loa kèn tháng tư
06-08-2009, 08:52 AM
Nhuộm tóc và những rủi ro
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=329872&ChannelID=12
TT - Những điều chưa biết về mối nguy hiểm khi lạm dụng thuốc nhuộm tóc.
Người lớn tuổi thường dùng thuốc nhuộm để trẻ hóa mái tóc của mình. Lớp trẻ thích thay đổi màu tóc để làm mới, để khẳng định “cái tôi” và sự hiện đại. Tóc quyến rũ thời nay không phải là hương bồ kết lá chanh, lá sả mà là kiểu tóc và màu tóc.
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732m2mznjg3mj125518.jpeg
Thay đổi màu tóc liên tục coi chừng ảnh hưởng sức khỏe -Ảnh: GIA TIẾN
Sợi tóc là protein hóa sừng có tên gọi keratin, nhìn dưới kính hiển vi chúng xếp chồng lên nhau như vảy cá, được nuôi dưỡng bởi máu tuần hoàn đến nang tóc. Còn màu đen là do chất melamin ở nang tóc đã “nhuộm” cho sợi tóc từ khi nó còn ở giai đoạn mầm non, chưa nhú lên mặt da. Nếu lớp trẻ nhuộm tóc tức là phải qua công đoạn tẩy cho hết màu đen của melamin, sau đó mới đến giai đoạn nhuộm màu ưng ý.
Nườm nượp thay màu tóc, coi chừng!
Paraphenylenediamin hoặc 4-methoxy-m-phenylenediamin (4MMPD) hay 4methoxy-m-phenylenediamin sulfat (4MPD) là loại hóa chất chính trong thuốc nhuộm tóc. Nguồn gốc những chất này lấy từ than đá. Viện Ung thư quốc gia Bethesda (Mỹ) có những nghiên cứu cho thấy chúng có thể gây ung thư bàng quang, da và ung thư vú. Các chất phụ gia như propylenglycol và isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Propylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn isopropyl alcohol có thể gây trầm cảm, nhức đầu. Mới đây các nhà chức trách Trung Quốc phát hiện thuốc nhuộm tóc mạo danh những hãng có tên tuổi như Revlon Color Silk, Ecosystem No1 Hair Colorant, Sewame Eshine Colorants... bao bì bắt mắt, toàn tiếng Anh, ghi nơi sản xuất tại Hàn Quốc nhưng bên trong có chứa chất lentine. Đây là chất có trong thuốc nhuộm vải nhưng không thể nhuộm tóc vì khả năng gây ung thư rất cao. Không loại trừ những món hàng này đã đi vào thị trường VN đầu độc bà con mình, bởi phim Hàn chiếu mỗi ngày và nhuộm tóc kiểu Hàn đang là mốt của giới trẻ.
* Những người tóc bạc nên nhuộm cách ba tháng một lần.
* Phụ nữ mang thai, chuẩn bị có thai hoặc cho con bú không nên đổi màu tóc vì những hóa chất độc hại có thể làm dị dạng thai nhi và đi qua sữa.
* Các chị mới điều trị bệnh khỏi, đang trong giai đoạn hồi phục, sau khi sinh hoặc đang có kinh đều nên tránh nhuộm tóc.
* Các bạn đang bị rách da hoặc mụn nhọt ở vùng đầu, cổ, nếu nhuộm tóc thì hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ kích ứng khiến tổn thương khó lành hoặc bùng phát hơn.
Nếu bạn mua được thuốc nhuộm tóc thứ thiệt cũng khoan hí hửng xức nó lên đầu. Vì là hóa chất nên nó có thể gây dị ứng, từ bỏng rát đến nổi mẩn ngứa, nặng hơn là rụng tóc từng mảng, bong tróc da đầu. Bạn cũng đừng bao giờ nghĩ rằng nếu vậy thì mình thay thuốc nhuộm khác là yên bởi các hóa chất trong thuốc na ná nhau. Đọc đến đây sẽ có bạn vỗ đầu rằng: tớ chưa hề bị dị ứng bao giờ, tha hồ thay đổi màu tóc. Cũng không nên “tự hào” như thế bởi mỗi công đoạn tẩy, nhuộm đều làm sợi tóc yếu đi giống như bị đánh, bị bầm giập. Khi nhuộm tuổi thọ của tóc giảm, rụng sớm hơn, có bạn tóc gãy ngang...
Nhuộm sao vừa đẹp vừa khỏe?
Nếu bảo các bạn đừng nhuộm thì tác giả trở thành người cổ hủ. Có điều để tránh những nguy cơ, chúng ta hãy lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học.
Trước khi nhuộm bạn phải thử bằng cách bôi thuốc lên da mặt trước cẳng tay rồi để 48 giờ. Khi không thấy phản ứng nổi mẩn hãy quyết định nhuộm. Có người chủ quan chỉ thử một lần rồi lần sau cứ nhuộm. Cũng không nên thế bởi khi hóa chất lần đầu vào cơ thể, hệ miễn dịch chỉ sinh ra một ít kháng thể. Tới lần thứ hai, thứ ba lượng kháng thể tăng lên thì dị ứng mới xảy ra. Đôi khi là nhức đầu, chóng mặt mà bạn lại đổ cho thời tiết.
Khi nhuộm hết sức tránh thuốc ngấm vào da đầu bởi các hóa chất sẽ thấm qua da vào máu gây độc cho gan, thận và ung thư là nguy cơ tiềm ẩn. Thời gian để thuốc ngấm thường được ghi rõ trên bao bì. Sau đó gội sạch, để tóc tự khô trong 5 phút đầu, nếu vội đi đâu vì công việc cũng chỉ nên sấy ở nhiệt độ vừa phải. Làm như vậy mới bảo vệ được tóc và cũng là bảo vệ sức khỏe của bạn. Thợ gội đầu không kỹ, không cọ hết phần thuốc bám trên da đầu cũng gây hại cho khách hàng. Thuốc nhuộm chẳng may rơi vào mắt có thể làm hỏng giác mạc, gây mù nếu không xử lý kịp thời. Vì thế tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mi, lông mày, điều mà tôi thường thấy ở các tiệm nhỏ.
Sau khi nhuộm một tuần không nên phơi đầu dưới nắng bởi ánh nắng sẽ làm tóc khô, dễ rụng. Bạn cũng không nên đi bơi vì chất javel trong nước hồ sẽ giống như chất tẩy làm tóc bạn bạc màu, khô như một... nắm rơm ngoài nắng.
Lời cuối cùng xin lưu ý các bạn: FDA (Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ) có quy ước nhà sản xuất phải ghi trên bao bì lưu ý “Sản phẩm này chứa một loại hoạt chất có thể thấm qua da và đã được xác nhận là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm”. Vì thế thay đổi mốt tóc hằng tuần, hằng tháng hãy coi chừng. TS-BS Lê Thúy Tươi
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=329872&ChannelID=12
TT - Những điều chưa biết về mối nguy hiểm khi lạm dụng thuốc nhuộm tóc.
Người lớn tuổi thường dùng thuốc nhuộm để trẻ hóa mái tóc của mình. Lớp trẻ thích thay đổi màu tóc để làm mới, để khẳng định “cái tôi” và sự hiện đại. Tóc quyến rũ thời nay không phải là hương bồ kết lá chanh, lá sả mà là kiểu tóc và màu tóc.
http://upnhanh.sieuthinhanh.com/userimages/images/sieuthiNHANH2009080621732m2mznjg3mj125518.jpeg
Thay đổi màu tóc liên tục coi chừng ảnh hưởng sức khỏe -Ảnh: GIA TIẾN
Sợi tóc là protein hóa sừng có tên gọi keratin, nhìn dưới kính hiển vi chúng xếp chồng lên nhau như vảy cá, được nuôi dưỡng bởi máu tuần hoàn đến nang tóc. Còn màu đen là do chất melamin ở nang tóc đã “nhuộm” cho sợi tóc từ khi nó còn ở giai đoạn mầm non, chưa nhú lên mặt da. Nếu lớp trẻ nhuộm tóc tức là phải qua công đoạn tẩy cho hết màu đen của melamin, sau đó mới đến giai đoạn nhuộm màu ưng ý.
Nườm nượp thay màu tóc, coi chừng!
Paraphenylenediamin hoặc 4-methoxy-m-phenylenediamin (4MMPD) hay 4methoxy-m-phenylenediamin sulfat (4MPD) là loại hóa chất chính trong thuốc nhuộm tóc. Nguồn gốc những chất này lấy từ than đá. Viện Ung thư quốc gia Bethesda (Mỹ) có những nghiên cứu cho thấy chúng có thể gây ung thư bàng quang, da và ung thư vú. Các chất phụ gia như propylenglycol và isopropyl alcohol cũng gây tác hại không nhỏ. Propylenglycol ảnh hưởng tới gan, thận, não, còn isopropyl alcohol có thể gây trầm cảm, nhức đầu. Mới đây các nhà chức trách Trung Quốc phát hiện thuốc nhuộm tóc mạo danh những hãng có tên tuổi như Revlon Color Silk, Ecosystem No1 Hair Colorant, Sewame Eshine Colorants... bao bì bắt mắt, toàn tiếng Anh, ghi nơi sản xuất tại Hàn Quốc nhưng bên trong có chứa chất lentine. Đây là chất có trong thuốc nhuộm vải nhưng không thể nhuộm tóc vì khả năng gây ung thư rất cao. Không loại trừ những món hàng này đã đi vào thị trường VN đầu độc bà con mình, bởi phim Hàn chiếu mỗi ngày và nhuộm tóc kiểu Hàn đang là mốt của giới trẻ.
* Những người tóc bạc nên nhuộm cách ba tháng một lần.
* Phụ nữ mang thai, chuẩn bị có thai hoặc cho con bú không nên đổi màu tóc vì những hóa chất độc hại có thể làm dị dạng thai nhi và đi qua sữa.
* Các chị mới điều trị bệnh khỏi, đang trong giai đoạn hồi phục, sau khi sinh hoặc đang có kinh đều nên tránh nhuộm tóc.
* Các bạn đang bị rách da hoặc mụn nhọt ở vùng đầu, cổ, nếu nhuộm tóc thì hóa chất trong thuốc nhuộm sẽ kích ứng khiến tổn thương khó lành hoặc bùng phát hơn.
Nếu bạn mua được thuốc nhuộm tóc thứ thiệt cũng khoan hí hửng xức nó lên đầu. Vì là hóa chất nên nó có thể gây dị ứng, từ bỏng rát đến nổi mẩn ngứa, nặng hơn là rụng tóc từng mảng, bong tróc da đầu. Bạn cũng đừng bao giờ nghĩ rằng nếu vậy thì mình thay thuốc nhuộm khác là yên bởi các hóa chất trong thuốc na ná nhau. Đọc đến đây sẽ có bạn vỗ đầu rằng: tớ chưa hề bị dị ứng bao giờ, tha hồ thay đổi màu tóc. Cũng không nên “tự hào” như thế bởi mỗi công đoạn tẩy, nhuộm đều làm sợi tóc yếu đi giống như bị đánh, bị bầm giập. Khi nhuộm tuổi thọ của tóc giảm, rụng sớm hơn, có bạn tóc gãy ngang...
Nhuộm sao vừa đẹp vừa khỏe?
Nếu bảo các bạn đừng nhuộm thì tác giả trở thành người cổ hủ. Có điều để tránh những nguy cơ, chúng ta hãy lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học.
Trước khi nhuộm bạn phải thử bằng cách bôi thuốc lên da mặt trước cẳng tay rồi để 48 giờ. Khi không thấy phản ứng nổi mẩn hãy quyết định nhuộm. Có người chủ quan chỉ thử một lần rồi lần sau cứ nhuộm. Cũng không nên thế bởi khi hóa chất lần đầu vào cơ thể, hệ miễn dịch chỉ sinh ra một ít kháng thể. Tới lần thứ hai, thứ ba lượng kháng thể tăng lên thì dị ứng mới xảy ra. Đôi khi là nhức đầu, chóng mặt mà bạn lại đổ cho thời tiết.
Khi nhuộm hết sức tránh thuốc ngấm vào da đầu bởi các hóa chất sẽ thấm qua da vào máu gây độc cho gan, thận và ung thư là nguy cơ tiềm ẩn. Thời gian để thuốc ngấm thường được ghi rõ trên bao bì. Sau đó gội sạch, để tóc tự khô trong 5 phút đầu, nếu vội đi đâu vì công việc cũng chỉ nên sấy ở nhiệt độ vừa phải. Làm như vậy mới bảo vệ được tóc và cũng là bảo vệ sức khỏe của bạn. Thợ gội đầu không kỹ, không cọ hết phần thuốc bám trên da đầu cũng gây hại cho khách hàng. Thuốc nhuộm chẳng may rơi vào mắt có thể làm hỏng giác mạc, gây mù nếu không xử lý kịp thời. Vì thế tuyệt đối không dùng thuốc nhuộm tóc để nhuộm lông mi, lông mày, điều mà tôi thường thấy ở các tiệm nhỏ.
Sau khi nhuộm một tuần không nên phơi đầu dưới nắng bởi ánh nắng sẽ làm tóc khô, dễ rụng. Bạn cũng không nên đi bơi vì chất javel trong nước hồ sẽ giống như chất tẩy làm tóc bạn bạc màu, khô như một... nắm rơm ngoài nắng.
Lời cuối cùng xin lưu ý các bạn: FDA (Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ) có quy ước nhà sản xuất phải ghi trên bao bì lưu ý “Sản phẩm này chứa một loại hoạt chất có thể thấm qua da và đã được xác nhận là gây ung thư trên súc vật thí nghiệm”. Vì thế thay đổi mốt tóc hằng tuần, hằng tháng hãy coi chừng. TS-BS Lê Thúy Tươi