View Full Version : Danh mục các giống chó
MinhThy
15-08-2009, 11:20 AM
Địa chỉ chăm sóc chó
1. Địa chỉ các đơn vị trực thuộc Chi Cục Thú Y TP.HCM (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41774&postcount=6)
2. Địa Chỉ Pet Care (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41775&postcount=7)
Danh mục các giống chó
1. Siberian Husky (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41609&postcount=2)
2. Thai Ridgeback Dog - Chó xoáy Thái lan (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41610&postcount=3)
3. Rottweiler - Người vệ sỹ tin cậy (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41613&postcount=4)
4. PhuQuoc RidgeBack Dog (Chó Xoáy Phú Quốc) (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41620&postcount=5)
5. ALASKAN MALAMUTE - Bạn đường vùng Bắc cực (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41783&postcount=13)
6. GSD (German Shepherd dog- berger - Chó Béc Giê) (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41784&postcount=14)
Xem tướng chó
1. Xem Tướng Chó (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41778&postcount=8)
2. Tướng chó (1) (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41779&postcount=9)
3. Tướng chó (2) (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41780&postcount=10)
4. Thanh âm của chó (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41781&postcount=11)
5. Cách Thuần Hóa Chó (http://niemrieng.com/diendan/showpost.php?p=41782&postcount=12)
MinhThy
15-08-2009, 11:23 AM
Siberian Husky
http://maxreading.com/data/books_images/f61c16f6d47bc4ad0f310d907af50f82.jpg
(Cún con Siberian Husky)
Tên gọi Siberian Husky
Nguồn gốc:
Có nguồn gốc từ Siberi lạnh giá, Husky được mang tới Alaska vào năm
1909. Ở quê nhà, chúng được những người thổ dân Chuk Chi sử dụng như
phương tiện kéo xe, trông nom đàn nai nhà và trông giữ lãnh thổ. Husky
tỏ ra là những người giúp việc tuyệt vời cho điều kiện khắc nghiệt của
vùng Siberi lạnh giá: rắn rỏi, dễ tập hợp thành bầy nhỏ, luôn sẵn sàng
làm việc hàng giờ không nghỉ ngơi. Mặc dù chỉ là giống chó “hạng nhẹ”,
nhưng Husky có một sức bền bỉ đáng kinh ngạc. Husky được những người
buôn đường dài mang tới Bắc Mỹ và sử dụng vào các cuộc đua tại vùng
băng giá bởi tốc độ tuyệt vời của chúng. Vào nămf 1925, tại vùng Nome,
Alaska đã xảy ra một trận dịch lớn và các xe tiếp tế thuốc đã được các
nhóm chó Husky đưa tới tận những nơi xa xôi nhất. Chính sự kiện này đã
gây được sự chú ý của công chúng và làm cho giống chó Husky trở nên nổi
tiếng tại Mỹ. Cũng chính Husky đã được sử dụng trong cuộc thám hiểm Bắc
Cực của Đô đốc Bird. Là giống chó sống thành bầy đàn, Husky luôn có
quan hệ tốt đối với các thành viên khác trong bầy. Ngày nay, Siberian
Huskies được nuôi chủ yếu như giống chó bầu bạn, tuy nhiên vẫn thường
được sử dụng để kéo xe và đua tốc độ.
Mô tả:
Siberian Huskies là loài chó khỏe mạnh, gọn chắc và xếp trong nhóm chó
nghiệp vụ (working dogs). Màu lông có đủ loại, từ trắng tuyền cho đến
đen. Các vệt pha màu khác trên đầu được coi là phổ biến và được chấp
nhận. Các loại pha màu có như sau: Đen & Trắng, Đỏ & Trắng (từ
vàng cam đến nâu sậm), Xám & Trắng (từ bạc đến xám sói), Chồn &
Trắng (đỏ cam với chót lông màu đen), màu Agouti & Trắng, màu Trắng
tuyền. Các đốm màu pha thường được chấp nhận, đặc biệt là 2 đốm màu
trắng phía trên mắt, tạo hiệu ứng 4 mắt. Mắt có hình hạnh nhân, hơi
xếch. Một nhận thức khá sai lệch là Husky luôn có mắt màu xanh da trời.
Thực ra, màu mắt của chúng chó thể là xanh da trời, nâu, hổ phách hoặc
tổ hợp của 3 màu nói trên. Cũng hay thường gặp Husky với 2 mắt 2 màu
xanh - nâu. Bàn chân rộng, có lông mọc ở kẽ ngón chân giúp cho chúng
thuận tiện khi di chuyển trên tuyết. Tai vểnh dựng đứng, đuôi cong lưỡi
liềm. Siberian Husky có bộ lông lớp trong dày và lớp lông phía ngoài
mềm mại giúp chúng có thể chống chọi được với nhiệt độ âm 50-60 độ C.
Tính cách
Husky là giống chó thông minh và thích chơi đùa, nhưng cũng rất mạnh mẽ
và láu cá. Rất yêu quí gia chủ, có tâm tính vui vẻ như chó con, chúng
dễ hòa nhập, dạy dỗ và ngoan ngoãn. Luôn cư xử tốt với trẻ em và người
lạ, chúng không phải giống chó canh gác vì sủa khá ít và yêu mến tất cả
mọi người. Mặc dù thông minh nhưng chúng khá bướng bỉnh: chúng chỉ thực
hiện lệnh nếu tự nhận thấy là đúng. Vì vậy việc dạy dỗ cần có sự kiên
trì và thấu hiểu về đặc tính của lòai chó bắc cực này. Husky có thể khó
huấn luyện trong việc đi WC đúng chỗ. Chúng thích hú và dễ bị buồn bã,
không thích bị bỏ một mình. Vì vậy, nên nuôi husky theo đôi. Husky có
thể sống chan hòa với pet khác nếu cùng được nuôi từ bé. Husky rất
thích đi dạo cùng với chủ.
Chiều cao, cân nặng
Height: Đực 21-23½ inches (53-60cm.) Cái 20-22 inches (51-56cm.)
Weight: Đực 45-60 pounds (20½-27kg.) Cái 35-50 pounds (16-22½kg.)
Sức khỏe
Huskies are relatively free of breed-specific problems, apart from
hip dysplasia and occasional eye problems (such as juvenile cataracts,
PRA (eyes) primarily in male dogs, corneal dystrophy, crystalline
corneal opacities and ectopy (displacement) of the urethra). Also, they
sometimes have zinc responsive dermatitis (a skin condition which
improves by giving a zinc supplements). Breeders can get hip screenings
from the OFA and eye screenings yearly from a canine opthamologist
(AVCO) and register the exam through CERF and SHOR)... I can provide
more information if you'd like.
Điều kiện sống:
Thông thường không nên nuôi tại căn hộ, nhưng vẫn có thể nuôi nếu biết
cách dạy dỗ và cho chúng vận động đầy đủ. Siberian Huskies phù hợp nhất
là khi nhà có sân rộng và rào cao. Vì có bộ lông dày nên chúng thích
hợp với thời tiết lạnh. Khi thời tiết nóng cần cho chúng bóng râm hoặc
điều hòa để không bị cảm nóng. Husky là giống chó thích sống thành bầy
đàn.
Mức độ vận động
Siberian Huskies cần có độ vận động lớn, nhưng không nên cho chúng quá
sức vào mùa hè nóng. Chúng cần có khoảng sân rộng, bao quanh bởi tường
rào cao và đặc biệt gia cố phần móng vì Lòai chó này rất hay đào hang
chui ra để thỏa mãn thú săn mồi.
Tuổi thọ
About 12-15 years.
Chăm sóc lông
Bộ lông không đòi hỏi sự chăm sóc quá kỹ. Thay lông hai lần trong một năm, khi đó cần được chải bởi các loại lược chuyên dụng.
Group
Northern, AKC Working
Recognition
CKC, FCI, AKC, UKC, KCGB, CKC, ANKC, NKC, NZKC, APRI, ACR
http://maxreading.com/data/books_images/17dccc06a14c04189e89d5fde94aa025.jpg
(Husky trưởng thành)
http://maxreading.com/data/books_images/1de794ebd2e878560d466dadcbbf704d.jpg
(Husky lông trắng tuyền)
(TV biên dịch từ Dogbreedinfo.)
MinhThy
15-08-2009, 11:28 AM
Thai Ridgeback Dog - Chó xoáy Thái lan
http://maxreading.com/data/books_images/234501f7cdbb2f4f206e68014e22ad77.jpg
(TRD blue của thành viên vutuandat)
Tên gọi: Thai Ridgeback Dog (Chó xoáy Thái)
Nguồn gốc:
Có nguồn gốc từ miền Tây Thái lan. Nông dân Thái lan nuôi giống chó này để giữ nhà và săn bắn. Có khả năng bảo vệ rất cao.
Mô tả
Chó Thái có thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Lưng của chúng chắc khoẻ . Bộ lông mịn màng, thường có các màu hạt dẻ, đen, xanh (blue) và màu bạc (silver). Đặc trưng của giống chó này là chúng có một dải bờm trên sống lưng, được tạo nên bởi đám lông mọc ngược chiều với phần còn lại. Vệt lông này thường tạo nên các vòng xoắn hoặc vòng tròn rất đặc biệt, được coi là đặc điểm không thể thiếu của giống chó này. Vai, cổ khoẻ mạnh. đầu luôn ngẩng cao. Hàm răng hình chữ V rất khoẻ. Lưỡi thường có màu xanh (blue) hoặc xám xanh. Tai to rộng, luôn vểnh lên, hình tam giác và luôn huớng về phía trước. Trán phẳng. Mắt có màu nâu sẫm, hình hạnh nhân luôn luôn giữ thái độ rất cảnh giác. Mũi có màu đen, đuôi thuôn nhỏ dần đến chóp đuôi. Ngực nở, bụng hóp. Hai chân sau dài, thẳng. Sau gáy có nếp da thừa, thường xù lên khi bị kích động, đặc biệt dễ thấy ở chó con.
http://maxreading.com/data/books_images/6128dbaf76811f5ce4adac05015a6f73.jpg
Tính cách
Cho đến thời gian gần đây, giống chó này vẫn ít được biết đến ngoài quê hương của chúng (miền Tây Thái lan), và rất hiếm gặp ở những nơi khác. Đây là giống chó cực kỳ thích hợp cho công việc bảo vệ, canh giữ và săn bắn. Ngoài ra chúng còn là giống chó rất ngoan và biết nghe lời. Rất hoạt bát, nhanh nhẹn đặc biệt là có khả năng nhảy rất cao. Rất yêu quí và trung thành với chủ nhân, tuy vậy luôn cảnh giác và đề phòng đối với người lạ. Có thể gặp cá thể bướng bỉnh và khó bảo. Loài chó này cần phải có người chủ hiểu biết sâu về chúng. Các cá thể không được dạy bảo từ bé một cách bài bản có thể sẽ khá hung hãn. Chúng cần được quản lý bởi một người chủ trội át hẳn.
Chiều cao, cân nặng
Cao: Con đực 22-14 inches (56-60cm.), con cái 20-22 inches (51-56cm)
Trọng lượng: đực: 51-75 pounds (23 - 34kg.)
http://maxreading.com/data/books_images/6f32bce9d2a73b91c2c7e845b872c470.jpg
Các bệnh có thể gặp Đây là giống chó rất khỏe mạnh.
Điều kiện sống
Có thể thích hợp với điều kiện sống trong căn hộ, nếu được chơi đùa đều đặn. Thích hợp với khí hậu ấm áp và không chịu được lạnh.
Hoạt động Rất thích chơi đùa và các bài tập thể lực.
Sống lâu Khoảng 12-13 năm.
Chăm sóc cho bộ lông Đòi hỏi rất ít cho việc chăm sóc bộ lông. Chỉ cần chải lông đều đặn là đủ.
http://maxreading.com/data/books_images/3bfc4590720e651c8e176b957f91a75f.jpg
Group
Theo phân loại của FCI: thuộc nhóm 5 (Spitz và các dạng hoang sơ), tiểu nhóm 8 (Dạng chó săn hoang sơ có bờm trên lưng).
Recognition: FCI, ATRA, KCTH, AKC-FSS in America, NKC, APRI, ACR
(TV biên dịch theo Dogbreedinfo)
MinhThy
15-08-2009, 11:37 AM
Rottweiler - Người vệ sỹ tin cậy
http://maxreading.com/data/books_images/6c1bbf575e1d5d9c3b9577c73cebc0d0.jpg
(Rottweiler của thành viên Need_jump)
Tên gọi: Rottweiler, người Việt hay gọi là rốt, rotti hay chó Ngao (Ngao được người Việt dùng để chỉ tất tần tật mấy con chó có cở lớn!)
Nguồn gốc
Giống chó Rottweiler có nhiều khả năng có nguồn gốc từ giống chó Mastiff Italia. Thời xưa, chúng được dùng như loại chó chăn gia súc. Được lai tạo tại thành phố Rottweil bang Wurttemberg, Đức. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1800, giống chó mới này dần dần trở nên nổi tiếng vào những năm giữa thể kỷ 20 nhờ có công lao của các nhà lai tạo giống ở Stuttgart. Các đặc tính tiêu biểu của giống chó này là: theo dõi. Chăn dắt gia súc, canh gác, bảo vệ, chó cảnh sát, kéo xe và chiến đấu.
Mô tả
Rottweiler có thân hình to lớn và mạnh mẽ. Hệ cơ bắp phát triển rất tốt, tuy vậy không ảnh hưởng đến tính nhanh nhẹn của chúng. Đầu to, nặng. Trán tròn. Hàm rất phát triển và rất khoẻ. Hàm răng khoẻ và sắc bén. Mắt có màu sẫm luôn biểu hiện thiện chí và lòng trung thành. Tai hình tam giác, luôn hướng về phía trước. Mũi đen và to. Môi có màu đen và thậm chí phần phía trong của mõm cũng có màu sẫm. Chó Rot thường được bấm bỏ đuôi khi mới sinh ra. Thông thường khi mới sinh người ta thường bấm bỏ móng chân bên cạnh cùng với lúc bấm đuôi. Bộ lông ngắn, cứng và khá dày. Thông thường có màu đen pha nâu ở các phần má, mõm, chân và bàn chân. Đôi khi có thể gặp các cá thể có màu hung đỏ pha nâu. Rất hiếm gặp màu lông sáng hơn. Chó Rot cái thường rất mắn đẻ. Trường hợp sinh được 12 chó con không phải là quá hiếm.
http://maxreading.com/data/books_images/2d4b01e746d70791189b517b7442b886.jpg
Tính cách
Chó Rot rất điềm tĩnh, dễ dạy dỗ, can đảm và tận tuỵ hết lòng đối với chủ nhân và gia đình chủ. Chúng có tính cách rất đáng tin cậy. Với bản năng bảo vệ, chúng sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ gia chủ một cách dữ dội nhất. Là những con chó chiến đấu cự phách, chúng hình như có khả năng chịu đựng được các vết thương. Nghiêm túc, kiên định và tuyệt đối tin cậy. Cần phải nuôi dạy chó Rot một cách chuyên nghiệp và kiên trì, nếu không chúng sẽ trở nên một hung thần hung dữ rất nguy hiểm. Nếu dạy dỗ đúng cách, chúng sẽ trở nên một người bảo vệ tuyệt đối trung thành cho gia đình bạn, một người bạn đáng yêu và dễ chịu. Chính vì có trọng lượng và kích thước lớn, chúng đòi hỏi người chủ phải thật khoẻ mạnh để thích ứng. Chó Rot theo bản năng là giống chó canh gác rất khôn ngoan và chính chắn. Nhờ có trí thông minh đặc biệt chó Rot thường được xử dụng trong các nghành công an, quân đội, hải quan … Chính vì kích thước to lớn, chó Rot cần được dạy dỗ và luyện tập từ lúc còn non. Sự chăm sóc chu đáo sẽ tránh cho chúng trở nên hung dữ. Để cho chúng được phát triển toàn diện cần phải có sự chăm sóc thường xuyên cũng như sự hoà đồng với các cá thể khác. Chúng có thể tỏ ra hung dữ với các con chó khác, vì vậy cần phải cho đeo rọ mõm khi đi ra nơi công cộng. Khi đã được nuôi dạy chu đáo, chúng sẽ trở nên người bạn chơi thân thiện với trẻ nhỏ. Cần phải cho chúng tiếp xúc với các súc vật nuôi khác khi chúng còn nhỏ. Thông thường người thân và bạn bè của chủ nhà sẽ được chúng đón tiếp niềm nở. Người lạ tốt nhất là không nên đến gần chúng. Hiện nay có 2 giống chó Rot: chó Rot Đức và chó Rot Mỹ. Chó Rot Đức thường được huấn luyện để trở thành chó nghiệp vụ, còn Rot Mỹ thường được nuôi dạy để sống trong điều kiện gia đình.
http://maxreading.com/data/books_images/b788694092569f19018709e321f2d145.jpg
(Rot của một thành viên VP trong buổi giao lưu tại Công viên HN)
Chiều cao, cân nặng
Cao: 24 - 27 inches (61 – 69 cm). Chó cái cao 22 – 25 inches (56–63cm)
Cân nặng: 95 - 130 pounds (43 – 59 kg). Chó cái 85 – 115 pounds (38 – 52 kg)
Các bệnh có thể gặp
Dễ gặp các căn bệnh liên quan đến di truyền và huyết thống, Dễ ngáy, hay bội thực. dễ mắc bệnh quặm mắt.
Điều kiện sống
Chó rott Đức có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Tuy vậy chúng tương đối thụ động trong không gian hẹp và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn.
Hoạt động
Rất cần có các hoạt động tích cực đòi hỏi thể lực. Chạy chơi ở trong rừng hay trên cánh đồng sẽ làm chúng rất thoải mái. Thích bơi lội hoặc chạy theo xe đạp. Ngoài ra còn rất thích chơi với bóng.
Sống lâu Khoảng 10 - 12 năm.
http://maxreading.com/data/books_images/1d21eff6255674f484ca3c731efa2884.jpg
(cún Rot của thành viên ScorpionKing)
Chăm sóc cho bộ lông
Bộ lông mượt và ngắn dễ chăm sóc. Cần chải lông bằng bàn chải chuyên dụng. Chỉ tắm cho chúng khi cần thiết. Mức độ rụng lông trung bình.
Group: Mastiff, AKC working
Được công nhận bởi: CKC, FCI, AKC, UKC, KCGB, CKC, ANKC, NKC, NZKC, APRI, ACR
(TV dịch từ Dogbreedinfo.com. Ảnh: bocun, Dang_blue)
MinhThy
15-08-2009, 11:56 AM
PhuQuoc RidgeBack Dog (Chó Xoáy Phú Quốc)
Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng. Nó là một trong ba dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế giới. Hai loại chó lông xoáy ở lưng còn lại là chó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt và bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần lắc mình vài lượt nước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô. Chó Phú Quốc đã có tên trong từ điển tiếng Pháp Larousse.
Hiện chó Phú Quốc đã được thuần dưỡng như vật nuôi. Nhưng người dân trên đảo Phú Quốc vẫn thích những chó xoáy được sinh ra trong hang, vì họ tin như vậy mới đúng loại chó xoáy Phú Quốc.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/b/b7/H%C3%ACnh-Picture_220.jpg/250px-H%C3%ACnh-Picture_220.jpg
Lịch sử
Nguồn gốc của chó Phú Quốc hiện nay chưa xác định. Theo một số người, chó lông xoáy Phú Quốc được bắt đầu từ một giống chó lông xoáy của Pháp khi lạc trên hoang đảo Phú Quốc và giống chó này đã sinh sôi nảy nở ở đây thành một loại chó hoang. Theo một nguồn quảng cáo cho chó lông xoáy Thái [1], có vài lập luận để thuyết minh rằng chó Phú Quốc đến từ Thái Lan.
Đặc điểm
Chó Phú Quốc được người dân trên đảo và cả đất liền Việt Nam rất chuộng vì có nhiều biệt tài so với các loài chó khác.
Chúng có khả năng đi săn rất tốt. Những người thợ săn vào rừng mang theo một hoặc hai con chó Phú Quốc trong một đêm có thể mang về năm đến sáu, hoặc nhiều hơn, con chồn hương, một loại động vật phổ biến ở Phú Quốc. Chó Phú Quốc có thể lần theo dấu vết con mồi kể cả khi con mồi đã đi qua từ trước đó rất lâu; vì thế thợ săn phải kiểm tra việc chó chạy theo dấu vết con mồi cũ hay mới để gọi nó về. Nếu săn hăng quá, chó Phú Quốc có thể lạc vài ngày sau mới về. Mỗi khi phát hiện ra con mồi thì chúng dồn con mồi đồng thời sủa lên để gọi chủ. Chúng không buông tha mồi cho đến khi chủ gọi nó đi vì lý do có thể không hạ được con mồi.
Chó Phú Quốc có khả năng đánh nhau với rắn độc. Theo những người dân trên đảo, những con chó mực tuyền đen có lưỡi chống được nọc độc rắn (điều này theo truyền thuyết, chưa được kiểm chứng). Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủ thoát khỏi rắn độc cắn.
Chó Phú Quốc dễ làm quen với người. Khi gặp bất kể người thân hay sơ, chúng đều vẫy đuôi mừng rối rít. Người lạ thường có thể sờ mó con chó mà không bị cắn. Đây là nhược điểm của những chó xoáy trong việc giữ nhà.
Chó Phú Quốc thường bị bệnh đường ruột, theo một số người có lẽ do hệ miễn dịch yếu bởi sự lai trùng huyết, vì thế khi đưa về đất liền tỷ lệ chết cũng rất cao. Chúng cần được tiêm phòng bệnh.
Hai nhà khoa học Mỹ, Merle Wood và Merle Hidinger, cho rằng xoáy lưng từng chỉ có ở giống chó xoáy miền Đông Thái Lan và giống chó xoáy Châu Phi. Do đó, những cái xoáy lưng trên giống chó Phú Quốc hiện nay chắc chắn bắt nguồn từ giống chó Thái. [cần dẫn nguồn]. Theo họ, cách đây ít nhất 400 năm, những ngư dân Thái Lan đã vô tình trở thành các nhà tạo giống khi họ tới đánh bắt hoặc buôn bán ở vùng biển Phú Quốc.[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Biện thuộc ĐH Cần Thơ đã phản biện lại giả thuyết trên. Ông nói, giả thuyết trên là vô lý vì cách đây 400 năm các ngư phủ Thái Lan không thể vượt 400-500 cây số để tới vùng biển Phú Quốc...
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/9/9a/Ch%C3%B3_Ph%C3%BA_Qu%E1%BB%91c.jpg/300px-Ch%C3%B3_Ph%C3%BA_Qu%E1%BB%91c.jpg
Xoáy trên lưng và chân có màng như chân vịt
Nguồn gốc: Đảo Phú Quốc, Việt Nam.
Công dụng :
Giống chó săn bằng tốc độ và nuôi trong nhà.
Phân loại:
Nhóm 5: Những giống chó cổ xưa và Spitz.
Phân nhóm 7: Các giống chó săn nguyên thủy.
Sơ lược về lịch sử :
Chó Phú Quốc là một giống chó cổ có từ ngàn xưa, được nhà động vật học Emile Oustalet xem là tổ tiên của giống chó Dingo tại Úc Châu. Là giống chó duy nhất có dải lông mọc ngược và là một trong 316 giống chó đầu tiên có bản tiêu chuẩn trong *Thánh kinh về chó giống* của bá tước Henri de Bylandt từ năm 1897. Đã từng có hai cá thể là Xòai (đực) và Chuối (cái) đọat giải nhất và nhì tại Dogshow thành phố Lille, nước Pháp. Chúng đều sinh năm 1892 và thuộc sở hữu của một người Pháp tên là Gaston Helouin sống tại Helfaut, Pas-de-Calais, miền bắc nước Pháp. Xòai và Chuối đã gây một ấn tượng sâu đậm cho giám khảo, là bá tước Henri de Bylandt, tại cuộc triển lãm chó Hòan Vũ diễn ra trong trong ba ngày 14, 15 và 16 tháng 7 năm 1894 tại Anvers, vương quốc Bỉ.
Kích thước chung :
Hình dáng của lòai chó săn thỏ nhưng hình dáng của đầu và mình nặng nề hơn. Chúng là giống chó có kích thước trung bình với khung xương nằm trong hình vuông. Cơ thể gọn gàng nhưng rất rắn chắc, các cơ bắp nở nang.
HOẠT ĐỘNG VÀ KHÍ CHẤT :
Chó chạy rất nhanh khi săn mồi và rất dài hơi. Ngòai thiên nhiên chó họat động rất linh họat, có thể tự kiếm ăn mà không cần nhờ vào sự giúp đỡ của con ngừơi. Khả năng tránh né, chạy nhảy, leo trèo và hãm tốc độ đột ngột để đổi hướng chạy là rất tốt. Rất thân thiện với con người, thích hợp nuôi để đi săn bằng cách đua tốc độ và làm bạn trong gia đình.
ĐẦU : Dài bằng chiều dài cổ. Bằng nửa chiều dài của lưng.
VÙNG HỘP SỌ :
Hộp sọ : Hơi cong khi nhìn ngang, bằng phẳng khi nhìn từ trên xuống.
Trán : Bằng phẳng. Có những nếp nhăn dọc theo đầu khi đang chú ý. Điểm tiếp giáp giữa sống mũi và trán hơi cong nhẹ.
VÙNG MẶT :
Râu: Đen.
Mũi : Đen và rộng hơn 1/2 khỏang cách giữa hai mắt.
Sống mũi : Thẳng.
Mõm : hình chữ V, khá rộng, dài bằng nửa chiều dài đầu. Chiều rộng của mõm đo tại gốc mũi bằng 2/3 chiều rộng của đầu.
Má: Xương gò má nổi gồ lên.
Môi : Khép kín, màu đen.
Lưỡi : Lưỡi có đốm màu đen, đen hòan tòan thì tốt nhất.
Hàm : Hàm trên và dưới khoẻ. Xương hàm tương đối thẳng.
Răng : Phát triển đầy đủ, trắng khoẻ, các răng khít vào nhau. Răng cắn hình cắt kéo.
Mắt : Có kích thước trung bình, hình hạnh nhân. Mắt màu nâu đen, màu nâu đỏ có thể được chấp nhận. Viền mắt phải là màu đen.
Tai : Nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò . To vừa phải, không nhọn lắm, phía trong tai ít lông, tai vểnh hướng về phía trước. Độ dài của tai bằng khỏang cách từ đầu mũi đến giữa hai mắt. Chiều ngang tai dài vừa phải so với chiều dài tai.
CỔ : Dài và mềm, khoẻ, linh họat, nở rộng về phía vai giữ đầu ngóc lên cao. Hướng chếch lên cao so với xương sống.
GIỌNG SỦA : Chói tai. Chó thường sủa từng tràng dài.
THÂN HÌNH
Lưng : Khoẻ và thẳng tắp.
Eo : Khoẻ, rắn chắc và thon. Khi nhìn ngang thì thấy chiều cao của eo bằng một nửa khỏang cách từ vai đến kheo chân trước.
Mông : Không dốc lắm .
Ngực : Nở rộng, chó trưởng thành ngực sâu đến khuỷu chân trước. Xương sườn khỏe, các xương xếp sát vào nhau.
Bụng : Rất thon.
Ức : Nở nang.
ĐUÔI : Ngắn, hình cánh cung. Độ dài của đuôi không kéo dài tới kheo chân sau. Phải thẳng tự nhiên tiếp theo phần cuối xương sống. Gốc đuôi tròn dày và thon dần về phía đầu của đuôi. Khi dựng lên thì ngay ngắn, không đổ về hai bên lưng , đầu của đuôi không được cong chạm tới lưng.
CHÂN
HAI CHÂN TRƯỚC:
Vai : nổi rõ và xiên.
Chân trước : Hai chân thẳng tắp và song song với nhau khi nhìn từ phía trước. Độ dài từ mặt đất tới kheo chân trước thì bằng độ dài từ kheo chân trước tới vai. Độ hở giữa hai chân trước phải rộng hơn chiều ngang của mõm.
Cổ chân : Thẳng khi nhìn từ phía trước, cong không đáng kể khi nhìn từ bên hông tới.
Bàn chân : tương đối tròn đầy có đệm chân dày hình bầu dục.
Ngón chân trước: Dài hơn ngón chân sau. Chụm và khít.
Móng: Màu đen.
HAI CHÂN SAU :
Bắp đùi : Rất nở nang và săn chắc cho tới khuỷu chân sau.
Khuỷu chân sau : Khoẻ và gấp.
Cổ chân sau : Thẳng và song song khi nhìn từ phía sau.
Bàn chân sau : Tròn đầy vừa phải, đệm chân hình bầu dục.
Ngón chân sau : Đầy và khít.
Móng : Màu đen.
CHUYỂN ĐỘNG :
Bước chạy nhẹ nhàng, khoan thai nhưng vững chắc. Với tốc độ bình thường thì các buớc chân tạo thành hai đường song song trên mặt đất. Khi nhìn từ phía trước, hai chân trước và sau di chuyển lên xuống trên một đường thẳng, vì thế vai, khuỷu chân trước và khớp nối cổ chân phối hợp với nhau gần như trên một mặt thẳng. Khi nhìn từ phía sau, khuỷu chân sau và khớp háng phải trên một đường thẳng. Cách chạy đó làm cho sải chân trông dài hơn và hùng dũng hơn. Sự vận động một cách toàn diện của con chó phải nhịp nhàng uyển chuyển và luôn giữ thăng bằng tốt. Khi chạy đầu chó phải luôn ngóc cao thì trông mới oai vệ và ngạo nghễ.
DA :
Tương đối mỏng, ôm sát vào các cơ bắp. Da cổ và da vùng mặt không chảy xệ.
LÔNG
Sợi lông : Có đủ hai lớp. Lớp ngoài cứng, thẳng, ôm sát vào thân và ngắn hơn 2cm. Lớp lông bên dưới bị lớp lông ngòai che phủ. Dải lông dọc theo sống lưng thì mọc ngược với hướng của toàn thể các sợi lông ở các vùng khác trên cơ thể. Màu của dải lông mọc ngược thì sậm màu, nổi rõ trên lưng . Có sự khác biệt về hình dạng của các dải lông mọc ngược, nhưng phải cân đối hai bên xương sống và có độ rộng không vượt quá độ rộng của lưng. Độ dài phải hơn 1/2 độ dài của lưng. Những cái xoáy tròn nằm ở phía đầu của dải lông mọc ngược và ở các vùng khác thì được chấp nhận, nhưng phải đối xứng qua xương sống.
Màu lông : thuần nhất : Vàng da bò, đen, vện và màu kem (isabella). Màu vàng lửa có mặt nạ đen là màu được chuộng.
SỐ ĐO : Chiều cao lý tưởng :
Con đực : cao khỏang 55 cm.
Con cái : thấp hơn con đực.
TRỌNG LƯỢNG :
Con đực : cân nặng khỏang 18-20 kg.
Con cái : nhẹ ký hơn con đực.
NHỮNG LỖI : Những gì khác biệt với các đặc điểm đã nêu ở trên thì bị coi là lỗi và phải nghiêm khắc xem xét mọi chi tiết một cách nghiêm ngặt.
• Đầu: Quá hẹp, quá dài, quá ngắn. Chỗ tiếp giáp giữa sống mũi và trán không cong (thẳng) hoặc cong quá nhiều (gấp khúc). Không có nết nhăn dọc theo đầu khi chó đang chú ý.
• Hộp sọ: Quá cong hoặc nổi gồ khi nhìn ngang.
• Trán: Nổi gồ.
• Râu: Màu nhạt, trắng, quá ngắn.
• Mũi: Nhỏ, hẹp, lỗ mũi quá hẹp. Màu nhạt, gan gà, hồng đỏ, lốm đốm... Không đen sáng bóng. Có rãnh dọc sống mũi, cong hoặc gồ.
• Mõm: Quá dài, quá hẹp, nhọn, vuông ngắn.
• Má: Xương gò má lép, không nổi rõ.
• Môi: Màu nhạt hoặc hồng, lốm đốm. Môi trên chảy xệ phủ kín môi dưới, môi dưới xệ thòng ra phía ngòai.
• Lưỡi: Không có đốm ( cần phân biệt giữa có đốm lưỡi và bệnh lưỡi đen).
• Hàm: Dài, hẹp, hô, vểu.
• Răng: Không đầy đủ PM 1,2,3,4. Bể, mẻ, màu xám đen, mọc lỉa chỉa. Khỏang cách giữa các răng hở. Răng cắn không khít hình cắt kéo.
• Mắt: Các mi mắt không phải màu đen, chảy xệ. Viền mắt trở ra trắng. Màu mắt nhạt (vàng, xanh…). Mắt tròn xoe, lồi, lõm sâu. Hai mắt khác màu nhau.
• Tai: Không đối xứng, quá to, quá nhỏ, đầu tai nhọn. Tai hướng về phía sau.
• Cổ: Quá to, ngắn. Mảnh khảnh, không thể giữ đầu chếch lên cao so với xương sống.
• Lưng: Võng, cong gù lên, lỏng lẻo, quá dài.
• Eo: to rộng, cơ nhão.
• Mông: Quá dốc, quá dài, quá ngắn.
• Ngực: Hẹp, tròn như thùng rượu. Các xương xườn thưa, không khít. Chó trưởng thành ngực không sâu đến khủyu chân trước.
• Bụng: To, rộng, võng.
• Ức: Hẹp, lõm.
• Đuôi: Quá cao trên lưng hoặc quá thấp. Đuôi cụp, đổ về hai bên của lưng, cong quá một vòng, đầu của đuôi chạm vào lưng. Đuôi quá dài ( dài hơn kheo chân sau). Lông đuôi quá dài, xù, quăn.
Hai chân trước:
• Vai: Không có vai.
• Chân trước: Không có cơ bắp, cẳng chân quá ngắn, vòng kiềng, cán vá. Nhìn từ phía trước chân không song song. Độ hở giữa hai chân quá hẹp.
• Cổ chân: Quá thẳng, yếu (khi nhìn ngang).
• Bàn chân: Quá dài, hẹp. Đệm chân kém phát triển.
• Ngón chân: Quá dài, ốm, méo mó, dị tật, bè ra như hình nải chuối.
• Móng: Màu nhạt.
Hai chân sau:
Nếu có móng đeo thì nên cắt bỏ khi chó còn sơ sinh.
• Bắp đùi: Hẹp, cơ bắp kém phát triển.
• Khuỷu chân sau: Hẹp, yếu, thẳng tắp hoặc quá gấp khúc.
• Cổ chân: Lệch lạc khi nhìn từ phía sau, cán vá, vòng kiềng.
• Bàn chân: Quá dài, hẹp, đệm chân kém phát triển.
• Ngón chân: Dài, lệch lạc, ốm, dị tật, bè ra như hình nải chuối.
• Móng: Màu nhạt.
• Da: Dầy, chảy xệ, có nếp gấp.
• Sợi lông: Cần đủ hai lớp, không chấp nhận chó chỉ có lớp lông nhung (lông bông). Lông dài quá 2cm, lông quăn.
• Màu lông: Màu trắng, đốm, vá, xám, ruốc, back and tan ( và các loại màu lông tương tự), sôcôla.
• Dải lông mọc ngược và các xoáy: Quá ngắn, quá rộng, không cân xứng qua xương sống (Các xoáy tròn gắn liền với dải lông mọc ngược phải tròn đều và đối xứng qua xương sống).
• Chiều cao và trọng lượng: Quá cao, dài, nhỏ. Quá nhẹ, quá nặng.
• Tính khí: Hoang dã, không chịu khuất phục. Quá nhút nhát, quá hung dữ và có những biểu hiện tâm lý bất ổn.
LỖI NGHIÊM TRỌNG :
• Quá dữ tợn hoặc quá nhút nhát.
• Những con chó không có dải lông mọc ngược.
• Bị bệnh u nan biểu bì (DSC).
• Lông dài quá 2cm hoặc loại toàn thân đều là lông bông ( lông nhung).
• Mi mắt trắng, nhạt màu, mũi màu gan gà ( mũi đỏ), môi không phải màu đen. Màu mắt nhạt, hai mắt khác màu nhau.
Chú ý : Con chó đực phải có đầy đủ hai tinh hoàn nằm trong bìu dái khi nhìn bằng mắt thường. Nên chọn chó cái có các cặp vú cân xứng và hông không quá hẹp.
Bản mô tả được xây dựng dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của giáo sư Dư Thanh Khiêm. Viện trưởng viện giáo dục Woluwe Saint Pierre ở Brussels, thủ đô Vương quốc Bỉ.
MinhThy
16-08-2009, 10:43 AM
Địa chỉ các đơn vị trực thuộc Chi Cục Thú Y TP.HCM
Trạm Thú y Phú Nhuận
124 Trần Huy Liệu P9,Q Phú Nhuận - ĐT: 8.443.002
Trạm Thú y Nhà Bè
308D Nguyễn Văn Tạo, Xã Long Thới, Nhà Bè - ĐT: 7800433
Trạm Thú y Bình Tân
275 Kinh Dương Vương. P. An Lạc. Bình Tân - ĐT: 8751786
Trạm Thú y Bình Chánh
49A ấp 1, Xã An Phú Tây, Bình Chánh - ĐT: 7602220
Trạm Thú y Củ Chi
Khu phố 2 - Thị trấn Củ Chi - ĐT: 8.920.342
Trạm Thú y Hóc Môn
161/5A QL22, ấp Trung Chánh. TT Hóc Môn - ĐT: 7.182.468
Trạm Thú y Thủ Đức
330 Võ V.Ngân, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức - ĐT: 8.972.935
Trạm Thú y Gò Vấp
22 Nguyễn Du, Phường 7, Q.Gò Vấp - ĐT: 5880342
Trạm Thú y Bình Thạnh
313 Xô Viết Nghệ Tĩnh P24, Q BT - ĐT: 8991993
Trạm Thú y Tân Phú
38 Độc Lập Phường Tân Thành - Quận Tân Phú - ĐT: 4445939
Trạm Thú y Tân Bình
215 CMT8 P12,Q TB - ĐT: 8.490.068
Trạm Thú y Cần Giờ
Căn số 2, dãy 12 căn, ấp Ph.Thạnh - ĐT: 8.740.044
Trạm Thú y Quận 7
478 Huỳnh Tấn Phát, KP2, P Bình Thuận, Q7
Trạm Thú y Quận 8
382 Tùng Thiện Vương P13, Q8
Trạm Thú y Quận 9
B223 Lê V. Việt, Tăng N.Phú B, Q.9
Trạm Thú y Quận 10
475B CMT8, P13, Quận 10, TP.HCM - ĐT: 8.620.135
Trạm Thú y Quận 12
27 Quốc lộ 1A, Tân Chánh Hiệp, Q12 - ĐT: 8918137
Trạm Thú y Quận 11
337 A Minh Phụng P2, Q11 - ĐT: 8.557.929
Trạm Thú y Quận 6
7C Phạm Đình Hổ P2, Q6, ĐT: 9693826
Trạm Thú y Quận 5
1091 Trần Hưng Đạo, P.5, Quận 5, ĐT: 9235717
Trạm Thú y Quận 4
36 - 38 Lô M Cư xá Vĩnh Hội P6, Quận 4, ĐT: 8261202
Trạm Thú y Quận 3
254 Lý Chính Thắng , P.9, Quận 3, ĐT: 9316217
Trạm Thú y Quận 2
50 đường 66 P. Thảo điền, Quận 2, ĐT: 9124873
Trạm Thú y Quận 1
Địa chỉ : 178 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
ĐT : 8.331.141
MinhThy
16-08-2009, 10:55 AM
Địa chỉ Pet Care
Bệnh viện thú y Pet Care
124A đường Xuân Thuỷ ,phường Thảo Điền, Q.2, TPHCM (bệnh viện chất lượng cao ^^)
Trạm điều trị của Chi cục Thú y TP HCM
151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11.
Phòng khám thú y của BS Trần Quang Vinh
376A Võ Văn Tần P 5 Q3 TP HCM (cách Cao Thắng 200 mét)
ĐT: 8 34 44 99
Sáng 8h00 -11h00
Chiều 15h00-19h00
Chủ nhật và Lễ 8h30-11h00
MinhThy
16-08-2009, 11:35 AM
Xem tướng chó
Chó được xem là một trong những con vật đầu tiên sống chung bên cạnh loài người, từ lúc mà con người tiền sử biết sống theo từng nhóm nhỏ, rồi trở thành bộ lạc và cho đến ngày nay. Chó nhờ vào bản năng trời sinh rất thính tai, mũi ngữi có thể theo đó mà tìm ra được dấu vết đã ngữi, cũng như mắt nhìn vào ban đêm thấy rõ hơn con người và rất tỉnh ngủ, có trí thông minh và dễ huấn luyện nên con người đã sớm biết lợi dụng chó để bảo vệ và giúp đỡ cho mình. Chó lại là một giống vật có tình nghĩa nhất nếu so sánh với các con vật khác đã sống gần gũi với con người như trâu, bò, ngựa, heo v.v… những câu chuyện về chó đã cứu chủ trong những cơn hiểm nghèo, nếu phải kể ra, cũng không giấy bút nào có thể ghi lại cho hết được. Trong những trường hợp nguy hiểm, dù biết phải hy sinh tính mạng, chó không bao giờ bỏ chủ để thoát thân một mình, nó nhất định bảo vệ và phản công kẻ địch dù biết đó là loài dữ dằn hơn nó như beo, gấu, cọp v.v…
Và cho dù chủ có nghèo hèn, chó bị bửa đói bửa no vẫn không bao giờ tìm cao sang mà bỏ chủ. Chó thật xứng đáng với câu nói của người Tây phương “ Man’s best friend “ xin tạm dịch “ Bạn tốt nhất của con người “. Thế nhưng chó vẫn bị con người, nhiều nhất là người Á Đông đã tróc da xẻ thịt làm nhiều món nhậu khác nhau để thỏa mãn khẩu vị của họ.
Như đã nói, vì chó sống gần gũi với loài người, nên cũng có ảnh hưởng xảy đến trong cuộc sống của con người. Vì vậy sau khi sống gần gũi với chó, một số người đã lưu ý về tướng chó và đã để lại những điều đầy ý nghĩa sau đây:
Nhà có chó thì tượng trưng cho sự khá giả dư ăn dư của, họ quan niệm rằng chó được sinh ra để mà giữ của, do đó nhà không có chó thì được xem như không có của, và đã không có của thì hẳn nhiên không cần tới chó. Qua lý luận đó, rất nhiều người trong chúng ta đã nuôi chó dù ở thành thị hay thôn quê, dù giàu sang hoặc nghèo hèn, họ tin rằng ít nhất chó cũng đem tới sự an vui, bảo vệ cho gia đình. Ngoài vấn đề chính là giử của và bảo vệ cho chủ ra, chó cũng được huấn luyện vào những công việc hữu ích khác.
Đó là một cái nhìn tổng quát về chó, riêng người viết đã có một thời gian dài nghiên cứu về tướng mệnh học của con người, và cũng đã từng nuôi nhiều loại chó khác nhau, trải qua sự tìm hiểu và những kinh nghiệm nên tin rằng chó cũng có tướng như người vậy. Hôm nay nhân nói về năm của con chó, xin trình bày ra đây về sự hiểu biết của cá nhân để chia xẻ với những ai muốn tìm hiểu thêm về chó, hoặc giả ít ra cũng giúp đọc giả mua vui một câu chuyện đầu năm ‘Bính Tuất’.
Theo các sách tướng mệnh học được truyền lại thì người ta tin tưởng rằng: một người đàn ông khi lấy vợ, nếu người vợ có tướng vượng phu ích tử (旺夫益子) thì chắc chắn rằng người đàn ông đó sẽ được may mắn, rộng bước thênh thang trên con đường công danh sự nghiệp. Nếu như người vợ lại có tướng là mệnh phụ phu nhân (命婦夫人) thì chắc chắc ông ta sẽ được ‘tiền hô hậu ủng’ chức quan sẽ ngồi trên muôn vạn người. Còn nếu xui rủi mà gặp phải bà vợ có tướng bần nhân chi tướng (貧人之相) thì chắc là ông ta sẽ bửa đói bửa no, và nếu bị xui xẻo hơn nữa mà gặp phải trích lệ phu quân (滴淚夫君) thì chắc chắn ông ta sẽ đi chầu Diêm chúa rất sớm. Đây chỉ mới bàn luận sơ qua về tướng pháp của con người, nếu phải nói ra chi tiết thì phải cần đến cả một cuốn sách.
Tướng pháp của chó cũng vậy, theo sự nghiên cứu của người viết bài này thì cho đến nay, dù là Việt ngữ hoặc Hán văn, vẫn chưa có một cuốn sách nào chính thức bàn luận về tướng chó. Tuy nhiên vẫn có những thuật ngữ được truyền tụng trong nhân gian như sau:
- Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì xực: có nghĩa là chó mà có đốm ở trên đầu thì tốt nên để nuôi, còn chó mà có đốm ở đuôi thì đó là phường hại chủ, tốt hơn hết là nên ăn thịt.
- Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt: Chó dù là đuôi dài hoặc ngắn, hoặc uốn cong lại, những lúc chó đang ở trong trạng thái tự nhiên thì đuôi sẽ nghiêng về một phía như câu trên.
Hai điều trên có lẽ là kinh nghiệm của đấng mày râu khoái thịt cầy. Người viết xin lỗi là không muốn nói đến tướng xấu của chó nhiều, vì sợ những người này biết được thì món ‘cờ tây’ sẽ làm mồi cho họ sớm.
- Nhất một, nhì chín : người ta tin rằng chó sinh ra chỉ có một con thì con chó con đó rất quý, bởi lẽ chó mỗi lần sinh ra năm bảy con là chuyện bình thường, có khi đến cả chục con. Tuy nhiên sinh cho đúng chín con cũng rất hiếm. Số 1 và 9 là số đối nhau trong Lạc thư, nên người ta tin cả hai đều tốt. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người viết thì không phải cả hết chín con đều tốt, mà trong đó chỉ có một con có tướng đặc biệt rất tốt.
(St)
MinhThy
16-08-2009, 11:44 AM
(白狗黄頭身背月) Bạch cẩu hoàng đầu
Thân bối nguyệt, là loại chó toàn thân màu trắng, đầu vàng, trên lưng có dấu ấn như hình mặt trăng tròn. Loại này thường thì mắt và mũi màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu, ấn tròn phải nằm ở chính giữa lưng, và từ chổ cuối thân mình để mọc ra cái đuôi phải có thêm một cái ấn nữa. Đây là con chó còn có tên vương cẩu hoặc thần cẩu, nếu có nó thì chủ nhân sẽ thăng quan tiến chức rất nhanh, tiền tài tấn phát. Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng nếu bất cứ lý do gì mà chó chết, hoặc bỏ đi thì chủ nhà cũng bị xui xẻo theo. Đây là giống được xếp hàng đệ nhất trong tướng pháp của chó. Thông thường thì các dấu ấn mọc nghiêng một bên, rất hiếm con mọc ngay ở chính giữa lưng. người viết đã có lần tìm trên báo, hồi đó chưa có internet nên không xem hình được, đành phải lái xe hơn 500 miles để đến xem, nhưng vẫn không đúng loại trên. Tuy nhiên nếu chịu khó tìm hoài thì cũng có ngày sẽ gặp. Người viết đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm kiếm và cũng đã từng nuôi nhiều con, và trong cuộc đời người viết cũng đã gặp hai lần chó của nhà sinh ra giống này, đây là chuyện khó gấp trăm lần đi tìm loại chó này, sau này nếu đọc giả đi tìm loại chó này mới thấy cái khó khăn trong sự tìm kiếm, còn cái chuyện đợi chó nhà đẻ ra thì càng hy hữu hơn nữa. Sở dĩ nói ra vì muốn đọc giả cần lưu ý rằng, nếu chó của nhà mình sinh ra một trong những con chó có tướng quý đã nói trên, thì nên giữ con chó đó mà nuôi, vì chó tự sinh ra cho mình là điềm báo trước một sự may mắn sẽ đến, do đó nếu đem cho người khác, tức là mình sẽ không nhận được cái may đó nữa. Lẽ đương nhiên cũng phải hiểu rằng chó tự sinh ra đương nhiên là tốt hơn mình đi kiếm về.
(背劍狗) Bối kiếm cẩu:
Trên lưng của chó, lông mọc xuôi từ đầu cho đến đuôi, tạo ra hình tượng một cây kiếm nằm dọc theo trên lưng, thường thì cán kiếm nằm ở phía cổ và lưỡi kiếm nằm xuôi theo từ thân cho đến đuôi, cũng có khi cây kiếm nằm trong tư thế ngược lại. Loại chó này tạo cho chủ nhà có uy quyền sinh sát. Thông thường loại chó này hợp với các vị quan làm chức Án sát, tức là chánh án bây giờ. Theo truyền thuyết thì Bao Công ( một nhân vật xử án chí công vô tư nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa ) có con chó này trong thời gian ông làm quan. Con chó này được xếp hạng đệ nhị cẩu tướng theo tướng pháp của chó.
(白狗) Bạch cẩu
Là một loại chó toàn thân trắng như tuyết, chứ không phải là loại chó có màu trắng thường. Vì có thân hình trắng như tuyết, nên con chó này rất là đẹp. Loại này cũng rất hiếm, nên được xếp hạng đệ tam cẩu tướng. Lý do được xếp hàng thứ ba vì người nuôi con chó này, ắt hẳn trong gia đình phải có người rất xinh đẹp, nếu không thì cũng sắp sữa có con cháu rất xinh đẹp sắp chào đời, nếu là phái nữ thì giống như tiên giáng trần. Con chó này trời sinh ra để bảo vệ người đẹp chủ nhân của nó, tương truyền rằng Dương quý Phi và nàng Tây Thi ( hai trong tứ tuyệt đại giai nhân của Trung Quốc ), từ thuở nhỏ gia đình của hai bà đều có nuôi con chó này.
(黄狗) Hoàng cẩu
Là một loại chó toàn thân đều màu vàng không có những vết hoặc đốm màu khác pha trộn. loại này tương đối thường dể gặp hơn các giống khác. Vì vậy nó phò giúp cho chủ kém hơn những con khác. Tuy nhiên nó vẫn được xếp vào loại chó có tướng tốt.
(四貴狗) Tứ quý cẩu:
là mỗi chân mọc thêm một ngón đặc biệt được gọi là đeo, đeo là một loại như ngón chân thừa, thường mọc ở trên đoạn dưới của xương ống chân, tùy thuộc vào giống chó mà có khoảng cách từ một đến ba lóng tay so với mặt đất và tuyệt đối không bao giờ mọc ra ở cùng với các ngón thông thường, cả bốn chân đều phải có như vậy mới được xem là tứ quý. Con này được xếp hạng đệ ngũ cẩu tướng.
(兩鉤狗) Lưỡng câu cẩu:
Chỉ có hai đeo, thông thường thì ở hai chân sau hoặc hai chân trước.
(六合狗) Lục hợp cẩu:
Có hai đeo ở mỗi chân sau và một đeo ở mỗi chân trước, tổng cộng là sáu đeo.
(八龍狗) Bát long cẩu:
Là mỗi chân có hai đeo, tổng cộng được tám cái. Con này được xếp hạng đệ tứ cẩu tướng.
Trong tất cả các loại đeo nói trên thì tốt nhất là Bát long, kế đến là tứ quý, sau nữa là Lục hợp và cuối cùng là Lưỡng câu. Có các con chó này, gia chủ nhất định sẽ phát phú quý rất nhanh.
(St)
MinhThy
16-08-2009, 11:49 AM
(死寐狗) Tử mị cẩu:
Khi ngủ chó nằm ngữa ra trong tư thế như bị chết, bốn chân và thân mình xoải dài ra, ngực như ngừng thở.
(麟行狗) Lân hành cẩu:
Khi bước đi cả thân mình con chó đều lắc qua, lắc về như con kỳ lân và từng bước chân cũng uốn éo khi đặt xuống đất. Về điểm này thường biểu lộ ra mỗi khi chó hân hoan gặp được chủ. Giống chó này thì lông phải dài nên khi đi mới có điệu bộ giống y con kỳ lân. Đây là con chó được xếp hạng đệ lục trong tướng pháp của chó.
(虎步狗) Hổ bộ cẩu:
Bốn chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước chân đặt xuống đất thì các xương cốt trên phần thân thể đều lộ ra.
Về Lân hành và Hổ bộ, quý vị có thể nhìn cách đi của người múa Lân, cũng như xem cách đi của con cọp thì sẽ hiểu rõ thêm.
(黑狗) Hắc cẩu:
tiếng Việt Nam còn gọi là chó mực, một giống chó toàn thân đều đen tuyền, người ta tin rằng loại chó này mắt thấy được ma, và ma quái rất kỵ loại chó này, nhất là máu huyết của nó. Một số thầy pháp khi trị về tà ma thường dùng máu của giống chó này. Nhà có ma người ta thường nuôi chó này thì ma không dám ở trong nhà nữa mà phải bỏ đi nơi khác.
(黑白四目狗) Hắc Bạch tứ mục cẩu:
là loại chó toàn thân lông trắng hoặc toàn thân lông đen, trên hai mắt lại có lông xoáy lại trông giống như hai con mắt nữa, loại này vì cái xoáy cùng màu lông nên khó nhận ra, phải nhìn kỷ mới thấy được. Đặc biệt đã là chó đen mà có thêm bốn mắt thì chắc chắn tà ma sợ nhất vì hai con mắt đặc biệt này khi nhìn ma quái, tự nó sẽ phát ra những tia vô hình như tên đạn bắn vào tà ma vậy.
(黑狗四目) Hắc cẩu tứ mục:
Là giống chó màu đen nhưng không đen tuyền, bốn chân và bụng là màu vàng, có hai đốm vàng trên mắt, trông như bốn mắt. Đây là giống chó rất dữ dằn, người ta thường nuôi để giữ gìn những doanh trại, công ty, loại chó này nếu nuôi một lúc vài ba con thì khi tấn công địch thủ, chúng đều hợp lực tấn công cùng một lúc từ các phía khác nhau.
(黑狗四白) Hắc cẩu tứ bạch:
cũng là giống chó đen, nhưng dưới bụng và bốn chân đều trắng ở phần dưới y như mang vớ, loại chó này cũng mang đến sự giàu sang cho gia chủ.
(三眼狗) Tam nhãn cẩu:
là một loại chó có nhiều màu khác nhau, có khi là bạch, hắc, hoàng hoặc nhiều mằu. Giống này đặc biệt trên đầu, giữa hai mắt có một đốm nhỏ, gọi là con mắt thứ ba. Đây là giống chó có biệt tài tự nó biết trước có chuyện gì sẽ xảy ra trong đêm, vì vậy khi nuôi loại này, ban đêm nếu thấy nó có cái vẽ lo lắng, bồn chồn hoặc rên rỉ, ắt là có chuyện trộm cướp sẽ xảy đến, hay tai họa sắp đến với gia chủ. Có những con rất khôn, vì biết trước chủ gặp tai nạn nên nó tìm cách ngăn cản như cắn ống quần lôi chân lại không cho đi, hoặc sủa lên, hoặc tìm những cách khác cố làm cho chủ hiểu. Vì vậy người nuôi cần phải lưu ý và đoán ý định của nó muốn nói gì với mình.
Thỉnh thoảng lại có một con chó mà tự nó lại có nhiều tướng tốt. Những con như vậy thì càng tăng sự tốt thêm như nuôi được hai ba con có quý tướng vậy.
Sự sắp xếp theo thứ tự đệ nhất, đệ nhị tướng pháp của chó v.v… không có nghĩa là nó tốt nhất, tốt nhì mà chỉ về sự tìm kiếm khó gặp loại chó đó.
Các con chó được kể ra ở trên đều là quý tướng cẩu, nếu có nó chủ nhân chắc chắn sẽ gặp may mắn, phát phú quý, thăng quan tiến chức v.v…
(St)
MinhThy
16-08-2009, 11:52 AM
Ngoài một số tướng pháp nói trên, phần âm thanh của chó cũng rất quan trọng, nếu chúng ta lưu ý để nghe, thì tiếng sủa của chó cái và chó đực sẽ khác nhau, chó đực thì giọng sủa hùng hổ và trầm, còn tiếng sủa của chó cái sẽ thanh và trong trẻo hơn. Tiếng sủa từ một con chó nhà giàu khác hẳn với tiếng sủa của con chó nhà nghèo. Nghe qua hẳn quý vị cảm thấy mắc cười cho là chuyện tiếu, nhưng hãy quan sát rồi quý vị sẽ thấy.
Từ quan sát phần âm thanh của con người mà các nhà tướng số có thể đoán biết vận mạng sang hèn của một người nào đó, như nữ đới âm nam 女帶 音男 tức là người đàn bà khi phát âm, tiếng nói như đàn ông thì đó là hạng người khắc phu hại tử (剋夫害子), nhất định là phải hai ba đời chổng và khó nuôi con. Hoặc trong lúc phát âm, trong tiếng nói có pha lẫn âm thanh nức nở như tiếng khóc, đây là hạng người mà trong tướng mệnh học xếp vào cách trích lệ chi nhân (滴淚之人) nghĩa là cuộc đời phải khổ lụy với đàn ông.
Chó cũng vậy, nếu chó cái thì khi sủa giọng phải thanh, nếu sủa mà chen vào cái âm của chó đực thì sẽ phá hại gia chủ, hoặc trong âm sủa mà có pha lẫn tiếng ăng ẳng như đang bị con khác cắn thì cũng là loại sát chủ, chủ sẽ mang họa vào thân.
Cũng như nam đới âm nữ 男帶音女 là đàn ông mà khi phát âm lại có giọng the thé của đàn bà, người này nhất định phải lao đao trên đường công danh sự nghiệp, dù có đi tu cũng dễ bị hoàn tục hoặc mang tiếng thị phi. Đây là hạng người khôn ngoan, có tài nhưng tánh khí như tiểu nhân.
Chó đực cũng vậy, khi sủa giọng phải có khí lực và xuất phát từ lồng ngực, do đó âm thanh phát ra phải hùng hổ. Nếu chỉ sủa ra bằng miệng, thì tiếng sủa nghe trong trẻo như tiếng sủa của chó cái, như vậy cũng thuộc loại dỡ, hay cắn bậy người ta và làm trở ngại sự tiến thân của chủ nhà.
Từ quan sát tướng mệnh của con người, chó cũng có những tướng pháp tương tự, chó mà lúc đi bốn chân bành ra theo hình chữ bát (八), mắt lại lim dim, thì đó là giống chó rất dê xồm, suốt ngày chỉ luẩn quẩn theo bên mấy con chó cái, loại này thường được nuôi để gầy giống y như heo nọc vậy.
Vì bài viết có tính cách giới hạn trong phạm vi báo xuân Bính Tuất, nên người viết chỉ đề cập về tướng pháp căn bản của chó mà thôi, vì nếu phải viết ra những chi tiết thì cũng cần đến một cuốn sách để giảng nghĩa như bàn về tướng mệnh học của con người vậy.
Ngoài ra chó cũng là một loài vật mà tự nó rất giỏi về thuật phong thủy, đúng ra thì phải tặng cho chó cái biệt hiệu là phong thủy sư ( Master of feng-shui ), con người sinh ra dù có học vài chục năm về các bộ môn như Bát Trạch, Loan Đâù, Huyền Không v.v… chưa chắc đã biết được các khí mạch tốt hoặc xấu ở dưới lòng đất dù trên tay có la bàn. Nhưng chó chỉ nhìn một cái là biết ngay đất chổ nào tốt, chổ nào xấu. Hãy quan sát chó, trước khi nằm xuống trên mặt đất, chó luôn luôn cúi xuống khoảnh đất và đảo ít nhất là một vòng, chổ lạ thì nhiều vòng hơn, nếu gặp chổ xấu thì tuyệt đối chó không bao giờ nằm xuống. Từ quan sát điểm này, nhưng chổ mà chó chê không nằm xuống, quý vị thử trồng cây, đặt chậu hoa, chậu cá v.v… chắc chắn cây hoa và cá sẽ chết rất sớm, bởi vì từ dưới lòng đất đó có những hắc khí rất xấu xa. Những nơi này làm người ở trong nhà hay bị bệnh hoạn, uể oải hoặc thường gặp chuyện xui xẻo, bực mình v.v…Nói chung là xấu nếu người nào đó thường xuyên ở trên khu vực này như văn phòng làm việc, chổ ngủ v.v…
Hoặc quý vị nuôi chó trong nhà, nếu như trường hợp nào đó mà chó không thể ra ngoài được để làm công việc đại tiểu tiện, chắc chắn chó sẽ làm bậy trong nhà. Tuy nhiên không phải nơi nào chó cũng làm bậy, những chổ mà chó đã đại tiểu tiện, nếu đọc giả nào am tường về bộ môn Loan đầu hoặc Huyền Không thì hiểu ra rằng những nơi đó đều là khu vực xấu trong trạch vận. Như vậy mới thấy chó quả thật đáng phong danh là Phong thủy sư. Cũng từ điểm này khi quý vị đặt căn nhà để cho chó ở (dogs house) trên một khoảng đất nào đó mà chó không chịu vào ở, thì chắc chắn chổ đó là vủng đất xấu, nên di chuyển căn nhà chó đến vị trí khác, hoặc thấy chổ nào chó thường nằm thì nên đặt căn nhà ở trên chổ đó.
Như đã nói trên, chó nuôi để giữ của và bảo vệ con người, nên giống chó lớn và bé cũng phân biệt khác nhau, các giống lớn con như German Shepherd, Black Labrador, giống có hình dáng trung bình như Cocker Spaniel, Papillion hoặc các giống nhỏ như Rat terrier, chihuahuas (tea cup) là loại có thể bỏ vào trong túi áo. Tất cả các giống trên và hàng chục giống khác nhau nữa, đều có cùng các tướng pháp như đã nói ở trên. Lẽ đương nhiên để bảo vệ chủ nhân thì chó càng lớn càng tốt, các nhà giàu thường nuôi chó bự con. Tuy nhiên theo ngưòi viết bài này thì tùy vào sự lớn nhỏ của căn nhà mà nuôi loại chó nào. Dù lớn hoặc bé chúng đều có khả năng báo động như nhau mỗi khi có người lạ hoặc loài vật khác đến nhà. Ngày nay nhờ vào nhân loại văn minh, nên hầu hết các căn nhà ở các nước Tây phương đều có hệ thống an ninh (security systems), nên chó trở thành một giống vật được nuôi cho thêm vui cửa vui nhà và cũng là cái mốt (model) mà con người bắt chước nhau. Tuy nhiên đối với một số người, ý nghĩa có chó thì có của, không có chó nghĩa là
không có của vẫn không bao giờ thay đổi.
Riêng đối với người tây phương thì chó được xem như một phần tử của gia đình, họ rất yêu quý súc vật, thức ăn của chó cũng được bán chung trong các siêu thị, chó được mang họ cùng với chủ nhà. Luật pháp không bắt buộc như thế, tuy nhiên nếu quý vị đã nuôi chó thì cũng phải cho nó mang cái họ của mình, chẳng hạn như Nikki nguyễn, Nikki là tên của con chó, Nguyễn là họ của con chó, thiết nghĩ cũng cần phải có tên họ như thế, để cho mọi người biết rằng tôi cũng yêu thương súc vật .
(St)
MinhThy
16-08-2009, 12:13 PM
Chó được chọn làm kiểng tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn như con Danois, Doberman, Berger, Boxer... nhưng cũng có giống nhỏ như con Chihuahua, Chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher... lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.
Do đó, tuỳ theo sở thích, tuỳ theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó này, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.
Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc thuần hoá và nuôi dưỡng chú chó kiểng của mình là việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó '' phản chủ '' trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.
Vì vậy, có những vấn đề tuy nhỏ liên quan đến con chó nuôi trong nhà, ta cũng phải chú ý quan tâm:
Cách chọn một chú chó tốt:
Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết... Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?
Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó , con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà, lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì '' như chó ăn vụng bột '', hoặc đểnh đoảng '' nhu chó sủa ma '' thì có cho các cụ cũng chẳng thèm.
Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, những cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.
a. Chọn chó nhỏ mà nuôi: Nếu đó là con chó mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn nhủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có '' thọ '' hơn năm ba năm nữa, thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa, chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!
Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khoẻ mạnh có thể '' trẻ '' hơn trước tuổi. Vậy, tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.
Được biết:
- Chó một tháng tuổi đã mọc răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến chó mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.
- Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc nên răng mới. Đây là loại '' răng thật '', còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
- Chó một năn tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
- Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
- Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
- Chó bốn năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
- Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
-Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.
Khi chọn một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.
b. Chọn chó đực: Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khoẻ mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.
c. Chọn chó cái: Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực ( tất nhiên là so sánh các con cùng dòng giống với nhau ), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và ít nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.
Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Đát chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.
Đặt tên cho chó:
Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói làm gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.
Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo '' ngu như chó '' cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.
Ta vốn biết con chó có tính hư ăn ( Thành ngữ có câu: '' Hư ăn như chó '' mà ) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.
Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhẹ nhàng nên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mính nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu... Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.
Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống '' tham ăn như chó '' nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.
Tìm hiểu tính nết của chó:
Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải '' người roi, voi búa '', dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe. Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó... '' ngu như chó '' thì dạy cách khác... Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc lên làm.
Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện hơn với chó.
Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản năng thực sự của nó ra:
- Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong nhà mà ngủ.
- Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.
- Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi... vốn là nơi chuột bọ tới lui...
- Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay...
Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.
Nhưng, phải dạy dỗ bằng cách nào?
Có người khuyên ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.
Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn, chỉ '' nhá '' roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.
Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật hù doạ, chứ không nên đánh đập. Vì lỡ '' chó chạy cùng đường '' thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên...
Có điều ta nên nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hoá được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng... Nếu không vướng tật này thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.
Dạy ngủ đúng chỗ:
Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm càu thang... Nơi đây ta để cho chó một cái hộp bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.
- Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo '' nằm xuống '', với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi... ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã trổi dạy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh tren, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày ( mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ ), và trong nhiều ngày liên biếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi '' ngủ lang '' sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.
Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.
Dạy tiêu tiểu đúng chỗ:
Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.
Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.
Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tieu tiểu có nơi có chỗ nhất định.
Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tieu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù ( như cọp, beo ) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi... ( cú xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ ).
Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.
Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.
Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ cái máng cát - nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó - để chúng tieu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là '' phòng vệ sinh '' của mình, lần sau cứ tự động đến...
Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thì có thói quen tiêu tiểu trên đất cát (để dễ quào che lấp kẻ thù). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu nmhữmg lần sau.
Dạy chó giữ nhà:
Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ ( hay kẻ gian ) liều lĩnh vào nhà... Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy là đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.
Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chòm tới sủa oang lên để báo động cho chủ biết mà tuỳ nghi đối phó. Ta có câu: '' chó cậy nhà, gà cậy vườn '' là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.
Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa , thì ngu hay hiền cũng coi là một, cần phải loại ra.
Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dữ dằn lên một tí, tất nhiên nó không còn nhát nữa.
Ta tập bằng cách xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.
Thành ngữ có câu: ''chó cắn áo rách'', hễ là chó nhìn thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩa đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!
Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí hiếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!
Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tấm bố, một miếng vải cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.
Dạy chó không cắn bậy:
Tục ngữ ta có câu: '' Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng ''. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thì láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lịa muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến... nằm ăn vạ!
Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó phải cần hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà '' dữ như chó '' thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!
Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng cũng đồng thời đó là con chó.... mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.
Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.
- Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác...
- Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh, '' nằm xuống '' đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà lập đi lập lại nhiều lần.
- Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh '' vào nhà '' vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi.
Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.
- Khi bảo chó '' lại đây '' thì ta lấy tay như ngoắc nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển để cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay...
Xin lưu ý là không nên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa...
Nếu ta trì chí tập luyện thì dù '' ngu như chó '' cũng có ngày chó hết ngu thôi.
Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.
Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẳm bồng trên tay được mà ''mất dạy'' hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng với những con chó có thân hình như con bò ghé mà ''vô giáo dục'' thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.
Với những con Berger, Boxer, Danois... nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.
Nói tóm lại, càng là chó kiểng, càng phải được tập luyện nhiều tính tốt.
(Nguồn: VietPet do anh KimQuiUFC viết)
MinhThy
16-08-2009, 12:21 PM
ALASKAN MALAMUTE - Bạn đường vùng Bắc cực
http://maxreading.com/data/books_images/1463507e690f02e2f226a9f817a4054e.jpg
Khu vực bắc cực lạnh giá phủ 1 màu trắng toát của tuyết đó là Alaska. Vùng đất băng giá này là nơi cư trú chính của người Eskimo, nơi tồn tại 1 giống bò xạ hương. Nơi này sinh ra 1 giống chó tên là Mahlemuts hay tên khác là Malamute.Đã từ rất lâu rồi thì người dân du mục ở đây đã khám phá ra chúng có khả năng di chuyển và kéo xe trên tuyết một khoảng cách rất lớn và liên tục... Họ đã cho lai tạo tạo để có được giống chó ngày càng to hơn, khỏe hơn, bền bỉ hơn, và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Những người dân du mục ở đây khá tự hào về giống chó của họ vì không có 1 giống chó nào có thể thay thế được và chúng luôn hoàn thành tốt quãng đường phải vượt qua. Bất kì 1 du khách nào khi đến đây thì đều được kể về những nét đẹp và những điều mà những con Malamute đã làm được.
Giống chó này có 2 lớp lông ngăn không cho cái lạnh buốt giá ngấm vào cơ thể. Lớp lông dài phía ngoài ko thấm nước, lớp lông trong ngắn và cấu trúc như những sợi lông cừu. Do vậy mà việc chăm sóc lông phải yêu cầu rất nhiều thời gian và chu đáo. Nếu nuôi tại các gia đình thì phải chải lông thường xuyên để tránh lông rụng bám vào thảm hay chăn đệm. Những bài tập đối với chó trưởng thành là rất khắt khe để đảm bảo cho sức khỏe và tinh thần của chó luôn được vui tươi. Nếu có điều kiện thì thỉnh thoảng bạn nên cho ra những vùng ven có tuyết dày với bộ xe kéo nhỏ cùng 1 ít đồ. Chúng sẽ thỏa sức kéo và tuân theo sự điều khiển của bạn ở phía sau.
http://maxreading.com/data/books_images/0f1d7ceca9131ea5a14cd0bbe1c7343f.jpg
TÍNH CÁCH:
Thông minh ,hiền hòa,bao dung. Luôn biết nghe lời dù là chó cái hay đực và luôn nổi bật trong công việc. Thích trẻ nhỏ và luôn hòa thuận với nhũng vật nuôi khác. Tuy nhiên thường thì Malamute ko có thói quen nhặt bóng hay tha đồ vật như 1 số giống chó săn khác (bởi mục đích nuôi từ cổ xưa của người Eskimo không vì mục đích săn bắn mà chỉ để kéo xe nên bản tính săn mồi trong nó rất ít). Sự hồn nhiên của có được nhiều người yêu thích làm vật cảnh trong gia đình. Đặc biệt là không bao giờ tấn công mèo (rất khác với đa số các con chó khác). Chúng có thể tự đi rất xa mà vẫn tìm được đường về. Theo nghiên cứu thì do tập tục sống bầy đàn nên khi nuôi trong gia đình thì chúng rất nghe lời chủ bởi coi chủ như con đầu đàn, luôn phục tùng và có khuynh hướng luôn sẵn sàng bảo vệ đàn của mình khi có kẻ muốn tấn công hay xâm phạm.
NHIỆM VỤ
Ngày nay Malamute chủ yếu được nuôi ở gần vùng Bắc cực băng giá và những khu vực thường có tuyết quanh năm. Tuy nhiên ở 1 số nơi khác thì chúng được nuôi như vật cảnh ttrong gia đình. Việc đi lại trên tuyết với những khoảng cách khá xa thì không gì có thể thay thế được chó Malamute. Hàng năm tại Canada -Mỹ - và 1 số nước khác có tổ chức những cuộc đua mang tính chất thể thao được diễn ra nhằm đáp phát triển giống chó chuyên kéo xe tuyết này. Đôi khi tại 1 số thành phố hay nông trại thì người nuôi cũng có mục đích tương tự nhưng những con Malamute này lại kéo xe có bánh tròn để thồ nông sản và 1 số vật dụng khác thay cho ngựa. Với những đàn chó kéo trên 15 con với quãng đường rất dài thì yêu cầu người nuôi và điều khiển có sự tuyển chọn kĩ càng cho những chuyến đi.
http://maxreading.com/data/books_images/4739fb73e2bad09db4b8fa6ba408ddd1.jpg
KHẢ NĂNG
Malamute có khả năng học rất nhanh và dễ tuân lệnh.Việc HL cần phải giao cho ngườ có kinh nghiệm và đã từng nuôi giống chó này.Chúng rất thích thú khi được kéo vật gì đó trên những đoạn đường dài cùng bầy đàn của nó.Và bạn sẽ vui sướng gấp nhiều lần khi được điều khiển đàn chó như ý mình .
CHỨC NĂNG CHÍNH
Từ trước tới nay Manamute vẫn chỉ được lai tạo để phục vụ cho mục đích duy nhất là kéo xe. Với đàn chó kéo khá đông mà không có sự xích mính giữa chúng - 1 sức khỏe vượt mọi con đường tuyết phủ trắng - sự nhiệt tình hết mình chuyến đi - sự chịu đựng thời tiết khắc nghiệt đã nằm trong dòng máu chảy trong ngươi chúng. Chúng thay cho bất kì loại hình - phương tiện di chuyển nào trên vùng phương Bắc này.
NGUỒN GỐC
Malamute đã được phát triển ở Alaska từ rất lâu đời, trước khi Alaska trở thành 1 bang của Mỹ và ngẫu nhiên thì nó trở thành 1 giống chó Mỹ. Việc nghiên cứu và phát triển giống chó này không rầm rộ hay nổi bật như các giống chó khác. Khi những người Nga khám phá ra vùng băng tuyết này thì họ cũng nói đến giống chó Malamute này. Và cũng chính những người Nga này đã dùng những chú chó này đê chở lông thú và thịt thú rừng tới những khu vực lân cận để bán và đổi các mặt hàng khác.
http://maxreading.com/data/books_images/0b3dc26b6a5287ec9228ac0dd00e8d27.jpg
HÌNH DÁNG
Không giới hạn về kích cỡ nhưng hiện nay thì tiêu chuẩn được AKC ghi nhận là chiều cao trung bình là 63.5cm và có thể cao đến 68.5cm. Có sự cân đối về chiều cao-cân nặng-cấu trúc xương-cơ bắp ... Với hình dáng ngoài ko phải quí phái-duyên dáng-thể thao như 1 số giống khác mà nó có nét tương đồng với loài sói Bắc Mỹ.
Bộ lông dày thô-mềm-bóng và có sắc biến thiên dần từ màu trắng toát ở phần bụng tới màu đen lên đến trên sống lưng.và có khuôn mặt rất đẹp với những mảng trắng. Đuôi luôn cuộn phía trên lưng.
Reporter (Theo Hung_HP, Diễn đàn Vietpet)
MinhThy
16-08-2009, 12:28 PM
GSD (German Shepherd dog- berger - Chó Béc Giê)
http://maxreading.com/data/books_images/ef6d7e6619927d8d5625791fbfca14b2.jpg
1 – Bản chất và tính cách:
Bẹcgiê Đức là loại chó dũng cảm , cứng rắn , thích nghi cao và rất trung thành ( không thể mua chuộc ) , tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có .
- Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng , chó bảo vệ , chiến đấu và làm nghiệp vụ cho quân đôi , công an.
- Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp .
A/ Hình dáng bên ngoài :
Giống chó Bẹcgie Đức khi trưởng thành không quá to và cũng không quá nhỏ .
- Chó cái : Nặng khoảng từ 32kg đến 37kg ( Ta có thể cộng trừ 1kg hoặc 2kg).
- Chiều cao đến bả vai là khoảng 57,5cm.
- Chó đực : Nặng khoảng từ 37kg đến 45 kg .
Chiều cao đến bả vai là 65cm.
Chó Becgie Đức có thể chất tốt , cơ bắp săn chắc ( Nếu không được vận động đầy đủ chó sẽ trở nên ủ rũ , uể oải , kém năng động và hỏng mất thế đứng của 2 chân sau ).
- Bộ xương có cấu chúc khô , cơ chắc , bộ lông ngắn và không thấm nước ( Có thể đổ cốc nước lên người chó , sau khi chó rũ lông sẽ khô ngay ).
Nhìn tổng thể chó ta sẽ thấy đấy là một bức tranh đẹp về sức mạnh hoang dại , sự thông minh và tích cách linh hoạt mà ít có giống chó nào sánh kịp .( Có thể hơi quá vì đam mê hơi quá ).
B / Nhận dạng chi tiết :
a). Đầu chó : Chiều rộng của đầu chó phải tương xứng với chiều dài của thân chó , với chó đực thì to hơn một chút so với chó cái.
Mõm chó chắc , lưỡi chó thì khô và tốt .
b) Bộ răng :
Răng chó phải khỏe và chắc có đủ 42 chiếc . Hàm trên có 22 răng và hàm dưới có 20 răng .
Răng cửa của hàm dưới phải bắt chéo hay giao nhau với chiếc răng cửa hàm trên . Giữa hai răng màcó một khỏang cách lớn là không tốt . ngoài ra hàm răng chó cũng phải chắc và khỏe .
c) Tai chó :
Tai chó dựng thẳng đứng , vểnh ra đằng trứơc Những chú chó đang thời kỳ mọc răng đến 6 tháng tuổi vẫn còn hơi cụp vào , Sau 6 tuổi sẽ dựng hết ( Nếu dựng hết trứớc 6 tháng tuổi thì là chó đã lai tạp không còn thuần chủng ).
d) Mắt chó :
Mắt chó hình hạnh nhân , hơi nghiêng nhưng không lồi ra . Màu lông vàng quanh mắt chó hơi xẫm màu . Qua đó thể hiện sự tinh nhanh , tự tin, năng động và vững vàng của chó.
e) Cổ chó : Cổ chó nếu theo tầm nhìn ngang thì nằm ở góc khoảng 45o . Khi bị tức giận và kích thích thì nó sẽ cao hơn 45` , ngược lại khi chạy dạo chơi nó sẽ thấp hơn một chút .
f) Thân chó : Chiều dài của thân chó tương xứng với 110 > 117 ¬phần trăm chiều cao của bả vai chó .Ngực chó tương xứng từ 45 >48 phần trăm của chiều cao chó .và không được phép rộng quá .. Ngực chó thì nên rộng và hiện rõ xương xườn dài. Ngực chó mà tôt thì mới có thể hoạt động được tốt . Ngục chó quá tròn thì sẽ tạo ra sưj rối loạn và khuỷu chân sẽ bị dãn ra . Ngược lại nếu ngục chó mà phẳng quá thì khuỷu chân sẽ bị co lại .
g ). Lưng chó : Giữa bả vai vai và mông chó không được phép quá dài ( Mất cân đối về hình thể )
Hông phải rộng và chắc. Mông dài và hơi cong ở góc 23`.
Mông mà thẳng quá là không tốt .
h) Đuôi chó : Ở trạng thái bình thường thì đuôi chó thong xuống nhưng hơi cong . Khi huấn luyện thì se cong lên và độ dài của nó chúng ta có thể cầm tay vuốt xuống đất vẫn còn thừa một đoạn .
Đuôi chó không được phép thẳng đuột và soắn lại ( Chó nhát và thiếu thông minh ) .
I ) . Tứ chi của chó : Xương bả vai phải dài , nghiêng góc khoảng 45o. Nhìn ngang phải thẳng , cổ chân to và chác chắn . Bắp đùi rộng và cơ bắp . Nói chung tất cả các bộ phân từ mông chó trở xuống phải rắn chắc ( Nên phải cho chó vận động thuờng xuyên mới đạt ) để có thể khi huấn luyện sẽ tốt .
k) Bàn chân chó : Tròn , ngắn và hơi cong
Gan ban chân phải chắc không được khô và nứt nẻ
Móng chân phải chắc , ngắn , màu tối .
Thỉnh thoảng ở cẳng chân phía sau của chó có ngón chân thứ năm ( Bị thừa ) , ta phải cắt bỏ ngay từ khi mới chào đời .
l) Màu sắc : Chó Bẹcgie có hai màu cơ bản là màu : Vàng lửa pha đen . Màu thanh xám tàn thuốc lá . ( Màu đen tuyền cũng có nhưng ít và hay được dùng trong quân đội ).
Những con chó đến khi trưởng thành mới phân biệt được màu thật của lông chó nếu chọn lúc nhỏ thì dựa vào lông của chó bố mẹ . Lông của chó con đến 90 phần trăm màu của bố và cá biệt có đàn 7 con chó con có 3 mảng màu khác nhau là do di truyền đột biến ( Xem phả hệ của chó sẽ thấy một đời nào đấy có màu như vậy )
Lông chó becgiê thuần chủng thường ngắn và không thấm nước ( Cá biệt có con lông dài nhưng không nhiều và chăm sóc khá vất vả ).
Một năm chó rụng và mọc lông một lần khi đổi từ hè sang đông( Mùa đông lông chó sẽ mọc dà hơn ) chúng ta cần phải chải và chăm sóc kỹ trong thời kỳ này .)
2. Sự mọc lông và bộ lông chó :
a . Ở đầu , tai , chân và ngón chân cái thì lông mọc ngắn . Ở phía cổ thì lông mọc dài hơn phía sau kheo chân trước và kheo chân sau . Chiều dài của các con chó cũng khác nhau nhưng không quá cách biệt .
b . Lông ở tai , sau tai và phía sau khuỷub chân thường ở phía hông lông chó mọc dài hơn. Lông ở đuôi mọc không quá rậm và lông không thấm nước.
c. Lông của chó có 2 loại dài và ngắn . Loại chó có bộ lông dài thì thấm nước và không được tốt lắm so với loại lông ngăn không thấm nước .
http://maxreading.com/data/books_images/f180157418de08ff3bea29ab71bf7942.jpg
Trên đây là những đặc tính cơ bản của Becgiê Đức thuần chủng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chó Becgiee Đức đề ra tiêu chuẩn (, tác giả bảo lưu ý kiến vì một số tiêu chí của chó cho đến nay các chuyên gia huấn luyện và các nhà chăn nuôi đăng còn tranh cãi . Các bạn xem hình dáng và màu sắc của Becgie Đức từ năm 1970 , 1980 , 1990 và từ đó đến nay cũng khác nhau do chees đọ của các nhà chăn nuôi và cách phối màu của họ ).
Với kinh nghiệm bản thân gần 20 năm nuôi và huấn luyện Becgiê đức , mong muốn mọi người yêu thích loại chó này có một chút kiến thức cơ bản khi chơi chó.
( Bài viết sự dụng tư liệu của Liên đoàn chó becgiê Đức mới nhất hiện nay ) Tác giả : Dương Thế Hùng
TeacherABC
17-08-2009, 09:17 AM
Chuyến này phải tìm một chú chó về nuôi mới đuợc! Nhưng e rằng khó đây vì bà xã lại thích nuôi mèo!!!:botay::botay:
Cá Sấu Chúa
17-08-2009, 01:14 PM
Cái này vào trang wwww.vietpet.com có nhiều thông tin lắm, và cả hình ảnh các con vật nuôi trong nhà nữa. Thanks
Sanmei
17-08-2009, 01:22 PM
Thế "em pé" của MT thuộc giống nào vậy :D ... nhìn mấy con cún con thấy cưng wá :ngoaymui:
MinhThy
17-08-2009, 01:43 PM
Cái này vào trang wwww.vietpet.com có nhiều thông tin lắm, và cả hình ảnh các con vật nuôi trong nhà nữa. Thanks
Cá Sấu Chúa cũng chơi trong vietpet nữa à? Có đi off ko? vào vietdog cũng okie nữa ^.^
MinhThy
17-08-2009, 01:44 PM
Thế "em pé" của MT thuộc giống nào vậy :D ... nhìn mấy con cún con thấy cưng wá :ngoaymui:
MT có đến 3 em pé trai. 1 con là Phú Quốc, 1 con Nhật lai, 1 con là Nhật gốc (là em pé 2 tháng í ^.^)
Cá Sấu Chúa
17-08-2009, 09:48 PM
Cá Sấu Chúa cũng chơi trong vietpet nữa à? Có đi off ko? vào vietdog cũng okie nữa ^.^
Có chơi, thi thoảng đi off với hội ở Hn mà
NHỘNG
18-08-2009, 07:40 AM
Nhìn mấy con này có vẻ đẹp, ko biết thui lên có ngon ko nhể.
NHỘNG
18-08-2009, 07:42 AM
Cái này vào trang wwww.vietpet.com có nhiều thông tin lắm, và cả hình ảnh các con vật nuôi trong nhà nữa. Thanks
Định tìm 1 con cá sấu nuôi trong nhà, tìm mãi trong trang này ko có :cool:
Cá Sấu Chúa
18-08-2009, 01:44 PM
Định tìm 1 con cá sấu nuôi trong nhà, tìm mãi trong trang này ko có :cool:
Cá sấu là động vật hoang dã và nguy hiểm nên ko ai nuôi trong nhà hết
Tazang
18-08-2009, 02:50 PM
Cá sấu là động vật hoang dã và nguy hiểm nên ko ai nuôi trong nhà hết
Nuôi trong nhà ko được thì ta mang vô Rừng nuôi chơi nhể
Cá Sấu Chúa
18-08-2009, 04:46 PM
Nuôi trong nhà ko được thì ta mang vô Rừng nuôi chơi nhể
Lại được ông người rừng này vào hùa nữa, về tìm Tazang girl mà nuôi
LÃO HẠC
19-08-2009, 03:14 AM
http://maxreading.com/data/books_images/1463507e690f02e2f226a9f817a4054e.jpg
Chết roài sao con Vàng của LH lại ở đây?
Cá Sấu Chúa
19-08-2009, 09:15 PM
http://maxreading.com/data/books_images/1463507e690f02e2f226a9f817a4054e.jpg
Chết roài sao con Vàng của LH lại ở đây?
con Vàng mới được nâng cấp nhể, chết...........sao chó ta có giống chó to như becgie thế
NHỘNG
20-08-2009, 07:34 AM
http://maxreading.com/data/books_images/1463507e690f02e2f226a9f817a4054e.jpg
Chết roài sao con Vàng của LH lại ở đây?
Tưởng con Vàng của LH bây giờ là con Vàng Anh cơ mà.
Powered by vBulletin® Version 4.2.2 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.