thachanhtim
27-08-2009, 11:16 AM
8 nên, 7 tránh trong phòng the
Một bí quyết quan trọng bậc nhất trong phép dưỡng sinh nơi phòng the của Đông y là nguyên lý “Thất tổn bát ích” (TTBI), có nghĩa là: 7 thứ làm hao tổn và 8 thứ có ích đối với sức khỏe, tuổi thọ và tiềm năng tính dục
Phép TTBI đã được đề cập đến trong thiên “Âm dương ứng tượng đại luận” của sách Nội kinh Tố vấn. Song, nội dung của nó cụ thể là gì thì Nội kinh lại không nói rõ. Các y gia thời đại sau đã lý giải TTBI theo nhiều quan điểm rất khác nhau, nhưng vẫn chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Mãi tới năm 1973, sau khi khai quật được một số sách thuốc cổ viết trên lụa và thẻ tre trong những ngôi mộ cổ thời Tây Hán, câu hỏi trên mới có lời giải đáp cụ thể.
“Thiên hạ chí đạo đàm”, một trong những cuốn sách thuốc khai quật được ở khu mộ cổ nói trên, đã giới thiệu tương đối cụ thể về vấn đề này. TTBI thực chất là những phép tắc, những nguyên lý cơ bản trong thuật dưỡng sinh và chữa trị bệnh tật trong sinh hoạt tình dục. Nói cụ thể hơn: Trong sinh hoạt tình dục có “bát ích” - là 8 cách làm cho tinh khí thêm vững mạnh và có “thất tổn” - là 7 việc làm khiến cho tinh khí bị hao tổn và gây nên bệnh. Để phòng bệnh cần tránh “thất tổn” và muốn bồi dưỡng “tinh khí” cần học cách sử dụng “bát ích”. Không biết dùng “bát ích” để bù đắp cho “thất tổn”, thì đến 40 tuổi, cơ năng sinh lý đã bị giảm quá nửa, 50 tuổi đã như người già, 60 tuổi tai nghễnh ngãng và mắt đã mờ... Ngược lại, nếu biết vận dụng “bát ích” thì người đang suy lão có thể trở nên khỏe mạnh, người trẻ tuổi có thể kéo dài được tuổi xuân.
Thất tổn là gì?
Sách Thiên hạ chí đạo đàm viết: Nhất viết bế, nhị viết tiết, tam viết kiệt, tứ viết vật, ngũ viết phiền, lục viết tuyệt, thất viết phí. Nghĩa là: 7 việc gây tổn hại đối với sức khỏe trong khi giao hợp là: bế, tiết, kiệt, vật, phiền, tuyệt và phí. Cụ thể:
1. Nam nữ giao hợp vội vàng, thô bạo gây đau đớn, sẽ làm thương tổn khí ngũ tạng, đó là cái “tổn” thứ nhất, gọi là “bế” hoặc “nội bế”.
2. Khi giao hợp mồ hôi vã ra làm thương tổn tân dịch, dương khí tiết hết ra ngoài, đó là cái “tổn” thứ 2, gọi là “tiết” hoặc “ngoại tiết”.
3. Không biết tiết chế, giao hợp quá nhiều, làm cho âm dương, tinh huyết bị tiêu hao đến mức suy kiệt, đó là cái “tổn” thứ 3, gọi là “kiệt”.
4. Tuy có sự ham muốn nhưng “cậu nhỏ” chưa đủ cứng mà miễn cưỡng giao hợp, sẽ dễ sinh ra chứng bệnh không cương cứng mãi mãi. Việc chớ nên làm mà cứ làm, sẽ gây ra “tổn” thứ 4. “Vật” (có nghĩa là “chớ nên”, “không nên”).
5. Khi giao hợp mà tinh thần đang rối loạn không yên gọi là “phiền” – “tổn” thứ 5.
6. Một bên không muốn giao hợp mà bên kia cứ cố cưỡng ép, sẽ gây nên các bệnh nội thương trầm trọng, như lâm vào tình trạng tuyệt vọng, gọi là “tuyệt” - “tổn” thứ 6.
7. Không có sự chuẩn bị trước, không ân ái giao tình đã giao hợp ngay, sẽ chẳng có lợi gì đối với tinh thần và thể xác, mà chỉ làm tinh hao khí tổn, đó là “tổn” thứ 7, gọi là “phí”, phí sức vô ích!
Bát ích là gì?
Nhất viết trị khí, nhị viết trí mạt, tam viết tri thời, tứ viết súc khí, ngũ viết hòa mạt, lục viết thiết khí, thất viết trì doanh, bát viết định khoảnh”. Nghĩa là:
1. Khi nam nữ giao tiếp, cần dùng phép đạo dẫn để điều hòa nguyên khí, làm cho nguyên khí thịnh vượng, đó là cái “ích” thứ nhất, gọi là “trị khí”.
2. Điều hòa hơi thở để dẫn tinh xuống phía dưới, đó là “ích” thứ hai, gọi là “trí mạt”.
3. Khi tình ý đã giao hòa, cần tranh thủ thời cơ mà tiến hành giao hợp, như vậy là nắm vững thời cơ, gọi là “tri thời” – “ích” thứ 3.
4. Trong quá trình giao hợp, dùng phép đạo dẫn làm cho “tinh khí” tụ lại ở dưới, đó là “ích” thứ 4, gọi là “súc khí” (súc là tích lũy, tập trung lại).
5. Trong quá trình giao hợp, nên vào ra vừa phải, không quá nhanh, quá nhiều, quá mạnh, điều hòa đúng mức, đó là “ích” thứ 5, gọi là “hòa mạt” (điều hòa các chất dịch của nam và nữ).
6. Sau khi đã xuất, giải phóng “cậu nhỏ” ngay và ngừng giao hợp, đó “ích” thứ 6, gọi là “thiết khí” (lấy lại khí).
7. Sau khi giao hợp cần nằm yên tĩnh nghỉ ngơi, chờ cho khí huyết tinh lực khôi phục lại, đó là “ích” thứ 7, gọi là “trì doanh” (đợi đến khi sinh lực khôi phục đầy đủ).
8. Thở đều, làm cho tinh thần ổn định lại, bộ phận sinh dục vẫn chưa tới khoảnh khắc mềm nhũn thì rời đi chỗ khác, như vậy là “định khoảnh” (xác định khoảnh khắc) “ích” thứ 8.
Tóm lại, trong “quan hệ”, có nắm vững và thực hành TTBI mới có thể điều hòa sự giao hợp giữa âm và dương, giữa nam và nữ, cơ thể mới khỏe mạnh, tuổi thọ mới có thể kéo dài. Không biết phép tắc đó, nhắm mắt làm liều theo bản năng thì cơ thể sớm bị suy mòn, tuổi thọ sẽ bị rút ngắn và không thể tận hưởng hạnh phúc gối chăn lâu dài.
(Theo Lương y Thái Hư SK&ĐS/NLĐ)
Một bí quyết quan trọng bậc nhất trong phép dưỡng sinh nơi phòng the của Đông y là nguyên lý “Thất tổn bát ích” (TTBI), có nghĩa là: 7 thứ làm hao tổn và 8 thứ có ích đối với sức khỏe, tuổi thọ và tiềm năng tính dục
Phép TTBI đã được đề cập đến trong thiên “Âm dương ứng tượng đại luận” của sách Nội kinh Tố vấn. Song, nội dung của nó cụ thể là gì thì Nội kinh lại không nói rõ. Các y gia thời đại sau đã lý giải TTBI theo nhiều quan điểm rất khác nhau, nhưng vẫn chưa đưa ra được ý kiến thống nhất. Mãi tới năm 1973, sau khi khai quật được một số sách thuốc cổ viết trên lụa và thẻ tre trong những ngôi mộ cổ thời Tây Hán, câu hỏi trên mới có lời giải đáp cụ thể.
“Thiên hạ chí đạo đàm”, một trong những cuốn sách thuốc khai quật được ở khu mộ cổ nói trên, đã giới thiệu tương đối cụ thể về vấn đề này. TTBI thực chất là những phép tắc, những nguyên lý cơ bản trong thuật dưỡng sinh và chữa trị bệnh tật trong sinh hoạt tình dục. Nói cụ thể hơn: Trong sinh hoạt tình dục có “bát ích” - là 8 cách làm cho tinh khí thêm vững mạnh và có “thất tổn” - là 7 việc làm khiến cho tinh khí bị hao tổn và gây nên bệnh. Để phòng bệnh cần tránh “thất tổn” và muốn bồi dưỡng “tinh khí” cần học cách sử dụng “bát ích”. Không biết dùng “bát ích” để bù đắp cho “thất tổn”, thì đến 40 tuổi, cơ năng sinh lý đã bị giảm quá nửa, 50 tuổi đã như người già, 60 tuổi tai nghễnh ngãng và mắt đã mờ... Ngược lại, nếu biết vận dụng “bát ích” thì người đang suy lão có thể trở nên khỏe mạnh, người trẻ tuổi có thể kéo dài được tuổi xuân.
Thất tổn là gì?
Sách Thiên hạ chí đạo đàm viết: Nhất viết bế, nhị viết tiết, tam viết kiệt, tứ viết vật, ngũ viết phiền, lục viết tuyệt, thất viết phí. Nghĩa là: 7 việc gây tổn hại đối với sức khỏe trong khi giao hợp là: bế, tiết, kiệt, vật, phiền, tuyệt và phí. Cụ thể:
1. Nam nữ giao hợp vội vàng, thô bạo gây đau đớn, sẽ làm thương tổn khí ngũ tạng, đó là cái “tổn” thứ nhất, gọi là “bế” hoặc “nội bế”.
2. Khi giao hợp mồ hôi vã ra làm thương tổn tân dịch, dương khí tiết hết ra ngoài, đó là cái “tổn” thứ 2, gọi là “tiết” hoặc “ngoại tiết”.
3. Không biết tiết chế, giao hợp quá nhiều, làm cho âm dương, tinh huyết bị tiêu hao đến mức suy kiệt, đó là cái “tổn” thứ 3, gọi là “kiệt”.
4. Tuy có sự ham muốn nhưng “cậu nhỏ” chưa đủ cứng mà miễn cưỡng giao hợp, sẽ dễ sinh ra chứng bệnh không cương cứng mãi mãi. Việc chớ nên làm mà cứ làm, sẽ gây ra “tổn” thứ 4. “Vật” (có nghĩa là “chớ nên”, “không nên”).
5. Khi giao hợp mà tinh thần đang rối loạn không yên gọi là “phiền” – “tổn” thứ 5.
6. Một bên không muốn giao hợp mà bên kia cứ cố cưỡng ép, sẽ gây nên các bệnh nội thương trầm trọng, như lâm vào tình trạng tuyệt vọng, gọi là “tuyệt” - “tổn” thứ 6.
7. Không có sự chuẩn bị trước, không ân ái giao tình đã giao hợp ngay, sẽ chẳng có lợi gì đối với tinh thần và thể xác, mà chỉ làm tinh hao khí tổn, đó là “tổn” thứ 7, gọi là “phí”, phí sức vô ích!
Bát ích là gì?
Nhất viết trị khí, nhị viết trí mạt, tam viết tri thời, tứ viết súc khí, ngũ viết hòa mạt, lục viết thiết khí, thất viết trì doanh, bát viết định khoảnh”. Nghĩa là:
1. Khi nam nữ giao tiếp, cần dùng phép đạo dẫn để điều hòa nguyên khí, làm cho nguyên khí thịnh vượng, đó là cái “ích” thứ nhất, gọi là “trị khí”.
2. Điều hòa hơi thở để dẫn tinh xuống phía dưới, đó là “ích” thứ hai, gọi là “trí mạt”.
3. Khi tình ý đã giao hòa, cần tranh thủ thời cơ mà tiến hành giao hợp, như vậy là nắm vững thời cơ, gọi là “tri thời” – “ích” thứ 3.
4. Trong quá trình giao hợp, dùng phép đạo dẫn làm cho “tinh khí” tụ lại ở dưới, đó là “ích” thứ 4, gọi là “súc khí” (súc là tích lũy, tập trung lại).
5. Trong quá trình giao hợp, nên vào ra vừa phải, không quá nhanh, quá nhiều, quá mạnh, điều hòa đúng mức, đó là “ích” thứ 5, gọi là “hòa mạt” (điều hòa các chất dịch của nam và nữ).
6. Sau khi đã xuất, giải phóng “cậu nhỏ” ngay và ngừng giao hợp, đó “ích” thứ 6, gọi là “thiết khí” (lấy lại khí).
7. Sau khi giao hợp cần nằm yên tĩnh nghỉ ngơi, chờ cho khí huyết tinh lực khôi phục lại, đó là “ích” thứ 7, gọi là “trì doanh” (đợi đến khi sinh lực khôi phục đầy đủ).
8. Thở đều, làm cho tinh thần ổn định lại, bộ phận sinh dục vẫn chưa tới khoảnh khắc mềm nhũn thì rời đi chỗ khác, như vậy là “định khoảnh” (xác định khoảnh khắc) “ích” thứ 8.
Tóm lại, trong “quan hệ”, có nắm vững và thực hành TTBI mới có thể điều hòa sự giao hợp giữa âm và dương, giữa nam và nữ, cơ thể mới khỏe mạnh, tuổi thọ mới có thể kéo dài. Không biết phép tắc đó, nhắm mắt làm liều theo bản năng thì cơ thể sớm bị suy mòn, tuổi thọ sẽ bị rút ngắn và không thể tận hưởng hạnh phúc gối chăn lâu dài.
(Theo Lương y Thái Hư SK&ĐS/NLĐ)