PDA

View Full Version : Tăng huyết áp cũ mà mới.



DR MINH
09-09-2009, 09:58 PM
Thân chào mọi người! Đây là bài viết đã đăng trên sức khỏe đời sống số 557 cuối tuần. Tác giả đã cố gắng chuyển tải các kiến thức học thuật, hàn lâm thành kiến thức phổ thông, dể hiểu để mọi người có thể áp dụng cho riêng mình và gia đình.


TĂNG HUYẾT ÁP
Theo nhiều nghiên cứu, thế giới hiện nay có 1,5 tỷ người tăng huyết áp chiếm khoảng 1/3 dân số trưởng thành của thế giới, tại Việt Nam 1 nghiên cứu cho thấy tại TP HCM có khoảng 15.74% dân số tăng huyết áp. Số lượng bệnh nhân thì lớn nhưng mức độ kiểm soát được huyết áp thì lại không như mong muốn. Tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới tỷ lệ kiểm soát huyết áp đạt được cũng rất thấp; Mỹ 24%, Ý 9%, Anh 6%, Canada16%, Pháp 33% ( theo ISH Chicago 08/2000).Vì thế trước kia điều trị tăng huyết áp là công việc của các nhà tim mạch học, ngày nay điều trị tăng huyết áp là công việc hàng ngày của các bác sỹ đa khoa, của y học cộng đồng mới hy vọng nâng cao tỷ lệ kiểm soát huyết áp. Chiến lược y tế can thiệp để điều trị tăng huyết áp hiệu quả hiện nay là giảm tầng suất tăng huyết áp, cải thiện tỷ lệ kiểm soát huyết áp và tỷ lệ mơ ước là kiểm soát được được huyết áp 50%.

Huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực trong lòng mạch máu, huyết áp phụ thuộc vào 2 yếu tố cung lượng tim và độ co dãn của mạch máu hay sức cản ngoại biên. Huyết áp được thể hiện bởi 2 con số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là áp lực trong lòng mạch máu khi tim co bóp tống máu ra ngoài, huyết áp tâm trương là huyết áp trong lòng mạch khi tim dãn ra hay chính là áp lực trong lòng mạch máu tạo nên do trương lực của thành mạch hay sức cản ngoại biên.

Nguyên nhân tăng huyết áp: tăng huyết áp đa số là không xác định được nguyên nhân vì thế tăng huyết áp còn được gọi là tăng huyết áp vô căn, ở những người trẻ tuổi có thể tăng huyết áp là thứ phát sau 1 bệnh lý gốc nào đó như bệnh lý cầu thận, suy thận..; Các bệnh lý nội tiết như cường giáp, u tuyến yên..; Bệnh lý mạch máu như hẹp động mạch thận….

Triệu chứng tăng huyết áp: Triệu chứng thường gặp của cơn tăng huyết áp đa số là đau đầu, chống mặt, phừng đỏ mặt, nặng ngực… tuy nhiên trên nhiều bệnh nhân tăng huyết áp hoàn toàn không có 1 triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám bệnh hay kiểm tra huyết áp, đây là điều rất nguy hiểm vì nhiều bệnh nhân khi phát hiện tăng huyết áp đã có các biến chứng tổn thương trên cơ quan đích.

Phân loại mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp thay đổi qua nhiều thời kỳ và những năm gần đây định nghĩa, hướng dẫn, phân loại tăng huyết áp ngày càng thể hiện mức độ quan trọng của bệnh, tính cần thiết của sự quan tâm, điều trị bệnh lý tăng huyết áp. Trước kia sự phân độ nặng nhẹ còn chịu nhiều tác động của tuổi tác, tuổi càng lớn thì người ta chấp nhận chỉ số huyết áp càng tăng. Quan điểm đó ngày nay đã thay đổi, tất cả mọi người trên 18 tuổi đều phải được đánh giá như nhau khi có tăng huyết áp xảy ra. Theo JNC II tăng huyết áp được phân mức độ như sau:

Huyết áp Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Bình thường < 120 <80
Bình thường cao 120-139 80-<90
THA độ I 140-159 90-99
THA độ II >160 >100

Sự phân độ này cho thấy tính khẩn trương cần quan tâm khi huyết áp mới ở mức độ bình thường cao và khi đã xảy ra tăng huyết áp thì độ II đã là giai đoạn nặng, giai đoạn trầm trọng nhất của bệnh rồi và như thế bệnh nhân cũng như thầy thuốc phải quan tâm nhiều hơn.

Các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân tăng huyết áp: Gia đình nhiều người tăng huyết áp, giới tính là nam hay là nử nhưng ở độ tuổi mãn kinh, tuổi lớn hơn 60, hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipit và tiểu đường.

Từ sự phân loại mức độ tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ, bệnh tăng huyết áp được phân ra theo từng nhóm nguy cơ: Nhóm nguy cơ A là tăng huyết áp và không có yếu tố nguy cơ nào kèm theo, nhóm nguy cơ B là tăng huyết áp có 1 yếu tố nguy cơ không phải tiểu đường, nhóm nguy cơ C là tăng huyết áp có 2 yếu tố nguy cơ trở lên hay có 1 yếu tố nguy cơ là tiểu đường.

Biến chứng của tăng huyết áp: Bệnh lý tăng huyết áp làm gia tăng áp lực trong lòng mạch cho nên các biến chứng của nó đều liên quan đến tổn thương mạch máu của các cơ quan đích, các cơ quan đích thường gặp là mạch máu não gây xuất huyết não cấp tính cũng như góp phần sa sút trí tuệ mãn tính; Mạch máu tim gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim… hay phì đại tim trái do tăng sức co bóp cơ tim đưa tới suy tim; Trên thận sẽ gây tiểu đạm, tổn thương cầu thận do tăng áp lực, lưu lượng máu qua thận và lâu ngày đưa tới suy thận mãn do tăng huyết áp; Trên mắt sẽ gây hẹp động mạch võng mạc, xuất huyết võng mạc… đưa tới giảm thị lực hay mù mắt… Với các biến chứng thường gặp trên tăng huyết áp làm giảm tuổi thọ của người bệnh, giảm chất lượng cuộc sống. Với các biến chứng cấp tính như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim…. Nhanh chóng đưa người bệnh tới tử vong hay để lại di chứng là gánh nặng cho bản thân, gia đình cũng như xã hội.

Điều trị: Đối với tăng huyết áp thứ phát sau bệnh lý, điều trị là điều trị bệnh căn nguyên gây nên tăng huyết áp. Nếu không tìm được nguyên nhân, tăng huyết áp là vô căn nguyên phát, ngày nay điều trị tăng huyết áp có mục tiêu rỏ ràng, đối với người tăng huyết áp không có tiểu đường, mục tiêu huyết áp cần đạt được là < 140/90, tăng huyết áp trên bệnh nhân tiểu đường huyết áp mục tiêu cần đạt được là< 130/80. Về hình thức điều trị tăng huyết áp đó là đơn trị liệu không dùng thuốc hay phối hợp giữa điều trị không dung thuốc và dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc: Thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, đây là vấn đề khó nhưng không phải không thể không thực hiện được, bỏ thuốc lá phải có kế hoạch, giảm từ từ. Những bệnh nhân hút thuốc lá nhiều có thể mổi tuần giảm từ 3-5 điếu/1 ngày cho đến khi chỉ hút rất ít 1 vài điếu trên 1 ngày rồi bỏ hẳn đi, nếu không bỏ được thuốc lá có thể dùng miếng dán nicotin thay thế. Một lưu ý khi bỏ thuốc lá là bệnh nhân có thể tăng cân nhanh chống và đưa tới béo phì, thuốc lá làm gia tăng nhịp tim, gia tăng chuyển hóa nên khi giảm hút thuốc lá làm cơ thể giảm sử dụng năng lượng nên bệnh nhân rất dể bị béo phì. Bỏ thuốc lá từ từ, giảm dần giúp cơ thể thích nghi, giảm nguy cơ béo phì. Giảm cân nặng, tránh béo phì là điều rất quan trọng, tăng cân tích tụ mở làm tăng nguy cơ các bệnh lý chuyển hóa như rối loạn lipit máu, rối loạn chuyển hóa đạm như goutte, rối loạn chuyển hóa đường như tiểu đường type II, giảm cân đưa chỉ số khối cơ thể ( BMI) về mức lý tưởng. Chế độ ăn không nên dùng các thức ăn nhiều chất béo xấu như mở động vật, nội tạng động vật, não động vật….. ở thịt gà lượng cholesterol xấu nằm trong lớp mở dưới da rất nhiều vì thế khi ăn thịt gà chúng ta không nên ăn da dù rằng da gà là rất ngon vừa dai vừa dòn. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cá… Chế độ ăn mặn nhiều muối làm gia tăng huyết áp, muối nhiều làm gia tăng áp lực thẩm thấu, giử nước lại trong cơ thể nên tăng huyết áp, ở người tăng huyết áp không nên dùng thức ăn nhanh hay ăn quán mà nên nấu ăn ở nhà, không nên dùng thêm nước chấm khi ăn. Chế độ vận động giúp cơ thể gia tăng sử dụng năng lượng, gia tăng chỉ số cơ trong cơ thể, giảm tích tụ mở. hình thức vận động tùy theo hoàng cảnh của mổi người nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 30 phút mổi ngày, cường độ vận động phù hợp làm gia tăng nhịp thở, nhịp tim, đổ mồ hôi. Trên người có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, sự vận động phụ thuộc vào từng cá nhân. Điều trị không dùng thuốc rất là quan trọng vì nó giảm đi các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp tuy nhiên thực hiện được điều này là rất khó vì nó liên quan đến các thói quen của con người.

Đối với chế độ dùng thuốc bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc theo toa của bệnh nhân khác, thuốc điều trị tim mạch, huyết áp là tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên có những nguyên tắc khi dùng thuốc mà bệnh nhân nên biết trong điều trị huyết áp: khởi đầu chậm, dùng liều thấp sau đó gia tăng liều dùng từ từ cho đến khi đạt được liều điều trị tốt cho bệnh nhân mà hạn chế tác dụng phụ. Điều trị huyết áp ngày nay là dùng liều thấp, phối hợp nhiều thuốc để tránh tác dụng phụ cũng như tăng hiệu quả điều trị. Cho tới ngày nay không có thuốc nào trị hết bệnh tăng huyết áp mà chỉ có thuốc điều chỉnh huyết áp mà thôi và dường như khi bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp có chỉ định dùng thuốc hạ áp là phải dùng thuốc liên tục, thường xuyên không được tự ý bỏ thuốc khi không có ý kiến của bác sỹ điều trị.

Điều trị huyết áp ngày nay không phải đơn thuần là điều chỉnh những con số, phải đánh giá tất cả các yếu tố nguy cơ, biến chứng của người bệnh từ đó xây dựng hướng điều trị thích hợp.

Tóm lại: Khi phát hiện bị tăng huyết áp chúng ta không nên quá hốt hoảng, lo sợ, nhanh chống tìm cho mình 1 bác sỹ nội khoa có kinh nghiệm điều trị huyết áp, đánh giá các yếu tố nguy cơ mắc phải, các biến chứng đã có, tuân thủ điều trị của bác sỹ bao gồm điều trị không dùng thuốc cũng như dùng thuốc, không tự ý ngưng thuốc( xảy ra hiện tượng dội ngược, huyết áp tăng vọt và các tai biến cấp tính dể xảy ra khi bệnh nhân uống thuốc không đều).

Cải thiện thời gian sống còn, làm chậm tổn thương trên các cơ quan đích, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là các mục tiêu mà các nhà lâm sàng mong muốn đạt được khi điều trị tăng huyết áp.

DR MINH

Khuyết
17-09-2009, 09:10 AM
CVK cũng đã từng phải điều trị HA độ 1. So với tuổi của CVK thì HA quá cao đã có lúc lên tới 110/160 làm cho ai cũng hoảng sợ. Xong không đều lúc lên lúc xuống nhưng hình như chua bao giờ xuống tơi mức bình thường. Xong mình có nhờ một ông chú làm bác sỹ có tiếng tại thành phố mình đang sống kiểm tra giúp và cũng không biết nguyên nhân vì sao lại bị tăng HA như vậy. Đã kiểm tra hết rồi và cuối cùng kết luận rằng khi mình căng thẳng với công việc là bị như vậy.

DR MINH
19-09-2009, 06:33 PM
CVK cũng đã từng phải điều trị HA độ 1. So với tuổi của CVK thì HA quá cao đã có lúc lên tới 110/160 làm cho ai cũng hoảng sợ. Xong không đều lúc lên lúc xuống nhưng hình như chua bao giờ xuống tơi mức bình thường. Xong mình có nhờ một ông chú làm bác sỹ có tiếng tại thành phố mình đang sống kiểm tra giúp và cũng không biết nguyên nhân vì sao lại bị tăng HA như vậy. Đã kiểm tra hết rồi và cuối cùng kết luận rằng khi mình căng thẳng với công việc là bị như vậy.

Nếu ở Sài Gòn thì CVK có thể trực tiếp gặp Minh để Minh khám cho nhé (Chuyên nghành của Minh).

Phu sinh
21-09-2009, 01:01 PM
[B].................
Chế độ vận động giúp cơ thể gia tăng sử dụng năng lượng, gia tăng chỉ số cơ trong cơ thể, giảm tích tụ mở. hình thức vận động tùy theo hoàn cảnh của mổi người nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 30 phút mổi ngày, cường độ vận động phù hợp làm gia tăng nhịp thở, nhịp tim, đổ mồ hôi. Trên người có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch, sự vận động phụ thuộc vào từng cá nhân. Điều trị không dùng thuốc rất là quan trọng vì nó giảm đi các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp tuy nhiên thực hiện được điều này là rất khó vì nó liên quan đến các thói quen của con người.
................DR MINH

Theo PS biết thì tập thể dục là 1 điều cần thiết không thể thiếu được đối với căn bệnh này như đi bộ chẳng hạn, tuy nhiên tập luyện như thế nào là vừa đủ thì cần có sự tư vấn của bác sĩ!

DR MINH
22-09-2009, 02:48 PM
Theo PS biết thì tập thể dục là 1 điều cần thiết không thể thiếu được đối với căn bệnh này như đi bộ chẳng hạn, tuy nhiên tập luyện như thế nào là vừa đủ thì cần có sự tư vấn của bác sĩ!

Đi bộ tưởng chừng là 1 phương pháp tốt nhưng thực tế ở người lớn tuổi, 2 khớp gối đã hư===> càng đi càng đau===> nên tránh khi bị thoái hóa khớp gối. Đi bộ không đúng cách không làm tăng nhịp tim, không đạt được mục đích. ( Đừng làm theo quảng cáo đi bộ mổi ngày 10.000 bước chân, già mà đi như thế====> 1 thời gian 2 khớp gối banh chành)
Vận động có nhiều cách làm : bơi, võ thuật, Zoga...... Tập làm sao mình không quá mệt, sau tập cảm thấy sảng khoái nhưng phải đạt tiêu chí tăng nhịp tim, vã mồ hôi là OK, thời gian nên duy trì 20-30P

Ý Nhi
22-09-2009, 02:57 PM
Đi bộ tưởng chừng là 1 phương pháp tốt nhưng thực tế ở người lớn tuổi, 2 khớp gối đã hư===> càng đi càng đau===> nên tránh khi bị thoái hóa khớp gối. Đi bộ không đúng cách không làm tăng nhịp tim, không đạt được mục đích. ( Đừng làm theo quảng cáo đi bộ mổi ngày 10.000 bước chân, già mà đi như thế====> 1 thời gian 2 khớp gối banh chành)
Vận động có nhiều cách làm : bơi, võ thuật, Zoga...... Tập làm sao mình không quá mệt, sau tập cảm thấy sảng khoái nhưng phải đạt tiêu chí tăng nhịp tim, vã mồ hôi là OK, thời gian nên duy trì 20-30P


Cái này thì chính xác quá ạ!!! Nhưng người già mà bơi và võ thuật thì... Với người già đi bộ phần lớn chỉ là để thay đổi không khí cho thư thả đầu óc mà thôi.

votinh
25-09-2009, 01:50 PM
Cứ gặp phụ nữ đẹp là huyết áp vô tình tăng giảm thất thường mà phụ nữ thì không ai là không đẹp! Thế thì làm sao đây, hihi?