PDA

View Full Version : Tên đẹp cho con



phale
15-09-2009, 11:10 AM
Vừa lọt lòng mẹ, con đã được đặt cho một cái tên. Cái tên ấy theo con suốt cả cuộc đời. Tên có thể là niềm tự hào, hãnh diện, là nguồn động viên, nâng mỗi bước con đi. Nhưng cũng có người lại cảm thấy xấu hổ, tủi thân, thậm chí tức giận mỗi khi ai đó gọi tên mình, hoặc khi nghĩ đến người đã đặt tên cho mình.

Cái tên nói lên tính cách con người. Hay con người tự rèn luyện mình cho giống với cái tên mình? Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: tên gọi ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sự nghiệp sau này của đứa trẻ. Trong muôn vàn chuẩn bị khi đón bé chào đời, đừng quên nghĩ đến một cái tên.

Cho những công chúa theo mẹ lên rừng (A - K)

1. DIỆU ANH Con gái khôn khéo của mẹ ơi, mọi người sẽ yêu mến con
2. QUỲNH ANH Người con gái thông minh, duyên dáng như đóa quỳnh
3. TRÂM ANH Con thuộc dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội.
4. NGUYỆT CÁT Hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy
5. TRÂN CHÂU Con là chuỗi ngọc trai quý của bố mẹ
6. QUẾ CHI Cành cây quế thơm và quý
7. TRÚC CHI Cành trúc mảnh mai, duyên dáng
8. XUYếN CHI Hoa xuyến chi thanh mảnh, như cây trâm cài mái tóc xanh
9. THIÊN DI Cánh chim trời đến từ phương Bắc
10. NGỌC DIỆP Chiếc lá ngọc ngà và kiêu sa
11. NGHI DUNG Dung nhan trang nhã và phúc hậu
12. LINH ĐAN Con nai con nhỏ xinh của mẹ ơi
13. THỤC ĐOAN hãy là cô gái hiền hòa đoan trang
14. THU GIANG Dòng sông mùa thu hiền hòa và dịu dàng
15. THIÊN HÀ Con là cả vũ trụ đối với bố mẹ
16. HIẾU HẠNH Hãy hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, đức hạnh vẹn toàn
17. THÁI HÒA Niềm ao ước đem lại thái bình cho muôn người
18. DẠ HƯƠNG Loài hoa dịu dàng, khiêm tốn nở trong đêm
19. QUỲNH HƯƠNG Con là nàng tiên nhỏ dịu dàng, e ấp
20. THIÊN HƯƠNG Con gái xinh đẹp, quyến rũ như làn hương trời
21. ÁI KHANH Người con gái được yêu thương
22. KIM KHÁNH Con như tặng phẩm quý giá do vua ban
23. VÂN KHÁNH Tiếng chuông mây ngân nga, thánh thót
24. ỒNG KHUÊ Cánh cửa chốn khuê các của người con gái
25. MINH KHUÊ Hãy là vì sao luôn tỏa sáng, con nhé.

Cho những công chúa theo mẹ lên rừng (K - Y)

26. DIỄM KIỀU Con đẹp lộng lẫy như một cô công chúa
27. CHI LAN hãy quý trọng tình bạn, nhé con
28. BẠCH LIÊN Hãy là búp sen trắng toả hương thơm ngát
29. NGỌC LIÊN Đoá sen bằng ngọc kiêu sang
30. MỘC MIÊN Loài hoa quý, thanh cao, như danh tiết của người con gái
31. HÀ MI Con có hàng lông mày đẹp như dòng sông uốn lượn
32. THƯƠNG NGA Người con gái như loài chim quý dịu dàng, nhân từ
33. ĐẠI NGỌC Viên ngọc lớn quý giá
34. THU NGUYỆT Tỏa sáng như vầng trăng mùa thu
35. UYỂN NHÃ Vẻ đẹp của con thanh tao, phong nhã
36. YẾN OANH Hãy hồn nhiên như con chim nhỏ, líu lo hót suốt ngày
37. THỤC QUYÊN Con là cô gái đẹp, hiền lành và đáng yêu
38. HẠNH SAN Tiết hạnh của con thắm đỏ như son
39. THANH TÂM Mong trái tim con luôn trong sáng
40. TÚ TÂM Ba mẹ mong con trở thành người có tấm lòng nhân hậu
41. SONG THƯ Hãy là tiểu thư tài sắc vẹn toàn của cha mẹ
42. CÁT TƯỜNG Con là niềm vui, là điềm lành cho bố mẹ
43. LÂM TUYỀN Cuốc đời con thanh tao, tĩnh mịch như rừng cây, suối nước
44. HƯƠNG THẢO Một loại cỏ thơm dịu dàng, mềm mại
45. DẠ THI Vần thơ đêm
46. ANH THƯ Mong lớn lên, con sẽ là một nữ anh hùng
47. ĐOAN TRANG Con hãy là một cô gái nết na, thùy mị
48. PHƯỢNG VŨ Điệu múa của chim phượng hoàng
49. TỊNH YÊN Cuộc đời con luôn bình yên thanh thản
50. HẢI YẾN Con chim biển dũng cảm vượt qua phong ba, bão táp.

Các hoàng tử theo cha xuống biển (A - N)

1. THIÊN ÂN Con là ân huệ từ trời cao
2. GIA BẢO Của để dành của bố mẹ đấy
3. THÀNH CÔNG Mong con luôn đạt được mục đích
4. TRUNG DŨNG Con là chàng trai dũng cảm và trung thành
5. THÁI DƯƠNG Vầng mặt trời của bố mẹ
6. HẢI ĐĂNG Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm
7. THÀNH ĐẠT Mong con làm nên sự nghiệp
8. THÔNG ĐẠT Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời
9. PHÚC ĐIỀN Mong con luôn làm điều thiện
10. TÀI ĐỨC Hãy là 1 chàng trai tài dức vẹn toàn
11. MẠNH HÙNG Người đàn ông vạm vỡ
12. CHẤN HƯNG Con ở đâu, nơi đó sẽ thịnh vượng hơn
13. BẢO KHÁNH Con là chiếc chuông quý giá
14. KHANG KIỆN Ba mẹ mong con sống bình yên và khoẻ mạnh
15. ĐĂNG KHOA Con hãy thi đỗ trong mọi kỳ thi nhé
16. TUẤN KIỆT Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ
17. THANH LIÊM Con hãy sống trong sạch
18. HIỀN MINH Mong con là người tài đức và sáng suốt
19. THIỆN NGÔN Hãy nói những lời chân thật nhé con
20. THỤ NHÂN Trồng người
21. MINH NHẬT Con hãy là một mặt trời
22. NHÂN NGHĨA Hãy biết yêu thương người khác nhé con
23. TRỌNG NGHĨA Hãy quý trọng chữ nghĩa trong đời
24. TRUNG NGHĨA Hai đức tính mà ba mẹ luôn mong con hãy giữ lấy
25. KHÔI NGUYÊN Mong con luôn đỗ đầu.

Các hoàng tử theo cha xuống biển (N - V)

26. HẠO NHIÊN Hãy sống ngay thẳng, chính trực
27. PHƯƠNG PHI Con hãy trở thành người khoẻ mạnh, hào hiệp
28. THANH PHONG Hãy là ngọn gió mát con nhé
29. HỮU PHƯỚC Mong đường đời con phẳng lặng, nhiều may mắn
30. MINH QUÂN Con sẽ luôn anh minh và công bằng
31. ĐÔNG QUÂN Con là vị thần của mặt trời, của mùa xuân
32. SƠN QUÂN Vị minh quân của núi rừng
33. TÙNG QUÂN Con sẽ luôn là chỗ dựa của mọi người
34. ÁI QUỐC Hãy yêu đất nước mình
35. THÁI SƠN Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao
36. TRƯỜNG SƠN Con là dải núi hùng vĩ, trường thành của đất nước
37. THIỆN TÂM Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng
38. THẠCH TÙNG Hãy sống vững chãi như cây thông đá
39. AN TƯỜNG Con sẽ sống an nhàn, vui sướng
40. ANH THÁI Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn
41. THANH THẾ Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm
42. CHIẾN THẮNG Con sẽ luôn tranh đấu và giành chiến thắng
43. TOÀN THẮNG Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống
44. MINH TRIẾT Mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế
45. ĐÌNH TRUNG Con là điểm tựa của bố mẹ
46. KIẾN VĂN Con là người có học thức và kinh nghiệm
47. NHÂN VĂN Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa
48. KHÔI VĨ Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ
49. QUANG VINH Cuộc đời của con sẽ rực rỡ,
50. UY VŨ - Con có sức mạnh và uy tín.

Theo: Tiếp Thị Gia Đình

Lê_Minh_Hòa
15-09-2009, 11:17 AM
Nhiều tên đẹp quá, các bạn sắp có em bé và đây tham khảo là ok luôn.
Hòa thích nhất tên QUẾ CHI

Sheiran
15-09-2009, 11:18 AM
Nếu có con, con gái em sau này sẽ tên là Nam Phương - Vị hoàng hậu cuối cùng và duy nhất trong triều đại nhà Nguyễn ^^, tương truyền rằng Nam Phương hoàng hậu rất thích ăn thịt cá sấu nên da có mùi hương tự nhiên rất quyến rũ. => Mong con gái ko chỉ là ng tài, sắc mà còn là 1 ng đặc biệt, những gì thuộc về con sẽ là duy nhất ^^

Con trai sẽ tên là Phong, 1 trong 4 vị thần của nhà trời: Phong - Lôi - Vũ - điện :D

=> Tính xa quá :D

TeacherABC
15-09-2009, 11:29 AM
Nếu có con, con gái em sau này sẽ tên là Nam Phương - Vị hoàng hậu cuối cùng và duy nhất trong triều đại nhà Nguyễn ^^, tương truyền rằng Nam Phương hoàng hậu rất thích ăn thịt cá sấu nên da có mùi hương tự nhiên rất quyến rũ. => Mong con gái ko chỉ là ng tài, sắc mà còn là 1 ng đặc biệt, những gì thuộc về con sẽ là duy nhất ^^

Con trai sẽ tên là Phong, 1 trong 4 vị thần của nhà trời: Phong - Lôi - Vũ - điện :D

=> Tính xa quá :D

Rồi! 1 gái và 4 trai cho Sh nuôi mệt xỉu luôn!:D :D :D :D

Sheiran
15-09-2009, 11:32 AM
Rồi! 1 gái và 4 trai cho Sh nuôi mệt xỉu luôn!:D :D :D :D

1 gái 1 trai anh ơi :D, nhìu hơn thì... còn gì là em nữa :lau:

TeacherABC
15-09-2009, 11:35 AM
1 gái 1 trai anh ơi :D, nhìu hơn thì... còn gì là em nữa :lau:

Người ta ơi... vào xem kìa!:nguong::botay::D

OA _ NỮ
15-09-2009, 12:52 PM
Nếu có con, con gái em sau này sẽ tên là Nam Phương - Vị hoàng hậu cuối cùng và duy nhất trong triều đại nhà Nguyễn ^^, tương truyền rằng Nam Phương hoàng hậu rất thích ăn thịt cá sấu nên da có mùi hương tự nhiên rất quyến rũ. => Mong con gái ko chỉ là ng tài, sắc mà còn là 1 ng đặc biệt, những gì thuộc về con sẽ là duy nhất ^^

Con trai sẽ tên là Phong, 1 trong 4 vị thần của nhà trời: Phong - Lôi - Vũ - điện :D

=> Tính xa quá :D

Con trai chị cũng tên là Phong, nhưng theo chữ Hán viết thì có nghĩa là núi. Đình Phong.
Con trai nuôi của chị là Xuân Phong.Ngọn gió xuân tình.

OA _ NỮ
15-09-2009, 12:54 PM
Con gái Oa Nữ thích đệm chữ NHÃ.
Nhã nhặn, phong nhã, nhàn nhã...

Mỹ Duyên
15-09-2009, 12:59 PM
chị Phalê : Sau này em sẽ đặt tên con em là : Thư Dung và Nhạn Linh :D
hihi

Khoai Nướng
15-09-2009, 01:00 PM
1. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÊN NGƯỜI

1. Về âm thanh

Thường thường, tên của người Việt Nam gồm:

- Hai chữ: Họ và tên : Trần Thành.

- Ba chữ: Họ, tên đệm và tên: Lê Văn Hải.

- Bốn chữ: Họ gồm hai chữ và tên gồm tên đệm và tên: Nguyễn Đình Chung Song.

- Năm chữ hay nhiều hơn: Thường là họ tên cả cha mẹ hoặc họ tên thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn.

Ví dụ: Phạm Huỳnh Xuân Lan Chi

Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuân

Như vậy, các tiếng trong tên của mỗi người đều thuộc thanh bằng hay thanh trắc.

Khi đặt tên, nên tuỳ theo sự hoà hợp của các thanh bằng trắc để âm hưởng hài hoà, đọc nghe êm tai.

- Nếu trường hợp họ tên gồm hai tiếng, không có tên đệm, dễ kết hợp bằng trắc và bổng trầm, ít có trường hợp khó nghe, trúc trắc.

Ví dụ: Trần Quỳnh – Hoàng Kiên (cùng trầm)

Nguyễn Trãi – Phạm Thụ (cùng bổng)

Trường hợp đọc lên nghe trúc trắc, có thể thêm vào một chữ nữa.

Ví dụ: Phạm Tấn Lộc – Trịnh Lệ Thuỷ.

- nếu tên gồm ba tiếng, bốn tiếng trở lên, sự phối âm cần tránh chữ cùng dấu giọng đi liền nhau, nhất là đối với chữ có dấu nặng. Cấu trúc như sau:

bbb – bbt – btb – btt
ttt – ttb – tbt – tbb

Ví dụ: bbb : Trần Văn Trà – Trần Cao Vân – Lê Cao Phan

Bbt : Huỳnh Văn Triệu – Lê Văn Ngọc
…………….

- Đối với tên gồm bốn tiếng trở lên, cách đặt tên cũng giống như thế, chỉ nên lưu ý tránh sự trùng nhiều dấu giọng trong tên, sẽ khó đọc.

2. Về ý nghĩa

Nói chung, cái tên thường mang nội dung cao đẹp về đạo đức, tài năng, phú quý, hạnh phúc. Do đó, nên tránh một số từ ngữ có ý nghĩa không phù hợp với các nội dung trên.

Một số từ Hán – Việt nên tránh khi đặt tên:

A: Ẩm

B: Bành, bội, báo, bất, bổ, bạng

C: Cạnh, cốt, cữu, cùng

Đ: Đao, đái, đồ, đổ, đố, đoản

Gi: gian

H: hoả, hổ, hoạ, hung, huỷ, hôn, hoạn, hạ, huyệt, huyết.

K: kinh, khô, không, khuynh, khốn

L: lậu, lung, lao

M: mệnh, mộ, mã, ma, mi, mô

N: noãn, nô, nê, nặc, ngưu

O: oán

Ô: Ô, Ốc

Ph: phá, phản, phật, phất

Qu: quỷ

S: sa, sà, sài, sất, sàng, súc

T: tán, tàng, tật, tì, tiêu, tranh, thánh, thằng, thai, thải, thôi, thần, thực, thác, tử

V: vô, vong, vật

X: xảo, xà


3. Về tính cách

Ngoài các nội dung ý nghĩa trên, cũng cần tránh một số điểm về tính cách.

(1) Tính hoả khí: Tên đọc lên thấy bừng bừng sức nóng, hoả khí mãnh liệt.

Ví dụ: Phạm Mãnh Liệt – Trần Hào Khí

Trịnh Quyết Tử - Lê Ái Tử - Dương Cảm Tử

(2) Tính đại ngôn: Tên nêu lên một sự việc quá mức bình thường.

Ví dụ: Tạ Đại Chí – Trần Bất Tử - Lâm Đại Tiên

Dương Thánh Nhân – Nguyễn Hiền Thần

Phạm Vô Uý…

(3) Tính quá thật, đến thô thiển:

Ví dụ: Lê Chân Thật – Nguyễn Mỹ Mãn

(4) Tính vô nghĩa: Tên chẳng mang một ý nghĩa đặc sắc nào, gần như ghép từ.

Ví dụ: Lê Khắc Sinh Nhật – Hoàng Kỷ Niệm – Lâm Hoàng Hôn

(Sưu tầm)

Khoai Nướng
15-09-2009, 01:00 PM
II. NHỮNG CÁCH ĐẶT TÊN THƯỜNG GẶP

1. Theo từ Hán Việt.

(1) Theo các bộ chữ:

Những gia đình theo Hán học thường đặt tên theo các bộ chữ Hán. Tức là tên các thành viên trong gia đình đều có chung một bộ chữ.

Ví dụ:

- Bộ thuỷ trong các tên: Giang, Hà, Hải, Khê, Trạch, Nhuận…

- Bộ thảo trong các tên: Cúc, Lan, Huệ, Hoa, Nhị…

- Bộ mộc trong các tên: Tùng, Bách, Đào, Lâm, Sâm…

- Bộ kim trong các tên: Kính, Tích, Khanh, Chung, Điếu…

- Bộ hoả trong các tên: Thước, Lô, Huân, Hoán, Luyện, Noãn…

- Bộ thạch trong các tên: Châm, Nghiễn, Nham, Bích, Kiệt, Thạc…

- Bộ ngọc trong các tên: Trân, Châu, Anh, Lạc, Lý, Nhị, Chân, Côn…

Nói chung, các bộ chữ có ý nghĩa tốt đẹp, giàu sang, hương thơm như Kim, Ngọc, Thảo, Thuỷ, Mộc, Thạch…đều thường được chuộng để đặt tên.

(2) Theo mẫu tự La – tinh a, b, c…của từ Hán Việt:

Ví dụ: Cư, Cừ, Cự, Cường, Cửu…

Hà, Hải, Hành, Hạnh, Hoàng, Huy…


(3) Theo tứ Linh:

Long, Lân, Quy, Phụng


(4) Theo thập nhị chi (mười hai con giáp của năm sinh):

Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.


(5) Theo thập can:

Giáp, Ất, Bính, Định, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý


(6) Theo các loài hoa trong bốn mùa:

Mai, Liên, Cúc, Đào…

Hoặc theo tên cây cối:

Tùng, Bách, Hoè, Liễu, Cam, Lê…


(7) Theo dược liệu quý:

Sâm, Nhung, Quế, Cao, Thục…


(8) Bằng hai từ Hán Việt có cùng tên đệm:

Ví dụ: Kim Khánh, Kim Thoa, Kim Hoàng, Kim Quang, Kim Cúc, Kim Ngân.

Hoặc hai từ Hán Việt có cùng tên, khác tên đệm:

Ví dụ: Nguyễn Xuân Tú Huyên, Nguyễn Xuân Bích Huyên.


(9) Theo các từ trong một cụm từ Hán Việt:

Ví dụ: Hương, Khuê, Chiêm, Ngưỡng

Ẩm, Thuỷ, Tư, Nguyên

Tài, Lộc, Phong, Phú

Chiêu, Tài, Tiến, Bảo

Thục, Nữ, Thành, Tựu

Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.


(10) Dùng các cụm từ chỉ đức hạnh, chữ tam đa:

Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Nhân, Từ, Đạo, Đức.

Phước, Lộc, Thọ.


(11) Theo các thành ngữ mà tên cha là chữ đầu:

Ví dụ: Tên cha: Trâm

Tên các con: Anh, Thế, Phiệt

Tên cha: Đài

Tên các con: Các, Phong, Lưu.

Tên cha: Kim

Tên các con: Ngọc, Mãn, Đường.


(12) Tên đệm phân biệt được thứ bậc anh em họ tộc (Mạnh – Trọng – Quý):

Ví dụ: Nguyễn Mạnh Trung
Nguyễn Trọng Minh
Nguyễn Quý Tấn

Hoặc phân biệt con nhà bác, con nhà chú (Bá – Thúc)

Ví dụ: Nguyễn Bá Luân, Nguyễn Bá Lực, Nguyễn Bá Long,
Nguyễn Thúc Định, Nguyễn Thúc Đoan,
Nguyễn Thúc Đang


(13) Tên lấy từ một câu chữ trong sách cổ:

Ví dụ: Đào Trinh Nhất rút từ câu trong Luận ngữ :

Không Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”.


(14) Tên lấy từ một câu danh ngôn trong cổ học:

Ví dụ: Tên Hoàng Đức Kiệm là rút từ câu cách ngôn :

“Tĩnh năng tồn tâm, kiệm năng dưỡng đức”.

Nghĩa: “Yên tĩnh có thể giữ gìn được cái tâm,
Tiết kiệm có thể nuôi dưỡng được cái đức”.


(15) Theo ý chí, tính tình riêng:

Ví dụ:

- Phạm Sư Mạnh: thể hiện ý chí ham học theo Mạnh Tử.

- Ngô Ái Liên: thể hiện tính thích hoa sen, lấy ý từ bài cổ văn : “Ái liên thuyết”.

- Trần Thiện Đạo: thể hiện tính hâm mộ về đạo hành thiện, làm việc lành.


2. Tên từ Thuần Việt

(1) tên có ý nghĩa đơn giản tự nhiên:

Ví dụ: Nguyễn Văn Vàng, Trịnh Thị Lành.


(2) Theo hoa quả thiên nhiên:

Ví dụ: Bưởi, Đào, Mận, Lài, Sen…

(3) Theo thứ tự trong gia đình:

Ví dụ: Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu…

Khoai Nướng
15-09-2009, 01:01 PM
III. ĐẶT TÊN THEO THÀNH NGỮ CHỮ HÁN


Những thành ngữ sau đây gồm bốn chữ, lấy từ một câu trong các cổ thư Trung Hoa. Có thể chọn một, hai chữ theo thứ tự trong thành ngữ hoặc sắp xếp cho hợp ý mình. Mỗi thành ngữ có nội dung được diễn giải rõ ràng, đầy đủ và có ví dụ đặt tên.


A

1. An cư lạc nghiệp:

An : yên lành; Cư: ở; Lạc: vui; Nghiệp: nghề

Nghĩa: Ở yên chỗ, vui với nghề.

Hán thư: “Các an kỳ cư nhỉ lạc kỳ nghiệp” (“Mỗi người đều ăn ở yên lành, sống vui với nghề nghiệp”).

Ví dụ đặt tên: Đỗ An Cư – Nguyễn Lạc Nghiệp
Phạm An Lạc – Trần Lạc An


2. An nhược kim âu:

An: yên lành; Nhược: như; Kim: vàng; Âu: cái âu.

Nghĩa: Vững như âu vàng. Ý nói: vững vàng, chắc chắn.

Nam sử chép lời Hán Vũ Đế: “Ngã quốc gia do nhược kim âu, vô sở khiếm khuyết” (“Đất nước của ta vững bền như âu vàng, chẳng có chỗ nào kém khuyết”).

Ví dụ đặt tên: Nguyễn Kim Âu – Lý Nhược An


3. Anh tài uyên tẩu:

Anh: người tài năng xuất chúng; Tài: tài năng; Uyên: cái vực sâu, có nhiều cá ở; Tẩu: cái chằm, bụi rậm, có nhiều thú hoang ẩn núp.

Ngụ ý nơi dạy được nhiều học trò giỏi, giống như cái vực sâu có nhiều cá và cái chằm rậm rạp có nhiều thú hoang ẩn náu.

Ví dụ: Phạm Anh Tài – Ngô Tài Uyên.


4. Ánh tuyết độc thư:

Ánh: ánh sáng chiếu lại; Tuyết: hơi nước trên không, gặp lạnh kết đông lại mà rơi xuống; Độc: đọc; Thư: sách.

Nghĩa: Soi tuyết đọc sách. Chỉ người học trò nghèo mà ham học.

Sách Thượng Hữu Lục kể truyện Lục Điền đời Tấn thông minh, chăm học nhưng nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn, ban đêm ông đem sách ra ngoài trời, nhờ có tuyết chiếu ánh sáng mà đọc.

Ví dụ đặt tên: Đào Thị Ánh Tuyết.


5. Ẩm thuỷ tư nguyên:

Ẩm: uống; Thuỷ: nước; Tư: nghĩ, nhớ; Nguyên: nguồn.

Nghĩa: Uống nước nhớ nguồn. Chỉ sự biết ơn, nhớ ơn.

Ví dụ đặt tên: Trần Tư Nguyên – Bùi Thuỷ Nguyên


6. Ẩn ác dương thiện:

Ẩn: giấu đi; Ác: xấu, hung dữ; Dương: cất lên, khen ngợi; Thiện: tốt lành.

Nghĩa: Giấu điều ác, điều xấu; khoe việc hay, sự tốt ra.

Ví dụ đặt tên: Bùi Thiện Dương – Vũ Dương Thiện



B


1. Bác cổ thông kim

Bác: rộng; Cổ: đời xưa; Thông: suốt qua, hiểu rõ; Kim: đời nay.

Nghĩa: Hiểu biết rộng đời xưa, thông suốt cả đời nay; người bác học.

Ví dụ đặt tên: Lê Thông Kim – Trần Bác Kim
Trịnh Kim Thông.

2. Bách chiến bách thắng:

Bách: trăm; chiến: đánh nhau; thắng: hơn, lấy sức mà khuất phục người.

Nghĩa: Đánh trăm trận đều thắng cả trăm trận. Nghĩa bóng: vô địch, không ai hơn nổi.

Ví dụ đặt tên: Nguyễn Chiến Thắng – Lê Bách Thắng
Trần Thiện Thắng – Tạ Bách Chiến


3. Bách bộ xuyên dương:

Bách: trăm; bộ: bước; xuyên: suốt, thấu qua; dương: dương liễu

Nghĩa: Cách trăm bước, bắn xuyên qua lá dương

Sử ký viết: “Người bắn cung giỏi như Dưỡng Do Cơ đời nhà Chu, đứng xa cách trăm bước mà bắn tên trúng xuyên qua lá liễu”, chỉ tài bắn tên siêu phàm. Nghĩa bóng: Người có tài, hữu dụng cho đất nước.

Ví dụ đặt tên: Nguyễn Bách Xuyên – Phạm Dương Xuyên
Trần Xuyên Dương – Đinh Bách Dương


4. Bách niên hảo hợp:

Bách: một trăm; niên: năm; hảo: tốt lành; hợp: hoà hợp.

Nghĩa: Trăm năm hoà hợp. Ý chỉ vợ chồng hoà hợp tốt đẹp, lâu dài.

Ví dụ đặt tên: Trần Thị Hảo – Đào Thị Hợp

Đặng Văn Hảo – Nguyễn Văn Hợp.

5. Bách xích can đầu:

Bách: trăm; xích: thước; can: cây sào; đầu: cái đầu.

Nghĩa: Cây sào trăm thước. Nguyên câu là: “Bách xích can đầu, cánh tiến nhất bộ” (“Dù đã lên tới đầu cây sào cao trăm thước, nhưng vẫn cố tiến thêm một bước nữa”). Ý nói: Có tài cao, nhưng không lấy làm tự mãn, vẫn cố gắng để tiến bộ thêm. Thành ngữ “bách xích can đầu” chỉ người có tài năng, đạo đức ở đỉnh cao.

Ví dụ đặt tên: Lưu Bách Xích – Hồ Bách Can.


6. Bàn khê thọ khảo:

Bàn: địa danh ở huyện Bảo Khê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; khê: khe suối; thọ: sống lâu; khảo: già.

Nghĩa: Khe bàn sống lâu. Theo tích xưa, Khương Tử Nha ngồi câu cá ở Khe Bàn, lúc đó khoảng tám chục tuổi, được Văn Vương mời ra cầm quân diệt nhà Trụ, lập nên nhà Chu.

Ví dụ đặt tên: Mai Thọ Khê – Trần Bàn Khê.

7. Băng hồ thu nguyệt:

Băng: giá, nước vì lạnh mà đóng lại thành thể rắn; hồ: cái bình đựng rượu; thu: mùa thu; nguyệt: trăng.

Nghĩa: Bầu giá trăng thu. Nghĩa bóng: Lòng trong sạch của bậc hiền nhân quân tử.

Thơ Lý Diên Niên: Băng hồ thu nguyệt
Oánh triệt vô hà.

Nghĩa: Như bầu giá băng
Trong suốt không bợn.

Ví dụ đặt tên: Trần Băng Hồ - Trịnh Thị Thu Nguyệt
Dương Ngọc Hồ - Phạm Băng Tâm


8. Bất khả tư nghị:

Bất: không; khả: có thể; tư: nghĩ; nghị: bàn

Nghĩa: Không thể bàn. Chữ trong kinh Phật: “Kỳ công đức bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị” (“Công đức không thể nghĩ, bàn bạc được; quả báo cũng không thể nghĩ, bàn bạc được”).

Chỉ một sự việc, một nhân cách cao siêu, không thể bàn bạc, nghĩ đến được.

Ví dụ đặt tên: Nguyễn Bất Nghị - Mạnh Khả Tư
Phạm Tư Nghị


9. Bất tri vi bất tri:

Bất: không; tri: biết; vi: là

Nghĩa: Không biết thì là không biết

Chữ lấy trong sách Mạnh Tử: “Tri chi vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (“Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, như thế đó mới gọi là biết vậy”).

Ý câu này dạy sự chân thật trong tri thức.

Ví dụ đặt tên: Lê Thị Bất Tri – Nguyễn Thị Tri
Dương Bất Tri – Trần Văn Tri


10. Bị hạt hoài ngọc:

Bị: mặc; hạt: áo vải của người nghèo; hoài: mang, ôm, lận; ngọc: viên ngọc

Nghĩa là : Mặc vải lận ngọc. Nghĩa bóng: Người quân tử không muốn cho người đời biết mình.

Sách Lão Tử viết: “Tri ngã giả hi, tắc ngã quí hĩ; thị dĩ thánh nhân bị hạt hoài ngọc” (“Ít kẻ biết ta thì ta lại quý, cho nên thánh nhân mặc đồ vải gai mà trong lưng lận ngọc báu”).

Ví dụ đặt tên: Bùi Ngọc Hoài – Vũ Ngọc Hoài
Phùng Hoài Ngọc – Trương Hoài Ngọc

11. Bĩ cực thái lai:

Bĩ: tên một quẻ trong Kinh Dịch; chỉ sự bế tắc; cực: rất lắm, cuối cùng; thái: tên một quẻ, chỉ sự thông thuận, an vui; lai: đến.

Nghĩa: Bế tắc ở mức cùng tột thì đến sự thông thuận, an vui. Hết thời vận xấu, đến thời may mắn.

Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thái Lai – Trần Văn Lai
Phạm Văn Thái.

12. Biên châu chuyết ngọc:

Biên: đan bện, sắp xếp; châu: hạt ngọc trai; chuyết: kết lại với nhau; ngọc: viên ngọc

Nghĩa: Sắp xếp lại các hạt châu và kết các viên ngọc lại với nhau.
Nghĩa bóng: làm bài văn tuyệt diệu. Đây là lời khen một nhà làm văn xuất sắc.

Ví dụ đặt tên: Trần Thị Châu Ngọc – Lý Ngọc Châu
Phạm Ngọc Biên – Nguyễn Chuyết Ngọc

13. Bộ bộ liên hoa

Bộ: đi bộ, bước; liên: hoa sen; hoa: bông hoa.

Nghĩa: bước bước hoa sen.

Nam sử kể: Đông Hôn Hầu yêu quý nàng hầu là Phan Phi rất đẹp, cho làm cái lầu ở, sàn chạm những đoá sen. Mỗi lần nàng bước đi, ông khen: “Thử bộ bộ liên hoa dã” (“Mỗi bước đi nở một đoá sen vậy”). Chỉ sự tôn quý, đẹp đẽ.

Ví dụ đặt tên: Nguyễn Thị Liên Hoa – Trần Thị Liên

MocXinh_MumMim
15-09-2009, 11:47 PM
III.

4. Bách niên hảo hợp:

Bách: một trăm; niên: năm; hảo: tốt lành; hợp: hoà hợp.

Nghĩa: Trăm năm hoà hợp. Ý chỉ vợ chồng hoà hợp tốt đẹp, lâu dài.

Ví dụ đặt tên: Trần Thị Giao – Đào Thị Hợp

Đặng Văn Hảo – Nguyễn Văn Hợp.



Công nhân tên hay... Song kiếm hợp bích...:nguong:

T.m
19-09-2009, 04:25 PM
ôi sao mà phức tạp thế nhỉ

Phục Sinh
19-09-2009, 04:32 PM
Tớ mà có con thì tớ đặt tên là Còm Pú Tơ. :D

Táo Xanh
19-09-2009, 04:37 PM
Táo mà đặt tên con sẽ đặt là Linh Chi - Chi Lan

thuphong
29-11-2011, 11:21 PM
.
Chóng mặt :D:D

Phu sinh
30-11-2011, 12:34 PM
Chóng mặt vì đến tận hàng... thứ 3 hở chị!!! :tinhvi:

thuphong
30-11-2011, 01:39 PM
.

Chóng mặt vì đến tận hàng... thứ 3 hở chị!!! :tinhvi:
Hihihhi... tìm một cái tên con trai đẹp hợp với phong thủy... nhưng xem ra có vẻ giống chọn người yêu quá... chọn 1 hồi và cưới đại... theo tiếng gọi của trái tim mù lòa


:haha::haha:

THAI AN
30-11-2011, 03:16 PM
Công nhân tên hay... Song kiếm hợp bích...:nguong:

Sao mà tài thế nhỉ? nhưng mà cọc cạch cơ thì mới SKHB được nàng ạ! Chứ ở đây toàn là...Thị thôi! hê hê...