lặng” là một cách đối phó, trừng phạt và chứng tỏ mình một cách quyết liệt.
Phụ huynh chạnh lòng
Có hôm, cả tuần hai vợ chồng mới về nhà bố mẹ Dũng ăn cơm vào ngày nghỉ, sẵn có tâm trạng không vui hay có ai đó hỏi han câu gì không hợp ý là Giang lặng im, mặt khó đăm đăm cả buổi, suốt bữa cơm cô chẳng nói năng câu gì, mặc cho mọi người chuyện trò, hỏi han nhau rôm rả. Cô chỉ chào hỏi bố mẹ chồng và miễn cưỡng trả lời đáp lại khi có ai đó hỏi.
Rất nhiều lần, thái độ của Giang khiến những lần về thăm bố mẹ của hai vợ chồng không làm cho ông bà vui mà còn khiến họ lo lắng, buồn phiền. Mẹ Dũng đã có lần hỏi con trai vì sao Giang lại có thái độ như vậy, phải chăng cô không muốn đến thăm ông bà hay cô có điều gì khúc mắc với bố mẹ chồng chăng...
Dũng biết, mẹ mình là một người hiền lành, thật thà, bà lúc nào cũng mong muốn và làm tất cả để con cái thuận hòa, gia đình yên ấm, vì vậy để bà phải lo nghĩ như vậy, phận làm con Dũng thấy mình thật không phải.
Bây giờ em đã hiểu...
Dũng thường kể với vợ có blog riêng và anh thường viết trong đó những suy nghĩ, tâm sự và những nhận định chủ quan về cuộc sống, con người thường nhật. Giang đã từng được đọc chúng.
Chiều nay, Dũng phải làm thêm giờ ở cơ quan nên gọi điện cho vợ báo về muộn. Ngồi đợi chồng về ăn cơm, Giang nảy ra ý định vào blog của chồng xem dạo này anh viết được những gì. Bất chợt, Giang đọc thấy những dòng tâm sự của Dũng về cuộc sống vợ chồng, mong muốn của anh về một mái ấm yên bình, rộn vang tiếng cười, trong đó có hình ảnh một người vợ luôn biết “giữ lửa” cho ngôi nhà ấm áp...
Giang đọc mà mắt cô nhòe lệ từ lúc nào không hay. Đúng lúc có tiếng lách cách mở cổng “chắc là anh Dũng về”. Cô vội tắt máy tính, lấy tay lau vội những giọt nước mắt. Giang mở cửa chào đón chồng bằng nụ cười rạng ngời như lần đầu tiên cô được khoác lên người chiếc váy cưới lộng lẫy. Nụ cười của vợ khiến Dũng cảm thấy như thể những tia nắng sớm mai đang len vào ngôi nhà nhỏ của họ trong buổi tối muộn cuối đông.
(Nguồn thegioiphunu)
“Chào em, sao hôm nay vợ anh về sớm vậy? Chiều nay, vợ yêu cho chồng thưởng thức món gì ngon đây?” - Dũng vừa hỏi, vừa vòng tay ra ôm ngang lưng vợ đầy trìu mến. Nhưng thay vì trả lời Dũng, Giang chỉ im lặng với một thái độ dửng dưng. Đang hồ hởi, tâm trạng Dũng chợt chùng xuống, nén tiếng thở dài rồi lẳng lặng lên phòng. “Chắc cô ấy lại giận gì mình đây”, Dũng thầm nghĩ rồi với tay bật TV xem chương trình thể thao.
Ngậm miệng làm thinh
Giang là vậy, hễ có gì trái ý, không bằng lòng với ai đó hoặc tâm trạng không vui là cô có thái độ rất tiêu cực kiểu “3 không”: không hỏi - không nói - không trả lời. Những lúc như vậy, cho dù Dũng có gặng hỏi thế nào, gợi mở đủ chuyện, Giang cũng chỉ lặng thinh, có khi đến cả tuần cũng nên.
Nhiều khi, chỉ vì một nỗi buồn vô cớ nào đó hay có chuyện không vui ở cơ quan là Giang lại im lặng, buồn bực ngay cả với chồng. Hòa khí giữa hai vợ chồng chỉ trở lại khi Giang tự cảm thấy tâm trạng mình nguôi ngoai hoặc sau khi tự cho rằng: “Thế đủ rồi”.
Vợ chồng mới lấy nhau, ra ở riêng, lại chưa có tiếng trẻ thơ, trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, Dũng thèm khát biết bao cảm giác được vợ chào đón bằng một nụ cười trên môi hay chí ít cũng là được vợ “đáp lời”.
Đã rất nhiều lần Dũng tìm cách lựa lời góp ý vợ rằng nếu có vấn đề gì, hai vợ chồng nên chia sẻ với nhau, cùng giải quyết bằng cách đối thoại, có vậy vợ chồng mới hiểu, thông cảm và gần gũi nhau hơn. Nhưng Giang vẫn bảo thủ, với cô “im lặng” là một cách đối phó, trừng phạt và chứng tỏ mình một cách quyết liệt.
Phụ huynh chạnh lòng
Có hôm, cả tuần hai vợ chồng mới về nhà bố mẹ Dũng ăn cơm vào ngày nghỉ, sẵn có tâm trạng không vui hay có ai đó hỏi han câu gì không hợp ý là Giang lặng im, mặt khó đăm đăm cả buổi, suốt bữa cơm cô chẳng nói năng câu gì, mặc cho mọi người chuyện trò, hỏi han nhau rôm rả. Cô chỉ chào hỏi bố mẹ chồng và miễn cưỡng trả lời đáp lại khi có ai đó hỏi.
Rất nhiều lần, thái độ của Giang khiến những lần về thăm bố mẹ của hai vợ chồng không làm cho ông bà vui mà còn khiến họ lo lắng, buồn phiền. Mẹ Dũng đã có lần hỏi con trai vì sao Giang lại có thái độ như vậy, phải chăng cô không muốn đến thăm ông bà hay cô có điều gì khúc mắc với bố mẹ chồng chăng...
Dũng biết, mẹ mình là một người hiền lành, thật thà, bà lúc nào cũng mong muốn và làm tất cả để con cái thuận hòa, gia đình yên ấm, vì vậy để bà phải lo nghĩ như vậy, phận làm con Dũng thấy mình thật không phải.
Bây giờ em đã hiểu...
Dũng thường kể với vợ có blog riêng và anh thường viết trong đó những suy nghĩ, tâm sự và những nhận định chủ quan về cuộc sống, con người thường nhật. Giang đã từng được đọc chúng.
Chiều nay, Dũng phải làm thêm giờ ở cơ quan nên gọi điện cho vợ báo về muộn. Ngồi đợi chồng về ăn cơm, Giang nảy ra ý định vào blog của chồng xem dạo này anh viết được những gì. Bất chợt, Giang đọc thấy những dòng tâm sự của Dũng về cuộc sống vợ chồng, mong muốn của anh về một mái ấm yên bình, rộn vang tiếng cười, trong đó có hình ảnh một người vợ luôn biết “giữ lửa” cho ngôi nhà ấm áp...
Giang đọc mà mắt cô nhòe lệ từ lúc nào không hay. Đúng lúc có tiếng lách cách mở cổng “chắc là anh Dũng về”. Cô vội tắt máy tính, lấy tay lau vội những giọt nước mắt. Giang mở cửa chào đón chồng bằng nụ cười rạng ngời như lần đầu tiên cô được khoác lên người chiếc váy cưới lộng lẫy. Nụ cười của vợ khiến Dũng cảm thấy như thể những tia nắng sớm mai đang len vào ngôi nhà nhỏ của họ trong buổi tối muộn cuối đông.
(Nguồn thegioiphunu)