Bình Nguyên
12-08-2009, 10:31 AM
http://www2.vietbao.vn/images/vn55/suc-khoe/55173667-hanhdtthanhtay.jpg
1. Giá trị dinh dưỡng của hành tây
Hành tây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Đông. Theo những sách cổ ghi lại thì giá trị dinh dưỡng của hành tây đã được biết đến từ rất sớm. Hành tây còn là món rau quan trọng bữa ăn của những người thợ xây dựng Kim tự tháp.
Hành tây vừa được xem là một loại gia vị vừa như một loại rau rất giàu kali, selen và vitamin C. Thành phần selen có nhiều trong hành tây rất tốt cho da, móng và tóc. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống oxy hoá rất mạnh. Hai thành phần này kết hợp giúp khử các gốc tự do, nguyên nhân gây nên nếp nhăn và sự chai cứng da.
Trong thành phần dinh dưỡng của hành tây không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Chính vì vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp.
Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
2. Hành tây một vị thuốc chữa bệnh
Từ vai trò là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon hàng ngày, hành tây ẩn chứa nhiều bất ngờ trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như chữa một số chứng bệnh nhẹ hay gặp phải. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, chống phù thũng, trị bệnh cổ chướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, làm tiêu nhanh các chất bột, trừ giun đũa, trừ ho, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chống muỗi, dĩn.
Khi dùng ngoài, hành tây có thể trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, chân nứt nẻ, mụn cóc, đau nửa đầu, đau dây thần kinh ngoại biên. Hành tây cũng được khẳng định là một loại viagra tự nhiên rất hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa bệnh từ hành tây:
- Trị phong thấp: 3 củ hành tây xắt lát, đổ 1 lít nước, đun khoảng 10-15 phút. Ngày uống 2 ly vào sáng và tối lúc đói bụng.
- Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm. Đun nước uống trong ngày.
- Tắc mũi, khó thở: Vào mùa lạnh, khi cảm cúm, bạn thường bị tắc mũi, khó thở, khi ấy, bạn cắt một lát hành tây rồi nhét vào mũi.
- Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín uống lúc còn nóng hoặc cho vào cháo ăn nóng sẽ có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi và giải nhiệt rất nhanh.
- Đặt một vài lát hành thái nhỏ bên cạnh có thể đuổi muỗi và chữa bệnh khó ngủ.
- Hành tây thái lát, phơi khô đem nấu với nước uống rất tốt cho tiêu hoá và làm ấm bụng.
- Dùng một ít dầu ăn nóng rưới lên hành tây đã xắt mỏng rồi ăn sống, nếu thích có thể thêm vào một ít đậu phụ, có thể ngăn ngừa bệnh cảm cúm trong mùa đông.
3. Một số mẹo vặt trong bếp với hành tây
Khử mùi: Dùng cọng hành tây cho vào nồi cơm bị khê khi còn nóng, đậy nắp lại, mùi khó chịu này sẽ biến mất. Hoặc khi nhà nồng nặc, đặt miếng hành tây bên cạnh, mùi của hành tây hết và mùi sơn cũng hết.
Cho hai cọng hành tây vào xì dầu hoặc giấm có thể giúp chúng không bị mốc.
Làm sạch đồ dùng nhà bếp: bằng cách lấy rễ hành tây chà bề mặt đồ dùng bám dầu mỡ. Đặc biệt với đồ đồng, thiếc sẽ sáng đẹp.
Lau cửa kính: Cắt đôi củ hành tây, lấy mặt cắt chà lên cửa kính. Sau đó, dùng vải khô lau thật nhanh trước khi nước hành khô, mặt kính sẽ bóng loáng như mới.
Ngăn ruồi đậu lên thức ăn: Rửa sạch thực phẩm, để ráo nước, đặt vài cọng hành tây đã rửa sạch lên trên, ruồi sẽ tránh xa.
Xử lý dao bị gỉ: Cắt đôi củ hành tây, chà mặt cắt lên phần dao gỉ, vết gỉ sét sẽ biến mất.
4. Chú ý khi dùng hành tây
Hành tây và các anh em họ hàng của nó như tỏi, tỏi tây và hẹ tây luôn rất giàu hợp chất phytonutrient, có tác dụng bảo vệ tim nhưng lại gây hại cho dạ dày. Vì vậy với những người mắc bệnh dạ dày cần nấu chín để khử hoạt tính của hợp chất này hoặc trộn giữa hành sống và chín để giảm tác dụng phụ không mong muốn của hoạt chất. Nên chọn những củ hành tây còn tươi, nếu hành tây đã mọc mầm thì không nên dùng vì có thể sẽ gây ung thư.
(Theo Mỹ phẩm )
1. Giá trị dinh dưỡng của hành tây
Hành tây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Đông. Theo những sách cổ ghi lại thì giá trị dinh dưỡng của hành tây đã được biết đến từ rất sớm. Hành tây còn là món rau quan trọng bữa ăn của những người thợ xây dựng Kim tự tháp.
Hành tây vừa được xem là một loại gia vị vừa như một loại rau rất giàu kali, selen và vitamin C. Thành phần selen có nhiều trong hành tây rất tốt cho da, móng và tóc. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống oxy hoá rất mạnh. Hai thành phần này kết hợp giúp khử các gốc tự do, nguyên nhân gây nên nếp nhăn và sự chai cứng da.
Trong thành phần dinh dưỡng của hành tây không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Chính vì vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp.
Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
2. Hành tây một vị thuốc chữa bệnh
Từ vai trò là nguyên liệu để chế biến món ăn ngon hàng ngày, hành tây ẩn chứa nhiều bất ngờ trong việc bảo vệ sức khoẻ cũng như chữa một số chứng bệnh nhẹ hay gặp phải. Vì chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, hành tây được dùng trong chữa nhiều bệnh như ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, chống phù thũng, trị bệnh cổ chướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, làm tiêu nhanh các chất bột, trừ giun đũa, trừ ho, chống béo phì, xơ cứng động mạch, chống muỗi, dĩn.
Khi dùng ngoài, hành tây có thể trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, chân nứt nẻ, mụn cóc, đau nửa đầu, đau dây thần kinh ngoại biên. Hành tây cũng được khẳng định là một loại viagra tự nhiên rất hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa bệnh từ hành tây:
- Trị phong thấp: 3 củ hành tây xắt lát, đổ 1 lít nước, đun khoảng 10-15 phút. Ngày uống 2 ly vào sáng và tối lúc đói bụng.
- Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm. Đun nước uống trong ngày.
- Tắc mũi, khó thở: Vào mùa lạnh, khi cảm cúm, bạn thường bị tắc mũi, khó thở, khi ấy, bạn cắt một lát hành tây rồi nhét vào mũi.
- Hành tây cắt nhỏ cho vào nấu chín uống lúc còn nóng hoặc cho vào cháo ăn nóng sẽ có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi và giải nhiệt rất nhanh.
- Đặt một vài lát hành thái nhỏ bên cạnh có thể đuổi muỗi và chữa bệnh khó ngủ.
- Hành tây thái lát, phơi khô đem nấu với nước uống rất tốt cho tiêu hoá và làm ấm bụng.
- Dùng một ít dầu ăn nóng rưới lên hành tây đã xắt mỏng rồi ăn sống, nếu thích có thể thêm vào một ít đậu phụ, có thể ngăn ngừa bệnh cảm cúm trong mùa đông.
3. Một số mẹo vặt trong bếp với hành tây
Khử mùi: Dùng cọng hành tây cho vào nồi cơm bị khê khi còn nóng, đậy nắp lại, mùi khó chịu này sẽ biến mất. Hoặc khi nhà nồng nặc, đặt miếng hành tây bên cạnh, mùi của hành tây hết và mùi sơn cũng hết.
Cho hai cọng hành tây vào xì dầu hoặc giấm có thể giúp chúng không bị mốc.
Làm sạch đồ dùng nhà bếp: bằng cách lấy rễ hành tây chà bề mặt đồ dùng bám dầu mỡ. Đặc biệt với đồ đồng, thiếc sẽ sáng đẹp.
Lau cửa kính: Cắt đôi củ hành tây, lấy mặt cắt chà lên cửa kính. Sau đó, dùng vải khô lau thật nhanh trước khi nước hành khô, mặt kính sẽ bóng loáng như mới.
Ngăn ruồi đậu lên thức ăn: Rửa sạch thực phẩm, để ráo nước, đặt vài cọng hành tây đã rửa sạch lên trên, ruồi sẽ tránh xa.
Xử lý dao bị gỉ: Cắt đôi củ hành tây, chà mặt cắt lên phần dao gỉ, vết gỉ sét sẽ biến mất.
4. Chú ý khi dùng hành tây
Hành tây và các anh em họ hàng của nó như tỏi, tỏi tây và hẹ tây luôn rất giàu hợp chất phytonutrient, có tác dụng bảo vệ tim nhưng lại gây hại cho dạ dày. Vì vậy với những người mắc bệnh dạ dày cần nấu chín để khử hoạt tính của hợp chất này hoặc trộn giữa hành sống và chín để giảm tác dụng phụ không mong muốn của hoạt chất. Nên chọn những củ hành tây còn tươi, nếu hành tây đã mọc mầm thì không nên dùng vì có thể sẽ gây ung thư.
(Theo Mỹ phẩm )