Cá Sấu Chúa
24-08-2009, 09:52 PM
Ngô bung
Đã có ai biết món này bao giờ chưa? Thế mà có kẻ đã phải nhai ngô bung mỏi hết cả hai hàm răng đấy! Nhiều lúc nghĩ lại thấy sao răng cũng khoẻ nhai đến thế. Ngô bung là món hay được làm khi mùa nước lên vào tháng 7, tháng 8 dương lịch. Khi đó, ngô ngoài bãi sông hoặc vừa được thu hoạch hoặc mới già thì nước đã lên chìm phải bẻ vội vàng mang về ủ đống cho già ngô rồi mới bóc bẹ và tẽ hạt. Khi đó cũng là khi thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen, đỗ mày ngài - những loại cây trồng xen với ngô rất năng suất.
Bắp ngô mới mang từ ruộng về được lũ trẻ con cạy hạt. Gọi là cạy vì đúng là phải dùng tay để cạy hạt ra khỏi lõi (chứ ko như bây giờ có máy tẽ hạt ngô). Lũ trẻ con hay cả thèm chóng chán nên sau một hồi vừa cạy ngô vừa trêu nhau chán mứa cũgn là lúc rá ngô được lưng lưng. Người lớn mang ngô đi rửa rồi bỏ vào nồi. Rồi sai đứa cháu láu táu chạy vào khoét một ít vôi đã tôi trong chiếc ấm tích đã bỏ, được tận dụng để tôi vôi cho bà lấy vôi ăn trầu. Vôi lấy ra, người lớn cho vào chậu, khoắng đều và khi vôi cặn lắng xuống, người lớn đổ nước vôi trong vào nồi chỉ để sâm sấp hạt ngô. Người lớn bảo: “có ít vôi vào cho ngô đỡ ngái và hạt ngô mềm hơn”. Khi nồi ngô đã sôi lên sùng sục, người lớn ủ bếp đun bằng lõi ngô để đó rồi đi làm. Trưa bóng nắng lên cao, người lớn trở về nhà, sấp ngửa vội vàng mang nồi ngô ra, đổ ngô vào rá trong chậu nước đong đầy và tay xát mạnh cho bong mày ngô ra hết. Đãi qua đãi lại vài lượt nước cho sạch vôi rồi bỏ vào nồi, đổ nước, đổ đỗ vào và ninh cho tới khi hạt ngô nở bung ra thì coi như được một bữa ăn.
Ngày đó, đỗ xanh đắt gấp hai gấp ba lần đỗ đen, đỗ mày ngài trắng trắng thơm ngon thì khó trồng và năng suất kém. Để tiết kiệm nhà hay lấy đỗ đen ra để bung ngô. Hạt ngô nở bung trong một nồi lấm chấm đỗ đen trông cũng vui mắt. ăn ngô thì ngán nhưng hạt đỗ bùi bùi cũng thấy đỡ hơn!
Ngô để bung thường là ngô tẻ, hạt vàng cứng như đá. Bù lại ăn ngô rất ngọt và đậm đà. Ngô nếp chỉ được tiếng thơm và dẻo chứ ăn thì nhạt. Hồi đó còn có giống ngô trắng Mexico. Mềm hơn ngô tẻ vàng nhưng cũng còn đậm hơn ngô nếp. Khi dùng ngô trắng này để bung, bà thường không cho muối vì để cho mấy đứa trẻ con còn cho đường vào ăn cho ngon miệng.
Giờ thì nước lên không còn mà đời sống cũng cao rồi, ai có còn nhớ nồi ngô bung đâu nữa.
Cơm mảnh và bánh đúc ngô.
Hai món này cổ xưa hơn món ngô bung không phải vì nó ra đời sớm hơn mà vì nó bị “tiêu đời” nhanh hơn. Hai món này được tận dụng từ một sản phẩm và qua một công đoạn là : xát ngô! Nếu như ngô mang vào máy nghiền sẽ nhỏ tơi thì ngô mang vào máy xay xát sẽ có 2 sản phẩm cùng một lúc là mảnh ngô và bột ngô. Mảnh ngô đem trộn với gạo để nấu cơm mảnh còn bột ngô thì để nấu bánh đúc ngô. Đặc biệt hai món này ăn với cá mương kho cũng ra trò lắm đấy!.
Nhớ một thời trong nhà để nấu cơm thường có hai chum : một chum gạo và một chum mảnh ngô. Gạo có nhiều thì cho ít mảnh ngô, còn khi thấy gạo sắp hết thì cháu biết ý khi đi vo gạo sẽ cho nhiều mảnh ngô hơn gạo. Ngô tẻ vàng sẽ cho một nồi cơm vàng ươm óng ánh! Có bữa cháu trót cho nhiều mảnh ngô và ít nước quá khiến cho cả nhà được bữa mỏi răng vì nhai cơm mãi không nhỏ để mà nuốt. Trẻ con, 7 – 8 tuổi nấu cơm theo cảm hứng mà chúng coi như là một trò đồ hàng. Ngô tẻ vàng rất ngọt nên thường thích ăn cơm với nhiều mảnh ngô cho ngọt cơm. Người lớn nấu cơm lại hay sợ trẻ con phải nhai mỏi răng nên khi đãi gạo hay để riêng một phần nhiều ngô và một phần nhiều gạo, khi cho vào nồi nước sôi cũng cố gắng ghế nhẹ nhàng để nửa nồi nhiều mảnh ngô hơn. Có nhà sợ người ngoài nhìn vào thấy nghèo khổ quá thì giành lại ngô trắng mexico mang đi xát. Mảnh ngô trắng trộn với gạo trắng sao có ai nhìn vào mà biết nhà có phải ăn ngô độn hay không đâu!
Bánh đúc ngô được nấu y như bánh đúc gạo mà giờ nhiều người vẫn còn cho là đặc sản đấy! Bánh đúc ngô nấu xong hay được đổ ra sàng lót lá chuối. Cũng có khi bánh đúc được đong ra bắt lớn bát nhỏ rồi khi đã nguội, bánh được lật úp và để lên trên sàng hay mẹt lót lá chuối đã được hơ lửa cho héo đi…. Sau này, khi đã lớn lên, mỗi lần qua chợ thấy người ta dùng bánh đúc ngô nhồi gà, nhồi vịt, lại có kẻ quay vội mặt đi. Không hiểu vì sao…
(Tuổi thơ của em một thời đấy ạ)
Đã có ai biết món này bao giờ chưa? Thế mà có kẻ đã phải nhai ngô bung mỏi hết cả hai hàm răng đấy! Nhiều lúc nghĩ lại thấy sao răng cũng khoẻ nhai đến thế. Ngô bung là món hay được làm khi mùa nước lên vào tháng 7, tháng 8 dương lịch. Khi đó, ngô ngoài bãi sông hoặc vừa được thu hoạch hoặc mới già thì nước đã lên chìm phải bẻ vội vàng mang về ủ đống cho già ngô rồi mới bóc bẹ và tẽ hạt. Khi đó cũng là khi thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen, đỗ mày ngài - những loại cây trồng xen với ngô rất năng suất.
Bắp ngô mới mang từ ruộng về được lũ trẻ con cạy hạt. Gọi là cạy vì đúng là phải dùng tay để cạy hạt ra khỏi lõi (chứ ko như bây giờ có máy tẽ hạt ngô). Lũ trẻ con hay cả thèm chóng chán nên sau một hồi vừa cạy ngô vừa trêu nhau chán mứa cũgn là lúc rá ngô được lưng lưng. Người lớn mang ngô đi rửa rồi bỏ vào nồi. Rồi sai đứa cháu láu táu chạy vào khoét một ít vôi đã tôi trong chiếc ấm tích đã bỏ, được tận dụng để tôi vôi cho bà lấy vôi ăn trầu. Vôi lấy ra, người lớn cho vào chậu, khoắng đều và khi vôi cặn lắng xuống, người lớn đổ nước vôi trong vào nồi chỉ để sâm sấp hạt ngô. Người lớn bảo: “có ít vôi vào cho ngô đỡ ngái và hạt ngô mềm hơn”. Khi nồi ngô đã sôi lên sùng sục, người lớn ủ bếp đun bằng lõi ngô để đó rồi đi làm. Trưa bóng nắng lên cao, người lớn trở về nhà, sấp ngửa vội vàng mang nồi ngô ra, đổ ngô vào rá trong chậu nước đong đầy và tay xát mạnh cho bong mày ngô ra hết. Đãi qua đãi lại vài lượt nước cho sạch vôi rồi bỏ vào nồi, đổ nước, đổ đỗ vào và ninh cho tới khi hạt ngô nở bung ra thì coi như được một bữa ăn.
Ngày đó, đỗ xanh đắt gấp hai gấp ba lần đỗ đen, đỗ mày ngài trắng trắng thơm ngon thì khó trồng và năng suất kém. Để tiết kiệm nhà hay lấy đỗ đen ra để bung ngô. Hạt ngô nở bung trong một nồi lấm chấm đỗ đen trông cũng vui mắt. ăn ngô thì ngán nhưng hạt đỗ bùi bùi cũng thấy đỡ hơn!
Ngô để bung thường là ngô tẻ, hạt vàng cứng như đá. Bù lại ăn ngô rất ngọt và đậm đà. Ngô nếp chỉ được tiếng thơm và dẻo chứ ăn thì nhạt. Hồi đó còn có giống ngô trắng Mexico. Mềm hơn ngô tẻ vàng nhưng cũng còn đậm hơn ngô nếp. Khi dùng ngô trắng này để bung, bà thường không cho muối vì để cho mấy đứa trẻ con còn cho đường vào ăn cho ngon miệng.
Giờ thì nước lên không còn mà đời sống cũng cao rồi, ai có còn nhớ nồi ngô bung đâu nữa.
Cơm mảnh và bánh đúc ngô.
Hai món này cổ xưa hơn món ngô bung không phải vì nó ra đời sớm hơn mà vì nó bị “tiêu đời” nhanh hơn. Hai món này được tận dụng từ một sản phẩm và qua một công đoạn là : xát ngô! Nếu như ngô mang vào máy nghiền sẽ nhỏ tơi thì ngô mang vào máy xay xát sẽ có 2 sản phẩm cùng một lúc là mảnh ngô và bột ngô. Mảnh ngô đem trộn với gạo để nấu cơm mảnh còn bột ngô thì để nấu bánh đúc ngô. Đặc biệt hai món này ăn với cá mương kho cũng ra trò lắm đấy!.
Nhớ một thời trong nhà để nấu cơm thường có hai chum : một chum gạo và một chum mảnh ngô. Gạo có nhiều thì cho ít mảnh ngô, còn khi thấy gạo sắp hết thì cháu biết ý khi đi vo gạo sẽ cho nhiều mảnh ngô hơn gạo. Ngô tẻ vàng sẽ cho một nồi cơm vàng ươm óng ánh! Có bữa cháu trót cho nhiều mảnh ngô và ít nước quá khiến cho cả nhà được bữa mỏi răng vì nhai cơm mãi không nhỏ để mà nuốt. Trẻ con, 7 – 8 tuổi nấu cơm theo cảm hứng mà chúng coi như là một trò đồ hàng. Ngô tẻ vàng rất ngọt nên thường thích ăn cơm với nhiều mảnh ngô cho ngọt cơm. Người lớn nấu cơm lại hay sợ trẻ con phải nhai mỏi răng nên khi đãi gạo hay để riêng một phần nhiều ngô và một phần nhiều gạo, khi cho vào nồi nước sôi cũng cố gắng ghế nhẹ nhàng để nửa nồi nhiều mảnh ngô hơn. Có nhà sợ người ngoài nhìn vào thấy nghèo khổ quá thì giành lại ngô trắng mexico mang đi xát. Mảnh ngô trắng trộn với gạo trắng sao có ai nhìn vào mà biết nhà có phải ăn ngô độn hay không đâu!
Bánh đúc ngô được nấu y như bánh đúc gạo mà giờ nhiều người vẫn còn cho là đặc sản đấy! Bánh đúc ngô nấu xong hay được đổ ra sàng lót lá chuối. Cũng có khi bánh đúc được đong ra bắt lớn bát nhỏ rồi khi đã nguội, bánh được lật úp và để lên trên sàng hay mẹt lót lá chuối đã được hơ lửa cho héo đi…. Sau này, khi đã lớn lên, mỗi lần qua chợ thấy người ta dùng bánh đúc ngô nhồi gà, nhồi vịt, lại có kẻ quay vội mặt đi. Không hiểu vì sao…
(Tuổi thơ của em một thời đấy ạ)