View Full Version : Thế nào là một bài thơ hay
Tường Thụy
17-09-2009, 08:18 AM
Cùng các bạn;
Chúng ta đang thai nghén tuyển tập thơ riêng của diễn đàn.
Dù chỉ là một sân chơi nhỏ cũng đã xuất hiện những cây bút có tiềm năng với phong cách đa dạng.
Đã có những bài thơ có thể gọi là hay, nếu đứng cạnh thơ của các nhà thơ chuyên nghiệp cũng khó có thể nói là kém cạnh.
Để tạo thuận lợi hơn cho ban biên tập trong việc chọn lựa bài cũng như gợi ý cho các cây bút trong khi sáng tác, Tường Thụy mở đề tài "Thế nào là một bài thơ hay" mời các bạn cùng thảo luận.
Mong được các bạn hưởng ứng.
phale
18-09-2009, 03:38 PM
Anh đặt ra một câu hỏi thiệt khó. :o
Bài thơ hay là bài thơ khiến người đọc rung động với điều mà bài thơ muốn chuyển tải một cách tinh tế, sâu sắc. PL nghĩ vậy.
TeacherABC
18-09-2009, 04:09 PM
Bài thơ hay ư? Thú thật là mình chẳng biết làm thơ mặc dù rất muốn..! Nhưng đọc thơ thì ít nhiều có thể cảm nhận được cái hay cái dở! Bởi vậy, một bài thơ hay phải cần có cảm xúc của tác giả, cần có trí tuệ để truyền tải cảm xúc ấy và cuối cùng là phải có tình người để người đọc dễ cảm thụ...
(Hi hi... nói như đang đến giờ lên lớp trước đây vậy ta????):botay: :nguong: :nguong:
huongnhu
18-09-2009, 07:35 PM
HNhu thích đọc thơ. Các anh chị ở diễn đàn này chắc chắn cũng sẽ vậy.
HNhu có vài suy nghĩ, nhân lời mở của chú TT. Tất cả chỉ là mong muốn cho tuyển tập hoàn hảo ở mức độ tốt nhứt, có thể.
( HNhu vốn nói năng hông khéo, nghĩ gì nói nấy, có lẽ sẽ làm phật ý vài anh chị, xin miễn chấp HNhu. Còn bằng, anh chị hông vừa ý, các mod của diễn đàn, xoá giùm HNhu. )
Thứ nhứt: Một bài thơ, chưa biết có được cảm tình của bạn đọc hay không, phải hoàn chỉnh về "hình dáng". Ý HNhu là, bài thơ ấy phải có Tên.
Rất nhiều bài thơ được đề cử, hông thấy tựa bài đâu cả. Các anh chị có thấy đó là một điểm cần bổ sung hay không?
Thứ hai: Nên giới hạn sự đề cử. Ví dụ mỗi thành viên có quyền đề cử năm tác phẩm. Tại sao như vậy? Vì như thế, bản thân người đề cử sẽ cân nhắc hơn, so với sự đề cử đại trà.
Hiện tại HNhu thấy sự đề cử vô tội vạ. Có thể đó là cảm nhận cá nhân người đó, còn các thành viên khác thì sao!
Thứ ba: Nên có sự chọn lọc từ phía các thành viên. Thành viên có thể nêu ý kiến, rằng, một bài thơ nào đó được đề cử, hông thích hợp. Và, dẫn chứng vì sao nó hông thích hợp được đề cử.
Còn bàn về thơ hay, xem ra khó khăn. Có thể với một bài thơ, kẻ cho hay, người bảo không. Sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả, làm nên cái hay của thơ. Bài thơ nào nhận được nhiều sự đồng cảm từ phía người đọc, bài thơ ấy hay là cầm chắc.
HNhu có vài suy nghĩ vậy đó.
Sheiran
18-09-2009, 10:31 PM
"Văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị", theo SR nghĩ nếu đem ra bàn, thì 1 bài thơ hay nếu nói về mặt lý thuyết là 1 bài thơ ai đọc cũng "cảm" được ý nghĩa bài thơ đó, đúng luật, cách dùng từ chọn lọc, ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng... Tính tương đối là thế. Cũng như HN nói, 1 bài thơ nếu đúng tâm trạng của ai đó, ngta sẽ thấy rất hay... Vì vậy 1 bài thơ hay còn phân loại là so với tiểu số hay là đa số... Ấy là chưa tính đến tính đại chúng, tính thời đại, tính xã hội, góc độ văn chương...v.v...và v.v....
Vì sao có một số tập thơ ta cảm nhận khách quan rằng nó không hay nhưng lại được nhà xuất bản danh tiếng ấn hành?
Những vấn đề thuộc về "chuẩn" thường nặng về "lý" và nhạt về "tình"...
Có lẽ vì vậy mà một số người yêu văn, thích viết văn, lại ko thích làm nhà văn, nhà báo...
Vì trong tất cả mọi vấn đề đều có nhiều mặt để chúng ta hướng đến, 1 đôi chân ko thể cùng đi trên hai con đường khác nhau cùng 1 lúc...
Muốn đạt được 1 giá trị nào đó, dù muốn dù không đều phải có sự hi sinh trong đó...
Ta sẽ là chính mình nếu không quan tâm nhiều đến thứ gọi là "giá trị"...
Vấn đề là có mấy ai dám thật sự là chính mình...
P/s: Hơi say nên em mới dám bàn luận, có gì sáng tỉnh lại edit sau :D
TeacherABC
18-09-2009, 11:05 PM
Nảy sinh ra thêm một ý: Thơ hay phải SAY mới làm thơ được?!:D
thuphong
18-09-2009, 11:40 PM
Nảy sinh ra thêm một ý: Thơ hay phải SAY mới làm thơ được?!:D
Thực ra TP nghĩ bạn nói có khía cạnh đúng đấy. Thu Phong nghĩ như vậy bởi khi tỉnh có rất nhiều điều ta muốn viết nhưng lại nghĩ quái viết thế anh X, anh Y có chạnh lòng k nhỉ, lỡ cô A, cô B đọc thơ rồi lại ghen chăng :D
Mà thơ đa phần là thơ tình, thơ tình không có chữ TÌNH và thơ không "bay" và đọc nó không hay....
Khi say ta quên mất điều đó, viết hoàn toàn theo cảm xúc và thế là ....có khi lại được bài thơ hay
(Hôm nay TP mượn gió tán mấy câu. Chứ chưa biết cảm giác say, suy luận thế thôi).
:nguong:
phale
19-09-2009, 07:37 AM
HNhu thích đọc thơ. Các anh chị ở diễn đàn này chắc chắn cũng sẽ vậy.
HNhu có vài suy nghĩ, nhân lời mở của chú TT. Tất cả chỉ là mong muốn cho tuyển tập hoàn hảo ở mức độ tốt nhứt, có thể.
( HNhu vốn nói năng hông khéo, nghĩ gì nói nấy, có lẽ sẽ làm phật ý vài anh chị, xin miễn chấp HNhu. Còn bằng, anh chị hông vừa ý, các mod của diễn đàn, xoá giùm HNhu. )
Thứ nhứt: Một bài thơ, chưa biết có được cảm tình của bạn đọc hay không, phải hoàn chỉnh về "hình dáng". Ý HNhu là, bài thơ ấy phải có Tên.
Rất nhiều bài thơ được đề cử, hông thấy tựa bài đâu cả. Các anh chị có thấy đó là một điểm cần bổ sung hay không?
Thứ hai: Nên giới hạn sự đề cử. Ví dụ mỗi thành viên có quyền đề cử năm tác phẩm. Tại sao như vậy? Vì như thế, bản thân người đề cử sẽ cân nhắc hơn, so với sự đề cử đại trà.
Hiện tại HNhu thấy sự đề cử vô tội vạ. Có thể đó là cảm nhận cá nhân người đó, còn các thành viên khác thì sao!
Thứ ba: Nên có sự chọn lọc từ phía các thành viên. Thành viên có thể nêu ý kiến, rằng, một bài thơ nào đó được đề cử, hông thích hợp. Và, dẫn chứng vì sao nó hông thích hợp được đề cử.
Còn bàn về thơ hay, xem ra khó khăn. Có thể với một bài thơ, kẻ cho hay, người bảo không. Sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả, làm nên cái hay của thơ. Bài thơ nào nhận được nhiều sự đồng cảm từ phía người đọc, bài thơ ấy hay là cầm chắc.
HNhu có vài suy nghĩ vậy đó.
Nói riêng với Hnhu.
PL cảm ơn Hnhu đã "biết mình không khéo nói" nhưng đã mạnh dạn đưa ý kiến.
Bạn đã hiểu thật khó để đưa ra một chuẩn mực về một bài thơ hay. Bạn đã biết thơ hay hay không tùy vào cảm nhận người đọc. Thế thì tại sao lại bảo sự đề cử hiện nay là "vô tội vạ"? Ngay cả phát biểu này của HNhu cũng đã mang "cảm nhận cá nhân" rồi!
Cho PL hỏi Hnhu mấy câu:
- Hnhu hiểu gì về ý nghĩa ra tuyển tập hiện nay chưa?
- Hnhu hiểu gì về ứng xử văn hóa khi sinh hoạt trên một diễn đàn mạng chưa? (PL hỏi Hnhu điều này vì PL đã xóa một reply của Hnhu theo kiểu "nghĩ gì nói nấy" mà PL nghĩ lẽ ra không nên có ở một người đang học "quan hệ quốc tế" như Hnhu đã từng giới thiệu)
Những bài thơ PL và các anh chị các bạn đang đề cử hiện nay đều là theo tiêu chí "gạn cát đen tìm cát trắng" như lời anh NN. Sẽ có bài thơ dở dang chưa trọn vẹn, sẽ có những bài thơ chưa có tên...cần đến bàn tay biên tập của BBT để bài thơ ấy nên hình hài.
Vì sao?
- Vì đây là tuyển tập nhằm mục đích giới thiệu các cây bút đang sinh hoạt trên diễn đàn, nên PL sẽ cố gắng đến mức tối đa để giới thiệu đầy đủ các cây bút đang có mặt trên NR
Còn về các ý kiến của Hnhu:
- Bài thơ cần có tên, đương nhiên rồi. Nhưng đó không phải là điều kiện đầu tiên để đề cử bài, nếu bài thơ dở dang chưa trọn vẹn nhưng hay, BBT sẽ làm việc với tác giả để hoàn tất nó trước khi in vào tuyển tập.
- Hạn chế đề cử: Không cần thiết, PL còn muốn các anh chị và các bạn lục tìm thêm giùm trong các topic, những bài thơ mà các anh chị và các bạn cảm thấy ưng ý giới thiệu cho BBT, để BBT đỡ vất vả phần nào hay phần ấy.
- Chọn lọc từ thành viên theo cách phản đối sự đề cử: Càng không nên, đã là người làm thơ thì nên tôn trọng cảm xúc của người khác. Hơn nữa đã có BBT làm việc lựa chọn, biên tập cuối cùng và PL tin BBT đủ năng lực để tuyển chọn và biên tập những bài thơ thật sự xứng đáng để in vào tuyển tập.
Một lần nữa PL cảm ơn ý kiến này của Hnhu và mong nhận thêm ý kiến khác của bạn.
Thân,
PL
Tường Thụy
19-09-2009, 07:44 AM
Thực ra TP nghĩ bạn nói có khía cạnh đúng đấy. Thu Phong nghĩ như vậy bởi khi tỉnh có rất nhiều điều ta muốn viết nhưng lại nghĩ quái viết thế anh X, anh Y có chạnh lòng k nhỉ, lỡ cô A, cô B đọc thơ rồi lại ghen chăng :D
Mà thơ đa phần là thơ tình, thơ tình không có chữ TÌNH và thơ không "bay" và đọc nó không hay....
Khi say ta quên mất điều đó, viết hoàn toàn theo cảm xúc và thế là ....có khi lại được bài thơ hay
(Hôm nay TP mượn gió tán mấy câu. Chứ chưa biết cảm giác say, suy luận thế thôi).
:nguong:
Vâng, đúng thế thụphong ạ. Ngòi bút mải chạy theo cảm xúc, mình không khiến nổi. Thế là tai nạn nghề nghiệp xảy ra. TT hiện cũng đang bị tạm giam mà chẳng thấy đưa ra xét xử gì cả
MocXinh_MumMim
19-09-2009, 08:00 AM
Bài thơ hay là bài thơ xuất phát từ cảm xúc chân thật của tác giả, và khi đọc thơ người ta sẽ đồng cảm được với những dòng cảm xúc ấy. Em nghĩ vậy.
Tường Thụy
19-09-2009, 09:42 AM
Thơ cần diễn đạt đơn giản, hướng tới sự đơn giản:
Thế nào là một bài thơ hay? Băn khoăn như thế vì tôi chẳng được học lý luận cơ bản về vấn đề này, chỉ đọc lõm bõm ở các sách báo.
Thơ cần có cảm xúc, điều đó hẳn nhiều người đồng ý. Nhưng thể hiện bằng bút pháp như thế nào. Riêng tôi, tôi thích những bài thơ viết đơn giản, không cố tạo ra những chữ gọi là tìm tòi không cần thiết, không diễn đạt rối rắm. Đọc lên thấy dễ hiểu mà hay.
Một từ rất thông thường, sử dụng đúng chỗ sẽ trở thành đắt giá.
Việc sáng tạo ra từ mới đương nhiên vẫn rất cần thiết, nếu từ đó có khả năng biểu cảm. Nhưng nhiều khi người ta cố tìm ra chữ mới, chữ lạ hoặc bắt chước chữ gọi là mới lạ của người khác (hiện nay có nhiều chữ nghe là lạ, nhiều người đua nhau dùng, xin miễn ví dụ) Hoặc có chữ chỉ có tác giả hiểu (gọi là thơ đánh đố), nếu người đọc hiểu được thì hiệu quả truyền cảm cũng không hơn gì, nếu không nói là kém những từ ngữ quen thuộc.
Tôi dẫn ra đây hai bài thơ: “Núi đôi” của Vũ Cao và “Gửi em cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật. Hai bài thơ này, xét về chữ chẳng có gì gọi là cố chau chuốt. Nhưng thực ra tác giả đã cố không chau chuốt để được một bài thơ hay. Cố không chau chuốt thì lao động vất vả hơn là cố chau chuốt nhiều. Bài thơ cũng không có câu nào gọi là “đắt”, có nhiều câu như là bê nguyên xi câu nói thường ngày vào thơ, thậm chí có vẻ như còn “quê mùa” hơn câu nói bình thường, chẳng hạn:
"Có lẽ nào anh lại mê em”
“Người tinh nghịch là anh dễ thân”
“Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới hai mơi, trẻ nhất làng”
Vậy mà khi đặt vào toàn bài, thì bài thơ lại rất hay. Đấy lại là những bài thơ nổi tiếng, được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Tôi đã đọc ý kiến của Phạm Tiến Duật ở đâu đó, khi nói đến chuyện có người chê: “thơ gì mà cứ kim kim, nhọn nhọn”, anh nói đại ý rằng: “Tôi không biết đấy có phải là thơ không. Tôi yêu quí cô thanh niên xung phong thì tôi viết sao cho mọi người cũng yêu quí cô thanh niên xung phong như tôi”. Chùm thơ viết về Trường Sơn của Phạm Tiến Duật hầu hết được viết ra bằng bút pháp đó.
Có thể nêu thêm bài "Gửi bác Trần Nhuận Minh" của Trần Đăng Khoa. Bài này đã được bình chọn vào 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20, chữ nghĩa có vẻ dông dài nhưng đọc thì rất thú vị:
Em lông nhông bầu bạn
Với kiến đen chó vàng
Bao nhiêu là giun dế
Đã khiêng vác em lên
Tên tuổi em xủng xoảng
Những mõ ran trống rền…
Tôi viết mấy dòng này với vị trí của một người yêu thơ, một độc giả.
Tường Thụy
02-10-2009, 12:36 PM
Bài thơ hay, trước hết phải được độc giả đón nhận
Tôi nghĩ thế và thấy nhiều bạn cũng có ý kiến như thế. Bài thơ hay phải được độc giả chấp nhận chứ không phải là tác giả “tự sướng”. Tôi đã từng bị “tra tấn” bởi một tác giả phân tích thơ của anh hàng giờ, bài này ý nghĩa thế nào, chữ kia đắt ở chỗ nào, không cần biết tôi có nghe hay không. Thực ra tôi chẳng nhớ (chứ không nói là thuộc) được bài nào của anh cả.
Độc giả ở đây là bạn đọc ít nhiều có khả năng thẩm thơ chứ không phải dạng “đem đàn mà gảy tai trâu”. Nếu không có khả năng thẩm thơ thì tác giả cũng đành “khóc”. Ví dụ một người không quan tâm đến thơ, không đọc thơ bao giờ thì nhất định họ không thể thích mấy bài thơ tôi đã dẫn (trong comment trên) bằng mấy bài thơ lục bát đủ vần trên báo tường chi đoàn.
Tuy vậy, tôi cũng cần đôi câu bàn về ý kiến của độc giả.
Chúng ta thường gặp những lời khen bài này của bạn A hay, bài kia của bạn B hay. Lời khen là rất quí, nhưng không có nghĩa là đại diện cho bạn đọc, mà chỉ là ý kiến cá nhân.
Tôi nói thế không có nghĩa là phủ nhận lời khen, chê. Lời khen chê chân thành và chính xác sẽ có giá trị tham khảo khi đánh giá một bài thơ, một tác giả.
Tôi mong các biên tập viên khi làm việc cần hết sức khách quan, tránh bị chi phối bởi dư luận, không nhìn tên tác giả để chọn.
yeu100C
03-10-2009, 05:43 PM
Bài thơ hay là bài thơ Phale khen hay, bác truongthuy vỗ tay, Nhatnguyet không cau mày và cả làng đều thích. Đơn giản thế mà cứ tranh cãi mãi.
perfect_man
03-10-2009, 06:20 PM
chả có thơ nào hay cả rặt là mơ với chả mộng buồng với lại vu vơ
NHAT NGUYET
03-10-2009, 07:49 PM
chả có thơ nào hay cả rặt là mơ với chả mộng buồng với lại vu vơ
"Buồng với lại vu vơ" câu này hay nhất ! :botay:
Tường Thụy
11-10-2009, 04:16 PM
Trong comment trước, TT nêu ý kiến "Thơ cần diễn đạt đơn giản, hướng tới sự đơn giản". Nay gặp bài viết này, đọc thấy phù hợp bèn đưa về đây cùng các bạn tham khảo:
Dịch Thơ Việt ra… Thơ Ta
Bẵng đi một thời gian, khi làng blogger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch Thơ Việt ra… Thơ Việt (không phải ra Thơ Tây!) tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài. Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm...'
Lâu nay chúng ta thường đọc những tác phẩm văn học nước ngoài hay những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm của người xưa được dịch ra chữ Quốc ngữ.
Một năm trở lại đây, nhà thơ Đỗ Hoàng làm người dịch thơ Việt ra thơ Việt, gây sự chú ý, ngỡ ngàng trong làng văn chương nước nhà. Đỗ Hoàng không phải dịch thơ Việt ra thơ Việt để giải trí, mà anh có chủ đích hẳn hoi.
'Phiên dịch viên' chữ nghĩa, tâm hồn
Hồi trước, khi chưa có blog cá nhân, Đỗ Hoàng đem phô - tô mang phân phát cho bạn bè cùng đọc. Khi có blog, anh tải lên đó tất cả những bài thơ đã dịch của mình.
Thật lạ, từ khi những bài thơ đó được tải lên blog, số người truy cập tăng nhanh, số người comment nhiều, và tạo thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau: đồng tình và phản đối.
Thậm chí có nhiều ý kiến mang tính chất “khủng bố”, làm cho nhà thơ Đỗ Hoàng phải rút lui khỏi blog một thời gian.
Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1982. Anh viết văn, làm thơ và dịch cả thơ chữ Hán.
Tập thơ Tuý thì ca xuất bản năm 2001, anh dịch thơ Đường có những câu rất hay, ví dụ: “Rửa gươm trong sóng bể dâu/ Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn” (Nguyên văn: Tẩy binh điều chi thượng hải ba/ Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo - Bài Chiến thành Nam của Lý Bạch).
Vào một buổi chiều cách đây hơn năm, tôi với Đỗ Hoàng ngồi nhâm nhi mấy cốc bia bên gốc sấu cổ, khi đã ngà ngà, anh liền đọc thơ. Lúc đầu tôi tưởng anh đọc thơ của anh sáng tác, nhưng không phải, mà đó là thơ người khác được anh dịch ra lục bát. Tôi cứ tưởng anh làm cho vui.
Bẵng đi một thời gian, khi làng blogger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch thơ Việt ra thơ Việt tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài.
Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm”. Tôi nghĩ, chắc Đỗ Hoàng còn sợ những tin nhắn trên blog, nên lo xa như vậy. Tôi hứa chỉ dùng một vài dẫn chứng để viết bài, sau đó trả anh ngay, anh mới yên tâm bắt tay tôi phóng xe máy đi nhà in.
Đọc cả tập thơ dịch Đỗ Hoàng đưa, tôi thấy những nhà thơ được anh dịch nhiều nhất là Hoàng Vũ Thuật, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng…
Một lần, hỏi chuyện Đỗ Hoàng, tôi được biết anh dịch thơ Việt ra thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác thơ cách tân, làm thơ bí hiểm, người đọc không hiểu nổi.
Anh và nhà thơ Vương Trọng - hai nhà thơ xuất thân từ thầy dạy Toán là hai đại biểu bảo vệ cách làm thơ truyền thống, bởi “thơ trọng ở tình cảm, đổi mới nội dung mới đáng quý, còn hình thức thơ như chúng ta từng có đã đủ để sáng tác được nhiều bài thơ hay”.
Không những thế, Đỗ Hoàng còn viện dẫn cả Lục Du bên Tàu: “Công phu thâm xứ thi bình dị” (Thơ hay nhất là thơ phải bình dị). Thơ ca làm khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, anh không thể nào chịu nổi.
Cơn “dị ứng” nổi lên, anh lôi ngay bài thơ Mãi viên trà của người bạn thân thiết nhất là Hoàng Vũ Thuật ra dịch. Sáng tạo lại trong cơn xúc động bởi sự ức chế, nên Đỗ Hoàng dịch rất nhanh.
Dịch xong, đọc lại thấy hay, bài thơ như được “nâng cấp”, Đỗ Hoàng liền mang sang nhà nhà thơ Lê Đình Cánh - môt người thơ sành lục bát - đọc cho ông nghe.
Lê Đình Cánh “tiếp sức” cho Đỗ Hoàng bởi những lời khen ngất trời. Đặc biệt ông thích hai câu cuối:
Kết vào nhau tựa thêu thùa
Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây
(nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá).
Không những thế, ông còn khuyến khích Đỗ Hoàng dịch tiếp và gửi in báo.
Được đà, trong một tháng, anh dịch được hơn chục bài. Dịch được bài nào anh xuất bản mồm cho các bạn thơ, bạn rượu của mình nghe. Nhiều người khen ngợi. Thế là anh tung lên mạng.
Nhà thơ Tùng Bách ở tận Vũng Tàu khen trực tiếp trên blog bằng mấy câu lục bát:
Hoan hô bác Đỗ thật cừ
Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà
Nguyên bản em đọc không ra
Xem qua bản dịch thế mà lại hay.
Tôi đã đọc hết những bài thơ của Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng, Trịnh Thanh Sơn… do Đỗ Hoàng dịch. Phải công nhận anh dịch lục bát rất khá. Không có một câu thơ nào lỗi vần. Ý tứ lại chuẩn.
Bài thơ Giấc mơ đi qua của Vi Thùy Linh được anh dịch thành lục bát, nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là “hay một cách bất ngờ”.
Tôi xin trích một khổ thứ hai trong bài thơ đó, nguyên bản:
Đêm qua rơi dải khăn mây
Gió đợi chờ nhau thơ thác
Này đọt yêu thương
Lớn trên tay những mầm khao khát
Bản dịch:
Mây đêm buông xuống bất ngờ
Thơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhau
Tình yêu có phép nhiệm màu
Dồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.
Chuyện chưa có hồi kết
Không giống như dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt, Đỗ Hoàng dịch rất sát nghĩa, song dịch thơ Việt ra thơ Việt, có những chỗ anh “phải thêm lời, ý tứ vào bài thơ mới rõ nghĩa, vì bản chính tắc tị”.
Vì vậy anh bảo nhiều khi phải “nghĩ nát óc” để đọc thơ, luận nghĩa. Đọc để hiểu được thơ của các nhà thơ “đổi mới” đã khó, dịch nó lại càng khó hơn. Khó bởi phải dịch làm sao thật sát, thật hay để người có bài thơ được dịch phải chịu, người đọc, người nghe phải khen.
Thành công cũng có, song thất bại cũng không ít. Nguyên nhân thất bại là do không hiểu nổi bài thơ của tác giả đó nói gì, hoặc phải thêm ý của mình vào quá liều lượng.
Đỗ Hoàng đơn cử một ví dụ nhỏ về tiêu đề một bài thơ của Hoàng Vũ Thuật, có tên Mãi viên trà. Khi mới đọc, Đỗ Hoàng không thể hiểu nổi. Sau này, có dịp vào Đồng Hới, Quảng Bình, anh mới thấy có cái quán tên Mãi Viên Trà mới vỡ lẽ. Thế mà khi dịch, chữ “Mãi Viên Trà” anh không thể nào dịch được, đành để nguyên.
Một lần gặp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ở Đồng Hới, tôi cho anh xem bài thơ Mãi Viên Trà do Đỗ Hoàng dịch. Hoàng Vũ Thuật đọc rất chăm chú. Đọc xong, ngẩng lên anh bảo: “Hoàng dịch rất chuẩn, lục bát có thần”. Nhưng sau đó mặt anh lặng buồn, nhìn ra cửa biển nói tiếp: “Đỗ Hoàng cũ lắm rồi. Bài thơ nào cũng dịch ra lục bát theo âm điệu của thế kỷ 18 thì còn gọi gì là thơ đời nay nữa…”.
Tôi kể lại chuyện Hoàng Vũ Thuật đã nói cho Đỗ Hoàng nghe. Đỗ Hoàng “xù lông” nói cái câu đã từng nói rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi về thơ lục bát: “Thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời. Hoàng Vũ Thuật ngông cuồng!”.
Tôi không dám bình luận gì thêm bởi Đỗ Hoàng đang trong cơn “cuồng nộ”. Chuyện người dịch thơ Việt ra thơ Việt đến nay chưa có hồi kết. Bởi càng ngày càng có nhiều người làm thơ theo lối mới, nghĩa là “không làm thơ theo lối tranh cảnh” như Phạm Quỳnh đã nói, mà thơ của họ đa chiều, lấy sự ám ảnh và nhịp tâm hồn làm trọng. Do đó, người dịch thơ còn phải “lao động” dài dài, và cần phải lao động có năng suất mới đạt được hiệu quả mong muốn.
Rất may, hiện nay Đỗ Hoàng đang làm biên tập ở Tạp chí Nhà Văn, nên có điều kiện thuận lợi hơn. Và tôi nghĩ, không chừng, theo gót anh, có nhiều nhà thơ khác cũng đi dịch thơ Việt ra thơ Việt trong tương lai. Chuyện này dễ gây nên một “cú sốc” trong làng thơ Việt.
Biết đâu, từ đó nảy sinh ra một cuộc tranh luận mang độ nóng cao, tạo đà cho cuộc cách mạng thơ trong giai đoạn mới? Khi đó, tên tuổi Đỗ Hoàng sẽ đi vào lịch sử văn học!
Tôi không muốn bình luận gì về chuyện dịch thơ này, vì người dịch là bạn tôi và người được/ bị dịch cũng là bạn/ đồng nghiệp của tôi. Tôi rất muốn đứng về một phía. Nhớ câu nói xưa “dĩ hoà vi quý”, nên chỉ xin phép được chép ra một bài thơ mà Đỗ Hoàng đã dịch để bạn đọc cùng xem xét, suy ngẫm.
Theo: Trần Quang Đạo
Bản gốc:
Tôi nằm dưới bóng râm thời trang
Kinh nghiệm xanh rì rào thành phố
Đất nước tôi
Những vòng môi mặn đỏ phù sa
Ngọn tầm vông chuyển giao đất trời
Tư duy tâm
Đổi mới
Giấc chiêm bao lịch sử nóng ran
Công trường
Và chiếc nôi đầy đặn ngữ pháp khóc cười
Văn hiến
Đi tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
Mà mất biết bao chùm điện tử
Không hoá giải
Hình quê hương trong khói hát mồ hôi…
Văn Cầm Hải
Bản dịch:
Tôi nằm dưới bóng thời trang
Ôi, kinh nghiệm xanh râm ran phố phường
Đất nước tôi mấy đoạn trường
Phù sa mặn đỏ thêm hường vòng môi!
Ngọn tầm vông chuyển đất trời
Tư duy đổi mới hồn người tâm can!
Chiêm bao lịch sử nóng ran
Công trường sôi động mở mang xứ nghèo
Nôi đầy cười khóc, lời yêu
Nền văn hiến để dệt thêu bóng cờ
Tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
Bao chùm điện tử bất ngờ mất đi!
Muốn hoá giải, phỏng được gì
Mồ côi khúc hát cũng vì hình quê!
Đỗ Hoàng
Nguồn: lucbat.com
(Còn tiếp)
Tường Thụy
13-10-2009, 08:49 AM
VÌ SAO TÔI DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT
Tôi không phải là nhà phê bình chuyên nghiệp, nên thấy thơ thích là đọc, không thích thì thôi. Hơn nữa, tôi là người làm thơ, mà thơ thì trăm người trăm vẻ, người thích kiểu này, người thích kiểu kia, không ai giống ai. Mình chê thơ người ta thì khác nào chị hàng cá nguýt chị hàng thịt. Vậy nên khi các kiểu "thơ " đua nhau ra đời, thậm chí có tác giả thơ được lăng xê này nọ hoặc đoạt những giải thưởng do nhiều tổ chức trao tặng, tôi vẫn mảy may làm im.
Nhưng rồi càng ngày càng thấy nhiều người sa đà vào kiểu viết tắc tỵ hoặc dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống, ba voi không ngọt bát xáo ( tức là đa ngôn) thơ không vần không điệu,,. không giống Việt cũng chẳng ra Tàu, ra Tây. Thơ họ giống như người nước ngoài học 100 tiết tiếng Việt làm thơ Việt; cũng như chúng ta học 100 tiết tiếng Anh làm thơ tiếng Anh! Ấy vậy mà cũng có người hết lời ca ngợi xem đó là cách tân, đổi mới thơ Việt. Thật ra khi đọc kỹ, thì thấy những người viết ấy chẳng có gì là cách tân, đổi mới, họ chỉ khuấy nước đục lên để không ai biết cái ao thơ của họ quá cạn mà tthôi. Họ càng làm tắc tỵ để càng nhiều người không hiểu, để họ càng " thiên tài"!
Lại thêm nhiều người viết bài ca ngợi. Tôi thấy không đúng. Người không hiểu thơ ca ngợi đã đành, người hiểu thơ cũng vì thế này, thế nọ mà ca ngợi là không được. Cái hại cuối cùng không phải là người làm thơ đích thực mà hại cho người đọc. Người đọc hoang mang không biết định hướng thế nào, đâu là thật, đâu là giả, vàng thau lẫn lộn! Họ hoang mang vì họ thấy những nhà phê bình có tên tuổi khen, những nhà thơ có thương hiệu khen. Như vậy thật là bất công!
Tôi thấy tôi phải làm một việc gì đó, họa may cung cấp một thông tin mà tôi cho là chính xác cho người đọc về cái gọi là "Thơ" đang ngự trị văn đàn. Tôi chẳng có diễn đàn nào, thôi chỉ có cách duy nhất là dịch nó ra thơ Việt, vừa cho mình hiểu, biết đâu có người nào đó hiểu cũng được, thế là mừng. Rồi đi đọc chui, xuất bản miệng.
ĐỖ HOÀNG
Nguồn: Lê Thiếu Nhơn:
Tường Thụy
14-10-2009, 11:14 AM
Xin giới thiệu thêm một số bài "dịch" của Đỗ Hoàng:
Lê Văn Ngăn
Nguyên bản
Ở Huế
Những ngày tôi còn ở Huế
lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm
Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người
Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ
Người đi về phía ngày mai
Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự
Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự
Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người
Từ đó
Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiến
Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế
Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình.
( Bài in trên Tạp chí Thơ số 2 – 2008)
Bản dịch
Ở Huế
Những ngày ở Huế còn tôi.
Sông Hương nguồn cội vọng lời yêu thương.
Ngàn sao đang vượt thái dương.
Đợi chờ người bước lên đường vững tin.
Chớp lòa quá khứ hiện in,
Người đi về nẻo lưu hình mốt mai.
Người khuát dù đã khuất rồi.
Như còn sống giữa tình người mến yêu.
Bên người huyền thoại thật nhiều
Quê hương sáng sáng, chiều chiều thiêng liêng.
Giọng quê kiêu hãnh ưu phiền
Dường như có ánh mắt tiên dịu dàng
Bóng hình vô ảnh mênh mang
Nỗi đau dịu lại rỡ ràng niềm thương
Có người dẫn lối phi thường.
Nhìn ra bốn cõi, mở đường tâm linh.
Hướng vào sâu thẳm con tim,
Giàu sang đâu chỉ tiền in cõi còm.
Ngày tôi ở Huế không còn
Sông Hương vắng tiếng người con gọi mình!
Phan Thị Vàng Anh
Nguyên bản
Ngày thư ba ở Hội An
Trăng sáng
Ngư dân ở nhà chơi với vợ
đợi đêm còn ra với phong ba
Trăng sáng
ước bạc, lưới không sao giấu mắt
Cá băng tung tẩy từng đàn
Ngộp thở
Phố cổ oi, đèn lồng vàng và đỏ
Người đi từng đang đổ về phía bờ sông
Sực nhở ra thắt cả lòng
Lúc đi cửa đã không bật đèn.
26-3-2004
(Theo Tập thơ Gửi VB - Phan Thị Vàng Anh)
Bản dịch
Ngày thứ ba ở Hội An
Thường khi trăng đầy sáng
Ngư dân vui vợ nhà.
Đợi khi đêm đen đến
Còn ra với phong ba!
Trong những đêm trăng sáng
Nước ánh bạc, ánh vàng,
Soi rõ cả mắt lưới
Cá tung tăng từng đàn.
Phố cổ oi, ngộp thở.
Đỏ vàng sắc đèn lồng,
Người đi đông đông quá,
Đổ về phía bờ sông.
Sực nhớ thắt cả lòng.
Cửa khép, đèn không bật!
Hà Nội ngày 20 -1 - 2008
Nguyễn Quang Thiều
Nguyên bản
Trong quán rượu rắn
Những con rắn được thủy táng trong rượu
Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ
Một chóp mũ và một đôi giày vải
Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
Người suốt đời lảm nhảm với hư vô
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du
Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
Nọc độc từng tia phun chói trong bình
Người không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò
Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.
( Trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007)
Bản dịch:
Trong quán rượu rắn
Lũ rắn độc bị đem tửu táng
Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
Bò nữa đi qua môi bạc trắng
Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!
Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
Với hư vô lảm nhảm suốt đời!
Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
Ngửa mặt cười khóc mộng du không!
Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chêt!
Nọc độc phun bầm cả đáy vò
Không uống rượu mà uống từng ký ức
Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!
Đêm dài rộng chôn vùi trong quán nhỏ.
Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng.
Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn.
Hát bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hú rất hăng!
Hà Nội ngày 13 - 1 – 2008
Vi Thùy Linh
Nguyên bản
Giấc mơ đi qua
Em gặp mình
Màu xanh mơ ước
Sao trời phiêu linh
Vòm đêm vỡ sáng
Vầng trăng mê mải tròn đầy...
Đêm rơi qua dải khăn mây
Gió đợi chờ nhau thơ thác
Nảy đọt yêu thương
Lớn trên tay những mầm khao khát
Khẻ về sắc cỏ thanh miên...
Và bình minh thở phía trời xa
Ngày lên! Giấc mơ tung cánh
Không gian mở bao đường tuyệt đích
Mùa về thức đợi riêng em
(Theo Đặc Trưng – Thơ)
Bản dịch:
Cách 1:
Giấc mơ đi qua
Em đã gặp lại mình
Trong giấc mơ có thực
Màu xanh dâng mộng ước
Giữa sao trời phiêu linh
Có vòm đêm lóa sáng
Có vầng trăng tròn in...
Đêm rơi dải khăn mây
Gió đợi chờ thơ nhạc
Yêu đương đang nảy đọt
Trên tay mầm khát khao
Về sắc cỏ xanh màu...
Trời xa bình minh rạng
Ngày lên! Mơ tung cánh
Trời mở đường tuyệt vời
Mùa thức đợi em thôi!
Hà Nội ngày 13 - 1 - 2008
Cách 2:
Giấc mơ đi qua
Em như gặp lại chính mình
Bao thanh âm bỗng hiện thành giấc mơ
Màu xanh mộng ước đợi chờ
Sao trời mờ nhạt bên bờ phiêu linh
Vòm đêm vỡ sáng thình lình
Vầng trăng tròn trịa dáng hình ngày xưa!
Mây đêm buông xuống bất ngờ.
Thơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhau.
Tình yêu như phép nhiệm màu
Dồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.
Cỏ xanh, sắc liễu biếc gầy
Bình minh tỏa rạng cho đầy trời xa
Giấc mơ tung cánh tiên nga
Không gian rộng mở đường ra truyệt vời.
Mùa về thức đợi em thôi!
Hà Nội ngày 10 - 9 - 2007
Nguồn: Lê Thiếu Nhơn
Tường Thụy
21-10-2009, 04:28 PM
TT mang vô đây danh sách này để bạn nào quan tâm thì tiện truy cập. Tuy nhiên dư luận cũng nhiều bàn tán
DANH SÁCH 100 BÀI THƠ VIỆT NAM HAY NHẤT THẾ KỶ 20:
1) Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh.
2) Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc.
3) Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính.
4) Tạm biệt Huế - Thu Bồn.
5) Vào chùa - Đồng Đức Bốn
6) Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh.
7) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc - Văn Cao.
8) Núi Đôi - Vũ Cao.
9) Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm.
10) Tràng Giang - Huy Cận.
11) Dọn về làng - Nông Quốc Chấn.
12) Quê hương - Nguyễn Bá Chung.
13) Say đi em - Vũ Hoàng Chương.
14) Miền Trung - Hoàng Trần Cương.
15) Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ.
16) Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ.
17) Nguyệt cầm - Xuân Diệu.
18) Cô bộ đội ấy đã đi rồi - Phạm Tiến Duật.
19) Tây tiến - Quang Dũng.
20) Lên Côn Sơn - Khương Hữu Dụng.
21) Đò lèn - Nguyễn Duy.
22) Chiều - Hồ Dzếnh.
23) Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà.
24) Cha tôi - Lê Đạt.
25) Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm.
26) Núi mường Hung dòng sông Mã - Cầm Giang.
27) Mắt buồn - Bùi Giáng.
28) Hai sắc hoa tigôn - T.T.KH.
29) Đọc thơ Ức Trai - Sóng Hồng.
30) Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh.
31) Trở về quê nội - Ca Lê Hiến.
32) Đêm mưa - Hoàn.
33) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền - Thi Hoàng.
34) Cửu Long giang ta ơi - Nguyên Hồng.
35) Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
36) Nỗi niềm Thị Nở - Quang Huy.
37) Đường khuya trở bước - Đinh Hùng.
38) Người về - Hoàng Hưng.
39) Đồng chí - Chính Hữu.
40) Khi con tu hú - Tố Hữu.
41) Lên Cấm sơn - Thôi Hữu.
42) Lời nói dối nhân ái - Trang Thế Hy.
43) Gánh nước đêm - Á Nam Trần Tuấn Khải.
44) Tỳ bà - Bích Khê.
45) Gửi bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa.
46) Thu điếu - Nguyễn Khuyến.
47) Bến Mi Lăng - Yến Lan.
48) Tháp Chàm - Văn Lê.
49) Ông đồ - Vũ Đình Liên.
50) Đèo cả - Hữu Loan.
51) Viếng bạn - Hoàng Lộc.
52) Tiếng thu - Lưu Trọng Lư.
53) Nhớ rừng - Thế Lữ.
54) Một vị tướng về hưu - Nguyễn Đức Mậu.
55) Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây.
56) Dặn con - Trần Nhuận Minh.
57) Hội Lim - Vũ Đình Minh.
58) Khóc người vợ hiền - Tú Mỡ.
59) Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ.
60) Quê hương - Giang Nam.
61) Thị Màu - Anh Ngọc.
62) Nhớ - Hồng Nguyên.
63) Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn.
64) Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi.
65) Nhớ máu - Trần Mai Ninh.
66) Mẹ - Nguyễn Ngọc Oánh.
67) Bông và mây - Ngô Văn Phú.
68) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương - Việt Phương.
69) Đợi - Vũ Quần Phương.
70) Tên làng - Y Phương.
71) Lời mẹ dặn - Phùng Quán.
72) Có khi nào - Bùi Minh Quốc.
73) Tự hát - Xuân Quỳnh.
74) Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa.
75) Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao.
76) Người đẹp - Lò Ngân Sủn.
77) Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo.
78) Tống biệt hành - Thâm Tâm.
79) Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo.
80) Đất nước - Nguyễn Đình Thi.
81) Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều.
82) Nghe tiếng cuốc kêu - Hữu Thỉnh.
83) Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông.
84) Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông.
85) Bến đò ngày mưa - Anh Thơ.
86) Thăm lúa - Trần Hữu Thung.
87) Cổ lũy cô thôn - Phạm Thiên Thư.
88) Nói sao cho vợi - Thu Trang.
89) Mưa đêm lều vó - Trần Huyền Trân.
90) Bên mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng.
91) Nhớ Huế quê tôi - Thanh Tịnh.
92) Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ.
93) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
94) Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui.
95) Em tắm - Bạc Văn Ùi.
96) Một ngày ta ngoái lại - Đinh Thị Thu Vân.
97) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên.
98) Bếp lửa - Bằng Việt.
99) Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ.
100) Thương vợ - Trần Tế Xương
xa vắng
18-12-2009, 04:51 AM
Em chỉ là người học đòi làm thơ thôi :D . Nhưng em có một số ý kiến sau:
Về mặt chủ quan, tác giả phải đưa được hồn cũng như cảm xúc thực sự vào thơ. Chính bản thân họ cũng tâm đắc với bài thơ đó. (Biết mình)
Về mặt khách quan, độc giả có thể chia thành 2 đối tượng: am hiểu văn thơ và không. Nếu là độc giả không am hiểu văn thơ, thì họ sẽ đánh giá những bài thơ có vần điệu, dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận, nói chung dễ đi vào lòng người là hay (thơ bình dân). Nếu độc giả am hiểu văn thơ thì họ chờ đợi nhiều hơn về tính nghệ thuật, tính độc đáo, sự trau chuốt câu từ, sự sắp xếp vần điệu, ý tứ sâu xa... của bài thơ được đánh giá là hay (thơ bác học). (Biết người)
Ngày xưa em là dân tự nhiên nên có gì không phải mong các anh chị bỏ qua cho. :D
kehotro
18-12-2009, 11:41 AM
Theo KHT thì thơ hay là thơ phải có độ rung. Không cần lời lẽ thâm thúy cao xa, không cần dùng mỹ từ trau chuốt. Miễn đọc mà cảm thấy con tim như phản hồi theo từng nốt thăng trầm. Cảm thấy sống lưng như có cái gì chạy suốt lên tận đỉnh đầu tê buốt và cảm thấy mắt bỗng nhòe đi thì đó là thơ hay. Bởi vì nó không chỉ có cái xác mà còn có cả cái hồn!
thuphong
01-04-2010, 12:15 AM
.
font: 1em sans-serif; background-color: #ffffff; border: solid 1px; border-color: #e6e6e6; padding: 0.2em; margin-bottom: 0.3em; height: 1.15em; width:195px">http://img718.imageshack.us/img718/5851/screenshotyy.jpg</textarea>
</div>
<div class="listbox">
<label><a href="#" onClick="pageTracker._trackEvent('new-done-click','link-widget-click');" rel="overlay">Widget Code</a> <a href="#" class="tt" style="cursor:help"><img src="/images/blue/help.gif" width="17" height="16" style="vertical-align:middle
Nhân bàn về thơ hay.
Mihai Eminescu là người viết thơ tình nổi tiếng của Rumani. Thơ ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới cũng có một bài thơ "Gửi nhà bình luận thơ tôi" theo tôi thì nó có liên quan đến chủ đề ta đang bàn "thế nào là một bài thơ hay" nên post lại đây chia sẻ với các bạn
Criticilor mei
Multe flori sunt, dar puţine
Rod în lume o să poarte,
Toate bat la poarta vieţii,
Dar se scutur multe moarte.
E uşor a scrie versuri
Când nimic nu ai a spune,
Înşirând cuvinte goale
Ce din coadă au să sune.
Dar când inima-ţi frământă
Doruri vii şi patimi multe,
Ş-a lor glasuri a ta minte
Stă pe toate să le-asculte,
Ca şi flori în poarta vieţii
Bat la porţile gândirii,
Toate cer intrare-n lume,
Cer veştmintele vorbirii.
Pentru-a tale proprii patimi,
Pentru propria-ţi viaţă,
Unde ai judecătorii,
Ne'nduraţii ochi de gheaţă?
Ah! atuncea ţi se pare
Că pe cap îţi cade cerul:
Unde vei găsi cuvântul
Ce exprimă adevărul?
Critici voi, cu flori deşerte,
Care roade n-aţi adus -
E uşor a scrie versuri
Când nimic nu ai de spus.
Gửi nhà bình luận thơ tôi (Người dịch: Thứ Dân)
Bao hoa tươi thắm nở trên đời
Kết trái ngọt thơm chỉ ít thôi
Cố gõ cửa đời vào cuộc sống
Mà vô vàn đoá phải tàn rơi
Làm thơ là việc dễ chi bằng
Nếu chẳng có gì để nói năng
Đặt chữ cao siêu thành hàng lối
Sau còn công việc phải gieo vần
Nhưng nếu tim ta ám ảnh tràn
Lửa đam mê cháy rực tâm can
Tơ lòng say đắm ngân vang mãi
Tim muốn nghe hoài khúc tình xuân?
Bao đoá hoa chờ cửa tồn sinh
Muốn qua bằng được ngưỡng tâm linh
Để vào thế giới muôn màu sắc
Cần mượn hồn thơ giãi mối tình
Thơ là rung cảm chính lòng anh
Là mạng sống anh gắn hồn văn
Sao Ngài đem mắt đầy băng giá
Phán xét mà tâm chẳng công bình?
Lẽ nào ca giọng chẳng phân minh
Mà tưởng trời rung đất chuyển mình?
Nếu viện đôi lời vì chân lý
Ngài đâu tìm nổi lý chân thành
Hỡi nhà bình luận, hoa thui chột
Xin nhớ: Làm thơ dễ chi bằng
Khi chẳng có gì để nói năng
Nhớ đấy, loài hoa không trái ngọt!
Tường Thụy
20-04-2010, 09:01 AM
Hôm nay, tôi xin bàn đôi chút sang thơ Đường Luật
Chúng ta hay nói đến làm thơ như thế nào cho đúng luật chứ ít khi bàn tới viêc làm thơ thế nào cho hay.
Việc dạy thơ chẳng qua là đưa ra những kiến thức cơ bản. Ở lớp, bắt buộc phải theo luật là lẽ đương nhiên. Nhưng thầy không bắt chúng ta khi xuống núi cứ phải bo bo giữ lấy khuôn khổ ấy. Chính vì thiếu sáng tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng nên ta mới khư khư giữ lấy mấy công thức đã học được, coi là vốn đủ để bắt bẻ, chê bai, thậm chí hù dọa người khác.
Thế nên có chuyện chuyện người nọ đứng bên trên chê người kia mắc lỗi phong yêu, hạc tất, bình đầu, thượng vĩ … mà không cần biết đến bài thơ có hồn vía hay không. Đây là chuyện không hiếm.
Góp ý cho nhau là quí, nhưng chê bai, tự phụ là phẩm chất không chấp nhận được của người làm thơ Đường Luật.
Để nắm được luật không khó và không mất nhiều thời gian. Nhưng để làm nên bài thơ hay ít ra phải mất cả cuộc đời, có nghĩa là cả đời chưa chắc.
Thầy bcdt khi dạy chỉ nói, ví dụ: “chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu không được cùng thanh” hoặc “chữ thứ 4 và thứ 7 của câu không được trùng thanh”, v.v…, chứ thầy cũng không hề dùng đến chữ phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận … phòng trường hợp học trò không hiểu.
Thực tế, có những bài thơ phạm luật nhưng lại hay hơn những bài thơ cố gò cho đúng luật. Vì sao vậy? Vì khi gò cho đúng luật, ta đã bỏ đi những câu chữ đắt giá.
Luật là để làm cho thơ hay lên, chứ thơ không thể làm nô lệ cho luật. Chính vì không hiểu điều này nên khi làm, người ta cố gò theo luật làm cho thơ trở nên xơ xứng, khó đi vào lòng người đọc.
Tôi xin dẫn ra một ví dụ:
Hãy đọc lại bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà "thiếu chữ", “học chưa tới”. Khó hiểu thay.
hahaha
20-04-2010, 09:26 AM
Theo iem thì cảm nhận thơ hay hay dở là do người đọc và thay đổi theo không gian và thời gian, hiện nay thì tạm coi thơ hay là thơ được đăng báo có phải không ạ?:D:D:D
Huyzozo
20-04-2010, 09:54 AM
Iem cũng được học thơ ĐL của Thầy Bcdt. Trong lớp học Thầy bắt lỗi rất nghiêm và chỉ ra lỗi nên tránh cho các học trò. Thỉnh thoảng iem cũng trao đổi chuyên môn về thơ ĐL với cô giáo PL và rút ra được một chút cơ bản là khi mần thơ ĐL thì có thể sử dụng bất luận (chữ thứ 1-3-5 trong câu bất luật) như của BHTQ nhưng 2-4-6 thì phải phân minh (chữ 2-4-6 trong câu thì phải đúng luật). Nếu 1 bài thơ Đường Luật mà chữ thứ 2-4-6 cũng bất luật thì theo cá nhân iem đó không được gọi là 1 bài thơ ĐL mà có thể coi là Đường...chợ.
Còn các lỗi khác như Hạc tất, phong yêu, nữu, bình đầu...cũng nên cố gắng tránh. Bài thơ sẽ hay hơn.
phale
20-04-2010, 10:11 AM
Hôm nay, tôi xin bàn đôi chút sang thơ Đường Luật
Chúng ta hay nói đến làm thơ như thế nào cho đúng luật chứ ít khi bàn tới viêc làm thơ thế nào cho hay.
Việc dạy thơ chẳng qua là đưa ra những kiến thức cơ bản. Ở lớp, bắt buộc phải theo luật là lẽ đương nhiên. Nhưng thầy không bắt chúng ta khi xuống núi cứ phải bo bo giữ lấy khuôn khổ ấy. Chính vì thiếu sáng tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng nên ta mới khư khư giữ lấy mấy công thức đã học được, coi là vốn đủ để bắt bẻ, chê bai, thậm chí hù dọa người khác.
Thế nên có chuyện chuyện người nọ đứng bên trên chê người kia mắc lỗi phong yêu, hạc tất, bình đầu, thượng vĩ … mà không cần biết đến bài thơ có hồn vía hay không. Đây là chuyện không hiếm.
Góp ý cho nhau là quí, nhưng chê bai, tự phụ là phẩm chất không chấp nhận được của người làm thơ Đường Luật.
Để nắm được luật không khó và không mất nhiều thời gian. Nhưng để làm nên bài thơ hay ít ra phải mất cả cuộc đời, có nghĩa là cả đời chưa chắc.
Thầy bcdt khi dạy chỉ nói, ví dụ: “chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu không được cùng thanh” hoặc “chữ thứ 4 và thứ 7 của câu không được trùng thanh”, v.v…, chứ thầy cũng không hề dùng đến chữ phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận … phòng trường hợp học trò không hiểu.
Thực tế, có những bài thơ phạm luật nhưng lại hay hơn những bài thơ cố gò cho đúng luật. Vì sao vậy? Vì khi gò cho đúng luật, ta đã bỏ đi những câu chữ đắt giá.
Luật là để làm cho thơ hay lên, chứ thơ không thể làm nô lệ cho luật. Chính vì không hiểu điều này nên khi làm, người ta cố gò theo luật làm cho thơ trở nên xơ xứng, khó đi vào lòng người đọc.
Tôi xin dẫn ra một ví dụ:
Hãy đọc lại bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà thiếu chữ, “học chưa tới”. Khó hiểu thay.
Đọc bài này là biết anh nói PL. Nhưng có lẽ anh đã nghĩ sai vấn đề nên mới có cm này.
PL xin trao đổi thẳng thắn ở đây, để tránh gây hoang mang cho nhiều người không hiểu rõ nội tình.
Chuyện bắt nguồn từ cuộc nói chuyện trên YH giữa PL và anh TT về bài thơ này của anh:
DUYÊN XUÂN
Sao cái tơ duyên cứ mặn mà
Dẫu rằng mỗi tuổi mỗi xuân qua
Nói già, đã hẳn không còn trẻ
Bảo trẻ, xem ra chửa tới già
Rượu nhạt dăm ly thôi kể cũng
Thơ vui mấy vận tạm gọi là
Vợ còn gạ gẫm thằng cu nữa
Khoản ấy còn lâu em mới tha.
TT
PL đã góp ý với anh về chữ "gọi" thất luật.
Vì theo PL thì đã là thơ đường luật thì không thể thất luật ở các vị trí 2, 4, 6.
Nếu như anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường thì PL cũng không cất công góp ý.
PL học thầy, hiểu rõ lời thầy, hướng dẫn lại cho bạn bè cũng theo như những gì thầy đã hướng dẫn. "Học biết luật để tránh, nhưng vẫn ưu tiên ý hơn luật", chứ chưa từng chê bai thơ ai phạm thi bệnh. Sao có thể có chuyện:
"Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà thiếu chữ, “học chưa tới”. Khó hiểu thay."
Tường Thụy
20-04-2010, 10:47 AM
Theo iem thì cảm nhận thơ hay hay dở là do người đọc và thay đổi theo không gian và thời gian, hiện nay thì tạm coi thơ hay là thơ được đăng báo có phải không ạ?:D:D:D
Thơ đăng báo đã qua một đội ngũ biên tập chuyên nghiệp, nhìn chung có thể tin cậy. Nhưng anh thấy không thiếu những bài chất lượng kém em ạ
Tường Thụy
20-04-2010, 10:48 AM
Iem cũng được học thơ ĐL của Thầy Bcdt. Trong lớp học Thầy bắt lỗi rất nghiêm và chỉ ra lỗi nên tránh cho các học trò. Thỉnh thoảng iem cũng trao đổi chuyên môn về thơ ĐL với cô giáo PL và rút ra được một chút cơ bản là khi mần thơ ĐL thì có thể sử dụng bất luận (chữ thứ 1-3-5 trong câu bất luật) như của BHTQ nhưng 2-4-6 thì phải phân minh (chữ 2-4-6 trong câu thì phải đúng luật). Nếu 1 bài thơ Đường Luật mà chữ thứ 2-4-6 cũng bất luật thì theo cá nhân iem đó không được gọi là 1 bài thơ ĐL mà có thể coi là Đường...chợ.
Còn các lỗi khác như Hạc tất, phong yêu, nữu, bình đầu...cũng nên cố gắng tránh. Bài thơ sẽ hay hơn.
Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.
Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
phale
20-04-2010, 11:03 AM
Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.
Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
Luật thơ đường luật, ngoài việc tham khảo giáo án của thầy Bcdt mà anh đã học, anh có thể tham khảo ở đây:
- http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_lu%E1%BA%ADt
Hoặc tìm đọc cuốn:
- Thi pháp thơ đường (Thư gởi các bạn ham thích đường luật) của Quách Tấn
Huyzozo
20-04-2010, 11:05 AM
]Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.
Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
Hê hê hê...Em đã nói rất rõ là ý kiến của cá nhân em thôi anh TT à, cũng như quan điểm của anh về bài thơ ĐL có thể thất luật thoải mái...chứ không có ý kiến chê bai, giễu cợt thơ ai cả.
Quan điểm của H là không phải ngẫu nhiên người ta ghép thêm chữ "Luật" vào sau chữ "Đường". Nếu một bài thơ mà không đúng luật tối thiểu thì sao lại gọi là thơ ĐL được. Còn gọi thơ "Đường chợ", hay "Đường phèn", hay "Đường tự do" gì gì đó thì tùy cách của từng người, nhưng chắc chắn sẽ ít người gọi là ĐL.
Trong một bài thơ ĐL có nhưng lỗi có thể chấp nhận được, nhưng cũng có những lỗi tối kỵ. H nghĩ anh TT nên phân biệt rõ ràng được những lỗi đó chứ không đánh đồng nhau kiểu anh mắc lỗi này thì tôi có thể mắc lỗi kia...anh ạ.
phale
20-04-2010, 11:12 AM
PL xin trích một phần từ sách Quách Tấn.
PHÉP DỤNG TỰ
Thơ Đường thường dùng thực tự ít dùng hư tự.
Các nhà thi học đời sau thường nhận xét rằng: "Thơ mà dùng hư tự không hay". Đó là lời của Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên. Người đồng thời cùng họ Triệu là Phạm Phanh nói thêm: "Thơ dùng nhiều thực tự thì mạnh, dùng nhiều hư tự thì yếu". Tạ Trăn cũng nói: "Dùng nhiều thực tự thì ý giản mà câu mạnh, dùng nhiều hư tự thì ý phồn mà lời yếu".
Xét kỹ thì Cổ Thi thường dùng hư tự, Luật Thi thường dùng thực tự. Đường nhân hay dùng thực tự, Tống nhân hay dùng hư tự.
Nói là chuyên dùng, ưa dùng ... là chuyên dùng nhiều, ưa dùng nhiều tự loại này hơn tự loại kia đó thôi. Hư tự dùng để đẩy đưa lời thơ, để gắn nối chữ này với chữ nọ. Dùng nhiều thực tự quá câu thơ thành nặng nề. Dùng nhiều hư tự quá câu thơ trở nên lỏng lẻo bên lời, cạn cợt bên ý. Phải sử dụng sao cho thích ứng, cho cân xứng. Như thế mới là diệu thủ.
Trong làng thơ Quốc âm, bà Huyện Thanh Quan hay dùng thực tự, bà Hồ Xuân Hương hay dùng hư tự. Tôn Thọ Tường thường dùng thực tự, Trần Tế Xương thường dùng hư tự.
Dùng nhiều thực tự thì thơ cô đọng chững chàng. Dùng hư tự vừa phải thì thơ nhẹ nhàng bay bướm. Xin dẫn chứng:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Bà Huyện Thanh Quan)
Bát canh Quảng Võ ơn còn nhớ
Chén rượu Hồng Môn lệ khó ngăn
(Tôn Thọ Tường)
Tóc vướng hơi hương vườn thúy liễu
Lòng nương tiếng địch bến vi lô
(Tú Xương)
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
(Bà Huyện Thanh Quan)
Nghi ngút tro tàn nền đạo nghĩa
Lờ mờ bụi đóng cửa trâm anh
(Tôn Thọ Tường)
Thà không trời đất không chi cả
Còn có non sông có lẽ nào
(Phan Sào Nam)
Chiếc bá buồn vì phận mỏng mênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
Cầm lái mặc ai lăm đổ bến
Giang chèo thây khách rắp xuôi ghềnh
Ấy ai thăm ván căm lòng vậy
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh
(Hồ Xuân Hương)
Đó là những câu dùng hư tự nhiều mà hay, nhất là câu thơ của Phan Sào Nam thật là hy hữu.
Dùng hư tự mà không khéo thì câu thơ thành non nớt, không truyền được cảm, mặc dù trong thơ có nhiều tình:
Trên đài hiu hắt ngọn đèn hoa
Gang tấc xem bằng mấy dặm xa
Một kiếp đã đành rằng để vậy
Chín trùng có thấu đến chăng là
Ỏi tai ngán nỗi đàn ve gảy
Tan mặt buồn tênh cái nhện sa
Ví biết thân này chi khó bấy
Quyền môn chen chúc chẳng bằng thà
Đó là một bài thơ được truyền tụng nhan đề CUNG OÁN.
Trong sách "Phép làm thơ" của Diên Hương chép là của Ôn Như Hầu. Theo Quách Tấn nhận xét thì không phải, vì bút pháp của Ôn Như Hầu rất già dặn, chải chuốt. Thơ trong Cung Oán Ngâm Khúc đã nổi danh là điêu luyện đến mức, và những câu sau đây, chỉ vài câu còn truyền tụng thôi, cũng đủ chứng minh rằng những câu thơ quá dễ dãi trên đây không phải là di sản của Ôn Như Hầu:
Cõi thế lênh đênh thuyền hạo kiếp
Lẽ trời lồng lộng võng huyền cơ
(Cảm tác - Ôn Như Hầu)
Man mác cảnh đâu ngoài vạn dặm
Bâng khuâng chuyện những mấy trăm năm
(Nghe ếch kêu - Ôn Như Hầu)
Lời thơ tự nhiên, lưu loát chớ không quê vụng như bài CUNG OÁN trên.
Bài CUNG OÁN có nhiều chữ dư, tức là những chữ không cần thiết, chỉ đem vào cho đủ vế mà thôi. Chúng ta nên tránh.
Chẳng những tránh dùng chữ thừa, mà còn tránh dùng một chữ đến 2 hoặc 3 lần, trừ khi cố ý nhấn mạnh, cố ý làm nổi bật một tứ thơ.
Lỗi bị trùng chữ rất thường xảy ra. Đến các bậc lão luyện vẫn nhiều khi vấp phải. Như Tố Như trong bài Vọng Phu Thạch.
Nhưng vì bài thơ có giá trị của viên ngọc liên thành, cho nên những vết nhỏ kia có thể bỏ qua. Tuy nhiên nếu viên ngọc toàn mỹ thì càng quý bội phần.
Tản Đà thỉnh thoảng cũng không tránh khỏi. Tiên sinh có bài THEO VOI ĂN BÃ MÍA cũng bị phạm lỗi này.
Chúng ta không phải như Tố Như, Tản Đà nên đừng bắt chước.
Huống nữa đã là lỗi thì dù là của bậc đại gia văn chương đi nữa cũng không nên lấy đó làm gương.
Tránh những chữ vô dụng, tránh những chữ trùng điệp.
Lại còn phải tránh:
1. Điệp thanh.
2. Điệp âm.
3. Điệp vận.
(copy nguyên văn trong sách)
Trong bài PHÉP DỤNG TỰ có đề cập đến việc bài thơ phải tránh:
1. Điệp thanh
2. Điệp âm
3. Điệp vận
Hôm nay xin được tiếp tục bàn về ba điểm trên. Trong phạm vi bài này chỉ bàn về Thơ Thất Ngôn Luật Thi mà thôi (Thơ Ngũ Ngôn Luật Thi sẽ bàn vào một dịp khác).
1. Điệp thanh:
Chữ thứ 4 và chữ thứ 7 trong các câu luật trắc vần bằng. Hai chữ ấy đều bình thanh thì thượng đoản hạ trường, hoặc ngược lại (thượng trường hạ đoản), chớ đừng dùng cả hai hoặc đều đoản hay đều trường.
Thí dụ 1 (cả hai đều cùng đoản bình thanh):
Thành Loa vừa thấy xây vua Thục
Ải Lạng quanh coi đuổi giặc Ngô
(Nguyễn Đỉnh Ngọc)
Câu thơ không có tiếng ngân, hơi thơ đọc xong là đứt không đủ sức đi vào lòng người đọc người nghe.
Tuy vậy vẫn còn đỡ hơn chữ thứ 4 và chữ thứ 7 đều cùng trường.
Thí dụ 2 (cả hai đều cùng trường bình thanh):
Nõn nà sắc nước nhờ ơn nước
Ngào ngạt hương trời ngát dặm trời
(Lê Thánh Tôn)
Câu thơ quặp ở giữa lưng như bụi chuối bị gió thổi gãy, âm hưởng nghe chìm lỉm như tiếng trống bị đùn da. Lỗi này nên tránh.
Thượng đoản hạ trường hoặc thượng trường hạ đoản thay đổi nhau thì câu thơ mới hài hảo.
Tuy nhiên nếu chữ thứ 4 có một trường bình thanh đứng kề thì câu thơ lại đọc nghe êm tai.
Thí dụ:
Thay mười tám triệu người ăn nói
Mở bốn ngàn năm mặt nước non
(Trần Tế Xương)
Mấy hàng tóc bạc từng dâu bể
Một tấm lòng son giải núi sông
(Đặng Xuân Bảng)
Nói tóm lại trong một câu Thất Ngôn thì có hoặc 4 tiếng bằng 3 tiếng trắc, hoặc 4 tiếng trắc 3 tiếng bằng thì những tiếng bằng trắc ấy phải có thanh độ khác nhau, câu thơ mới giàu âm nhạc. Trong mỗi câu ít nhất là phải có 1 tiếng trường bình thì nghe mới êm. Nhưng chớ nên dùng nhiều trường bình quá. Nhiều trường bình làm cho câu thơ yếu ớt, giọng trầm trầm khó nghe. Trong một câu Thất Ngôn có 4 tiếng bằng thì dùng 2 tiếng trường bình là vừa. Nếu một câu có 3 tiếng bằng mà dùng trường bình cả 3, hoặc 4 tiếng bằng mà dùng đến 3 trường bình thì câu thơ nghe không được du dương trầm bổng, mặc dù không phạm lỗi gì cả.
Thí dụ:
Trời làm đá nát lại vàng sôi
Thiên hạ trông mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi
Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi
Tình cảnh nhà ai nông nổi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi
(Trần Tế Xương)
Chúng ta nhận thấy câu đầu có 3 trường bình thanh trên 4, âm thanh nghe không được hài mỹ bằng những câu mà thanh độ điều hoà là các câu dưới.
(copy trong sách)
2. Điệp âm:
(Chép trong sách ra)
Điệp thanh thì bằng vào thanh độ và chú trọng hai bình thanh là đoản bình và trường bình.
Về điệp âm thì lưu ý đến những tiếng cùng một âm căn, như ban bàn bán bản bãn bạn, thanh thành thánh thảnh thãnh thạnh ... những chữ mà một hay nhiều mẫu tự đứng trước hoặc đứng sau giống nhau, như ba bốn bữa, mây man mác, núi nặng nề ... bối rối mối, mây vây cây v.v... Những chữ đồng âm mà để gần nhau, nhất là ba hoặc bốn chữ cùng một lượt, thì nghe như nói cà lăm, nói lắp bắp, rất chướng tai (cacophonie).
Thí dụ:
Thượng toạ thiền trung sư sự sứ
Đình tiền túy tửu phụ phù phu
Đường về xóm cũ mây man mác
Nhớ đến người xưa nặng nỗi niềm
Gặp mặt cô nàng tôi bối rối
May nhờ lúc ấy tối rồi thôi
Chúng ta cùng đọc và nhận xét bài thơ sau đây:
Vô Đề
Tiếng gà bên gối tẻ tè te
Bóng ác trông ra loé loẽ loè
Non mấy trùng cao chon chót vót
Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
Chim tình bậu bạn kìa kia kĩa
Ong nghĩa vua tôi nhẹ nhẻ nhe
Danh lợi không màng ti tí tị
Ngủ trưa chưa dậy khỏe khòe khoe
Nguyễn Thượng Hiền
3. Điệp vận:
Tương tự như điệp thanh. Điệp vận ở chữ thứ 4 và chữ thứ 7.
Nhất là ở những câu luật trắc vần bằng.
Thí dụ:
Người hỡi Nghiêm Lăng có biết chăng
Lòng ta ý gã mấy ai bằng
Thôi thôi dại sớm thời khôn sớm
Nhắn kẻ chưa què chớ vội khoe
Hai đứa chung dòng nước Cửu Long
Thương nhau chẳng gặp nát tan lòng
Bẽ bàng lối cũ hoa chào gió
Thổn thức canh trường nhạn khóc sương
Quyên rầu rĩ tiếng chùng dây sắt
Nhạn lẻ loi đường thẹn bóng gương
Đứng chéo trông theo cảnh hắt heo
Đường đi thiên thẹo quán cheo leo
Khi dang thẳng cánh bù khi cúi
Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Xiếu mai chi dám tình trăng gió
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh
Thơ Thất Ngôn chẳng những tránh điệp vận ở những câu có vần, mà phải tránh cả ở những câu không vần nữa. Và chẳng những phải tránh ở chữ thứ 4 thứ 7, mà còn phải tránh cả ở những chữ thứ 2 và thứ 7 nữa.
Thí dụ:
Tình quê ấp ủ mùi hương cũ
Tin bạn mơ màng bóng nhạn xa
Nghĩ mình vốn cũng đa tình lắm
Mà dạ người thương chẳng tỏ tường
Điệp vận ở chữ thứ 4 và thứ 7 gọi là Đại Vận.
Điệp vận ở chữ thứ 2 và thứ 7 gọi là Tiểu Vận.
Cả hai đều là bệnh của thơ.
Những điểm này sẽ được nói thêm trong phần Thi Bệnh sắp tới.
Trong phần trước nói về PHÉP DỤNG TỰ, và bàn về làm thơ nên tránh những điệp thanh, điệp âm, điệp vận, tức là tránh những bệnh của thơ.
Thi bệnh không phải chỉ có bấy nhiêu, mà còn hàng chục bệnh khác nữa.
Sau đây là phần trích bàn về:
THI BỆNH
Từ đời Tấn trở về trước, làng thơ không nói đến thi bệnh mặc dù bệnh đã có từ xưa. Đến đời Lục Triều (221-581) sang đời Tùy (581-621), các thi nhân gây ra phong trào nghiên cứu thanh vận, Thẩm Ước đề xướng thuyết Tứ Thanh, Bát Bệnh, được phần đông tao khách hưởng ứng, đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn.
Ngũ Ngôn ở đây là Ngũ Ngôn cổ thể.
Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Luật Thi đến đời Đường, nghĩa là gần nửa thế kỷ sau mới sản xuất.
Cho nên tám bệnh của Thẩm Ước đưa ra không đem áp dụng vào thơ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn Đường Luật được. Mà chúng ta giảng cứu đây là giảng cứu về Luật Thi. Tuy vậy tưởng chúng ta cũng nên biết qua để làm giàu thêm cho cái vốn học vấn.
Trước hết chúng ta nên biết rằng tám bệnh kia không phải Thẩm Ước đặt ra. Chính cũng như những bệnh dịch hạch dịch tả, bệnh phong bệnh lao ... ở ngoài đời. Những thi bệnh đã có trong thơ từ khi mới có thơ và thơ càng phát triển, thi bệnh càng sanh thêm nhiều. Thẩm Ước chỉ có công phát hiện và đặt cho mỗi bệnh cái tên. Để cho khách tri âm dễ nhận thấy bệnh, họ Thẩm mới giải rõ bệnh lý, mới tả rõ bệnh trạng, mới thuyết rõ bệnh căn.
Nhận thấy được bệnh rồi thì tránh bệnh hoặc trị bệnh không đến nỗi khó khăn.
(chép trong sách ra)
Sau khi Thi luật được điển chế thi phần nhiều bệnh của Thơ Ngũ Ngôn không còn chỗ để xâm nhập. Song những bệnh này bị diệt trừ thì những bệnh khác lại sanh sản. Bởi hễ đời còn người, người dẫu đã văn minh tiến bộ đến đâu, vẫn còn bệnh; thì thơ còn chữ, dù chữ đã tinh luyện đến đâu, cũng vẫn còn bệnh như đời. Cho nên khách làng thơ Đường luật vẫn dùng những bệnh danh của Thẩm Ước để gọi những bệnh mới sanh trong thơ Cận Thể và tương tợ với những bệnh trong thơ Cổ Thể. Danh tuy đồng nhưng bệnh căn và bệnh trạng đều khác. Để bớt rườm rà, ở đây chỉ nói về những bệnh trong Thất Ngôn Luật Thi.
(chép trong sách ra)
Tám bệnh danh của Thất Ngôn Luật Thi là:
1. Bệnh Bình Đầu
2. Bệnh Thượng Vỹ
3. Bệnh Phong Yêu
4. Bệnh Hạc Tất
5. Bệnh Bàng Nữu
6. Bệnh Chánh Nữu
7. Bệnh Đại Vận
8. Bệnh Tiểu Vận
Tường Thụy
20-04-2010, 11:46 AM
Đọc bài này là biết anh nói PL. Nhưng có lẽ anh đã nghĩ sai vấn đề nên mới có cm này.
PL xin trao đổi thẳng thắn ở đây, để tránh gây hoang mang cho nhiều người không hiểu rõ nội tình.
Chuyện bắt nguồn từ cuộc nói chuyện trên YH giữa PL và anh TT về bài thơ này của anh:
DUYÊN XUÂN
Sao cái tơ duyên cứ mặn mà
Dẫu rằng mỗi tuổi mỗi xuân qua
Nói già, đã hẳn không còn trẻ
Bảo trẻ, xem ra chửa tới già
Rượu nhạt dăm ly thôi kể cũng
Thơ vui mấy vận tạm gọi là
Vợ còn gạ gẫm thằng cu nữa
Khoản ấy còn lâu em mới tha.
TT
PL đã góp ý với anh về chữ "gọi" thất luật.
Vì theo PL thì đã là thơ đường luật thì không thể thất luật ở các vị trí 2, 4, 6.
Nếu như anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường thì PL cũng không cất công góp ý.
PL học thầy, hiểu rõ lời thầy, hướng dẫn lại cho bạn bè cũng theo như những gì thầy đã hướng dẫn. "Học biết luật để tránh, nhưng vẫn ưu tiên ý hơn luật", chứ chưa từng chê bai thơ ai phạm thi bệnh. Sao có thể có chuyện:
"Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà thiếu chữ, “học chưa tới”. Khó hiểu thay."
Vâng, tất nhiên comment trên được post lên xuất phát từ chuyện PL và anh trao đổi nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Bài viết này anh đã nung nấu và viết từ trước Khi post, anh chỉ thêm vào vài chữ thôi. Trước khi PL có ý kiến, anh đã cop phần cuối bài này cho Huy đọc để thay lời giải thích.
Về bài thơ của anh, trong trang “Duyên thơ” anh đã cóp cả bản cũ và mới, chỉ khác nhau chữ “coi là” và “gọi là”. Tại sao bài thơ từ đúng luật mà lại đổi thành sai luật. Cái đó thuộc về quan điểm thơ của anh mà đã trình bày ở trên: chữ “gọi là” đọc vẫn xuôi tai và ý nghĩa của chữ đó hay hơn.
Ban đầu thì đúng là PL góp ý, anh đã giải thích, đã nói là để mặc anh nhưng tiếc rằng sau đó PL chuyển sang ép anh phải nghe. PL dùng tới những từ rất khó nghe như “học chưa tới”, ‘Bảo thủ”, “mang tiếng sư huynh”. Giễu “anh không có từ thay”, cho anh như là kẻ đầu óc tối tăm, nói không hiểu.
Bây giờ đọc lại lưu trữ, anh vẫn còn giận
Cuối cùng thì PL xưng là tỷ của anh để ép anh.
Anh vào lớp, chỉ biết học, cũng không cần biết những người đã học là ai, cổ mộ là gì. Học xong, việc anh làm thơ như thế nào là quyền của anh, người khác có thể góp ý nhưng không thể ép. Sang Niềm Riêng là thu phong rủ sang chơi, thế thôi, chứ anh cũng không hề biết ở đấy có phái cổ mộ và tiêu chí khi chơi ở cổ mộ như thế nào …
Không bao giờ anh cho rằng cứ người học trước là phải giỏi hơn và có quyền hơn người học sau. PL có biết trước đó anh học ở đâu và ai dạy không? Anh cũng không thừa nhận ai nhân danh sư huynh để ép anh, lên giọng phê phán anh. Sư huynh không bao giờ nói với anh theo cách của PL. Anh cũng không bao giờ gọi những người học trước là huynh hay là tỷ, PL vui lòng vậy.
Cá Chuồn
20-04-2010, 11:57 AM
Đề nghị Mod chuyển dùm mấy comments này qua mục "Trao đổi chuyên môn" đi. Để ở đây e không tiện
phale
20-04-2010, 12:00 PM
Vâng, tất nhiên comment trên được post lên xuất phát từ chuyện PL và anh trao đổi nhưng đó không chỉ là lý do duy nhất. Nhưng bài viết này anh đã nung nấu và viết từ trước, trước khi post, anh chỉ thêm vào vài chữ thôi. Trước khi PL có ý kiến, anh đã cop phần cuối bài này cho Huy đọc để thay lời giải thích.
Về bài thơ của anh, trong trang “Duyên thơ” anh đã cóp cả bản cũ và mới, chỉ khác nhau chữ “coi là” và “gọi là”. Tại sao bài thơ từ đúng luật mà lại đổi thành sai luật. Cái đó thuộc về quan điểm thơ của anh mà đã trình bày ở trên: chữ “gọi là” đọc vẫn xuôi tai và ý nghĩa của chữ đó hay hơn.
Ban đầu thì đúng là PL góp ý, anh đã giải thích, đã nói là để mặc anh nhưng tiếc rằng sau đó PL chuyển sang ép anh phải nghe. PL dùng tới những từ rất khó nghe như “học chưa tới”, ‘Bảo thủ”, “mang tiếng sư huynh”. Giễu “anh không có từ thay”, cho anh như là kẻ đầu óc tối tăm, nói không hiểu.
Bây giờ đọc lại lưu trữ, anh vẫn còn giận
Cuối cùng thì PL xưng là tỷ của anh để ép anh.
Anh vào lớp, anh chỉ biết học, anh cũng không cần những người đã học là ai, cổ mộ là gì. Anh ra trường, việc anh làm thơ như thế nào là quyền của anh, người khác có thể góp ý nhưng không thể ép. Sang Niềm Riêng là thu phong rủ sang chơi, thế thôi, chứ anh cũng không hề biết ở đấy có phái cổ mộ và tiêu chí khi chơi ở cổ mộ như thế nào …
Không bao giờ anh cho rằng cứ người học trước là phải giỏi hơn và có quyền hơn người học sau. PL có biết trước đó anh học ở đâu và ai dạy không? Anh cũng không thừa nhận ai nhân danh sư huynh để ép anh, báng bổ anh. Sư huynh không bao giờ nói với anh theo cách của PL. Anh cũng không bao giờ gọi những người học trước là huynh hay là tỷ, em vui lòng vậy.
Anh nói vầy thì em cũng giải thích thêm cho rõ.
Những câu em đã nói theo tình tiết câu chuyện:
- Anh biết thất luật mà không sửa thì người đọc khi đọc sẽ nghĩ anh sở học chưa tới vì không có từ thay
- Em nghĩ anh không sửa lỗi thất luật vì không có từ thay (câu này em nhớ không chính xác)
- Anh bảo thủ
- Anh viết thế này thì mang tiếng sư huynh
- Em không nói nữa, vì nói anh cũng không hiểu
- Anh đã học mà viết thế này:
1. Không tôn trọng thầy
2. Không tôn trọng đồng môn
- (Dù sao) em cũng là tiểu tỷ của anh (nếu gọi là đồng môn) (em nói câu này khi anh bảo là anh không cần em khuyên bảo, kỳ thực chỉ là nhắc cho anh cái lỗi sơ đẳng)
Nếu anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường (cái này là do thầy đã đặt cho anh), thì PL cũng không mất công giải thích chứ đừng nói chi đến việc "ép".
Sự góp ý này chỉ vì nghĩ đến nghĩa đồng môn thôi anh ạ.
Anh đã gán cho em những suy nghĩ chủ quan của mình!
Người Cổ Mộ có truyền thống tôn sư trọng đạo, giữ nghĩa huynh đệ tỷ muội (theo thứ tự ra trường). Đó là tôn chỉ của thầy.
Bây giờ nghe anh nói thế này, thì em không còn lời nào nữa !
Thấy buồn cho sư huynh!
Tường Thụy
20-04-2010, 12:10 PM
Hê hê hê...Em đã nói rất rõ là ý kiến của cá nhân em thôi anh TT à, cũng như quan điểm của anh về bài thơ ĐL có thể thất luật thoải mái...chứ không có ý kiến chê bai, giễu cợt thơ ai cả.
Quan điểm của H là không phải ngẫu nhiên người ta ghép thêm chữ "Luật" vào sau chữ "Đường". Nếu một bài thơ mà không đúng luật tối thiểu thì sao lại gọi là thơ ĐL được. Còn gọi thơ "Đường chợ", hay "Đường phèn", hay "Đường tự do" gì gì đó thì tùy cách của từng người, nhưng chắc chắn sẽ ít người gọi là ĐL.
Trong một bài thơ ĐL có nhưng lỗi có thể chấp nhận được, nhưng cũng có những lỗi tối kỵ. H nghĩ anh TT nên phân biệt rõ ràng được những lỗi đó chứ không đánh đồng nhau kiểu anh mắc lỗi này thì tôi có thể mắc lỗi kia...anh ạ.
Vâng, tôi đã nói tôi không quen dùng thứ ngôn ngữ đó khi trao đổi và cũng không có ý học theo Huy lối nói này.
Tường Thụy
20-04-2010, 12:18 PM
Anh nói vầy thì em cũng giải thích thêm cho rõ.
Những câu em đã nói theo tình tiết câu chuyện:
- Anh biết thất luật mà không sửa thì người đọc khi đọc sẽ nghĩ anh sở học chưa tới vì không có từ thay
- Em nghĩ anh không sửa lỗi thất luật vì không có từ thay (câu này em nhớ không chính xác)
- Anh bảo thủ
- Anh viết thế này thì mang tiếng sư huynh
- Em không nói nữa, vì nói anh cũng không hiểu
- Anh đã học mà viết thế này:
1. Không tôn trọng thầy
2. Không tôn trọng đồng môn
- (Dù sao) em cũng là tiểu tỷ của anh (nếu gọi là đồng môn) (em nói câu này khi anh bảo là anh không cần em khuyên bảo, kỳ thực chỉ là nhắc cho anh cái lỗi sơ đẳng)
Nếu anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường (cái này là do thầy đã đặt cho anh), thì PL cũng không mất công giải thích chứ đừng nói chi đến việc "ép".
Sự góp ý này chỉ vì nghĩ đến nghĩa đồng môn thôi anh ạ.
Anh đã gán cho em những suy nghĩ chủ quan của mình!
Người Cổ Mộ có truyền thống tôn sư trọng đạo, giữ nghĩa huynh đệ tỷ muội (theo thứ tự ra trường). Đó là tôn chỉ của thầy.
Bây giờ nghe anh nói thế này, thì em không còn lời nào nữa !
Thấy buồn cho sư huynh!
Anh cũng muốn giữ nghĩa đồng môn. Tiếc rằng em đã nói với anh như thế. Tuy nhiên bài viết của anh đề cập đến một tình trạng có thật nhưng không có lời lẽ xúc phạm, thô thiển nào.
Tôn sư trọng đạo ư? Anh cũng thấy cần phải thế. Nhưng tôn sư trọng đạo không có nghĩa là đồng môn nói gì mình cũng nghe.
Việc huynh đệ hay tỷ gì đó anh đã dứt khoát ý kiến rồi. Để làm gì cơ chứ. Anh không thích hư danh.
Anh cũng buồn cho thấy.
phale
20-04-2010, 12:21 PM
Anh cũng muốn giữ nghĩa đồng môn. Tiếc rằng em đã nói với anh như thế. Tuy nhiên bài viết của anh đề cập đến một tình trạng có thật nhưng không có lời lẽ xúc phạm, thô thiển nào.
Tôn sư trọng đạo ư? Anh cũng thấy cần phải thế. Tuy nhiên tôn sư không có nghĩa là đồng môn muốn nói gì mình cũng nghe.
Việc huynh đệ hay tỷ gì đó anh đã dứt khoát ý kiến rồi. Để làm gì cơ chứ. Anh không thích hư danh.
Anh cũng buồn cho thấy.
Em không còn lời nào để nói nữa!
Tường Thụy
20-04-2010, 02:03 PM
Em không còn lời nào để nói nữa!
Cảm ơn em đã không nói nữa.
Anh vẫn biết sự hiểu biết về thơ Đường luật và khả năng làm thơ ĐL của anh còn phải tiếp tục năng cao. Chính vì vậy, anh chưa bao giờ dám chê bai ai. Nhưng với hiểu biết của anh hiện nay, anh cũng chưa đến nối phải nhờ Huy hoặn em góp ý hay hướng dẫn (theo kiểu như thế).
Mấy đường link hay bài bàn luận về thơ ĐL của em post lên và cả những bài tương tự anh cũng không thiếu nhưng vẫn cảm ơn em đã nhiệt tình.
Anh cần những lời lẽ chân tình và không tự phụ, không coi thường người khác. Tuy nhiên, anh có thế chấp nhận hoặc chối từ. Đó là quyền của mỗi con người mà không ai có thể xâm phạm.
Tường Thụy
20-04-2010, 02:21 PM
Xin lỗi, TT xóa bởi post trùng
Tường Thụy
20-04-2010, 02:28 PM
Đề nghị Mod chuyển dùm mấy comments này qua mục "Trao đổi chuyên môn" đi. Để ở đây e không tiện
Chào cá chuồn.
Theo mình nghĩ thì không cần thiết đâu Cá ạ tuy vẫn biết điều này admin có quyền quyết định.
Mình không muốn giấu các thành viên bất cứ cái gì mình viết và mình chịu trách nhiệm về những gì mình viết ra. Kể cả những điều mình viết trong văn phòng mình vẫn muốn mọi người đều đọc được nếu như xét thấy chỉ ảnh hưởng đến mình chứ không ảnh hưởng chung cho diễn đàn. Mình tin một cách sắt đá rằng, những gì mình viết ra, mọi người sẽ hiểu đúng, kể cả những gì khôn dại, hay hoặc dở. Tính mình không thích giấu giếm.
Mình rất muốn diễn đàn này phát triển. Đó là ý nghĩ chân tình.
Điều này giải thích tại sao mình chơi ở các diễn đàn đều mang tên tuổi thật, địa chỉ thật, những thông tin khác cũng thật nốt.
Thân ái
huongnhu
20-04-2010, 07:23 PM
HNhu coi chỗ này mà ngẫm mãi:
Có một bài thơ hay, biết cảm thụ một bài thơ hay, biết rung động trước vẻ đẹp một bài thơ, hiểu được tâm hồn của người làm thơ... sao mà quá khó. Quá phức tạp!
Chợt thấy, HNhu thật xanh non!
Hoa Nắng
20-04-2010, 09:20 PM
Theo KHT thì thơ hay là thơ phải có độ rung. Không cần lời lẽ thâm thúy cao xa, không cần dùng mỹ từ trau chuốt. Miễn đọc mà cảm thấy con tim như phản hồi theo từng nốt thăng trầm. Cảm thấy sống lưng như có cái gì chạy suốt lên tận đỉnh đầu tê buốt và cảm thấy mắt bỗng nhòe đi thì đó là thơ hay. Bởi vì nó không chỉ có cái xác mà còn có cả cái hồn!
Em rất đồng tình với quan điểm của kehotro, với riêng cá nhân em thì với một bài thơ hay chính là tự nó toát lên cái hồn thơ, nó đi vào lòng ngươi sự cảm nhận được khiến người ta đồng cảm, rung động theo cung bậc tình cảm của bài thơ cho dù bài thơ đó ở thể loại nào.
Với thể loại thơ đường thì đó ko phải là sở trường, sở đoản của em, nhưng theo em góp ý thơ, văn là một việc làm rất khó & rất tế nhị, người góp ý cần phải đặt mình ở vị trí của người nhận góp ý ấy sẽ cảm nhận ra sao trước lời góp ý của mình, là sự chân thành, tôn trọng và tế nhị.
Thật tình ,ngồi đọc đi đọc lại cái topic này mà không biết nói sao
Thôi thì 4Q xin có vài điều muốn nói với anh TT ,22 và những ai quan tâm đến thể thơ này .Đây chỉ là những hiểu biết và suy nghĩ hạn hẹp có gì mong Anh TT ,22 và mọi người bỏ quá
Anh TT ,22 : Nếu Ai đã học qua Thầy Bcdt thì ít nhiều cũng hiểu được những gì Thầy truyền đạt . Không phải ngẫu nhiên người ta gọi là " Thất ngôn bát cú đường luật " Chữ luật này cho ta thấy sự bó buộc gò bó của thể thơ này .Để làm được 1 bài thơ thật chuẩn thật là không phải dễ , và 4Q dám chắc không ai dám vỗ ngược rằng TA biết hết . Khi làm 1 bài đường luật ta nên nhớ 11 điều cấm kỵ 8 bịnh dễ mắc trong thơ .Cấm kỵ có nghĩa là phải tuân thủ còn bịnh thì tránh được chừng nào tôt chừng đó . Điều cấm kỵ thứ nhất là "Thất luật " .Vậy bài thơ "Duyên thơ " của Anh TT có 1 chữ mắc vào điều cấm kỵ này . Dù bài thơ có hay cũng sẽ mất giá trị khi bị vướng vào điều cơ bản này .Anh TT không thể diễn giải việc việc "1-3-5 bất luận " được thì "2-4-6 cũng bất luận được " như vậy .Nếu thế thì thể thơ" thất ngôn bát cú đường luật "không cần phải có cái tên như người ta đã gọi nữa
Anh có thể phá cách trong thơ nhưng phá quá thơ đường luật sẽ mất đi phong cách của nó
Thực ra CM phái cũng chỉ là 1 cái tên ảo do Thầy Bcdt đặt ra để cho các học trò mình dù đi đâu làm gì vẫn nhớ về nơi mình đã học ,và nếu có chạm mặt nhau ngoài giang hồ cũng nên đối đãi với nhau như anh chị em một nhà . Danh ảo hay không đó là suy nghĩ của mỗi người .4Q không biết tình cảm của Anh dành cho Thầy và CM bao nhiêu .Nếu ANh thực sự tôn kính và coi trọng CM phái thì Anh đã phải hiểu thầy ít nhiều và phải biết được những tôn chỉ của Thầy đưa ra . Điều Thầy tuyệt đối nghiêm cấm là tất cả học trò của CM phái không được phép chê bai , đả kích thơ của người khác .Khi bắt gặp đồng môn sơ suất khi gởi thơ ở bất cứ đâu thì phải PM để nhắc nhở nhau mục đích là cùng nhau hoàn thiện .
Việc 22 trao đổi với Anh ,đó là đúng theo tôn chỉ của Thầy . Nếu Anh cũng coi 22 là đồng môn thì Anh đã không tự ái và bảo thủ như vậy .
Còn chuyện Anh khư khư cho rằng chữ thứ 6 bất luận cũng chả sao ,cứ để mọi người am hiểu nhận xét
4Q cũng là người bảo thủ nên khi ghép 1 bài thơ Đường luật 4Q cố gắng giữ đúng những điều luật cũ kỹ không dám phá cách nhiều .
Lung tung vài lời ,mong rằng không mất lòng ai
CM4Q
LÃO HẠC
20-04-2010, 09:33 PM
...........
Lung tung vài lời ,mong rằng không mất lòng ai
CM4Q
Mất lòng LH nà....can tội "Gà Mờ"....
@ Chuyện nghĩ đơn giản như đan thêm 1 cái Rổ...vậy mà........
Buồn thương chiếc áo năm nào rách đôi bờ vai....
Chị hai cứ ngóng trông hoài bóng con đò xưa.
Biết người xưa kia giờ sang sông,
biết người ra đi mà vẫn mong
Nhung nhớ đêm dài tóc chị giờ như đã phai.
......................
tặng 4 đới.....
Tường Thụy
20-04-2010, 09:33 PM
- Việc tôi nói tới là tôi nhấn mạnh về thái độ, là sự kiêu căng, ngạo mạn và thậm chí xấc xược
Có 1 chữ mà ầm ỹ lên thế, mặc dù tôi có đủ 2 bản khác nhau để tham khảo. Tôi có giải thích tại sao tôi đổi chữ, chứ không tuyên truyền gì về việc bỏ luật hay không.
- Mọi người hãy để mặc tôi làm thơ theo tư duy của tôi. Bạn nào có ý gì mới thì cứ góp ý với thái độ chân tình, còn vẫn là những ý đã nói rồi thì nên thôi.
Đừng dạy dỗ người khác khi chưa khôn hơn và nhất là lòng không trong sáng hơn.
- Việc tôi nói tới là tôi nhấn mạnh về thái độ, là sự kiêu căng, ngạo mạn và thậm chí xấc xược
Có 1 chữ mà ầm ỹ lên thế, mặc dù tôi có đủ 2 bản khác nhau để tham khảo. Tôi có giải thích tại sao tôi đổi chữ, chứ không tuyên truyền gì về việc bỏ luật hay không.
- Mọi người hãy để mặc tôi làm thơ theo tư duy của tôi. Bạn nào có ý gì mới thì cứ góp ý với thái độ chân tình, còn vẫn là những ý đã nói rồi thì nên thôi.
Anh TT đã nói thế thì cho 4Q SORRY vậy !!!
ngay khong em
20-04-2010, 09:39 PM
- Việc tôi nói tới là tôi nhấn mạnh về thái độ, là sự kiêu căng, ngạo mạn và thậm chí xấc xược
Có 1 chữ mà ầm ỹ lên thế, mặc dù tôi có đủ 2 bản khác nhau để tham khảo. Tôi có giải thích tại sao tôi đổi chữ, chứ không tuyên truyền gì về việc bỏ luật hay không.
- Mọi người hãy để mặc tôi làm thơ theo tư duy của tôi. Bạn nào có ý gì mới thì cứ góp ý với thái độ chân tình, còn vẫn là những ý đã nói rồi thì nên thôi.
Đừng dạy dỗ người khác khi chưa khôn hơn.
Còn thiếu đó anh:
Bè phái, băng đảng, trù dập, đánh hội đồng ................
Anh đụng vào CÁI RỐN CUẢ VŨ TRỤ rôi.
Ái ngại thay .............
Tường Thụy
20-04-2010, 09:46 PM
Còn thiếu đó anh:
Bè phái, băng đảng, trù dập, đánh hội đồng ................
Anh đụng vào CÁI RỐN CUẢ VŨ TRỤ rôi.
Ái ngại thay .............
Không sao, mình chỉ nể lòng tốt, nể sự đàng hoàng chứ không sợ đánh hội đồng cho dù chỉ một mình
Huyzozo
20-04-2010, 09:51 PM
Em nghĩ chuyện này dừng lại được rồi, không nên tranh cãi nữa...hê hê hê
P/s: Em cm để thử chữ ký ...
LÃO HẠC
20-04-2010, 09:51 PM
Không sao, mình chỉ nể lòng tốt, nể sự đàng hoàng chứ không sợ đánh hội đồng cho dù chỉ một mình
bình thường đê bác Thuỵ ơi.....bác còn Dận LH này ko?,..hum đó em say quá nói tầm bậy bác bỏ quá nha.........kính bác 1 ly nà.....
@
Tường Thụy
20-04-2010, 09:56 PM
bình thường đê bác Thuỵ ơi.....bác còn Dận LH này ko?,..hum đó em say quá nói tầm bậy bác bỏ quá nha.........kính bác 1 ly nà.....
@
Giận cái gì nhỉ, TT chẳng để ý nữa. Ở đây có mấy dòng viết về Hạc này, entry cuối cùng:
http://niemrieng.com/diendan/showthread.php?p=84828#post84828
LÃO HẠC
20-04-2010, 10:51 PM
Bác vào cái tp "góp ý" mà xem khái niệm "bầy đàn" nhé, vui lắm. Chúng liếm cho nhau ngọt lịm.
Lại thêm một "hoạn quan" ko cần biết bạn là ai, những ngôn từ bạn nói hình như chưa đánh răng....
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.