TeacherABC
29-07-2009, 09:51 AM
- Hàng loạt tin nhắn thông báo trúng thưởng được phát tán trong mạng điện thoại di động ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo Bkis, đây thực chất là một chiêu thức lừa đảo mới (SMS scam) nhắm vào sự nhẹ dạ của người sử dụng điện thoại di động.
Đánh vào người dùng nhẹ dạ, cả tin
Nội dung các tin nhắn này thường là: “You won $123,000 USD, contact (wu[removed] 33@gmail.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ) and send your email address by sms text message to (+856[removed]489) to get more information on how to claim the money. (Bạn đã trúng thưởng 123.000 USD, hãy liên hệ qua địa chỉ: wu[đã xóa] 33@gmail.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó hoặc gửi địa chỉ email của bạn qua điện thoại di động đến số +856[đã xóa]489 để biết cách nhận khoản tiền này)”.
Đây thực chất là một chiêu thức lừa đảo mới (SMS scam) nhắm vào sự nhẹ dạ và lòng tham của người sử dụng điện thoại di động. “Nếu cả tin trả lời SMS hoặc liên lạc email với kẻ phát tán thông điệp này, nạn nhân sẽ tiếp tục bị dụ chuyển một khoản tiền phí đến tài khoản cho sẵn để được nhận món tiền thưởng lớn. Tất nhiên, sau khi chuyển tiền cho kẻ xấu, nạn nhân sẽ không bao giờ nhận được giải thưởng. Không những thế, thậm chí nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân cũng bị đánh cắp vì trong quá trình liên hệ qua email hoặc tin nhắn với kẻ xấu, họ có thể bị yêu cầu tiết lộ nhiều thông tin cá nhân”, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security, cho biết.
Trước đây, những kẻ xấu thường áp dụng dạng lừa đảo này qua fax, email và dù rất đơn giản, nó cũng khiến nhiều người mắc bẫy. Gần đây, xu hướng của những kẻ lừa đảo là nhắm vào người sử dụng điện thoại di động thông qua các SMS Scam như trên. Do sự phổ biến cũng như gần gũi trong liên lạc, điện thoại di động đang trở thành đích nhắm mới cho giới tội phạm.
Qua theo dõi và thống kê, Bkis nhận thấy các tin nhắn này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam , Australia và một số quốc gia Châu Á khác.
Phạt nặng tội cố ý phát tán virus gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
Luật Hình sự sửa đổi và bổ sung đã được Quốc hội chính thức thông qua, trong đó các điều khoản liên quan đến tội phạm công nghệ cao cũng đã được điều chỉnh Theo đó, những hành vi phạm tội như tấn công từ chối dịch vụ, phát tán virus, lừa đảo, tấn công trực tuyến… đã được định nghĩa rất chi tiết. Mức phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng và mức án tù cũng có thể từ 12 năm đến chung thân.
Cụ thể như đối với trường hợp người nào cố ý phát tán virus, chương trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc làm xâm phạm đến hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng… sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bkis R&D cho biết: “Các nghiên cứu sửa đổi những điều khoản liên quan đến tội phạm công nghệ cao dựa trên quá trình điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong thực tế tại Việt Nam thời gian qua như: vụ phát tán virus Gaixinh qua Yahoo Messenger (diễn ra hồi tháng 4/2006); vụ hack website Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 12/2006); vụ cướp tên miền chodientu.com (tháng 9/2006); vụ tấn công DDoS các website 5giay.vn và nhatnghe.com (tháng 10/2008)…”
Bộ Luật sửa đổi sẽ được ban hành và có hiệu lực vào đầu năm 2010. Đây chính là hành lang pháp lý để áp dụng xử lý nghiêm việc phạm tội của tin tặc
Nguồn Vn_Media
Đánh vào người dùng nhẹ dạ, cả tin
Nội dung các tin nhắn này thường là: “You won $123,000 USD, contact (wu[removed] 33@gmail.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ) and send your email address by sms text message to (+856[removed]489) to get more information on how to claim the money. (Bạn đã trúng thưởng 123.000 USD, hãy liên hệ qua địa chỉ: wu[đã xóa] 33@gmail.comĐịa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó hoặc gửi địa chỉ email của bạn qua điện thoại di động đến số +856[đã xóa]489 để biết cách nhận khoản tiền này)”.
Đây thực chất là một chiêu thức lừa đảo mới (SMS scam) nhắm vào sự nhẹ dạ và lòng tham của người sử dụng điện thoại di động. “Nếu cả tin trả lời SMS hoặc liên lạc email với kẻ phát tán thông điệp này, nạn nhân sẽ tiếp tục bị dụ chuyển một khoản tiền phí đến tài khoản cho sẵn để được nhận món tiền thưởng lớn. Tất nhiên, sau khi chuyển tiền cho kẻ xấu, nạn nhân sẽ không bao giờ nhận được giải thưởng. Không những thế, thậm chí nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân cũng bị đánh cắp vì trong quá trình liên hệ qua email hoặc tin nhắn với kẻ xấu, họ có thể bị yêu cầu tiết lộ nhiều thông tin cá nhân”, ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security, cho biết.
Trước đây, những kẻ xấu thường áp dụng dạng lừa đảo này qua fax, email và dù rất đơn giản, nó cũng khiến nhiều người mắc bẫy. Gần đây, xu hướng của những kẻ lừa đảo là nhắm vào người sử dụng điện thoại di động thông qua các SMS Scam như trên. Do sự phổ biến cũng như gần gũi trong liên lạc, điện thoại di động đang trở thành đích nhắm mới cho giới tội phạm.
Qua theo dõi và thống kê, Bkis nhận thấy các tin nhắn này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam , Australia và một số quốc gia Châu Á khác.
Phạt nặng tội cố ý phát tán virus gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet
Luật Hình sự sửa đổi và bổ sung đã được Quốc hội chính thức thông qua, trong đó các điều khoản liên quan đến tội phạm công nghệ cao cũng đã được điều chỉnh Theo đó, những hành vi phạm tội như tấn công từ chối dịch vụ, phát tán virus, lừa đảo, tấn công trực tuyến… đã được định nghĩa rất chi tiết. Mức phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng và mức án tù cũng có thể từ 12 năm đến chung thân.
Cụ thể như đối với trường hợp người nào cố ý phát tán virus, chương trình tin học có tính năng gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc làm xâm phạm đến hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng… sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.
Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bkis R&D cho biết: “Các nghiên cứu sửa đổi những điều khoản liên quan đến tội phạm công nghệ cao dựa trên quá trình điều tra, xử lý các vụ vi phạm trong thực tế tại Việt Nam thời gian qua như: vụ phát tán virus Gaixinh qua Yahoo Messenger (diễn ra hồi tháng 4/2006); vụ hack website Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 12/2006); vụ cướp tên miền chodientu.com (tháng 9/2006); vụ tấn công DDoS các website 5giay.vn và nhatnghe.com (tháng 10/2008)…”
Bộ Luật sửa đổi sẽ được ban hành và có hiệu lực vào đầu năm 2010. Đây chính là hành lang pháp lý để áp dụng xử lý nghiêm việc phạm tội của tin tặc
Nguồn Vn_Media