TeacherABC
14-09-2009, 09:30 AM
Mất chồng vì muốn dạy chồng
Người đàn ông nào cũng muốn được bạn đời tin tưởng, tôn trọng cá tính riêng của mình.
Muốn chồng thăng tiến trong công việc, Mỹ Lệ hết nhắc ông xã đi học thêm đến hướng dẫn anh cách lấy lòng sếp. Thấy chồng im im, cô nghĩ anh hiền lành nên nghe lời vợ, ai ngờ, chàng lại tìm kiếm sự chia sẻ ở cô nhân viên dưới quyền.
Trước khi kết hôn, dường như mỗi người đều xây dựng một hình ảnh về người vợ, người chồng tương lai của mình. Có khi đó là mẫu người có thật, nhưng cũng có thể chỉ là hình ảnh riêng do họ tự vẽ ra. Vì thế, khi cưới xong, có những người vợ hay chồng đã bắt tay vào việc thay đổi "nửa kia" theo ý mình.
Cách đây bốn năm, Thanh Tuấn, thành viên nam cuối cùng của lớp 12A Trường Võ Thị Sáu (thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cưới vợ. Lần họp mặt sau đám cưới, nhóm bạn học phát hiện Tuấn đã thay đổi quá nhiều, trở nên "lịch sự" quá đáng: đi đứng nhẹ nhàng, ăn mặc bảnh bao, đúng mốt, dùng từ chọn lọc một cách chỉn chu...
Tuấn còn khoe kiến thức về hàng hiệu, món ăn Tây, nước hoa quý tộc, phong cách trưởng giả... khi gặp lại đám bạn thời chăn trâu. Vì thế, Tuấn trở nên xa lạ với bạn bè, chẳng còn chút nào hình ảnh của người bạn chân tình thuở trước. Bạn bè tìm hiểu mới phát hiện sự đổi thay của Tuấn là do... vợ.
Từ khi lấy vợ, Tuấn được vợ dạy cho cách cầm muỗng nĩa, cách ăn uống nói năng theo phong cách quý tộc, kể cả khuyên chồng chọn bạn mà chơi cho có lợi. Điều đáng nói là Phương Trinh, vợ Tuấn, cũng từ quê ra phố, nhưng cô lại đang hướng dẫn chồng xóa vết tích quê mùa một cách triệt để.
Mỹ Lệ, một người bạn, đồng tình với cách làm của vợ Tuấn: “Làm vợ thì phải vậy chứ sao! Chồng mình cũng khù khờ lắm. Đã leo lên được cái ghế trưởng phòng, mà anh ấy không có chí tiến thủ gì cả. Mình phải nhắc anh ấy đi học thêm Anh văn, vi tính, học thêm bằng hai đại học, rồi xã giao với các sếp... Mọi thứ một tay mình phải tính toán”.
Phải công nhận, Mỹ Lệ rất thành công trong việc này. Khác với vợ Tuấn, chỉ “hô biến” chồng ở cái vỏ, Mỹ Lệ thì “cải hóa” chồng từ trong ra ngoài.
Thế nhưng, hai năm sau, chuyện đã khác.
Mỹ Lệ kể rằng, thấy chồng im im không nói, cô cứ nghĩ anh khù khờ dễ dạy... Đến lúc cô biết anh có quan hệ tình cảm sâu nặng với cô nhân viên dưới quyền thường chia sẻ buồn vui với anh, thì đã muộn. Cô rút ra bài học ngậm ngùi: "Anh ấy nói với mọi người, chỉ cảm thấy là đàn ông thực sự khi ở bên cạnh cô kia... Trong khi mình yêu chồng mới muốn anh ấy thay đổi!".
Cũng vì muốn bạn đời phải thay đổi theo ý mình mà vợ chồng Hùng đã tan đàn xẻ nghé.
Minh Thùy là con gái rượu của giám đốc một nông trường, lại xinh đẹp, hát hay. Từ nhỏ, cô đã quen sống sung sướng, ăn mặc model nhất trường. Hùng, chồng Thùy, học hơn cô 3 lớp, có gia cảnh khó khăn: Cha mất sớm, mẹ một mình tần tảo nuôi năm anh chị em ăn học, căn nhà vườn là di sản bên nội để lại, nay thành nơi ở tập thể của đại gia đình... Hai người khi đó rất ngưỡng mộ nhau.
Khi cưới, Hùng yêu cầu vợ thay đổi theo ý mình nhưng Thùy lại không thích sống theo khuôn mẫu của người khác. Cô đã không thể thích nghi với cuộc sống mới vì luôn được gia đình hỗ trợ về kinh tế để duy trì cuộc sống xa hoa giữa đại gia đình xuề xòa, bình dị của nhà chồng. Hùng thì sĩ diện, tự á và cả khó chịu với cách sinh hoạt, ăn mặc, giao tiếp của vợ, cứ buộc Thùy thay đổi. Vì thế, chỉ hai năm sau ngày cưới, họ đã ly hôn.
Bà Vũ Thị Sai, giảng viên Đại học Sư Phạm TP HCM khi cho rằng: Nếu ép chồng hay vợ thay đổi theo ý mình là bạn đang phạm sai lầm. Muốn “biến” chồng khờ thành chồng tốt, vợ hậu đậu thành vợ đảm đang, trước hết mỗi người phải biết “biến” mình đi vì hạnh phúc chung. Bạn phải là người tự học để thay đổi, để thích nghi với cuộc sống hôn nhân; phải yêu và chấp nhận những cái sẵn có của chồng (vợ) để rồi từ đó mà thiên biến vạn hóa cho cuộc sống gia đình.
“Đũa thần” trong tay bạn không có gì khác hơn là tình yêu, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau", bà Sai chia sẻ.
Như trường hợp của Hồng Linh là một điển hình.
Gặp lại Hồng Linh sau sáu năm xa cách, người bạn ngỡ ngàng vì sự thay đổi của cô bạn gái thời phổ thông. Linh ngày xưa là một cô lớp trưởng ngang tàng, có chút bạt mạng trong lối sống và yêu, nhưng giờ đã thành một người khác hẳn... Trong nhà Linh, từ góc bàn đến kệ bếp đều sạch bóng. Hai cô con gái nhỏ của xinh xắn, áo quần tươm tất ra chào, rót nước mời khách một cách lễ phép.
Lý giải sự thay đổi của mình, Linh bảo bạn: "Công của chồng hết đó". Thì ra chồng Linh là giáo viên ở trường nơi cô làm thư ký văn phòng. Khi yêu, anh chiều chuộng đúng theo tính cách của Linh nhưng lúc chuẩn bị cưới, anh đã phân tích rõ: “Ưu điểm của em là chân thật, cởi mở, chơi hết mình, làm việc cũng hết mình, lại hay giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, tính cách “cởi mở và hết mình” đó không phù hợp với bất kỳ mái ấm nào cả. Cưới nhau, mình cùng thay đổi nhé...”.
“Thay đổi thấy cũng hay, cứ giờ nào việc đấy, đồ đạc ở đâu khi dùng xong thì vẫn nằm yên đấy... Mình 'làm gương' như vậy, dạy con cũng dễ hơn nhiều!”, Linh bộc bạch.
(VNEXPRESS)
Người đàn ông nào cũng muốn được bạn đời tin tưởng, tôn trọng cá tính riêng của mình.
Muốn chồng thăng tiến trong công việc, Mỹ Lệ hết nhắc ông xã đi học thêm đến hướng dẫn anh cách lấy lòng sếp. Thấy chồng im im, cô nghĩ anh hiền lành nên nghe lời vợ, ai ngờ, chàng lại tìm kiếm sự chia sẻ ở cô nhân viên dưới quyền.
Trước khi kết hôn, dường như mỗi người đều xây dựng một hình ảnh về người vợ, người chồng tương lai của mình. Có khi đó là mẫu người có thật, nhưng cũng có thể chỉ là hình ảnh riêng do họ tự vẽ ra. Vì thế, khi cưới xong, có những người vợ hay chồng đã bắt tay vào việc thay đổi "nửa kia" theo ý mình.
Cách đây bốn năm, Thanh Tuấn, thành viên nam cuối cùng của lớp 12A Trường Võ Thị Sáu (thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) cưới vợ. Lần họp mặt sau đám cưới, nhóm bạn học phát hiện Tuấn đã thay đổi quá nhiều, trở nên "lịch sự" quá đáng: đi đứng nhẹ nhàng, ăn mặc bảnh bao, đúng mốt, dùng từ chọn lọc một cách chỉn chu...
Tuấn còn khoe kiến thức về hàng hiệu, món ăn Tây, nước hoa quý tộc, phong cách trưởng giả... khi gặp lại đám bạn thời chăn trâu. Vì thế, Tuấn trở nên xa lạ với bạn bè, chẳng còn chút nào hình ảnh của người bạn chân tình thuở trước. Bạn bè tìm hiểu mới phát hiện sự đổi thay của Tuấn là do... vợ.
Từ khi lấy vợ, Tuấn được vợ dạy cho cách cầm muỗng nĩa, cách ăn uống nói năng theo phong cách quý tộc, kể cả khuyên chồng chọn bạn mà chơi cho có lợi. Điều đáng nói là Phương Trinh, vợ Tuấn, cũng từ quê ra phố, nhưng cô lại đang hướng dẫn chồng xóa vết tích quê mùa một cách triệt để.
Mỹ Lệ, một người bạn, đồng tình với cách làm của vợ Tuấn: “Làm vợ thì phải vậy chứ sao! Chồng mình cũng khù khờ lắm. Đã leo lên được cái ghế trưởng phòng, mà anh ấy không có chí tiến thủ gì cả. Mình phải nhắc anh ấy đi học thêm Anh văn, vi tính, học thêm bằng hai đại học, rồi xã giao với các sếp... Mọi thứ một tay mình phải tính toán”.
Phải công nhận, Mỹ Lệ rất thành công trong việc này. Khác với vợ Tuấn, chỉ “hô biến” chồng ở cái vỏ, Mỹ Lệ thì “cải hóa” chồng từ trong ra ngoài.
Thế nhưng, hai năm sau, chuyện đã khác.
Mỹ Lệ kể rằng, thấy chồng im im không nói, cô cứ nghĩ anh khù khờ dễ dạy... Đến lúc cô biết anh có quan hệ tình cảm sâu nặng với cô nhân viên dưới quyền thường chia sẻ buồn vui với anh, thì đã muộn. Cô rút ra bài học ngậm ngùi: "Anh ấy nói với mọi người, chỉ cảm thấy là đàn ông thực sự khi ở bên cạnh cô kia... Trong khi mình yêu chồng mới muốn anh ấy thay đổi!".
Cũng vì muốn bạn đời phải thay đổi theo ý mình mà vợ chồng Hùng đã tan đàn xẻ nghé.
Minh Thùy là con gái rượu của giám đốc một nông trường, lại xinh đẹp, hát hay. Từ nhỏ, cô đã quen sống sung sướng, ăn mặc model nhất trường. Hùng, chồng Thùy, học hơn cô 3 lớp, có gia cảnh khó khăn: Cha mất sớm, mẹ một mình tần tảo nuôi năm anh chị em ăn học, căn nhà vườn là di sản bên nội để lại, nay thành nơi ở tập thể của đại gia đình... Hai người khi đó rất ngưỡng mộ nhau.
Khi cưới, Hùng yêu cầu vợ thay đổi theo ý mình nhưng Thùy lại không thích sống theo khuôn mẫu của người khác. Cô đã không thể thích nghi với cuộc sống mới vì luôn được gia đình hỗ trợ về kinh tế để duy trì cuộc sống xa hoa giữa đại gia đình xuề xòa, bình dị của nhà chồng. Hùng thì sĩ diện, tự á và cả khó chịu với cách sinh hoạt, ăn mặc, giao tiếp của vợ, cứ buộc Thùy thay đổi. Vì thế, chỉ hai năm sau ngày cưới, họ đã ly hôn.
Bà Vũ Thị Sai, giảng viên Đại học Sư Phạm TP HCM khi cho rằng: Nếu ép chồng hay vợ thay đổi theo ý mình là bạn đang phạm sai lầm. Muốn “biến” chồng khờ thành chồng tốt, vợ hậu đậu thành vợ đảm đang, trước hết mỗi người phải biết “biến” mình đi vì hạnh phúc chung. Bạn phải là người tự học để thay đổi, để thích nghi với cuộc sống hôn nhân; phải yêu và chấp nhận những cái sẵn có của chồng (vợ) để rồi từ đó mà thiên biến vạn hóa cho cuộc sống gia đình.
“Đũa thần” trong tay bạn không có gì khác hơn là tình yêu, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau", bà Sai chia sẻ.
Như trường hợp của Hồng Linh là một điển hình.
Gặp lại Hồng Linh sau sáu năm xa cách, người bạn ngỡ ngàng vì sự thay đổi của cô bạn gái thời phổ thông. Linh ngày xưa là một cô lớp trưởng ngang tàng, có chút bạt mạng trong lối sống và yêu, nhưng giờ đã thành một người khác hẳn... Trong nhà Linh, từ góc bàn đến kệ bếp đều sạch bóng. Hai cô con gái nhỏ của xinh xắn, áo quần tươm tất ra chào, rót nước mời khách một cách lễ phép.
Lý giải sự thay đổi của mình, Linh bảo bạn: "Công của chồng hết đó". Thì ra chồng Linh là giáo viên ở trường nơi cô làm thư ký văn phòng. Khi yêu, anh chiều chuộng đúng theo tính cách của Linh nhưng lúc chuẩn bị cưới, anh đã phân tích rõ: “Ưu điểm của em là chân thật, cởi mở, chơi hết mình, làm việc cũng hết mình, lại hay giúp đỡ mọi người. Tuy nhiên, tính cách “cởi mở và hết mình” đó không phù hợp với bất kỳ mái ấm nào cả. Cưới nhau, mình cùng thay đổi nhé...”.
“Thay đổi thấy cũng hay, cứ giờ nào việc đấy, đồ đạc ở đâu khi dùng xong thì vẫn nằm yên đấy... Mình 'làm gương' như vậy, dạy con cũng dễ hơn nhiều!”, Linh bộc bạch.
(VNEXPRESS)