thuphong
09-08-2009, 09:44 PM
Sưu tầm
http://files.myopera.com/Trongsang/blog/3429.jpg
Tác dụng phòng chữa bệnh của chè
Người Nhật coi uống trà (chè) là một phương thức chữa bệnh. Trong chè tươi có chứa nhiều cafein, theophylin, tanin, vitamin C, và còn chứa Rutoside có tác dụng tốt hơn cả vitamin E. Chè có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, làm cho tinh thần sảng khoái, trí óc sáng suốt. Chất cafein trong chè có tác dụng lợi tiểu kích thích hô hấp. Một tác dụng đặc biệt nữa của chè là giúp lưu thông máu tốt, có ích cho những người xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...
http://files.myopera.com/Trongsang/blog/829204832_traxanh2.jpg
Uống chè có tác dụng làm giảm các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Trong chè chứa một số chất chống ôxy hóa cần thiết có thể chống ung thư. Chè xanh có thể phòng chống được ung thư da - nếu uống 4 chén chè xanh mỗi ngày thì có thể ngăn ngừa được ung thư da và nó cũng có hiệu lực tương tự nếu được đưa vào kem bảo vệ da. Vì thế mà Hải Thượng Lãn Ông đã chỉ ra rằng:
"Chè xanh giải nhiệt sinh tân, hóa đàm,
Giải độc lợi tiểu, tiêu cơ,
Váng đầu, chóng mặt lại càng được than.
Uống vừa khoan khoái thần minh... "
Những điều cần tránh
Nếu uống chè quá đậm sẽ làm cho tâm thất co thắt quá mạnh, dẫn đến nhịp tim nhanh gây các hiện tượng như: tức ngực, hồi hộp, hơi thở ngắn. Uống trà đậm thời gian dài, còn có thể ảnh hưởng đến việc dạ dày và ruột hấp thu chất sắt có trong thức ăn gây nên chứng thiếu máu hoặc thiếu vitamin B. Nhưng nếu uống quá nhạt cũng sẽ không ngon. Uống chè nóng có thể phát huy đầy đủ công hiệu của nó, hương thơm có trong chè chỉ có thể phát huy khi nhiệt độ nước tương đối cao. Vì thế uống chè nóng có ích hơn uống chè lạnh, nhưng nước quá nóng dễ phá hoại thành phần có ích chứa trong chè. Vì vậy, uống chè theo cách pha hãm trong ấm, nóng tương đối là thích hợp hơn cả.
Lúc đói không nên uống chè vì nó sẽ trung hòa dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu tiêu hóa thức ăn; sau khi ăn no cũng không nên uống chè ngay, vì chất tanin có trong chè có thể cùng với protein, chất sắt trong thức ăn kết tủa lại, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể; người bị bệnh động mạch vành không nên uống chè trước khi đi ngủ vì cafein ở trong chè có tác dụng hưng phấn vỏ đại não; không dùng nước chè để uống thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, về khía cạnh y học cổ truyền, không uống nước chè vào lúc sáng sớm khi chưa ăn gì, vì có thể làm tổn thương thận khí. Chè có tính hàn (lạnh), nếu uống lạnh sẽ gây tích đờm, nên uống nóng, uống ít. Uống nhiều làm giáng khí, thương khí, thương tinh, mất ngủ. Người cao tuổi nếu khí huyết hư nhược, uống nhiều nước chè có thể làm tỳ vị hư nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi hãm chè nên cho vài lát gừng tươi.
http://files.myopera.com/Trongsang/blog/3429.jpg
Tác dụng phòng chữa bệnh của chè
Người Nhật coi uống trà (chè) là một phương thức chữa bệnh. Trong chè tươi có chứa nhiều cafein, theophylin, tanin, vitamin C, và còn chứa Rutoside có tác dụng tốt hơn cả vitamin E. Chè có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, làm cho tinh thần sảng khoái, trí óc sáng suốt. Chất cafein trong chè có tác dụng lợi tiểu kích thích hô hấp. Một tác dụng đặc biệt nữa của chè là giúp lưu thông máu tốt, có ích cho những người xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não...
http://files.myopera.com/Trongsang/blog/829204832_traxanh2.jpg
Uống chè có tác dụng làm giảm các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư đường tiêu hóa, ung thư phổi, ung thư vòm họng. Trong chè chứa một số chất chống ôxy hóa cần thiết có thể chống ung thư. Chè xanh có thể phòng chống được ung thư da - nếu uống 4 chén chè xanh mỗi ngày thì có thể ngăn ngừa được ung thư da và nó cũng có hiệu lực tương tự nếu được đưa vào kem bảo vệ da. Vì thế mà Hải Thượng Lãn Ông đã chỉ ra rằng:
"Chè xanh giải nhiệt sinh tân, hóa đàm,
Giải độc lợi tiểu, tiêu cơ,
Váng đầu, chóng mặt lại càng được than.
Uống vừa khoan khoái thần minh... "
Những điều cần tránh
Nếu uống chè quá đậm sẽ làm cho tâm thất co thắt quá mạnh, dẫn đến nhịp tim nhanh gây các hiện tượng như: tức ngực, hồi hộp, hơi thở ngắn. Uống trà đậm thời gian dài, còn có thể ảnh hưởng đến việc dạ dày và ruột hấp thu chất sắt có trong thức ăn gây nên chứng thiếu máu hoặc thiếu vitamin B. Nhưng nếu uống quá nhạt cũng sẽ không ngon. Uống chè nóng có thể phát huy đầy đủ công hiệu của nó, hương thơm có trong chè chỉ có thể phát huy khi nhiệt độ nước tương đối cao. Vì thế uống chè nóng có ích hơn uống chè lạnh, nhưng nước quá nóng dễ phá hoại thành phần có ích chứa trong chè. Vì vậy, uống chè theo cách pha hãm trong ấm, nóng tương đối là thích hợp hơn cả.
Lúc đói không nên uống chè vì nó sẽ trung hòa dịch tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu tiêu hóa thức ăn; sau khi ăn no cũng không nên uống chè ngay, vì chất tanin có trong chè có thể cùng với protein, chất sắt trong thức ăn kết tủa lại, ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể; người bị bệnh động mạch vành không nên uống chè trước khi đi ngủ vì cafein ở trong chè có tác dụng hưng phấn vỏ đại não; không dùng nước chè để uống thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Ngoài ra, về khía cạnh y học cổ truyền, không uống nước chè vào lúc sáng sớm khi chưa ăn gì, vì có thể làm tổn thương thận khí. Chè có tính hàn (lạnh), nếu uống lạnh sẽ gây tích đờm, nên uống nóng, uống ít. Uống nhiều làm giáng khí, thương khí, thương tinh, mất ngủ. Người cao tuổi nếu khí huyết hư nhược, uống nhiều nước chè có thể làm tỳ vị hư nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi hãm chè nên cho vài lát gừng tươi.