Nhudadauyeu
08-10-2009, 08:52 AM
Mỗi giai đọan phát triển, người phụ nữ có những diễn biến tâm lý trong tình yêu khác nhau, các mối tình trong từng giai đọan có những mùi vị khác nhau
Tình yêu - Bi kịch (14-17 tuổi)
Các chuyên gia về hôn nhân hoài nghi sự chân thực và độ bền vững của mối tình trẻ con Romeo và Juliette. Thử tưởng tượng, hai gia đình đối xử rộng lượng hơn với đôi trẻ và cho họ cưới nhau. Rồi Juliette mang thai và sinh con, cô không còn ca hát và khiêu vũ dưới ánh trăng, thân hình phát phì, mặt mũi xanh tái, trở nên thiểu não, còn Romeo dần dần tặng thưởng cho các chị bếp và người hầu những đứa con. Vậy thì, đối với họ, cái chết vẫn tốt hơn cuộc sống như vừa kể.
Mối tình đầu không phải là tình yêu. Bởi tình yêu đó không dành cho một người cụ thể, mà là yêu chính bản thân mình. Loại tình yêu này xuất hiện trong khoảng 14-17 tuổi. Tình yêu tuổi thiếu niên có đặc điểm là tin và say mê đối tượng một cách mù quáng. Cách duy nhất để trải qua tình yêu - bi kịch một cách dễ dàng là đón nhận nó. Nhưng làm sao bạn có thể xoay xở được nếu thiếu một người bạn có kinh nghiệm, hiểu biết? Nếu đó là mẹ thì tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể tâm sự và tìm sự chia sẻ từ bạn cùng tuổi, anh, chị thậm chí bà mình.
Tình yêu - Sự say mê (18-22 tuổi)
Ở độ tuổi này, bạn sẽ thường nghe nói: “Phải như thế này, như thế kia”, sau đó là danh sách những tính cách cần thiết phải có. Sai lầm chủ yếu của lứa tuổi này không phải là yêu ai đó, mà là lấy một người khá giả làm chồng. Những cô gái từ 18 đến 22 tuổi thường tìm một con người cụ thể, chứ không phải là tình yêu. Hiếm khi họ lắng nghe con tim mình. Họ có thể đi chơi với một người, rồi lại đồng ý lấy người khác. Nói khác đi, họ hành động lấn át tình cảm của mình.
Nếu đang ở tuổi này, bạn có thể tự vấn bản thân xem, bạn cảm thấy thế nào trước một người có đầy đủ những phẩm chất trong danh sách được mình nêu ra?
Tình yêu bản thân (23-29 tuổi)
Ở độ tuổi này, bề ngoài tỏ ra không tin vào đàn ông, nhưng bên trong, cô gái vẫn còn là thiếu nữ tin tưởng vào một tình yêu thánh thiện, trong sáng.
Ngoài người khác phái, cô bắt đầu để ý đến cả bản thân mình.
Nếu có gia đình, cô sẽ thường xuyên xem xét lại các giá trị cuộc sống (các nhà tâm lý cho rằng 22-23 là lứa tuổi khủng hoảng). Những người lấy chồng năm 18 tuổi nghĩ, họ đã bỏ lỡ mất một điều gì đó trong cuộc đời.
Trong lúc những cô gái cùng trang lứa còn học tập và vui chơi thì họ phải ngồi ở nhà với những đứa con nhỏ của mình. Và những cô gái này bắt đầu sống cho bản thân. Họ đi đến phòng tập thể dục thẩm mỹ hoặc ghé đâu đó nghỉ ngơi vài tuần hay tính chuyện đi học lại.
Nếu chưa có gia đình, họ bỗng không muốn xuất hiện trước mọi người nữa. Ở tuổi 22, cô gái tuyệt vọng tìm kiếm người bạn đời ở chung quanh mình. 24 tuổi, cô quả quyết rằng có thể hoãn chuyện lấy chồng. Đến 27 tuổi, cô nghĩ không thể trì hoãn việc lập gia đình mãi được.
Bạn hãy tự hỏi mình đi: Bạn có khao khát một người đàn ông để yêu thương không?
Sự ghét bỏ bản thân (30-40 tuổi)
Từ tình yêu dành cho chính mình đến sự ghét bỏ bản thân chỉ cách nhau vài năm ngắn ngủi. Ngay sau 30 tuổi, bạn sẽ xuất hiện cảm giác không đạt được điều lẽ ra phải có. Điều đó được gọi là sự khủng hoảng của độ tuổi trung niên. Nó thường xảy ra ở phụ nữ bởi họ không thể thoát khỏi những phức hợp của thời niên thiếu và những gì trong 10-15 năm trước đã giấu kín chúng trong lòng.
Người phụ nữ có chồng cảm giác cuộc hôn nhân của họ không có tình yêu. Người đã ly dị lại nghĩ không ai yêu thương chị nữa. Còn cô gái chưa chồng cho rằng cô đã bỏ lỡ thời gian.
Bạn hãy tự hỏi: Bạn có xem mối quan hệ với chồng là cách tự khẳng định mình không? Bạn còn có thể áp dụng những phương cách tự khẳng định nào nữa?
Đơn giản là tình yêu (sau 40 tuổi)
Phụ nữ ở độ tuổi này thường tìm kiếm người yêu, mặc dù việc ly dị không hiếm. Tuy nhiên, chính ở độ tuổi này, tình yêu mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó hơn cả.
Lúc này, bạn yêu không phải vì vẻ bề ngoài/tiền bạc/tính cách, nói chung không vì một cái gì, mà chỉ đơn giản là yêu. Bây giờ, bạn không sợ hãi hoang mang khi ở một mình. Bạn đã đủ tinh thần độc lập. Con cái đã lớn, bạn có thời gian nhận thức rõ bản thân và người đàn ông của mình. Bạn bắt đầu đánh giá những gì trước đây không có thời gian ngó ngàng đến.
Bạn hãy tự hỏi xem: Người đàn ông đang sống bên cạnh mình có phải là "một nửa" bạn yêu thương thực sự không?
(sưu tầm)
Tình yêu - Bi kịch (14-17 tuổi)
Các chuyên gia về hôn nhân hoài nghi sự chân thực và độ bền vững của mối tình trẻ con Romeo và Juliette. Thử tưởng tượng, hai gia đình đối xử rộng lượng hơn với đôi trẻ và cho họ cưới nhau. Rồi Juliette mang thai và sinh con, cô không còn ca hát và khiêu vũ dưới ánh trăng, thân hình phát phì, mặt mũi xanh tái, trở nên thiểu não, còn Romeo dần dần tặng thưởng cho các chị bếp và người hầu những đứa con. Vậy thì, đối với họ, cái chết vẫn tốt hơn cuộc sống như vừa kể.
Mối tình đầu không phải là tình yêu. Bởi tình yêu đó không dành cho một người cụ thể, mà là yêu chính bản thân mình. Loại tình yêu này xuất hiện trong khoảng 14-17 tuổi. Tình yêu tuổi thiếu niên có đặc điểm là tin và say mê đối tượng một cách mù quáng. Cách duy nhất để trải qua tình yêu - bi kịch một cách dễ dàng là đón nhận nó. Nhưng làm sao bạn có thể xoay xở được nếu thiếu một người bạn có kinh nghiệm, hiểu biết? Nếu đó là mẹ thì tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể tâm sự và tìm sự chia sẻ từ bạn cùng tuổi, anh, chị thậm chí bà mình.
Tình yêu - Sự say mê (18-22 tuổi)
Ở độ tuổi này, bạn sẽ thường nghe nói: “Phải như thế này, như thế kia”, sau đó là danh sách những tính cách cần thiết phải có. Sai lầm chủ yếu của lứa tuổi này không phải là yêu ai đó, mà là lấy một người khá giả làm chồng. Những cô gái từ 18 đến 22 tuổi thường tìm một con người cụ thể, chứ không phải là tình yêu. Hiếm khi họ lắng nghe con tim mình. Họ có thể đi chơi với một người, rồi lại đồng ý lấy người khác. Nói khác đi, họ hành động lấn át tình cảm của mình.
Nếu đang ở tuổi này, bạn có thể tự vấn bản thân xem, bạn cảm thấy thế nào trước một người có đầy đủ những phẩm chất trong danh sách được mình nêu ra?
Tình yêu bản thân (23-29 tuổi)
Ở độ tuổi này, bề ngoài tỏ ra không tin vào đàn ông, nhưng bên trong, cô gái vẫn còn là thiếu nữ tin tưởng vào một tình yêu thánh thiện, trong sáng.
Ngoài người khác phái, cô bắt đầu để ý đến cả bản thân mình.
Nếu có gia đình, cô sẽ thường xuyên xem xét lại các giá trị cuộc sống (các nhà tâm lý cho rằng 22-23 là lứa tuổi khủng hoảng). Những người lấy chồng năm 18 tuổi nghĩ, họ đã bỏ lỡ mất một điều gì đó trong cuộc đời.
Trong lúc những cô gái cùng trang lứa còn học tập và vui chơi thì họ phải ngồi ở nhà với những đứa con nhỏ của mình. Và những cô gái này bắt đầu sống cho bản thân. Họ đi đến phòng tập thể dục thẩm mỹ hoặc ghé đâu đó nghỉ ngơi vài tuần hay tính chuyện đi học lại.
Nếu chưa có gia đình, họ bỗng không muốn xuất hiện trước mọi người nữa. Ở tuổi 22, cô gái tuyệt vọng tìm kiếm người bạn đời ở chung quanh mình. 24 tuổi, cô quả quyết rằng có thể hoãn chuyện lấy chồng. Đến 27 tuổi, cô nghĩ không thể trì hoãn việc lập gia đình mãi được.
Bạn hãy tự hỏi mình đi: Bạn có khao khát một người đàn ông để yêu thương không?
Sự ghét bỏ bản thân (30-40 tuổi)
Từ tình yêu dành cho chính mình đến sự ghét bỏ bản thân chỉ cách nhau vài năm ngắn ngủi. Ngay sau 30 tuổi, bạn sẽ xuất hiện cảm giác không đạt được điều lẽ ra phải có. Điều đó được gọi là sự khủng hoảng của độ tuổi trung niên. Nó thường xảy ra ở phụ nữ bởi họ không thể thoát khỏi những phức hợp của thời niên thiếu và những gì trong 10-15 năm trước đã giấu kín chúng trong lòng.
Người phụ nữ có chồng cảm giác cuộc hôn nhân của họ không có tình yêu. Người đã ly dị lại nghĩ không ai yêu thương chị nữa. Còn cô gái chưa chồng cho rằng cô đã bỏ lỡ thời gian.
Bạn hãy tự hỏi: Bạn có xem mối quan hệ với chồng là cách tự khẳng định mình không? Bạn còn có thể áp dụng những phương cách tự khẳng định nào nữa?
Đơn giản là tình yêu (sau 40 tuổi)
Phụ nữ ở độ tuổi này thường tìm kiếm người yêu, mặc dù việc ly dị không hiếm. Tuy nhiên, chính ở độ tuổi này, tình yêu mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó hơn cả.
Lúc này, bạn yêu không phải vì vẻ bề ngoài/tiền bạc/tính cách, nói chung không vì một cái gì, mà chỉ đơn giản là yêu. Bây giờ, bạn không sợ hãi hoang mang khi ở một mình. Bạn đã đủ tinh thần độc lập. Con cái đã lớn, bạn có thời gian nhận thức rõ bản thân và người đàn ông của mình. Bạn bắt đầu đánh giá những gì trước đây không có thời gian ngó ngàng đến.
Bạn hãy tự hỏi xem: Người đàn ông đang sống bên cạnh mình có phải là "một nửa" bạn yêu thương thực sự không?
(sưu tầm)