PDA

View Full Version : Bí quyết nấu ngon từ A-Z



Anna
22-08-2009, 08:56 AM
Nắm trong tay một vài bí quyết nho nhỏ sẽ giúp bạn làm nên những món ăn ngon và tiết kiệm thời gian chế biến hơn. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu từ A...

Nấu ăn là công việc quen thuộc hàng ngày, nhưng bạn sẽ khó hoàn tất một bữa cơm ngon cho cả nhà hoặc đãi khách nếu không nắm được một vài bí quyết:

Áp chảo là cách nấu thường sử dụng đối với ngan ngỗng gan được cắt với độ dày gần 1cm, ướp chút muối, sau đó áp chảo. Phải chanh lửa chính xác vì quá lửa, gan bị cháy; thiếu lửa, gan không chín.

Bánh xèo sẽ giòn hơn nếu bạn cho thêm ít bột năng vào bột gạo và nước cốt dừa. Bạn có thể cho thêm đậu xanh không vỏ hấp chín để tăng độ bùi.

Cá đồng thường có mùi tanh của bùn rất khó chịu. Trước khi nấu, bạn hãy ngâm cá vào rượu gạo khoảng vài phút.
Đừng rửa cá trê bằng muối vì sẽ làm nhớt ra nhiều hơn. Bạn hãy dùng tro đã sàng mịn để chà khắp mình cá, sau đó rửa lại sạch bằng nước lạnh có pha chút rượu hay gừng. Dùng dao nhỏ, nhọn mũi lấy hết máu tanh trong lưng cá trê.

Ép thật chặt khi hỗn hợp giò xào đang cón nóng vào khuôn là cách để các thực phẩm trong bó giò thủ kết dính vào nhau. Nên dùng thịt chân giò, tai lợn mũi ít mỡ, nhiều da thì giò mới ngon.

Giấm không chỉ giúp thịt, cá nhanh mềm, thành phần a-xít trong giấm còn khử mùi hôi, tanh mà vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của thực phẩm. Khi hầm thịt, cá, bạn nên cho thêm chút giấm vào nồi. Ngoài ra, giấm còn khử mùi hành, tỏi bám ở tay bạn sau khi bóc vỏ.

Hành củ bổ đôi, ngâm trong nước vài phút sẽ không làm bạn chảy nước mắt khi giã. Ngoài ra, để bảo quản hành được lâu, bạn nên bọc từng nắm nhỏ trong giấy báo, cất ở nơi có nhiệt độ mát, thoáng khí.

Ít nước khi luộc sẽ làm cho rau không xanh. Bạn nên đổ nước ngập mặt rau và đừng quên cho thêm ít muối vào nồi nước luộc. Vặn lửa lớn, nước sôi già mới cho rau vào và không đậy vung.

Khi bạn mua thịt về, miếng thịt chẳng may bị dính chút xăng dầu, mùi rất khó chịu. Hãy ngâm thịt vào nước trà khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi chế biến bình thường. Mùi xăng dầu sẽ biến mất.

Luộc trứng không bị nứt: Bạn nên cho trứng vào nồi trước ngay từ khi bắc lên bếp hoặc ngâm trứng trong chậu nước lã một lúc rồi mới cho vào nồi nước nóng để luộc.

Muốn khử chất độc trong củ sắn đã lột vỏ trong nước vo gạo từ 8 - 10 tiếng. Không chỉ có tác dụng khử độc, nước vo gạo sẽ làm cho củ sắn trắng đẹp hơn.

Nước mắm có các dưỡng chất như đạm, vitamin A,D và B12. Đun sôi càng lâu, nước mắm càng mất đi các chất bổ này. Khi nấu canh, bạn nên cho nước mắm vào rồi bắc xuống ngay. Riêng món canh chua, bạn nên tắt bếp rồi mới cho nước mắm vào.

Om cá nên sử dụng nồi đất, cá sẽ thấm gia vị và thơm ngon hơn. Bạn rắc một lớp gừng, riềng thái nhỏ dưới đáy nồi, xếp cá vào rồi đổ nước mắm và gia vị ngập cá. Đun lửa lớn cho sôi rồi vặn lửa liu riu đến khi nước keo lại, cá sẽ rất bùi.

Pha nước sạch với muối và nước cốt chanh, ngâm táo đã gọt vỏ vào, để khoảng 5 phút. Dùng túi ni-lông bọc kín lại, táo sẽ không bị thâm đen.

Quả ớt không chỉ kích thích tiêu hóa mà còn là gia vị khử mùi tanh rất tốt. Do đó, khi kho cá, bạn nên cho thêm ớt và các gia vị có mùi thơm khác như: tiêu, gừng... để khử mùi tanh. Những chất chua như khế, chanh, mẻ, giấm, me... nấu với cá sẽ làm bớt hoặc hết mùi tanh.

Rau xanh như cải bẹ xanh, cải ngọt, rau muống và bông cải nên xào bằng mỡ lợn sẽ thơm ngon và trông đẹp mắt hơn. Còn thịt, cá nên dùng dầu thực vật để rán, xào vì trong dầu có chất khử mùi tanh.

Sử dụng thịt bò phù hợp với từng món ăn sẽ giúp bạn ngon miệng. Với món xào, bạn nên dùng phi-lê hoặc thăn, thịt mềm mà không bị dai. Với các món hầm (bò khô, bò nấu bia...), bạn chọn phần thịt có gân như: bắp, gân, đuôi, đùi... Với món nướng, chọn phi-lê hay phần nạm có chút mỡ.

Thịt đông nấu đúng cách không cần bỏ vào tủ lạnh vẫn đông cứng. Muốn như thế, bạn phải đảm bảo lượng bì ít nhất bằng 1/3 lượng thịt. Khi nấu, bạn để lửa vừa và thời gian nấu lâu để thịt ra nhựa, nước thịt khi đông lại sẽ không bị đục.

Ướp dầu vào các món nướng (nhất là thịt bò) sẽ làm thịt mềm và không bị khô xác khi nướng.

Vị đắng của mật cá khiến cho món cá thật khó ăn? Nếu làm vỡ mặt cá, bạn lấy rượu hoặc nước sô-đa bôi lên chỗ dính mật rồi rửa sạch.

Xì dầu là gia vị rất thích hợp để nêm vào món cơm chiên xì dầu làm cơm mềm và thơm, dễ kết hợp với các thực phẩm khác như hải sản, rau củ... Khi chiên, bạn nên để lửa lớn và đảo đều tay. Dùng cơm nấu chín mềm, không nhão, không khô, có độ dẻo và để tơi, nguội.

Yến nấu chè là một món ăn rất bổ dưỡng. Bạn cho yến đã làm sạch, hạt sen, đậu xanh vào nồi, đổ nước vừa phải, đun sôi 30 phút. Sau đó, cho đường phèn vào đun sôi 15 phút là được.
:loa_loa::loa_loa::loa_loa:

OA _ NỮ
22-08-2009, 10:53 AM
Đọc xong rồi thấy mở mang kiến thức ra nhiều lắm.
Thanks Anna

Anna
22-08-2009, 01:48 PM
Đọc xong rồi thấy mở mang kiến thức ra nhiều lắm.
Thanks Anna
hihi..hok có chi mừh :nguong:

tranquang
07-12-2009, 01:47 PM
Luộc trứng thì chỉ cần cho chút muối vào nước là xong.
Luộc rau xanh thì có lẽ bạn đang nói về rau muống. Rau này thì chỉ cần trở đều, ngập nước, nhặt rau sao cho cuống và ngọn đừng chênh lệch nhiều quá là được.
Nước mắm nếu dùng để nấu nhất thiết phải cho vào khi nước lạnh. Nếu cho vào khi nước đã bốc hơi thì sẽ có mùi khiến cho nhiều người khó chịu.
Om cá thì phải xem là cá nước ngọt, nước lợ hay nước mặn. Cá nước mặn thì nên có thêm trà xanh và vài khúc mía. Tất cả các loại cá đều cần mấy miếng thịt ba chỉ (dọi) thái mỏng xen giữa để cho béo (cho dầu ăn vào vô duyên lắm).
Nếu dùng mỡ lợn để xào, nếu ở vùng có mùa đông (ví dụ ở miền bắc) nên pha vào 1/4 dầu ăn để không bị thành váng trắng khi quá lạnh.
Nấu thịt đông nếu toàn bì thì dễ bị mùi hoi. Bạn có thể khắc phục bằng một ít thịt thủ lợn (má, tai, mũi...), thịt, da cánh gà đoạn cuối (đoạn này ít ai ăn). Những thứ này nhiều chất keo, đông rất tốt. Một mẹo khác là dùng nhiều mộc nhĩ (nấm mèo) và mỳ chính thêm vào đó cũng tốt.