TeacherABC
17-09-2009, 09:53 AM
Xôn xao chuyện dàn cảnh để cướp
Những ngày qua, cư dân mạng ở TP.HCM đang xôn xao chuyện dàn cảnh cướp tài sản giữa chốn đông người. Lần theo các lời kể thì chưa hẳn giống những điều viết trên mạng, nhưng cũng có những chuyện cười ra nước mắt.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=361773
Theo lời kể trên các diễn đàn mạng, có một cô gái thường đi xe Kawasaki Max hoặc Attila màu trắng, dáng người gầy, da ngăm đen, răng hô, mắt thâm. Cô gái này đi chung với một nhóm người để săn mồi cướp tài sản của những nam thanh niên có dáng vẻ công tử. Chiêu thức là cô gái vào vai “bạn học thời cấp 2”, khi gặp một “chàng” nào đó thì sáp vào và hỏi: “Bạn quên tôi rồi sao? Mình học cùng lớp nè. Sắp tới sinh nhật tôi mà gọi bạn mãi không được. Chắc bạn đổi số phải không, cho số lại đi”...
Trong quá trình trao đổi số điện thoại, nếu “con mồi” móc điện thoại ra thì lập tức một đối tượng khác giả vờ đi ngang và giật luôn. Nếu không giật được điện thoại, cả nhóm tập trung lại đánh hội đồng, vừa đánh vừa hô giống như đánh ghen hay giật nợ. Chuyện kể trên mạng là vậy nhưng hầu hết trường hợp chỉ nghe kể lại.
Nạn nhân của “cô bạn học cấp 2”!
Để làm rõ những câu chuyện này, PV Tuổi Trẻ đã gửi tin nhắn trên các diễn đàn mạng để tìm nạn nhân đích thực nhưng đa số không có hồi âm. Cuối cùng cũng có một vài người chịu tiếp xúc và kể về “trải nghiệm thương đau” của mình. Khi gặp chúng tôi, những người này đều ngại, cho rằng chuyện của họ quá “ngớ ngẩn”.
T.N.T. (20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) là người đầu tiên chịu tiếp xúc với chúng tôi với điều kiện phải giấu tên. T. kể: một buổi chiều, khi đang đi xe gắn máy trên đường Lý Thái Tổ quẹo về Điện Biên Phủ, thấy một cô gái hơn 20 tuổi, dáng người “y như miêu tả trên mạng”, đi xe Attila màu trắng đang mua kem. T. đi ngang thì cô gái này gọi: “Ê, Mập!”. T. dừng lại, cô gái liền trờ xe tới hỏi: “Còn nhớ tui không, hình như tụi mình học chung hồi học cấp 2. Hồi xưa bạn học trường nào mà quen quá”. T. trả lời tên trường, sẵn dịp cho biết học lớp 9/2. Cô gái liền nói: “Đúng rồi! Tui học lớp 9/3, cạnh bạn nè. Còn nhớ Phong, Trang,... không? Hôm nay sinh nhật nhỏ... ở Lê Văn Sỹ, đi chung với tui tới đó luôn”.
T. tâm sự: “Tui cũng nghi nghi định không đi, nhưng không hiểu sao vẫn cứ đi chung với cô gái này”. Tới một tiệm điện trên đường Lê Văn Sỹ, “bạn cũ” dừng lại nói vào mua quà mừng sinh nhật. Một hồi “bạn cũ” chạy ra nói còn thiếu mấy chục ngàn, hỏi T: “Bạn có tiền cho mình vay”. T. đưa tiền, “bạn cũ” chạy vào trong, chút lại chạy ra, nói còn thiếu mấy chục ngàn nữa. T. thắc mắc: “Sao thiếu tiền nhiều vậy?”. “Bạn cũ” liền đổi giọng: “Nhìn mặt tôi thế này mà thèm quỵt tiền của bạn à? Theo tôi về nhà, tôi lấy tiền trả cho bạn”.
T. đành đi theo. Về tới khu Bàn Cờ (Q.3), “bạn cũ” vào một tiệm điện thoại sau đó quay ra nói T. cho vay thêm 200.000 đồng để mua card điện thoại gọi người mang tiền tới. T. nói hết tiền, “bạn cũ” liền mượn điện thoại. Vừa cầm được điện thoại của T., “bạn cũ” quay ngoắt: “Tao không cầm gì của mày, mày la lên tao kêu người đập mày ngay”. Dứt lời, “bạn cũ” lấy điện thoại của mình ra gọi cho ai đó: “Thằng đó đang đứng đây nè, ra đập nó đi!”. T. hồn phách lên mây, co cẳng nhảy lên xe rồ ga chạy mất.
Một trường hợp khác, anh P.C.N. (26 tuổi, ngụ Q.3) kể cách nay 2-3 tháng, anh cùng một người bạn đi từ đường Cao Thắng ra Nguyễn Thị Minh Khai gặp một cô gái hình dạng và chiêu thức giống như lời kể của T., cũng tự nhận là bạn học hồi cấp 2, “bạn có nhớ tui không?”. Anh N. thấy cô gái có vẻ gian nên đề phòng và hỏi lại: “Học trường nào?”. Cô gái biết gặp người “khó nhằn” nên nói lảng: “Giận ghê vậy đó! Bạn cũ mà hổng nhớ! Ông lấy máy ra lưu số tôi đi!”. Anh N. nói điện thoại hư rồi, không lưu được. Cô gái lúc này tỏ ra chai mặt, hỏi vay tiền lẻ, anh N. nói không có tiền lẻ, cô gái huỵch toẹt: “Ông đưa tiền chẵn tui thối!”. Biết mấy trò lừa rẻ tiền, anh N. bỏ đi.
Cháy xe giả, mất tiền thật
Trong quá trình đi tìm các nạn nhân bị dàn cảnh cướp của, chúng tôi gặp chị Tôn Nữ Nguyệt Ánh (ngụ Q.12). Chuyện của chị Ánh không giống như những gì viết trên mạng nhưng cũng rất đáng chú ý. Chị Ánh kể cuối tháng 8 chị đang đi từ Q.12 về tới khu vực cầu Tham Lương thì thấy một người đàn ông đi vọt lên và nói xe của chị đang cháy. Tiếp đó, hai người trung niên có vẻ như vợ chồng chở nhau chạy ngang cũng nói: “Xe đang cháy, em không ngửi thấy mùi khét sao?”.
Chị Ánh tấp xe vào lề đường, cặp “vợ chồng” kia cũng dừng lại. Người đàn ông nói biết sửa xe, cúi xuống nhìn xe của chị Ánh rồi nói: “Xe em hỏng nắp bình xăng, bị bể làm đôi đây nè!”. Anh ta đưa cho chị Ánh xem một vật màu đen và nói có sẵn đồ thay, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Sau khi “sửa xe”, chị Ánh mở balô lấy 100.000 đồng đưa họ. Lúc này người đàn ông bỗng đổi giọng: “Em có nhầm không? Khi nãy anh nói bao nhiêu mà giờ em đưa vầy?”. Nói xong, anh ta thò tay vào balô của chị Ánh lấy hết số tiền trong đó (khoảng vài trăm ngàn) rồi bỏ đi.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Phượng (ngụ Q.Thủ Đức) cũng kể đang chạy trên quốc lộ 1A (đoạn thuộc Q.12) thì liên tục có 3-4 người đi vọt lên trước và nói xe của chị bị cháy. Lúc chị dừng lại, một cặp “vợ chồng” rà xe tới. Người phụ nữ tự giới thiệu tên Lan, cho biết chồng làm nghề sửa xe. Ông chồng lập tức miệng nói tay làm, “thay nắp bình xăng” rồi đòi giá 570.000 đồng.
Chị Phượng nói không đủ tiền thì bị bà Lan lột sợi dây chuyền vàng trên cổ. Trong lúc đó, ông chồng lấy xe của chị Phượng nổ máy chạy đi. Chị Phượng la lên, bà Lan trấn an: “Chồng tôi thử xe”. Ngay lúc đó có xe cảnh sát giao thông chạy qua, chị Phượng hô hoán: “Tôi bị giật xe”. Cảnh sát giao thông đến hỏi, bà Lan phân bua là chồng mình sửa xe và đang thử xe cho chị Phượng. Lúc này, chồng bà Lan quay xe lại trả và cả hai bỏ đi.
Tự phòng ngừa là chính
Trung tá Huỳnh Trọng Nghĩa, đội trưởng đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Q.1 (TP.HCM), cho biết công an quận chưa ghi nhận trường hợp nào như bạn T.N.T. phản ảnh nhưng cũng có nghe lời đồn đãi. Trung tá Nghĩa cho rằng chuyện lừa đảo chiếm đoạt như vậy là trò của giới không chuyên, có thể các đối tượng là học sinh, sinh viên hư hỏng.
Theo ông Nghĩa, khi gặp người lạ tự dưng nhận bạn cũ chỉ nên chào hỏi xã giao rồi đi, không nên trò chuyện nhiều. Cho dù là bạn cũ lâu ngày gặp lại thật cũng không nên tin ngay, có khi họ thay đổi. Còn như có xảy ra sự việc bị giật đồ thì cứ la lớn cho mọi người xung quanh biết. Dù các đối tượng nói đánh ghen hay đòi nợ cũng đề nghị những người xung quanh giúp đỡ đưa về trụ sở công an gần nhất.
Theo trung tá Đinh Văn Tranh - đội trưởng đội tham mưu tổng hợp Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.HCM, đơn vị cũng chưa ghi nhận trường hợp nào như phản ảnh của hai chị Ánh và Phượng.
(Nguồn Tuổi Trẻ)
Những ngày qua, cư dân mạng ở TP.HCM đang xôn xao chuyện dàn cảnh cướp tài sản giữa chốn đông người. Lần theo các lời kể thì chưa hẳn giống những điều viết trên mạng, nhưng cũng có những chuyện cười ra nước mắt.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=361773
Theo lời kể trên các diễn đàn mạng, có một cô gái thường đi xe Kawasaki Max hoặc Attila màu trắng, dáng người gầy, da ngăm đen, răng hô, mắt thâm. Cô gái này đi chung với một nhóm người để săn mồi cướp tài sản của những nam thanh niên có dáng vẻ công tử. Chiêu thức là cô gái vào vai “bạn học thời cấp 2”, khi gặp một “chàng” nào đó thì sáp vào và hỏi: “Bạn quên tôi rồi sao? Mình học cùng lớp nè. Sắp tới sinh nhật tôi mà gọi bạn mãi không được. Chắc bạn đổi số phải không, cho số lại đi”...
Trong quá trình trao đổi số điện thoại, nếu “con mồi” móc điện thoại ra thì lập tức một đối tượng khác giả vờ đi ngang và giật luôn. Nếu không giật được điện thoại, cả nhóm tập trung lại đánh hội đồng, vừa đánh vừa hô giống như đánh ghen hay giật nợ. Chuyện kể trên mạng là vậy nhưng hầu hết trường hợp chỉ nghe kể lại.
Nạn nhân của “cô bạn học cấp 2”!
Để làm rõ những câu chuyện này, PV Tuổi Trẻ đã gửi tin nhắn trên các diễn đàn mạng để tìm nạn nhân đích thực nhưng đa số không có hồi âm. Cuối cùng cũng có một vài người chịu tiếp xúc và kể về “trải nghiệm thương đau” của mình. Khi gặp chúng tôi, những người này đều ngại, cho rằng chuyện của họ quá “ngớ ngẩn”.
T.N.T. (20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) là người đầu tiên chịu tiếp xúc với chúng tôi với điều kiện phải giấu tên. T. kể: một buổi chiều, khi đang đi xe gắn máy trên đường Lý Thái Tổ quẹo về Điện Biên Phủ, thấy một cô gái hơn 20 tuổi, dáng người “y như miêu tả trên mạng”, đi xe Attila màu trắng đang mua kem. T. đi ngang thì cô gái này gọi: “Ê, Mập!”. T. dừng lại, cô gái liền trờ xe tới hỏi: “Còn nhớ tui không, hình như tụi mình học chung hồi học cấp 2. Hồi xưa bạn học trường nào mà quen quá”. T. trả lời tên trường, sẵn dịp cho biết học lớp 9/2. Cô gái liền nói: “Đúng rồi! Tui học lớp 9/3, cạnh bạn nè. Còn nhớ Phong, Trang,... không? Hôm nay sinh nhật nhỏ... ở Lê Văn Sỹ, đi chung với tui tới đó luôn”.
T. tâm sự: “Tui cũng nghi nghi định không đi, nhưng không hiểu sao vẫn cứ đi chung với cô gái này”. Tới một tiệm điện trên đường Lê Văn Sỹ, “bạn cũ” dừng lại nói vào mua quà mừng sinh nhật. Một hồi “bạn cũ” chạy ra nói còn thiếu mấy chục ngàn, hỏi T: “Bạn có tiền cho mình vay”. T. đưa tiền, “bạn cũ” chạy vào trong, chút lại chạy ra, nói còn thiếu mấy chục ngàn nữa. T. thắc mắc: “Sao thiếu tiền nhiều vậy?”. “Bạn cũ” liền đổi giọng: “Nhìn mặt tôi thế này mà thèm quỵt tiền của bạn à? Theo tôi về nhà, tôi lấy tiền trả cho bạn”.
T. đành đi theo. Về tới khu Bàn Cờ (Q.3), “bạn cũ” vào một tiệm điện thoại sau đó quay ra nói T. cho vay thêm 200.000 đồng để mua card điện thoại gọi người mang tiền tới. T. nói hết tiền, “bạn cũ” liền mượn điện thoại. Vừa cầm được điện thoại của T., “bạn cũ” quay ngoắt: “Tao không cầm gì của mày, mày la lên tao kêu người đập mày ngay”. Dứt lời, “bạn cũ” lấy điện thoại của mình ra gọi cho ai đó: “Thằng đó đang đứng đây nè, ra đập nó đi!”. T. hồn phách lên mây, co cẳng nhảy lên xe rồ ga chạy mất.
Một trường hợp khác, anh P.C.N. (26 tuổi, ngụ Q.3) kể cách nay 2-3 tháng, anh cùng một người bạn đi từ đường Cao Thắng ra Nguyễn Thị Minh Khai gặp một cô gái hình dạng và chiêu thức giống như lời kể của T., cũng tự nhận là bạn học hồi cấp 2, “bạn có nhớ tui không?”. Anh N. thấy cô gái có vẻ gian nên đề phòng và hỏi lại: “Học trường nào?”. Cô gái biết gặp người “khó nhằn” nên nói lảng: “Giận ghê vậy đó! Bạn cũ mà hổng nhớ! Ông lấy máy ra lưu số tôi đi!”. Anh N. nói điện thoại hư rồi, không lưu được. Cô gái lúc này tỏ ra chai mặt, hỏi vay tiền lẻ, anh N. nói không có tiền lẻ, cô gái huỵch toẹt: “Ông đưa tiền chẵn tui thối!”. Biết mấy trò lừa rẻ tiền, anh N. bỏ đi.
Cháy xe giả, mất tiền thật
Trong quá trình đi tìm các nạn nhân bị dàn cảnh cướp của, chúng tôi gặp chị Tôn Nữ Nguyệt Ánh (ngụ Q.12). Chuyện của chị Ánh không giống như những gì viết trên mạng nhưng cũng rất đáng chú ý. Chị Ánh kể cuối tháng 8 chị đang đi từ Q.12 về tới khu vực cầu Tham Lương thì thấy một người đàn ông đi vọt lên và nói xe của chị đang cháy. Tiếp đó, hai người trung niên có vẻ như vợ chồng chở nhau chạy ngang cũng nói: “Xe đang cháy, em không ngửi thấy mùi khét sao?”.
Chị Ánh tấp xe vào lề đường, cặp “vợ chồng” kia cũng dừng lại. Người đàn ông nói biết sửa xe, cúi xuống nhìn xe của chị Ánh rồi nói: “Xe em hỏng nắp bình xăng, bị bể làm đôi đây nè!”. Anh ta đưa cho chị Ánh xem một vật màu đen và nói có sẵn đồ thay, giá chỉ vài chục ngàn đồng. Sau khi “sửa xe”, chị Ánh mở balô lấy 100.000 đồng đưa họ. Lúc này người đàn ông bỗng đổi giọng: “Em có nhầm không? Khi nãy anh nói bao nhiêu mà giờ em đưa vầy?”. Nói xong, anh ta thò tay vào balô của chị Ánh lấy hết số tiền trong đó (khoảng vài trăm ngàn) rồi bỏ đi.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Phượng (ngụ Q.Thủ Đức) cũng kể đang chạy trên quốc lộ 1A (đoạn thuộc Q.12) thì liên tục có 3-4 người đi vọt lên trước và nói xe của chị bị cháy. Lúc chị dừng lại, một cặp “vợ chồng” rà xe tới. Người phụ nữ tự giới thiệu tên Lan, cho biết chồng làm nghề sửa xe. Ông chồng lập tức miệng nói tay làm, “thay nắp bình xăng” rồi đòi giá 570.000 đồng.
Chị Phượng nói không đủ tiền thì bị bà Lan lột sợi dây chuyền vàng trên cổ. Trong lúc đó, ông chồng lấy xe của chị Phượng nổ máy chạy đi. Chị Phượng la lên, bà Lan trấn an: “Chồng tôi thử xe”. Ngay lúc đó có xe cảnh sát giao thông chạy qua, chị Phượng hô hoán: “Tôi bị giật xe”. Cảnh sát giao thông đến hỏi, bà Lan phân bua là chồng mình sửa xe và đang thử xe cho chị Phượng. Lúc này, chồng bà Lan quay xe lại trả và cả hai bỏ đi.
Tự phòng ngừa là chính
Trung tá Huỳnh Trọng Nghĩa, đội trưởng đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Q.1 (TP.HCM), cho biết công an quận chưa ghi nhận trường hợp nào như bạn T.N.T. phản ảnh nhưng cũng có nghe lời đồn đãi. Trung tá Nghĩa cho rằng chuyện lừa đảo chiếm đoạt như vậy là trò của giới không chuyên, có thể các đối tượng là học sinh, sinh viên hư hỏng.
Theo ông Nghĩa, khi gặp người lạ tự dưng nhận bạn cũ chỉ nên chào hỏi xã giao rồi đi, không nên trò chuyện nhiều. Cho dù là bạn cũ lâu ngày gặp lại thật cũng không nên tin ngay, có khi họ thay đổi. Còn như có xảy ra sự việc bị giật đồ thì cứ la lớn cho mọi người xung quanh biết. Dù các đối tượng nói đánh ghen hay đòi nợ cũng đề nghị những người xung quanh giúp đỡ đưa về trụ sở công an gần nhất.
Theo trung tá Đinh Văn Tranh - đội trưởng đội tham mưu tổng hợp Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.HCM, đơn vị cũng chưa ghi nhận trường hợp nào như phản ảnh của hai chị Ánh và Phượng.
(Nguồn Tuổi Trẻ)