loa kèn tháng tư
06-08-2009, 09:27 AM
Đây là căn bênh hay gặp ở người trẻ đặc biệt trong lứa tuổi từ 6-15 và để lại hậu quả nặng về sau. Mình tìm không thấy căn bênh này trên diễn đàn nên đưa ra để trao đổi, nếu ai biết gì về căn bệnh này, nơi chữa trị uy tín,hớc tất tật lliên quan đến nó, nếu thấy có ích thì zo zo chia sẻ nhé !
Phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương, là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh...), trong đó tổn thương khớp rất thường gặp. Thường biểu hiện sớm của bệnh là ở khớp trước, sau đó mới có các biểu hiện ở tim .
Biểu hiện : Triệu chứng ban đầu là khớp xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, hiện tượng này chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương còn lại. Đặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Nếu thấy xuất hiện thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy là bệnh đã chuyển thành mạn tính.
Những triệu chứng này có thể xẩy ra rồi biến mất và trở lại với thời gian.
1. Đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
2. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất là sau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi.
3. Các khớp không cử động được
4. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi
5. Mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng
6. Sốt nhẹ
7. Theo với thời gian, các khớp xương bị biến dạng.
Có rất nhiều người không biết căn bệnh phong thấp là gì, em đưa ra một vài quan điểm của đông y ạ
Theo đông y, Trong cơ thể kinh lạc đưa khí huyết đi khắp nơi, khi bị ngoại tà xâm nhập là bế tắc kinh lạc sẽ gây đau mỏi các khớp, trời lạnh, mưa ẩm thấp, đau tăng hoặc tái phát. Cho nên tất cả các bệnh đau thần kinh xương khớp đều có thể qui vể Tý chứng. Đông y gọi là chứng Tý, tý là bế tắc không thông, dân gian thường gọi là bệnh phong thấp.
người bệnh thấy nhức mỏi, đau đớn ở chân tay, các khớp và dần dần sưng to, đau buốt, lúc giảm lúc tăng và có lúc chỗ đau lại di chuyển vị trí... Phong thấp đấy!
điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay. 1. Các điều trị không dùng thuốc:
- Giáo dục sức khỏe
- Tập luyện, chế độ ăn uống giầu vitamin và khoáng chất
- Duy trì vận động thường xuyên.
2. Nhóm Thấp khớp (Rheumatology team) gồm:
- Thầy thuốc gia đình và/hoặc Bác sĩ đa khoa khu vực
- Bác sĩ chuyên khoa khớp
- Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y tế cộng đồng.
- Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
Có vai trò hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh có một chế độ điều trị đúng nhất, đầy đủ nhất.
3. Các chiến lược thuốc điều trị bệnh VKDT (Strategies of drug treatment).
3.1. Lựa chọn đầu tiên (trong lúc chờ đợi chẩn đoán xác định của bác sĩ chuyên khoa khớp).
- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID)
- Và/hoặc thuốc giảm đau đơn thuần
- Tránh sử dụng Corticosteroid toàn thân vì: Gây khó khăn cho chẩn đoán và gây lệ thuộc thuốc (Cortico-dependent)
3.2.Khám chuyên khoa khớp:
. Khi chưa có chẩn đoán xác định: Bệnh nhân được theo dõi, điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID) và làm tiếp chẩn đoán xác định.
. Khi chẩn đoán xác định Viêm khớp dạng thấp:
- Sử dụng thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs – DMARD) phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế…
- Phối hợp điều trị triệu chứng lúc đầu (khi các thuốc DMARD chưa có tác dụng) bằng một thuốc kháng viêm NSAID hoặc Corticosteroid toàn thân (nếu biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng NSAID). Liều lượng, thời gian sử dụng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm phải được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày (Loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa, phụ thuộc corticosteroid…)
- Dùng Corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
. Chọn lựa một thuốc chống thay đổi được bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs – DMRD) phù hợp:
- Bệnh nhân không có các yếu tố tiên lượng nặng, các thuốc được chọn là:
Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine hoặc Methotrexate.
- Bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng nặng (Sớm bị ảnh hưởng chức năng vận động, tổn thương lan rộng nhiều khớp, hoạt tính bệnh vừa hoặc cao, yếu tố dạng thấp dương tính…, các thuốc được chọn đầu tiên nên là Methotrexate. Các thuốc khác có thể chọn là: Sulfasalazine hoặc Cyclosprine.
- Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp (Undifferentiated rheumatoid arthritis) cần được theo dõi chặt chẽ và việc dùng nhóm DMARD cần được cân nhắc và kiểm soát kỹ.
- Bệnh nhân có các biểu hiện ngoài khớp nặng nề và hệ thống cần có chỉ định dùng các thuốc Cyclophosphamide, Azathioprine… khi các điều trị bằng nhóm DMARD thất bại. Những trường hợp tổn thương hệ thống đe dọa tính mạng, thuốc có thể được sử dụng liều cao, đường tĩnh mạch (Intravenous pulse therapy).
. Điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau, giảm cứng khớp) trong giai đoạn đầu của điều trị, trong khi chờ đợi các thuốc DMAD có tác dụng (3 đến 6 tháng đầu) hoặc trong các đợt tiến triển (nếu có) của bệnh.
- Corticosterolid toàn thân nếu có biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng các thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID).
Liều lượng 20 mg/hàng ngày, đường uống (Đôi khi phải dùng liều cao hơn, đường chích)
Giảm liều dần khi biểu hiện viêm được khống chế và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày.
- Hoặc Corticosteroid tại chỗ, khi có chỉ định (tổn thương viêm khu trú ở một hoặc rất ít khớp, đã chắc chắn loại trừ các viêm khớp do vi trùng) là một điều trị hỗ trợ tốt, hiệu quả, giảm hoặc tránh bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
- Hoặc một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Ưu tiên nhóm COXIBs vì không hoặc ít có các tương tác bất lợi với các nhóm DMARD, đặc biệt Methotrexate.
. Điều trị một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ (Risk – groups).
- Bệnh nhân có thai
* NSAID: Tránh sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
* Corticosteroid: có thể dùng trong suốt thai kỳ (nếu cần) nhưng chỉ dùng Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone.
* DMARD:
Có thể dùng nếu cần: Sulfasalazine, Hydroxycholoroquine, Cyclosporine.
Chống chỉ định:
Methatrexate (ngưng ít nhất 1 tháng trước khi có ý định có thai)
Cyclophosphamide (ngưng ít nhất 3 tháng trước khi có ý định có thai)
- Bệnh nhân đang cho con bú
* NSAID: có thể dùng Ibuprofen
* Corticosteroid: dùng liều thấp < 20 mg hàng ngày
* DMARD: Có thể sử dụng Hydroxychloroquine
Dùng nhưng thận trọng: Sulfasalazine
Chống chỉ định: tất cả các thuốc khác.
- Bệnh nhân có tuổi cần theo dõi sát và lưu ý các bệnh liên quan tới tuổi (chức năng gan, thận tim và huyết áp), tương tác thuốc, các tác dụng phụ của thuốc…
* NSAID: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, chọn thuốc ít tác dụng phụ (ví dụ ức chế chọn lọc COX 2), dùng thêm thuốc giảm đau đơn thuần khi cần thiết.
* Corticosteroid: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, dùng tại chỗ nếu có chỉ định, dùng thêm Calcium, Vitamin D, Calcitriol (Rocaltrol) để phòng ngừa loãng xương.
* DMARD: Sylfasalazine, Hydroxychloroquine và Methotrexate là các thuốc được chọn lựa.
- Bệnh nhi (Viêm khớp dạng thấp trẻ em – Juvennile Rheumatoid Arthritis)
* NSAID: Ibuprofen hoặc Nimesulide.
Có thể dùng thêm Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau và hạ sốt.
* Corticosteroid: (Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone).
Liều 1,5 – 2 mg/kg/ngày khi có những biểu hiện viêm nặng nề, khó khống chế.
Thuốc cần nhanh chóng được giảm liều khi hiện tượng viêm được khống chế, thường được dùng “bắc cầu” trong lúc chờ đợi tác dụng của một thuốc DMARD.
Corticosteroid tại chỗ rất hiệu quả trong các thể viêm một hoặc rất ít khớp.
* DMARD: Methotrexate, Sunfasalazine Hydroxychloroquine.
* Globulin miễn dịch, liều cao, đường tĩnh mạch.
* Các thuốc ức chế miễn dịch dùng trong thể toàn thân nặng, đe dọa tính mạng.
Ví dụ: Methylprednisolone và Cyclophosphamide liều cao tĩnh mạch
Kết hợp Methotrexate đường uống.
Phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương, là một bệnh toàn thân có tổn thương nhiều bộ phận (khớp, tim, da, thần kinh...), trong đó tổn thương khớp rất thường gặp. Thường biểu hiện sớm của bệnh là ở khớp trước, sau đó mới có các biểu hiện ở tim .
Biểu hiện : Triệu chứng ban đầu là khớp xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, hiện tượng này chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương còn lại. Đặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Nếu thấy xuất hiện thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy là bệnh đã chuyển thành mạn tính.
Những triệu chứng này có thể xẩy ra rồi biến mất và trở lại với thời gian.
1. Đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
2. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất là sau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi.
3. Các khớp không cử động được
4. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi
5. Mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng
6. Sốt nhẹ
7. Theo với thời gian, các khớp xương bị biến dạng.
Có rất nhiều người không biết căn bệnh phong thấp là gì, em đưa ra một vài quan điểm của đông y ạ
Theo đông y, Trong cơ thể kinh lạc đưa khí huyết đi khắp nơi, khi bị ngoại tà xâm nhập là bế tắc kinh lạc sẽ gây đau mỏi các khớp, trời lạnh, mưa ẩm thấp, đau tăng hoặc tái phát. Cho nên tất cả các bệnh đau thần kinh xương khớp đều có thể qui vể Tý chứng. Đông y gọi là chứng Tý, tý là bế tắc không thông, dân gian thường gọi là bệnh phong thấp.
người bệnh thấy nhức mỏi, đau đớn ở chân tay, các khớp và dần dần sưng to, đau buốt, lúc giảm lúc tăng và có lúc chỗ đau lại di chuyển vị trí... Phong thấp đấy!
điều trị viêm khớp dạng thấp hiện nay. 1. Các điều trị không dùng thuốc:
- Giáo dục sức khỏe
- Tập luyện, chế độ ăn uống giầu vitamin và khoáng chất
- Duy trì vận động thường xuyên.
2. Nhóm Thấp khớp (Rheumatology team) gồm:
- Thầy thuốc gia đình và/hoặc Bác sĩ đa khoa khu vực
- Bác sĩ chuyên khoa khớp
- Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y tế cộng đồng.
- Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
Có vai trò hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh có một chế độ điều trị đúng nhất, đầy đủ nhất.
3. Các chiến lược thuốc điều trị bệnh VKDT (Strategies of drug treatment).
3.1. Lựa chọn đầu tiên (trong lúc chờ đợi chẩn đoán xác định của bác sĩ chuyên khoa khớp).
- Thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID)
- Và/hoặc thuốc giảm đau đơn thuần
- Tránh sử dụng Corticosteroid toàn thân vì: Gây khó khăn cho chẩn đoán và gây lệ thuộc thuốc (Cortico-dependent)
3.2.Khám chuyên khoa khớp:
. Khi chưa có chẩn đoán xác định: Bệnh nhân được theo dõi, điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm không có Steroid (NSAID) và làm tiếp chẩn đoán xác định.
. Khi chẩn đoán xác định Viêm khớp dạng thấp:
- Sử dụng thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs – DMARD) phù hợp với mức độ bệnh, thể trạng bệnh nhân, hoàn cảnh kinh tế…
- Phối hợp điều trị triệu chứng lúc đầu (khi các thuốc DMARD chưa có tác dụng) bằng một thuốc kháng viêm NSAID hoặc Corticosteroid toàn thân (nếu biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng NSAID). Liều lượng, thời gian sử dụng, tương tác khi phối hợp thuốc kháng viêm phải được kiểm soát chặt chẽ, giảm liều và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày (Loãng xương, nhiễm trùng, bệnh tim mạch, suy thận, viêm loét đường tiêu hóa, phụ thuộc corticosteroid…)
- Dùng Corticosteroid tại chỗ (khi có chỉ định) là một điều trị hỗ trợ tốt, có thể sử dụng để tránh hoặc giảm bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
. Chọn lựa một thuốc chống thay đổi được bệnh (Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs – DMRD) phù hợp:
- Bệnh nhân không có các yếu tố tiên lượng nặng, các thuốc được chọn là:
Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine hoặc Methotrexate.
- Bệnh nhân có các yếu tố tiên lượng nặng (Sớm bị ảnh hưởng chức năng vận động, tổn thương lan rộng nhiều khớp, hoạt tính bệnh vừa hoặc cao, yếu tố dạng thấp dương tính…, các thuốc được chọn đầu tiên nên là Methotrexate. Các thuốc khác có thể chọn là: Sulfasalazine hoặc Cyclosprine.
- Bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm khớp dạng thấp (Undifferentiated rheumatoid arthritis) cần được theo dõi chặt chẽ và việc dùng nhóm DMARD cần được cân nhắc và kiểm soát kỹ.
- Bệnh nhân có các biểu hiện ngoài khớp nặng nề và hệ thống cần có chỉ định dùng các thuốc Cyclophosphamide, Azathioprine… khi các điều trị bằng nhóm DMARD thất bại. Những trường hợp tổn thương hệ thống đe dọa tính mạng, thuốc có thể được sử dụng liều cao, đường tĩnh mạch (Intravenous pulse therapy).
. Điều trị triệu chứng (kháng viêm, giảm đau, giảm cứng khớp) trong giai đoạn đầu của điều trị, trong khi chờ đợi các thuốc DMAD có tác dụng (3 đến 6 tháng đầu) hoặc trong các đợt tiến triển (nếu có) của bệnh.
- Corticosterolid toàn thân nếu có biểu hiện viêm nặng nề và/hoặc không kiểm soát được bằng các thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID).
Liều lượng 20 mg/hàng ngày, đường uống (Đôi khi phải dùng liều cao hơn, đường chích)
Giảm liều dần khi biểu hiện viêm được khống chế và ngưng càng sớm càng tốt để tránh các tác dụng phụ khi dùng dài ngày.
- Hoặc Corticosteroid tại chỗ, khi có chỉ định (tổn thương viêm khu trú ở một hoặc rất ít khớp, đã chắc chắn loại trừ các viêm khớp do vi trùng) là một điều trị hỗ trợ tốt, hiệu quả, giảm hoặc tránh bớt việc dùng Corticosteroid toàn thân.
- Hoặc một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Ưu tiên nhóm COXIBs vì không hoặc ít có các tương tác bất lợi với các nhóm DMARD, đặc biệt Methotrexate.
. Điều trị một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ (Risk – groups).
- Bệnh nhân có thai
* NSAID: Tránh sử dụng trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
* Corticosteroid: có thể dùng trong suốt thai kỳ (nếu cần) nhưng chỉ dùng Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone.
* DMARD:
Có thể dùng nếu cần: Sulfasalazine, Hydroxycholoroquine, Cyclosporine.
Chống chỉ định:
Methatrexate (ngưng ít nhất 1 tháng trước khi có ý định có thai)
Cyclophosphamide (ngưng ít nhất 3 tháng trước khi có ý định có thai)
- Bệnh nhân đang cho con bú
* NSAID: có thể dùng Ibuprofen
* Corticosteroid: dùng liều thấp < 20 mg hàng ngày
* DMARD: Có thể sử dụng Hydroxychloroquine
Dùng nhưng thận trọng: Sulfasalazine
Chống chỉ định: tất cả các thuốc khác.
- Bệnh nhân có tuổi cần theo dõi sát và lưu ý các bệnh liên quan tới tuổi (chức năng gan, thận tim và huyết áp), tương tác thuốc, các tác dụng phụ của thuốc…
* NSAID: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, chọn thuốc ít tác dụng phụ (ví dụ ức chế chọn lọc COX 2), dùng thêm thuốc giảm đau đơn thuần khi cần thiết.
* Corticosteroid: dùng liều thấp nhất có hiệu quả, dùng tại chỗ nếu có chỉ định, dùng thêm Calcium, Vitamin D, Calcitriol (Rocaltrol) để phòng ngừa loãng xương.
* DMARD: Sylfasalazine, Hydroxychloroquine và Methotrexate là các thuốc được chọn lựa.
- Bệnh nhi (Viêm khớp dạng thấp trẻ em – Juvennile Rheumatoid Arthritis)
* NSAID: Ibuprofen hoặc Nimesulide.
Có thể dùng thêm Paracetamol để tăng tác dụng giảm đau và hạ sốt.
* Corticosteroid: (Prednisone, Prednisolone, Methylprednisolone).
Liều 1,5 – 2 mg/kg/ngày khi có những biểu hiện viêm nặng nề, khó khống chế.
Thuốc cần nhanh chóng được giảm liều khi hiện tượng viêm được khống chế, thường được dùng “bắc cầu” trong lúc chờ đợi tác dụng của một thuốc DMARD.
Corticosteroid tại chỗ rất hiệu quả trong các thể viêm một hoặc rất ít khớp.
* DMARD: Methotrexate, Sunfasalazine Hydroxychloroquine.
* Globulin miễn dịch, liều cao, đường tĩnh mạch.
* Các thuốc ức chế miễn dịch dùng trong thể toàn thân nặng, đe dọa tính mạng.
Ví dụ: Methylprednisolone và Cyclophosphamide liều cao tĩnh mạch
Kết hợp Methotrexate đường uống.