TeacherABC
10-08-2009, 06:51 PM
Hòa đồng nơi làm việc
Khi bắt đầu làm việc ở môi trường mới, bạn cần xác định mình sẽ làm việc chung với nhiều người mà trình độ, tính cách đều khác nhau. Hiển nhiên, là bạn sẽ không tránh khỏi những va chạm và đôi lúc là những xung khắc nặng nề với đồng nghiệp. Vậy, bạn sẽ làm thế nào khi rơi vào tình huống này? Tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc, sắc nhọn bất khả xâm phạm hay thái độ thân thiện, cởi mở muốn cùng họ giải quyết vấn đề?
Cởi mở
Người cởi mở thường nhận được nhiều thiện cảm của người xung quanh. Nếu bạn sống khép kín thì chỉ một số người có quan hệ tốt với bạn. Những người khác có thể nghĩ rằng, bạn khó chơi hoặc kiêu kỳ. Người khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng, ít khi chia sẻ với ai. Thế nên, không có gì ngạc nhiên nếu những người xung quanh cũng sẽ đối xử với họ theo cách tương tự.
Biết cách nói chuyện
Không nên né tránh việc góp ý, bàn luận điều người khác quan tâm, miễn sao các câu chuyện ấy không nhằm xoi mói những khiếm khuyết của cấp trên hay đồng nghiệp. Nếu bạn có thể nói về một đề tài tạo được sự cuốn hút, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn gây được thiện cảm với người đối diện. Tính tình vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau đều là những yếu tố tích cực cho việc hòa đồng.
Coi trọng người xung quanh
Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp, nếu ý có kiến bất đồng cũng đừng lên án gay gắt. Sự mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát luôn mang lại bầu không khí dễ chịu và thân thiện.
Đối thoại
Tham gia một cuộc họp hay thảo luận một vấn đề nào đó, bạn hãy chăm chú lắng nghe, không đường đột ngắt lời người đang nói. Đây không chỉ là biểu hiện thái độ hòa đồng, mà bạn còn được đánh giá là người có văn hóa.
Nhân vô thập toàn
Biết những điểm yếu của người khác để cảm thông, thấy những khuyết điểm của mình để khắc phục cũng là điều cơ bản cần có, để thể hiện tính hòa đồng cũng như góp phần vào sự hoàn thiện chung. Nếu trình độ chưa đạt mức yêu cầu, bạn cứ khiêm tốn đề nghị các đồng nghiệp giúp đỡ và cho thấy quyết tâm nâng cao chuyên môn của mình. Và như thế, tập thể sẽ thêm quý trọng, hiểu bạn hơn vì bạn đã là một thành viên hòa vào tập thể.
Nói lời xin lỗi khi cần thiết
Nếu như vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng, mà tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của mình, bạn hãy can đảm nhận khuyết điểm thay vì quanh co tìm cách đổ lỗi cho người khác. Đi làm, thời gian chúng ta tiếp xúc, chung đụng với đồng nghiệp nhiều hơn người thân trong gia đình. Do vậy, bạn cần quan tâm xây dựng mối giao hảo thân thiện với tất cả mọi người.
Hãy hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như chân tình tiếp nhận những góp ý xây dựng của đồng nghiệp, để bản thân ngày càng hoàn thiện. Vì tính hòa đồng như một nhịp cầu thân ái đưa bạn đến với người khác, cũng như đón nhận những người thiện ý trong tình đồng nghiệp. Điều này thật ý nghĩa và cần thiết biết bao. Nó không chỉ làm đẹp thêm tính cách mà còn tác động tích cực đến sự nghiệp tương lai của bạn.
(St)
Khi bắt đầu làm việc ở môi trường mới, bạn cần xác định mình sẽ làm việc chung với nhiều người mà trình độ, tính cách đều khác nhau. Hiển nhiên, là bạn sẽ không tránh khỏi những va chạm và đôi lúc là những xung khắc nặng nề với đồng nghiệp. Vậy, bạn sẽ làm thế nào khi rơi vào tình huống này? Tạo cho mình một vỏ bọc vững chắc, sắc nhọn bất khả xâm phạm hay thái độ thân thiện, cởi mở muốn cùng họ giải quyết vấn đề?
Cởi mở
Người cởi mở thường nhận được nhiều thiện cảm của người xung quanh. Nếu bạn sống khép kín thì chỉ một số người có quan hệ tốt với bạn. Những người khác có thể nghĩ rằng, bạn khó chơi hoặc kiêu kỳ. Người khép kín thường giữ tình cảm và cảm xúc của mình trong lòng, ít khi chia sẻ với ai. Thế nên, không có gì ngạc nhiên nếu những người xung quanh cũng sẽ đối xử với họ theo cách tương tự.
Biết cách nói chuyện
Không nên né tránh việc góp ý, bàn luận điều người khác quan tâm, miễn sao các câu chuyện ấy không nhằm xoi mói những khiếm khuyết của cấp trên hay đồng nghiệp. Nếu bạn có thể nói về một đề tài tạo được sự cuốn hút, thì cũng đồng nghĩa với việc bạn gây được thiện cảm với người đối diện. Tính tình vui vẻ, khả năng bàn luận các vấn đề khác nhau đều là những yếu tố tích cực cho việc hòa đồng.
Coi trọng người xung quanh
Hãy tôn trọng quan điểm của đồng nghiệp, nếu ý có kiến bất đồng cũng đừng lên án gay gắt. Sự mềm mỏng, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát luôn mang lại bầu không khí dễ chịu và thân thiện.
Đối thoại
Tham gia một cuộc họp hay thảo luận một vấn đề nào đó, bạn hãy chăm chú lắng nghe, không đường đột ngắt lời người đang nói. Đây không chỉ là biểu hiện thái độ hòa đồng, mà bạn còn được đánh giá là người có văn hóa.
Nhân vô thập toàn
Biết những điểm yếu của người khác để cảm thông, thấy những khuyết điểm của mình để khắc phục cũng là điều cơ bản cần có, để thể hiện tính hòa đồng cũng như góp phần vào sự hoàn thiện chung. Nếu trình độ chưa đạt mức yêu cầu, bạn cứ khiêm tốn đề nghị các đồng nghiệp giúp đỡ và cho thấy quyết tâm nâng cao chuyên môn của mình. Và như thế, tập thể sẽ thêm quý trọng, hiểu bạn hơn vì bạn đã là một thành viên hòa vào tập thể.
Nói lời xin lỗi khi cần thiết
Nếu như vô tình gây khó khăn cho công việc của phòng, mà tất cả phải chịu hậu quả do sai lầm của mình, bạn hãy can đảm nhận khuyết điểm thay vì quanh co tìm cách đổ lỗi cho người khác. Đi làm, thời gian chúng ta tiếp xúc, chung đụng với đồng nghiệp nhiều hơn người thân trong gia đình. Do vậy, bạn cần quan tâm xây dựng mối giao hảo thân thiện với tất cả mọi người.
Hãy hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong công việc cũng như chân tình tiếp nhận những góp ý xây dựng của đồng nghiệp, để bản thân ngày càng hoàn thiện. Vì tính hòa đồng như một nhịp cầu thân ái đưa bạn đến với người khác, cũng như đón nhận những người thiện ý trong tình đồng nghiệp. Điều này thật ý nghĩa và cần thiết biết bao. Nó không chỉ làm đẹp thêm tính cách mà còn tác động tích cực đến sự nghiệp tương lai của bạn.
(St)