PDA

View Full Version : Niemrieng cho...mọi người!



SÓC
14-05-2009, 07:22 PM
Tựa: Ai cũng có tuổi thơ, ai cũng lớn lên trong lòng mẹ, ai cũng đái dầm...chung lại thì ai cũng có...niềm riêng!

Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....

Ngày ấy...

Nhớ thuở trước, dăm bảy đứa trẻ chúng tôi trong cùng khu tập thể thường kéo nhau ra bờ đê sông Hồng đào giun, đổ dế. Những hôm gió mạnh, lại hì hụi đứa kiếm tre, đứa tìm giấy, đứa xin dây, cùng nhau vót, uốn, buộc dán để ra được một con diều cánh cung thật to rồi cùng thả, cùng chơi ngoài bãi sông. Khi mùa thi đến là lúc hoa phượng nở rực, ve kêu râm ran. Lũ con trai thì cầm sào có gắn nhựa crếp ở một đầu để đi bắt ve, dính chuồn. Lũ con gái thì lẽo đẽo theo sau nhặt hoa phượng rơi và thỉnh thoảng "phá đám" lũ con trai. Lúc mệt lại túm năm tụm ba ngồi dưới mấy gốc cây sấu già quanh vườn Cổ Tân "hăng say" với chiến lợi phẩm. Lũ con gái bóc nhụy hoa phượng cho bọn con trai cùng ăn. Lũ con trai thì làm mọi cách cho những chú ve sầu vừa bắt được cất tiếng kêu inh ỏi. Cả bọn trông rõ là say sưa lắm.

Rồi mùa nào trò nấy. Nào khăng, nào đáo, nào bi, nào cù... chọi dế, chọi cá, đá banh, đá cầu...

Mấy đứa hay cùng nhau ngồi đọc những mẩu chuyện đồng dao dành cho trẻ con, vừa nhâm nhi mút kẹo mạch nha... đứa nào chịu khó hơn thì đọc "Không gia đình", "Những tấm lòng cao cả".... Thỉnh thoảng đọc cho nhau nghe "Dế mèn phiêu lưu ký" của cụ Tô Hoài, ra chiều khoái lắm. Bởi có đi đổ dế, có nhìn thấy những đầu dế bóng lộn, tròn xoe ló ra ngơ ngác, sợ dệt ở miệng hang thì mới thấy ngấm, thấy khoái, thấy thú, mới cảm được truyện cụ Tô viết. Rồi cũng vì thế mà có đứa mấy hôm sau còn cầm hai chai nước đi rồi lại cầm nguyên về, không đám đổ dế. Có đứa đổ dế, dế đã ngoi lên rồi lại bỏ đi chẳng buồn bắt...

Lớn lên, rồi trưởng thành. Đi đâu, làm gì, lũ chúng tôi cũng đều luôn mang theo mình hoài niệm đẹp về một tuổi thơ êm dịu mênh mang.

http://www.saga.vn/Upload/dangquangn/dieuxua.jpg
Hoài niệm đẹp về một tuổi thơ êm dịu mênh mang


... Bây giờ

Tụi trẻ ngày nay, nghĩ cũng tội, chúng chẳng biết viên bi đất xanh, đỏ ra sao. Chúng cũng chẳng biết làm cách nào để biến những nắp chai bia thành những đồng xèng tròn trịa (mặc dù bây giờ nắp chai bia nhiều hơn xưa gấp bội lần!). Đứa nào còn ham thả diều thì chỉ việc xin tiền mẹ ra Lương Văn Can. Thích cái nào thì mua cái đó. Diều bây giờ làm bằng nilon, đủ màu sắc, hình thù. Tuy vậy đất thả diều bây giờ cũng bị hạn chế lắm rồi.

Những thứ đồ chơi khác ở Lương Văn Can bây giờ rặt đồ bạo lực, các phương tiện chiến tranh: súng ống, xe tăng, dao kiếm... hủy hoại tâm hồn tuổi thơ. Rồi thì những game, những show đủ loại... làm trẻ em bây giờ cứ dán mắt cả ngày vào các kiểu màn hình, chẳng đi đến đâu.

Hàng xóm nhà tôi có đứa trẻ lên bảy, trên đường từ nhà sang sân bay Nội Bài để đón bố nó đi công tác về, níu tay mẹ hét lên: "Mẹ ơi, con tê giác". Mẹ nó giật mình nhìn theo hướng tay nó chỉ, phía ấy chỉ có một con trâu đang gặm cỏ... Hẳn chúng ta đều hiểu điều gì đang diễn ra trong tư duy cậu bé, con trâu lại thành con tê giác(?). Chẳng là trên TV chỉ thấy có những con tê giác, một loài quý hiếm, trong các chương trình thế giới động vật, hoặc trong đoạn quảng cáo nào đó giới thiệu một loại nước giải khát nhập ngoại, chứ mấy khi giới thiệu chuyện con trâu bao giờ.

"Dũng sĩ Hesman", "Những viên ngọc rồng" hay "Ninja Rôbốt"... mới là các loại truyện mà tụi trẻ thích đọc bây giờ. Đứa nào hiền lành hơn thì "Đô Rê Mon". Chẳng biết bây giờ, nếu được đọc "Dế mèn phiêu lưu ký", chúng sẽ cảm được cái gì trong đó.

Chắc chẳng bao giờ chúng biết được việc tự làm đồ chơi thú vị biết nhường nào(!).

http://www.saga.vn/Upload/dangquangn/Cuocsong/Quay_up.jpg
Nào khăng, nào đáo, nào bi, nào cù...

(http://niemrieng.com theo http:www.saga.vn)

SÓC
14-05-2009, 07:26 PM
Đánh khăng

Cần ít nhất là hai nhóc, hai que củi dài 20-30 cm (to và nhỏ, tầm bằng ngón chân cái và ngón tay cái), một nửa viên gạch (to bằng cốc uống nước).
Mỗi ván chơi có các phần nhỏ là lồ, mắm và gà.

Ván một, người chơi đứng tại một điểm (gọi là lồ), hô “Lồ Ria” (lồ không, lái từ Zero trong tiếng anh) và dùng que mẹ để hất que con (đang được gác 1 đầu lên viên gạch) về phía bạn chơi nhưng gắng không để bạn chơi bắt được. Người kia sẽ đoán phương hướng và điểm rơi để bắt.


Nếu bạn chơi mà bắt được que con thì người chơi chính sẽ mất lượt. Bằng không, bạn chơi phải đứng tại chỗ que con rơi và tung que về phía lồ, gắng làm sao để que nhỏ chạm vào que mẹ (đang được gác chếch 1 đầu lên viên gạch tại lồ). Nếu chạm được thì người chơi chính sẽ mất lượt chơi, bằng không thì người chơi chính sẽ tiếp tục mắm ria.

http://www.saga.vn/Upload/dangquangn/khang1.gif

Khi đánh “mắm ria” người chơi chính sẽ tung que con lên không trung và lấy que mẹ vụt ra xa về phía bạn chơi nhưng gắng làm sao bạn chơi không bắt được, tuần tự chơi tương tự như lồ ria. Qua “mắm ria” sẽ là “gà ria”, người chơi chính để que nhỏ thăng bằng trên một hòn gạch, lấy que to và đập mạnh vào1 đầu để cho que đó nẩy lên cao, tiếp tục vụt que đó khi nó ở trên không trung và các bước tiến hành như Lồ Ria và Mắm Ria.

http://www.saga.vn/Upload/dangquangn/danhkhang2.gif
Lưu ý: nếu như người chơi chính vụt hụt thì sẽ mất lượt chơi.

Ván hai, sau khi đã kết thúc ván một, người chơi vẫn sẽ có ba phần lồ, gà và mắm nhưng sẽ hô kèm một con số như 10, 20, 50 hay 100. Nếu người kia bắt được que nhỏ thì sẽ có quyền tiến xa về phía lồ (số bước bằng với số mà người chơi chính đã hô) và tung que con để chạm vào que mẹ.
Khi người chơi chính mất lượt chơi do vụt hụt hoặc bạn chơi tung que con chạm vào que mẹ thì số điểm mà anh ta có được ở ván trước đó vẫn được bảo toàn và sẽ tiếp tục chơi khi có lượt.
----------------------
Nếu ta là người chơi chính và mỗi lượt chơi được ví như một cơ hội trong cuộc sống hẳn sẽ có thêm điều bổ ích để chia sẻ.
Thứ nhất, cơ hội luôn nối tiếp cơ hội. Nếu ta làm tốt được từng-bước-nhỏ trong cơ hội 1 thì ta có-hàng-loạt-những-cơ hội để thăng tiến.
Thứ hai, trong cơ hội luôn có rủi ro. Mỗi ván có 3 phần: Lồ, Mắm và Gà. Chỉ khi nào ta làm tốt cả ba bước này thì mới có thể có được thành quả lâu bền. Mức độ đòi hỏi của các phần Lồ, Mắm và Gà cũng tăng lên, nếu Lồ, Mắm xong mà Gà chẳng xong thì cũng thế rồi thôi.

Thứ ba, cơ hội tỉ lệ thuận với rủi ro. Nếu nó lớn (100), ta làm tốt thì sẽ có điểm cao (100) và hoàn toàn có thể lên mức cao hơn. Bằng không, lượt chơi (cơ hội) sẽ mất. Nếu ta không có kĩ năng thì cơ hội mất rất dễ dàng. Nếu ta không đủ tự tin thì cũng sẽ chỉ tận dụng được một phần nhỏ cơ hội. Tóm lại, cần liều lĩnh có tính toán và chuẩn bị tốt từ trước.

Thứ tư, muốn tận dụng được cơ hội phải có máu và tài. Đã chơi thì ai cũng máu và người nào máu nhiều hơn thì có cơ thắng nhiều hơn. Máu đã nhiều, đã muốn hô to, làm nhanh mà không đủ tài thì cũng sẽ hộc máu, ngã ngựa và trắng tay. Thiên tài chỉ là danh xưng, muốn có thực tài thì cần tập luyện nhiều ắt thành tài thực.


Nếu ta là người chơi phụ, và mỗi lượt chơi được ví như một cơ hội để trong cuộc sống thì hẳn sẽ cũng có thêm điều bổ ích để chia sẻ.

Thứ nhất, cơ hội trong thử thách. Biết được người chơi phụ có khó khăn và thuận lợi gì (để có thể khống chế được đối phương khi mình có lượt chơi chính).

Thứ hai, thử thách tỉ lệ thuận với cơ hội. Bắt được gà 100 thì sẽ được sải tiến 100 bước về phía lồ và tung que con để giành lượt chơi chính.

Thứ ba, thử thách nối tiếp thử thách. Quá rõ ràng!

Thứ tư, muốn vượt qua được thử thách cần có máu và tài. Nếu sợ khăng văng vào mặt, sợ chạy mỏi chân, đau người…; nếu không đoán được hướng, chẳng chạy được nhanh thì sao bắt được khăng.

(st, nt)

SÓC
14-05-2009, 07:29 PM
Đánh con quay

http://www.tuhai.com.vn/news/images/stories/danhquay1.jpg

Đánh quay, còn gọi là đánh cù là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc như đánh tu lu (người Mông)...

Công cụ

Con quay: thường được làm bằng gỗ, sừng súc vật có cấu tạo gồm 3 phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây. Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê. Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay ở phía nhỏ hơn của nó, ở một số sắc tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi. Những năm gần đây, đầu thoi dệt bằng sắt cũng được sử dụng và gọi là đinh thoi. Đinh của cù dái dê dài hơn của cù chuối do vậy loại cù này không được đóng đinh bi hoặc đinh thoi. Mấu để quấn dây của cù dái dê thường ở đầu có đinh còn của cù chuối lại ở đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy ý thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt.

Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp...) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay.
Kỹ thuật chơi

Kỹ thuật chủ yếu của trò đánh quay gọi là bổ, cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần quấn chặt dây quay vào con quay bắt đầu từ điểm mấu quấn dây tiếp xúc với thân quay theo vòng rộng dần. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để bổ con quay, nghĩa là lăng cho con quay văng ra và thường kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được nhiều vòng hơn. Theo động tác bổ có thể phân ra thành ba cách chính:
Ra quay: người chơi hơi cúi xuống và khuỵu chân, để con quay ở khoảng ngang bụng rồi lăng con quay ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất.

Bổ thượng: người chơi đứng thẳng, tay cầm quay cao ngang gáy rồi ném quay xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên.

Bổ vát: cách thực hiện gần như bổ thượng nhưng không theo phương thẳng đứng mà theo đường chéo.

Do vị trí của mấu quấn dây khác nhau nên khi bổ thượng hoặc bổ vát vị trí chuẩn bị của con quay cũng khác nhau ở hai loại con quay. Cù chuối được để đầu có đinh hướng lên trên còn cù dái dê thì ngược lại.

Luật chơi

Chơi biểu diễn (còn gọi là đồng triệt): Những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc, âm thanh phát ra từ những con quay nghe rất vui tai. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó.

Hầm (còn gọi là đồng hầm): Những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bị hầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị hầm. Hầm lại có hai thể thức chính là hầm động và hầm tĩnh, trẻ em gọi là hầm sống và hầm chết. Nếu hầm sống thì những người bị hầm sẽ cho con quay của mình quay và những người được hầm tìm cách bổ trúng. Nếu hầm chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị hầm được cho vào đó để người được hầm bổ xuống. Trong thể thức hầm sống, con quay rất dễ bị đinh bổ trúng tu và nếu tu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa. Trong khi hầm, nếu con quay của người được hầm không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng đinh thì con quay đó sẽ trở thành bị hầm. Ở thể thức hầm chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu con quay của người được hầm khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào hầm; ngược lại, con quay đang bị hầm mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền hầm những con quay còn lại. Để "cứu" một con quay đang bị hầm, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng. Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị hầm là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được hầm sẽ bổ con quay của mình nhằm đưa "nạn nhân" đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải... thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một con quay khác để hầm. Tuy nhiên trong cách chơi này những người được hầm cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính con quay của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy.

Ăn miếng, trả vố: đây là thể thức thường dùng khi chỉ có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho con quay của mình quay để người còn lại bổ.
Từ ngữ dùng trong trò chơi

Vố: vết (lõm, xước) được tạo ra khi bị đinh của con quay khác bổ trúng.

Ngủ: con quay quay "tít" xung quanh trục của nó đồng thời nhìn gần như đang được đặt đứng tại chỗ trên mặt đất, ở mức độ cao hơn gọi là ngủ lịm.

Vu: âm thanh phát ra khi con quay quay.
Càng vố càng vu, chẻ tu càng tít: câu nói hay được dùng để tự an ủi hoặc an ủi người chơi khác (nhưng cũng có lúc để chế diễu) khi con quay bị nhiều vố thậm chí tu bị nứt, sứt mẻ.

Đánh quay trên thế giới

Theo các kết quả khảo cổ học thì con quay là một trong những loại đồ chơi rất cổ xưa của loài người. Trò chơi tương tự đánh quay ở Việt nam, có thể thấy ở nhiều vùng trên thế giới:
Ở các nước châu Á như Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc...chơi quay cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến, trò này còn được chơi ở bang Tamil Nadu ở Ấn độ (gọi là bambaram), ở Philippines (gọi là trumpo)...

Trò trompo (từ tiếng Tây Ban Nha để chỉ con quay) được chơi phổ biến ở các nước Mỹ Latin, Mexico, Peru, Colombia, Nicaragua... thường tổ chức những cuộc thi chơi trompo. Trompo được cho là du nhập từ Nhật bản khi người Mexico đưa nó về.

Mỹ còn tổ chức giải vô địch quốc gia về chơi quay ở Chico, bang California và giải vô địch thế giới ở Orlando, bang Florida
Con quay và đánh quay trong văn học nghệ thuật



Đồng dao:

Cút ca cút kít
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất cưa
Lấy gì mà kéo...



Bài thơ Kiếp con quay của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

Trời sinh ra tớ kiếp con quay,
Quay tít mù xanh nghĩ cũng hay.
Lì mít giang sơn khi chóng mặt,
Đùng lăn thiên địa lúc rời tay.
Lăng băng thân thế đi, đi, đứng,
Nghiêng ngả quan hà tỉnh, tỉnh, say.
Thân tớ ví to bằng quả đất,
Cũng cho thiên địa có đêm ngày.

SÓC
14-05-2009, 07:34 PM
Bắn bi, đồ hàng,

Dường như mỗi khi hè về, nghe thấy tiếng ve kêu râm ran, nhận ra sắc màu đỏ rực của hoa phượng khi ngồi trong lớp học, nó lại nhớ đến nao lòng những năm tháng cấp 1. Ngôi trường nhỏ với 2 hàng cây cổ thụ che bóng râm mát, hàng cây hoa lan trước cửa mỗi lớp học, mảnh vườn nhỏ sau trường, sân thể dục – nơi diễn ra những trận đấu bóng kinh điển của lũ con trai với đội quân hùng hậu gấp 3 lần của con gái, cùng biết bao kỉ niệm ko thể nào quên….

Nhớ hồi đó, đi học về nóng là tất cả bọn trẻ con trong khu tập thể đều mang chậu ra bể nc công cộng để tắm, bọn con gái thì chui vào cái phòng tắm bé tí của nhà chị Hậu môn, mỗi đứa 1 chậu, của nó là cái chậu thau vừa to vừa nặng (đến bây h vẫn còn Click the image to open in full size.) đổ đầy nc vào rồi đứa nào đứa nấy ngồi vào trong tắm. Đúng là trẻ con, nhìn thấy hết của nhau mà chả bit ngượng j cả

http://i112.photobucket.com/albums/n176/huongtra87/embedanhbi.jpg
Hồi đó chưa có Internet, chưa có điện tử, chưa có truyền hình cáp, chưa có nhiều khu vui chơi giải trí như bây h, chính vì thế mà bọn trẻ con thường tìm đến những trò chơi mà đối với 9x bây giờ khá là xa lạ.

Trước tiên phải kể đến trò bắn bi. Đây là trò chơi mà nó thấy bọn con trai chơi nhiều nhất. Mỗi thằng it nhất cũng phải sở hữu vài viên bi ve. Hồi đó giá mấy viên bi cũng ko phải là đắt, nhưng thằng nào thằng nấy nâng niu ghê lắm. Ăn đc vài viên của đối phương là sướng tởn lên. Nó là con gái, nhìn thấy mấy viên bi đẹp nên toàn cho vào chậu nc hoặc bể cá, kiếm đc viên nào độc độc thì sung sướng nâng niu đem đi khoe khắp nơi. Nó sở hữu 1 hộp bi ve với đủ các thể loại, màu sắc, to có, nhỏ có và coi đó như là 1 báu vật của mình vậy. Cảnh bọn trẻ con cầm viên bi ngồi cong mông lên bắn bây h sao thấy hiếm hoi quá, có lẽ chỉ còn xuất hiện ở nông thôn, ham mê của thế hệ bây h có lẽ đã khác trước…

Đồ hàng: đây là trò chơi của bọn con gái nhưng lũ con trai cũng tham gia nhiệt tình ko kém. bọn con gái sẽ đóng vai vợ, con trai đóng vai chồng. Rồi các nhà đi mua bán với nhau. Lấy lá làm tiền, mua bán đổi chác lung tung. Nó có 1 bộ đồ hàng = nhôm. Có đầy đủ nồi, niêu, xoong, chảo, bát, đũa…về sau còn có thêm 1 bộ khác = nhựa, trông đẹp mắt hơn, đồ dùng cũng hiện đại hơn (có bếp điện ). Ngày nào cũng đem ra chơi, lấy con púp pê mẹ mua cho làm em pé, đút cho pé ăn, ru cho pé ngủ, thay quần áo. Nói đến vụ này lại nhớ, cạnh nhà nó có chị làm may, nó hay sang xin vải thừa, rồi về may áo cho púp pê. Công nhận là có hoa tay thật đấy, may đẹp lắm nhé C

Ném lon: trò này thì nó chơi thuộc vào hàng pro. Đồ để ném là…dép. Lúc đầu chơi thì chỉ là thằng nào ném đổ lon, cả bọn sẽ chạy ù lên lấy hết dép về, còn thằng giữ lon thì cuống cuồng đặt lon lại và tóm thằng gần nhất. Sau đó trò chơi đc nâng cấp lên thành ăn ảnh. Hồi đó ng ta hay bán cả bảng ảnh toàn siêu nhân với thuỷ thủ mặt trăng. Thi nhau đi mua về, cắt ra, xếp thành chồng, hàng ngày bỏ ra xem ko chán mắt. Xem chán thì đem ra chơi. Đặt ảnh vào 1 cái vòng vẽ = gạch đỏ, cầm dép ném. Đứa nào ném bay ảnh ra ngoài vòng thì đc ăn hết. Trò này thì đỡ mất sức hơn ném lon, nhưng lại gây ra nhiều vụ tranh cãi oánh nhau hơn


Thả diều: Cảm giác thả đc diều bay lên cao thật sung sướng vô cùng, phê dã man. Diều hồi đó chủ yếu là tự làm. Nó thấy ng ta thả diều thì thick lắm, ngồi vót tre, dán giấy báo, mua dây dù ngồi làm. Lần đầu tiên thất bại thảm hại. Leo lên tầng thượng ngồi thả mà nó chẳng bay lên đc tí nào. Bố thấy thế thương nên làm cho con gái 1 cái, diều bay lên vù vù, ôi sao mà sướng, cứ lâng lâng phê phê thế nào í. Trò này may mắn là còn tồn tại đến bây h. Cứ ra Mỹ Đình mùa hè là thấy diều bay ngợp trời của các đôi yêu nhau, trông hay phết Click the image to open in full size.

http://i112.photobucket.com/albums/n176/huongtra87/dieuxua.jpg


Ném quay:
cái trò này thì bạo lực và vô cùng nguy hiểm. Nhưng cũng đã từng là 1 cơn sốt. Đương nhiên là nó cũng chả chịu kém cạnh ai, cũng sở hữu 1 con quay nho nhỏ = gỗ, với 1 đoạn dây thừng để quấn. con quay của nó đc lấy mực tím tô vẽ xung quanh. Khi quay nhìn rất đẹp mắt. Nhà nó mặt đường nên nó toàn ra đường ném quay, đương nhiên khi đó đường HN ko đông quá thể như bây h, nên chỉ thỉnh thoảng mới có ng đi qua mắng bọn trẻ con chơi quay 1 câu. May mà chưa có ai bị nó ném quay vào mặt, ko thì vỡ đầu vỡ mặt như chơi.

http://i112.photobucket.com/albums/n176/huongtra87/Quay_up.jpg

Ngoài ra còn vô vàn những trò chơi hấp dẫn khác như ủn đẩy, nhảy dây, xèng (đập nắp chai bia cho nó thật dẹt, đục lỗ, luồn dây dù vào rồi quấn. kéo ra kéo vào nhìn rất hay,xèng quay tit mù), cá sấu lên bờ, trốn tìm( trò này toàn chơi vào lúc mất điện), xông phi, đồ cứu( trò này ngã vô đối), ô ăn quan, chuyền…

Mỗi trò chơi lại gắn với những kỉ niệm ko thể nào quên…Bây h ko còn thấy hình bóng những trò chơi như vậy nữa bỗng dưng lại thấy nhớ da diết…Trẻ con bây h chỉ cần 4 bức tường là có thể ngồi cả ngày chơi võ lâm, đột kick, boom, audition rồi những đồ chơi bạo lực như súng ống, xe tăng, dao kiếm, mặt nạ quỷ ( chứ ko phải mặt nạ Tôn Ngộ Không, Đường Tăng như xưa..)

http://i112.photobucket.com/albums/n176/huongtra87/untitled.jpg
Chơi ô ăn quan

http://i112.photobucket.com/albums/n176/huongtra87/dsc050266ag.jpg
Chơi ủn đẩy.

Xã hội phát triển, đời sống nhân dân đc nâng lên, nhận thức cũng khác xưa…thế nhưng có những giá trị tinh thần, những niềm vui, trò chơi nho nhỏ dường như cũng ko còn tồn tại nữa …

to be continue...

SÓC
14-05-2009, 07:39 PM
Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....

http://img.webtretho.com/data_2007/image/Choi%20voi%20con/2008/07/images119883_chuyen.jpg
Có Chị, em nào ngày xưa hay chơi trò này ko?

http://media.share.ovi.com/m1/large/0063/95ec8a9be5b24b6f9c6b4a7f25f551ff.jpg
Rồng rắn lên cây nhé

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/ban_bi_500.jpg
Bắn bi

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/bit_matbat_de_500_01.jpg
Bịt mắt bắt dê

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/bong_bong_500.jpg
Thổi bong bóng


to be continue...

SÓC
14-05-2009, 07:40 PM
Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/choi_chuyen_500.jpg
Chơi chuyền

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/chong_chong_500.jpg
Chong chóng

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/danh_khang_500.jpg
Đánh khăng

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/kec_500.jpg
Kéo co

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/lo_co_co_chu_1_500.jpg
Lò cò

to be continue...

SÓC
14-05-2009, 07:42 PM
Những trò chơi tuổi thơ của ngày ấy, bây giờ.....

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/nem_con_co_chu_1_500.jpg
Ném còn

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/nhay_day_500.jpg
Nhảy dây


http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/nhayngua_500.jpg
Nhảy ngựa


http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/ruoc_den_500.jpg
Rước đèn

http://haiyen72.violet.vn/uploads/resources/blog/895/thadieu_500.jpg
Thả diều

NHAT NGUYET
14-05-2009, 08:15 PM
Cảm ơn bạn SÓC, bài sưu tầm công phu quá! bao nhiêu kỷ niệm thời ấu thơ ùa về... tuổi thơ ngày nay, bị áp lực học hành, tiến thân... nên tuổi thơ bị cuộc sống hiện đại "đánh cắp" đi quá nhiều. Cũng khó nói đó là họa hay là phúc nữa...

Klosen
15-05-2009, 12:33 AM
Thanks Sóc Nhé. Lâu rồi mới đc nhìn thấy những trò chơi con trẻ.
Mà trẻ con ngày nay ở thành phố mấy khi đc chơi những trò này. buồn quá:(

OA _ NỮ
15-05-2009, 03:14 AM
Ui Ui. Nhìn mà thích quá. Thời đó ở lứa tuổi cua ON đã trải qua tất cả các trò chơi đó rồi. Ko hiểu hiện giờ ở VN có còn chơi nhu the nữa ko.

ON thich chơi đánh khăng, quay gụ, nhảy ngựa...
Hồi con bé nữa có trò chơi gọi là chấm muối ăn me...Cũng ngộ lắm, có ai còn nhớ ko?

SÓC
18-05-2009, 01:04 PM
Nghề Ăn Mày

Tựa: Câu chuyện cứ tưởng đùa mà thật, thật mà đùa, cười mà khóc, khóc mà cười, ý nghĩa hay không tùy bạn...Cứ thưởng thức đi, thế nhé! SÓC!

Câu chuyện bắt đầu như thế này.

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.

- Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.

Ăn mày rất thích kể lể.

- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi's ở Plaza chắc chắn nhiều tiền...

- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.

- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:

- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?

Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Ông ta giảng giải:

- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.

Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng...

- ...???

- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:

- Ở khu Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.

- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.

- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!

- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.

- Hả? Nhiều vậy sao?

Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:

- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.

Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.

Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.

- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.

- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.

Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.

Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?

Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em", gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.

Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.

Quá chuẩn!

- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.

- Ối ông cũng có vợ con?

- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.

Tôi buột miệng:

- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Lê_Minh_Hòa
21-05-2009, 11:07 PM
Thanks Sóc Nhé. Lâu rồi mới đc nhìn thấy những trò chơi con trẻ.
Mà trẻ con ngày nay ở thành phố mấy khi đc chơi những trò này. buồn quá:(

Cám ơn Sóc nhé! Và cùng cảm nhận đều này với Klosen!

SÓC
22-05-2009, 01:01 PM
Cám ơn Sóc nhé! Và cùng cảm nhận đều này với Klosen!

Có phải là Lê Minh Hòa ở "bển" không? Thanks!

Lê_Minh_Hòa
23-05-2009, 08:38 PM
Có phải là Lê Minh Hòa ở "bển" không? Thanks!

Lê Minh Hòa thì đúng rồi! Nhưng ở bển thì hổng biết phải hông nữa!:D

COCKOO
23-05-2009, 09:00 PM
thank Soc nha, ky niem nhieu qua, tro choi con tre thi moi mot vung mien deu co nhung net rieng nen vo cung sang tao, ngam lai bay gio cam thay con tre thiet thoi nhieu.
nhung van ket nhat cai luat danh khang, truoc day cung tranh luan mai tren Filux.

SÓC
29-05-2009, 01:13 PM
Nhặt rác về nhà!

Ngoài lề: Lang thang, buồn, chán...vì nhiều chuyện, thây mình vô duyên, vô ý, toàn làm hỏng chuyện...! Đọc được các thể loại, trong đó có thể loại...RÁC này!
Dâng lên cả nhà, đọc để hiểu, không cần lên tiếng, không cần gì, chỉ để trong lòng...nghĩ về nhau!


Không hiểu do mình quá ngoan hiền, trong sáng, tốt bụng hay sao mà càng ngày mình càng ghét mấy thằng thanh niên mới lớn. đành rằng chúng nó là thế hệ tương lai của đất nước những những gì tụi này thể hiện cứ như là bọn nó đã trưởng thành, có ích cho xã hội từ khi chui từ háng mẹ ra. Lúc nào cũng thích thể hiện ra đây là vô đối, bất khả xâm phạm, à pro, vip. Ở nhà bố mẹ ko sợ, ra đường công an cũng coi thường,đến lớp thì các thầy cô giáo đối với bọn này chỉ là ma nơ canh.tầm anh em mình thì nó coi như không tồn tại luôn.

Có lần đang uống trà đá, nhá kẹo lạc, khạc đờm ở quán nước thì 1 thằng ku đầu 3 thứ tóc rực rỡ như đít con công không đội mũ BH tấp vào:
- Cho 1 phát trà đá, 1 phát coolair, ôi dm ghế ướt vl, bà lau hộ cái.
Rồi nó ngồi bành háng ra, chắn ngang hết cả chỗ vỉa hè làm mấy người nước ngoài phải đi hết xuống vệ đường tránh nó ra vì tưởng đầu nó là lò phản ứng hạt nhân vô gần nó nhiễm phóng xạ sau này sinh con lại bị dở hơi thì khổ. Vồ lấy cái điếu cầy rít 1 phát rồi nhả khói vào mấy cốc nước của mấy người ngồi cạnh. Rút DT ra gọi cho bạn khoe khoang đủ điều như chỗ không người

- Alo. Bố đấy, ui dm dạo này bận lắm, chiều nay tao gọi đội chém con giời ở..... cho nó biết thân biết phận bớt to tiếng đi.

Gớm tiên sư cậu chứ, sức vóc tầm cậu tôi nhổ 1 bãi nước bọt là nó xuyên qua sọ cậu rồi, ko biết có vác được con dao cạo ko mà nói chém người nhẹ như giết gà. Xe thì dán xanh dán đỏ vào trông như cái bãi mấy thằng say nó nôn ra nền nhà xí. Có lột da cậu ra dán vào thì nó cũng vẫn là wave tàu, bày đặt nói người khác biết thân biết phận cứ như bố lái xe, mẹ cave dắt khách
Uống xong nó hắt nước đánh ào cái xuống lòng đường, cũng may là bố mẹ nó lúc ấy ko đi qua nếu ko thì được phen mát mặt vì cốc nước của thằng con. Tợp song nước nó rút 2 nghìn ra quẳng toẹt xuống ghế rồi lại đút ví vào đít quần. Điệu nghệ đến nỗi ai cũng nghĩ là nó vừa vung tiền ra mua mấy xuất đất ở khu trung tâm

leo lên xe bố đời vít ga vượt đèn đỏ phóng mất. Mà tiếng cái bô xe nó phải nổ to gấp 10 lần cái tiếng nó rít thuốc lào lúc nãy, thằng này mới chỉ học lớp 9 là cùng!

Vừa chiều đi trên cầu long biên thì 1 em sát thủ nóng bỏng phóng xe SH bóng loáng qua mặt, tráng, vỉa đầu xe làm mình tí đâm vào thành cầu. Vỉa mình chưa đủ nó còn dằn mặt mấy bác chở rau cứ như là chị đây đi SH, chị được phép úp vỉa, đá lửa, bốc đầu, các chú xe ghẻ chạm vào xe chị xước sơn có làm nô lệ tình dục cho chị 10 năm cũng chả đủ (cầu rộng ra tí nữa khéo nó đánh lửa luôn trên cầu). Con ranh này Sh thì SH thật đấy nhưng chưa đủ tuổi phóng 80km/cầu. Mình vít ga vọt lên được thì đến đoạn mấy anh áo vàng,áo xanh.ép xe con ranh vào lề giả bộ nghe dt rồi bấm mấy phát còi. Mấy bác áo vàng mũ xếp nghe thấy quay ra thấy nó ko đội mũ nên chỉ thẳng dùi cui vào mõm nó rồi ra hiệu tấp vào đây để các bố tuyên án.định đi chậm đỗ lại coi thế nào nhưng xe đông quá nên kệ cha nó,cứ biết nó phải xì vài lít ra là sướng rồi.mấy bác công an giao thông phạt con ranh kia mà đọc được bài này trích cho em vài % số tiền thịt luộc con kia gọi là tiền hoa cứt lợn cho em, lần sau em lại chăn đứa khác cho các bác tử hình!

Đi xem phim rủ vợ đi cùng.lúc đi đã lo là ngồi gần bọn này nó mất trật tự ko xem được y như rằng vào đấy gặp 1 lũ 9x ngồi đằng sau nhai bắp rang rau ráu, hút coca tồm tộp như lợn ăn trong máng, nhất là cái con ngồi đằng sau mình thỉnh thoảng lại rú lên:
ơ hay nhỉ
ô lạ quá
hố hố hố hố
Nói chung là nó nói luôn mồm cứ như là phim chỉ có phụ đề thì em thuyết minh cho cả rạp nghe. Em này thuộc loại tràn trề cảm xúc, con chuột trong phim đi 1 bước em ấy cũng uốn mồm theo. Con chuột đọc sách nó cũng hỏi là sách gì thế. Đến đoạn công chúa bị mấy con chuột cống bắt nó cũng" úi, bọn chuột này nhìn ghê quá nè,chuột cống có khác". Tiên sư mài ông mà ko đi với vợ thì ông đánh rắm tốc váy mày lên rồi. Một lúc sau ko thể chịu được nên quay lại xem mặt nó thế nào thì đíu thể tin được vì đập vào mắt mình là thằng bồ nó đang ngồi xổm trên ghế như ngồi ỉa. Nhưng nó thấy mình quay lại nhìn nó cũng bỏ chân xuống.gớm,các em làm anh sợ quá cơ,bỏ mấy chục đi xem phim mà oai như mod gamevn ấy

Nhiều lúc ngồi vỉa hè với các bác lớn tuổi nói chuyện linh tinh thì lại có cậu nhảy bổ vào huyên thuyên nào là chính trị nước ta đang không ổn định sắp bạo động đến nơi, tình hình khủng hoảng toàn cầu đang diễn biến ra sao, rồi tình trạng đòi tăng giá, giảm thuế của các cave nội thành....nói chung là nó huyên thuyên cả tiếng các chú các bác chỉ ngồi gật gù nghe nó nói, thỉnh thoảng lại hớp 1 ngụm trà đá với vẻ rất khoan khoái vì đang mùa đông lại được nghe ve kêu với chim tu hú gọi tình. mấy chú này cũng chỉ thuộc dạng tầm nhìn xa từ nhà xuống bếp, không hiểu đọc báo nào được mấy cái thông tin ất ơ mà đi đâu cũng hú lên như thổi tù và để đánh tiếng cho thiên hạ biết về kho kiến thức vô hạn của mình

Một loại này nữa cũng đáng sợ ko kém. đó là mấy chú phá tiền đập của của ông bà già.đi với bạn thì quần này tao mua ở shop 8 trăm, áo kia mua ở vincom. quả giày này cũng cũ rồi. hôm nào rảnh tao với mày đi sẵm cái khác, giày nó phải phù hợp với quần,với áo, với tóc thì mới dẫm lên tất cả được, hớ hớ......

Anh ở gần nhà các chú anh còn lạ quái gì, ở nhà thì bòn rút của bố mẹ hàng chục nghìn 1. mẹ đưa tiền đi chợ mua thức ăn cũng cấu véo vào,tiền đóng học thì 1 kì xin cả chục lần. mấy lần ăn cắp tiền của nhà bị ông già train lên mấy LV phải chạy sang nhà anh lánh nạn anh còn lạ dek gì. toàn cái kiểu khôn nhà dại chợ mang tiền đi rủ mấy con thị mẹt đi ăn, đi sắm đồ, đi làm tóc, đi......... 1 cách vô tội vạ. ở ngoài đường thì nghĩ cách tiêu tiền,về nhà thì nghĩ cách xin tiền, ăn trộm tiền, lừa tiền của ông bà già, nghĩ vừa thôi ko nghĩ nhiều quá bạc bố nó hết tóc ấy. ừ thì cứ cho là 1 số các chú nhà bố mẹ tham ô tiền tấn tiêu ko hết nên các chú tiêu sài cho nó mảnh sành mảnh điệu. Ấy thế mà đi ngang qua các cổng trường có những bà cụ ăn mày nhìn ko còn 1 chút sức lao động nào sao ko giúp người ta được 2 nghìn, hay là các chú nhìn gái xinh nó quen rồi nên hóa mù ko nhìn thấy mấy cụ già đáng thương như thế... về nhà vắt chym lên trán mà nghĩ lại đi nhá

Mấy loại này còn kinh hơn, tụ tập ngoài vủa hè,ngoài quán nét rồi ba hoa đủ thứ như tao mới lừa tình được 1 em còn nguyên rồi hit and run.t ối nay đi XXX ko. Rồi những thứ khệnh khạng như" mày vào đời chưa, ôi xời, thế thì vứt vào đống mứt

Mở mồm ra là là quan hệ tình dục, lừa tình, chơi gái, fang gái kêu oai oái. anh là anh không nhìn thấy nhưng anh cá là các chú 10 thằng thì 9 thằng vẫn chưa có lông có cánh gì. bỏ ra chắc = quả ớt thóc là hết vị. bày đặt đong hàng,f ang hàng nghe đến là thèm. anh chỉ sợ đến lúc nó dí vào mặt lại run cầm cập lên cáo bệnh ra về

Hé môi 1 cái là rủ bạn đi lắc, rồi loại ngựa vằn này cắn không phê, phải là mèo hoang cơ, mày cắn 2 viên vào cứ gọi là bay vút lên trần nhà, nghe tiếng rắm cũng giật giật như động kinh( nói đến lắc lại nhớ đến vụ thằng bạn mình là admin 1 4rum rủ mem đi lắc bị công an bắt ).r ồi nào là nhậu nhẹt, tuần trước tao với ông già đi Đền Hùng ăn thịt thú rừng nhoay nhoáy, về nhà thằng anh ho lại mang mấy con mực đến nhậu như điên mà vẫn tỉnh. uống với tao là rót phải đầy, rót vơi tao hắt vào mặt đấy......

Mấy cái loại khác thì ăn mặc bẩn bựa, đứa thì nhìn người như chó đốm nhưng đầu thì lại là bờm ngựa đi với 1 em trông như 1 con bò sữa mồm giống hệt cái hotdog văng tục liên hồi,câu chuyện của các cô, ác cậu ấy chỉ xoay quanh chuyện chửi thầy cô, nói xấu bạn bè, thậm chí là chê bôi bố mẹ cho nhau nghe.nào là "con" dạy hóa sao láo lol thế, vừa xấu vừa ngu sao mãi mà thằng chồng chưa bỏ, con ... lớp tao nhà đã nghèo mà cứ thích ăn bánh xèo, ông bà già tao kiệt lõ .... ra ấy, xin mua cái psp mà cũng lắc đầu. chán vl ra cơ ý. oài bà già tao mà chả thế à, động xin tiền 1 cái là sưng mặt lên giãy đành đạch như đỉa phải vôi,nấu ăn thì như cho lợn ăn í. Bố mẹ các em nghiêm khắc thế mà còn để các em người ko ra hồn người thế này mà các em lại còn đòi phải chiều các em ý hết mức thì các em còn tiến hóa ra cái thể loại nào nữa
Ko nói nữa,kể tội bọn này có mà cả đời cũng chả hết mấy bác nghe thấy hay lại học theo thì mang tiếng em
Gamevn.com

COCKOO
15-06-2009, 12:18 PM
Pháo diêm và súng diêm

Thời đó đã có nhà máy diêm Thống nhất làm ra những hộp diêm, vỏ hộp cũng bằng gỗ lát mỏng không phải bằng giấy như bây giờ. Hiếm hoi mới có một cái bật lửa xăng từ thời Pháp. Tuy nhiên, cái hộp diêm ấy cũng quý lắm không ai dám đem ra chơi. Rất may là nhà máy bán ra một thứ gọi là "diêm tiết kiệm" gồm các que diêm phế phẩm, thường là bị gẫy ngang thân hoặc phần thuốc diêm bị méo mó đóng lổn nhổn vào một bao giấy. Mà cái bao diêm tiết kiệm ấy không phải lúc nào cũng mua được.

Pháo diêm có nhiều loại: loại cầm tay, loại ném lên trời và cao cấp nhất là súng. Pháo diêm cầm tay chế bằng lõi cuộn chỉ. Các cuộn chỉ thời ấy cuốn vào một lõi gỗ có lỗ ở giữa. Tìm một cái đầu đạn súng trường (hồi đó rất sẵn có lẽ từ hồi toàn quốc kháng chiến còn lại). Trong đầu đạn thường có đầy chì, đun cho chảy lỏng ra, chờ khi chì hơi đông lại thì cắm một cái đinh to cỡ 5-6 phân vào giữa, xoay nhẹ tạo thành một cái lỗ giữa khối chì.

Cái đầu đạn ấy hình thuôn thuôn, phần to nhất lớn hơn lỗ cuộn chỉ một chút nên có thể cắm chặt vào cuộn chỉ. Cái đinh to nói trên được mài bằng mũi nhọn đi, uốn một đoạn trên vuông góc với đoạn dưới. Cắt săm xe đạp lấy hai sợi rộng khoảng 5-6 ly, gấp vòng lại móc vào đoạn uốn của đinh, đầu dưới hai đoạn săm dùng các sợi cao su cũng cắt từ săm buộc chặt vào thân lõi chỉ. Thế là xong cái pháo. Mỗi lần nổ pháo, lấy một vài que diêm tỳ vào mép lỗ đầu đạn cạo thuốc diêm vào trong lỗ, xoay nhẹ cái đinh vài lần nghiền nhỏ thuốc diêm ra. Sau đó “lên cò”, tức là mắc đinh một đầu vào sợi cao su, đầu kia ở trong lỗ kéo lên lưng chừng, đinh bị nghiêng đi tỳ đầu vào thành lỗ và bị ấn căng bởi sức kéo của sợi cao su. Cầm pháo trong tay, lấy ngón tay cái ấn vào đầu đinh, cao su kéo đinh dập xuống thuốc diêm gây tiếng nổ. Tiếng nổ ấy tôi nhớ là cũng khá to và đanh hơn tiếng pháo đốt. Lõi chỉ không phải bao giờ cũng có. Vì thế cũng có khi phải chế tạo ra. Cắt một khúc gỗ tròn (thường là ở cọc màn), kiếm một cái dùi, nung đỏ đầu lên rồi dùi một lỗ vào đầu khúc gỗ để cắm đầu đạn vào.

Pháo ném thì phải kiếm một cái chìa khóa hoặc van xe đạp cũ. Chìa khóa hồi đó đa phần bằng đồng, có lỗ ở giữa để cắm vào cái trụ trên thân khóa. Van xe đạp thì toàn là van hạt gạo, không có van giun như bây giờ, chặt bỏ hạt gạo đi. Khóa hoặc van được buộc vào một đoạn đũa nhỏ (cũng có khi chả cần). Nhổ trộm mấy sợi lông đuôi gà thật to và đẹp ở chổi phất trần để làm đuôi pháo. Không có lông gà thì chẻ đoạn đũa làm 4 ở phần đuôi ghép vào đó bốn miếng bìa hình tam giác giống như đuôi tên lửa. Kiếm một cái đinh cũng chặt đoạn mũi nhọn đi cắm vào lỗ khóa hoặc van, đầu đinh buộc sợi cao su với thân khóa. Cũng nhồi diêm vào khóa, cắm đinh vào rồi tung lên trời. Pháo nhờ có cái đuôi khi rơi xuống chúc đầu đinh xuống dưới đập vào mặt hè, đầu kia của đinh đánh vào chỗ diêm đã nhồi gây tiếng nổ.

Súng diêm là thứ công phu nhất và chứng tỏ tay nghề của chủ nhân. Để làm súng đầu tiên phải có cưa. Cưa là một thứ xa xỉ phẩm rất hiếm hoi và không có bán. Nếu nhà không có cái cưa cũ hoặc mượn được ở đâu thì phải chế tạo lấy cưa. Kiếm một con dao bài cũ (là loại dao cán gỗ dùng cắt đủ thứ như dao Thái bây giờ), dùng dao chẻ củi băm cái lưỡi dao bài thành răng từa tựa như răng cưa. Tiếp theo là kiếm một miếng gỗ dầy khoảng 15 mm, hình chữ nhật mỗi chiều khoảng 10-15 cm. (Nếu có miếng gỗ to thì dùng cái cưa tự tạo nói trên mà cắt lấy một miếng như thế). Cưa miếng gỗ đó thành hình khẩu súng lục, có chỗ bóp cò hẳn hoi. Đoạn đuôi của nòng súng cưa đi một miếng hình chữ nhật để lắp kim hỏa sau này. Dùng dùi nung đỏ dùi một lỗ xuyên suốt nòng súng, đường kính khoảng bằng chiếc đũa (hồi đó thường dùng bếp than nên việc nung dùi không đến nỗi khó khăn lắm). Lắp vào lỗ đó cái van hạt gạo đã chặt bỏ hạt gạo. Chỗ này bắt buộc phải là van hạt gạo, không thay cái gì khác được. Miếng gỗ hình chữ nhật đã cắt ra từ thân súng được đóng một cái đinh đã chặt cả hai đầu vào, mặt gỗ chỗ áp vào thân súng cắt một cái khấc đủ để mắc vào mép đuôi súng. Miếng gỗ này được ép vào van bằng những sợi dây cao su cắt từ xăm xe đạp thật khỏe. Hai đầu sợi cao su buộc vào hai bên nòng súng.

Mỗi lần bắn công phu chẳng kém gì bắn súng thần công. Trước tiên, lấy một que diêm nhét vào trong van để bít cái lỗ nhỏ của đầu van lại, đuôi que diêm thò ra ngoài van. Sau đó cũng tra thuốc diêm vào lòng van (nạo đầu thuốc từng que diêm), nghiền nhỏ, lắp cái kim hỏa đinh + đuôi gỗ vào và lồng sợi cao su vào phần gỗ. Lên cò, tức là kéo cái kim hỏa + dây cao su ra cho cái khấc ăn vào thân súng giữ lại. Nhắm bắn, dùng mu bàn tay chỗ giữa ngón cái và ngón trỏ đẩy cái kim hỏa lên hết cái khấc, dây cao su được thả sẽ kéo kim hỏa đập vào thuốc diêm. Khi súng nổ, que diêm đã lắp vào van vọt ra như đạn.

Súng làm công phu thế nên chỉ có những đứa khéo tay, tỷ mẩn mới làm nổi. Hãy tưởng tượng cái công cưa gỗ bằng cái cưa tự tạo như trên mới thấy khó thế nào. Cái cưa loại đấy không thể cưa nhanh được, phải từ từ. Có đứa khéo tay còn dùi một lỗ, lắp được cái cò súng bằng sợi dây thép để bóp cò, đẩy cái kim hỏa lên như súng thật. Chưa kể công phu đánh giấy ráp trau truốt cái súng cho bóng lộn (hồi đó không có sơn), dùng dao khắc lên báng súng những hình quả trám giống súng thật.

THAI AN
15-06-2009, 07:05 PM
Quê hương là chùm khế ngọt

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/1.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/10.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/11.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/12.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/13.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/14.jpg

THAI AN
15-06-2009, 07:07 PM
http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/2.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/3.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/4.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/5.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/6.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/7.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/9.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/8.jpg

http://i175.photobucket.com/albums/w132/never_is_unsuccess/QH_la_chum_khe_ngot/Cho_Da_Lat_1_chieu_vang_khach.jpg
Chợ Đà Lạt một chiều vắng khách!

OA _ NỮ
15-06-2009, 07:14 PM
Nhìn những chùm khế và hoa khế, thích thật. Trước ở VN, nhà ON cũng có cây khế trồng ở hàng rào, sau đó tranh chấp với láng giềng, vui lắm...
Căn biệt thự và khoảng đất đó rộng hơn 3 sào, hình như hơn nghìn m2 gì đó, trồng đủ thứ đặc biệt, hiếm quý. Năm 78 gia đình đi ...Bán lại giá 8 cây vàng...Giờ quay về, khu đất đó giá hơn 1 triệu.

SÓC
10-07-2009, 07:17 AM
Hà Nội ngày ấy - Bia hơi...

Nói về ăn nhậu, Sài Gòn có thể nói là đỉnh cao. Nhưng nói về phong cách nhậu thì Hà Nội lại có những đặc điểm nổi bật khiến nhiều người ưa thích, trong đó có cả tây. Chính vì vậy cứ nói đến Hà Nội, dân nhậu phải nói trước tiên đến bia hơi, nổi bật là bia hơi Hà Nội.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n6/annhau2_109.jpg
Ở Hà Nội bia hơi thì đa dạng và phong phú lắm. Từ bia cỏ sinh viên 1.500 - 2.000 đồng/cốc cho đến 4.500-5.000đồng/cốc. Nó len lỏi trong mọi ngõ ngách, đến với mọi tầng lớp người dân. Chính vì vậy nó được coi là đồ uống bình dân nhưng hấp dẫn nhất.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n6/annhau6_855.jpg

Vào thời điểm đầu những năm 90, bia hơi bắt đầu nở rộ. Gần như ai cũng có cơ hội tiếp xúc với nó thay cho việc lai rai thường xuyên với cuốc lủi. Chỉ trước đó không lâu, nghĩa là từ giữa cho đến cuối những năm 80, để uống được cốc bia hơi người ta phải xếp hàng, uống cũng phải có tiêu chuẩn, không được uống nhiều vì sợ hết của người khác.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n6/annhau7_611.jpg

Thực ra cái thời đó chúng tôi chưa biết bia là gì vì chưa đủ tuổi, hay nói đúng hơn chưa có khái niệm ra đường ngồi làm với nhau vài cốc cho nó thắm tình đồng đội. Nhưng tôi nghe thế hệ chú bác (thế hệ đàn anh lúc đó cũng chưa có nhiều khái niệm về ra quán làm vài cốc bia hơi) nói nhiều về bia hơi. Thôi thì cũng chỉ lai rai với vài hột lạc, cái nem chua, giỏi lắm thì là cái lưỡi, tai lợn. Cũng có quán chơi đến vó bò, lòng phèo phổi gì đó chứ chẳng muôn ngàn món nhậu như bây giờ.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n3/laodong_263.jpg

Nhưng cái tính uống bia ít mất mồi của dân Hà Nội vẫn duy trì đến tận bây giờ. Cái nghĩa lai rai nó hợp với dân nhậu Hà Nội hơn là ở chỗ đó. Chỉ với vài hạt lạc, vài cái nem chua họ có thể buôn chuyện, uống bia đến tận khi quán đóng cửa. Nhiều người khoái uống đến mức đến quán bia kiếm 1 góc ngồi một mình nhìn ngắm thiên hạ ăn nhậu chơi chơi, khi nào thấy đủ thì về. Có người thì làm luôn cái can mua về nhà nhâm nhi 1 mình. Lại cũng có người mang tiền đủ trả cho 1 cốc, làm một hơi đánh khà 1 cái đứng im mất cả phút đồng hồ cho nó ngấm rồi mới trả tiền đi về. Cái yêu cái quý bia hơi của dân Hà Nội là thế đấy.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n3/duongpho15_627.jpg

Nếu như từ thời bao cấp, uống bia phải xếp hàng thì vào đầu những năm 90, người ta bắt đầu có phong trào ghế đẩu vỉa hè. Cái thú của bia hơi bình dân nó là ở chỗ đó. Càng bụi, càng đơn giản, tiện lợi càng tốt. Ấy thế nên mặc cho các nhà hàng mọc lên như nấm, bia hơi vỉa hè vẫn thu hút được đông đảo người dân Hà Nội. Hải xồm, Lan chín dù có xây quán cao tầng vẫn không bỏ được các quán lụp xụp.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n3/annhau10_396.jpg

Nhưng dù nói thế nào thì cách phục vụ bình dân kiểu ngày trước của Hà Nội vẫn hay hơn bây giờ. Niềm nở, vui vẻ, giản dị và dễ gần. Người lạ cũng có thể bắt chuyện và lai rai với nhau để nói đủ thứ trên đời. Tình cảm giữa chủ quán và khách nhiều lúc như người nhà, gọi nhau rất thân mật.



Nói đến cái chuyện bia bọt lại chợt nhớ những Hải xồm, Lan chín. Cũng một thời 1 tuần thì có đến 5-6 ngày ngồi quán bia hơi nghiên cứu lô đề. Cũng có thời vào quán bia mấy chú phục vụ nhớ mặt tự biết đường làm món ăn, phục vụ nhiệt tình. Giờ mỗi lần về Hà Nội, lạnh cỡ mấy cũng phải lôi đám bạn đi làm vài cốc, nhấm từng hơi, cảm nhận từng hương vị của chất bia hơi Hà Nội.

http://www.ngoisaoblog.com/data/image/n4/annhau8_294.jpg

Hẹn gặp nhé bia hơi Hà Nội và đám bạn quậy phá một thời của tôi.

(tinnhanhblog.com)

SÓC
10-07-2009, 07:28 AM
Quá trình chế biến bia

1.Nảy mầm lúa mạch

Lúa mạch mới gặt từ ruộng không thể dùng để chế bia được. Trước nhất lúa cần phải được cho nảy mầm xong mới có thể xử dụng được. Phần nhiều các hãng bia không thực hiện công đoạn này mà mua thẳng từ những công ty chuyên môn trong lãnh vực nàỵ

http://dep1001.vn/Store/images/news/content_images/year2007/month6/2606bia.jpg

Tại sao phải cho lúa mạch nảy mầm ? Có nhiểu nguyên nhân, thứ nhất qua quá trình nảy mầm các Enzyme trong lúa được thành hình, trong hạt lúa lượng đường cho sự lên men tạo cồn (alcohol) được tạo ra, thứ hai màu của bia cũng chịu ành hưởng trong quá trình nảy mầm.
Lúa được chuyên chở vào hãng, sau khi ngâm nước lúa được đặt vào những hộp chuyên dùng để nảy mầm. Khi người chuyên gia thấy hạt lúa nảy mầm đủ lớn để có một lượng emzyme tốt nhất (để lâu sẽ hao đi nhiểu chất đường trong hạt lúa), họ sẽ làm gián đoạn quá trình nảy mầm bằng cách lúa được đem đi sấy khô.

http://cafef.channelvn.net/images/uploaded/Share/2008122211710130/2bia.jpg

Hạt lúa được sấy khô ở nhiệt độ từ 80 đến 85 °C (nóng quá enzyme sẽ không còn hoạt động nữa) trong giai đoạn này người ta có thể chế một loại lúa đậm màu ( cháy) để dùng cho các loại bia đặc biệt đậm màu.

2. Xay lúa

Trước khi nấu lúa phải được xay nhỏ ra để dễ tan ra trong lúc nấu

3. Tạo đường

Trong quá trình này bột được hoà chung với nước, chất bột với tác dụng của enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường.
Quá trình biến đổi này rất quan trọng cho loại cũng như chất lượng của bia sau này. Mục đích chính là hoà tan hết chất đường, minerals, cũng như một số protein quan trọng cho con mem ra khỏi nhưng thành phần không hoà tan như vỏ trấu, chất sơ …

-Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường:

+ Khởi đầu từ 35 °C giữ trong vòng 20 phút
+ Tăng từ từ nhiệt độ từ 35 °C đến 50°C trong vòng 10 phút
+ Giữ ở nhiệt độ này khoảng 30 phút
+ Tăng từ từ nhiệt độ từ 50°C đến 64 °C trong vòng 15 phút
+ Giữ ở nhiệt độ này khoảng 60 phút
+ Tăng từ từ nhiệt độ từ 64°C đến 75°C trong vòng 10 phút
+ Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục ở nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt !

http://www.tuongnghipharma.com/tintuc/bia.jpg

4. Lọc

Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc. Người ta lọc hết chất lỏng ra khỏi trấu cũng như các chất sơ và mầm của cây lúa. Ðể lấy hết lượng đường còn bám vào trong trấu, họ đổ thêm nước nóng tiếp theo sau khi lần lọc nước nguyên chất chấm dứt. Chú ý là không nên đổ thêm nhiều nước quá và không nên để khí oxy trộn lẫn trong lúc lọc nhiều. Thêm nước nhiều sẽ làm hoà tan nhiều nhiều protein và theo thời gian bia dễ bị đục (hư

5. Quá trình nấu

Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (90 phút). Trong lúc nay người ta cho vào đó chất hoa bia (hopfen) để tạo vị cho loại bia ( bia Ðức đắng hơn các loại bia tại Á châu và Mỹ châu )
Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trự tiếp đến chất lượng xảy ra. Dưới đây là một số phản ứng quan trọng:
+ Hòa tan và biến đổi các thành phần của chất hoa bia (Hopfen)
+ Phản ứng kết hợp giữa Protein và các chất Polyphenols
+ Bốc hơi nước
+ Sát trùng
+ Phá hủy enzyme
+ Bốc hơi các chất có mùi tạo ảnh hưởng xấu đến bia

http://i15.photobucket.com/albums/a381/BaySeven/Beer.jpg

6. Chất hoa bia (Hopfen)

Chất trong hoa bia quyết định cho khẩu vị của bia. Không những loại (giống ) mà cả vùng trồng hoa bia cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của bia.
Ngoài ra, thời điểm và cách cho hoa bia vào trong lúc nấu (chia làm nhiều lần hay một lần) cũng có ảnh hưởng đến mùi vị

7. Lọc cặn

Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không còn hòa tan. Trước khi len mem người ta phải lấy những chất cặn này ra. Phương pháp tốt nhất là xử dụng loại whirlpool, các chất cặn sẽ lắng tụ vào giữa và có thế gạn ra một cách dễ dàng

http://www.sinhcon.com/mon-ngon-de-lam/images/xxxadmin/archive/images/Meo%2520vat%2520nha%2520bep/Nhan-biet-bia-tot-xau-2.jpg

8. Giảm nhiệt độ của nước đường sau khi nấu

Con men chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp. Trên 50 °C con mem sẽ chết rất lẹ, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm xuống khoảng 10 °C một cách thật lẹ (tránh được tình trạng bị nhiễm các loại vi sinh khác)
Ðể giảm nhiệt độ người ta dùng nước lạnh (nước đá) và áp dụng phương pháp nghịch chiều. Nước lạnh hấp thụ nhiệt và sẽ nóng lên, ngược lại nước đường sẽ lạnh đi dần !

9. Len men

Ðể sinh trưởng, con mem cần có oxy. Số lượng con mem khởi đầu phải được nảy nở lên gấp 3 đến 4 lần. Ðể đạt được tình trạng đó, người ta bơm không khí vào nước đường trong lúc vận chuyển (bơm) vào thùng lên mem.
Trong lúc lên men lượng đường được biến thành cồn (alcohol) và CO2 . Bên cạnh đó nhiều chất hỗn hợp phụ được thành hình, những chất có ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của bia và có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng của con men.
Khi lên men, energy được thải ra và nhiệt độ tăng dần. Bởi vậy thùng lên men lúc nào cũng phải gắn máy lạnh. Tổng cộng quá trình lên men kéo dài khoảng 7 ngày.

http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/1/kawaii_box/2009/thang%25203/Bia%2520hoi-nen_Kim%2520Anh.jpg

Vào cuối thời điểm lên men, lượng đường không còn, con men đói và không hoạt động nữa. Những con men lắng dần xuống đáy thùng và người ta có thể rút con men ra khỏi bia trẻ

(có hai loại men: loại nổi và loại chìm, loại kể trên là loại chìm)
Sau khi rút con men ra, bia được chuyển qua thùng chứa và trữ lại khoảng 3 tuần trong nhiệt độ từ 0-1 °C. Trong thời gian này các chất cặn (protein) và con men còn sót lại lắng dần xuống đáy, bia trong dần !

Nếu bia dùng để đóng chai, người ta fải lọc bia thật kỹ để tránh tình trạng vẩn đục trong chai. Nếu là bia tươi thì không cần fải lọc nữa. Chỉ cần bơm bia trong ra bán (uống) là xong !

http://thugian.com.vn/uploads/news/Image/2008/04/28/Beer.jpg

(Vậy bia hơi và bia tươi khác nhau ở công đoạn nào, khi bơm ra để dùng??? phải chăng bia hơi có thời gian lên men ngắn hơn hay nằm ở thùng chứa ít hơn... nên độ cồn nhẹ hơn, mầu sắc nhạt hơn, và đương nhiên giá thành bình dân hơn với dân nhậu HN. Uống 1 cốc bia tươi tương đương với vài ba cốc bia hơi về mặt chất cũng như ngân lượng, nên uống bia hơi thì cuộc vui được lâu hơn, vui hơn, nhiều chuyện để nói hơn- nhất là để nói/kể chuyện 'xấu' về những thằng trong hội nhậu vắng mặt hôm đó, để lần tới nó không thể trốn thế được.

(Theo ATVH)

OA _ NỮ
10-07-2009, 07:34 PM
Oa Nữ nhớ đến thời bao cấp, mang cái ấm đi sếp hàng mua bia cho Ba và các bạn của Ba. Có một ông cởi trần trùng trục đứng trước mình, hôi quá chịu ko nổi ra ngoài đứng, ko quên để cái ấm ở đó làm dấu...
Ôi một thời bao cấp, bia hơi cũng là một thứ nước uống xa xỉ

COCKOO
10-07-2009, 08:48 PM
Oa Nữ nhớ đến thời bao cấp, mang cái ấm đi sếp hàng mua bia cho Ba và các bạn của Ba. Có một ông cởi trần trùng trục đứng trước mình, hôi quá chịu ko nổi ra ngoài đứng, ko quên để cái ấm ở đó làm dấu...
Ôi một thời bao cấp, bia hơi cũng là một thứ nước uống xa xỉ

HÌnh như em thấy chị xách cái ấm nhôm Liên xô thì phải, lúc đố em ở ngoài xin mấy ông gói lạc họ bán kèm bia về để ăn với cơm.:youarethewoman:

THAI AN
25-08-2009, 12:43 PM
Vại bia của người Hà Nội


Chọn lôgô biểu trưng cho Câu lạc bộ Ẩm thực Việt Nam, chúng tôi chọn hình cái niêu đất có từ thời văn hóa Đông Sơn cổ xưa. Còn biểu trưng cho ẩm thực Thăng Long là cái gì? Có thời, công ty Ăn uống Hà Nội đã chọn hình cốc vại bia đặt bên cái bát đang nghi ngút bốc khói. Có lẽ vị họa sĩ nào đó muốn chọn hình ảnh của vại bia hơi và bát phở Hà Nội chăng?

http://thehe8x.net/data/images/18-11-2008/u31_c0ecf439.jpg

Ờ nhỉ, phở Hà Nội thì quá rõ rồi. Biết bao nhà ẩm thực học Hà Nội của nhiều thế hệ đã luận bàn, ngợi ca về món phở dân tộc đậm đà bản sắc Hà Nội. Còn bia hơi? Bia rõ ràng là thức uống ngoại lai nhưng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, chẳng có nước nào dám độc quyền cho bia là sản phẩm của riêng mình. Người Hà Nội cũng có thể tự hào mà nói rằng bia hơi là một trong những thức uống đậm đà bản sắc của dân Hà Nội. Vả lại, đố ai có thể tìm ra nơi nào trên trái đất này người làm ra và sử dụng lâu bền cái cốc vại uống bia như những vại bia hơi của người Hà Nội?

http://d.violet.vn/uploads/resources/492/thumbnails2/0.bia_Ha_Noi.jpg.jpg

Tôi nói cũng không ngoa. Cách đây ngót chục năm, anh bạn Jeffrey người Mỹ của tôi là một nhà nghiên cứu cổ sinh vật học có tiếng và cũng là tay sành bia có hạng đến Hà Nội làm việc. Bạn bè kéo nhau đi uống bia bên gốc cây si gần nhà hát lớn. Cả hội say khướt vì vị men bia đặc biệt Hà Nội mà theo anh bạn tôi thì nó chẳng kém bất kì một loại bia nào trên thế giới. Thế nhưng ở đây có một thứ mà chẳng nơi nào có được, đó chính là chiếc cốc vại thủy tinh dầy, xanh xanh, trăng trắng, đùng đục sần sùi, cầm thì nặng tay, thành cốc đổ mồ hôi lạnh toát. Có thể nhìn rõ lớp bọt bia trắng xốp phồng trên miệng, những dòng tăm sủi bọt liên tục theo nhau nổi lên từ đáy cốc. Tha hồ nâng lên hạ xuống, chạm cạch cạch, canh cách liên tục thoải mái mà không sợ vỡ. Anh bạn tôi may mắn xin được chị bán hàng người Hà Nội tươi trẻ một chiếc cốc vại Hà Nội đem về xếp cạnh mấy chục loại cốc bia của đủ các hãng bia khác nhau trên thế giới. Cho đến bây giờ, anh vẫn luôn tự hào về hiện vật độc đáo mang đậm màu sắc Hà Nội này trong bộ sưu tập độc nhất vô nhị của mình trên đất Hoa Kì.

http://www.tgtd1.com/uploads/News/pic/small_1199980333.nv.jpg

Có một lần, biết tôi là dân bia Hà Nội sang, nhóm bạn ẩm thực Pháp rủ tôi đi thưởng thức trong một quán bia bình dân ở Paris. Quen lối ăn uống xuềnh xoàng bình dân như còn ở Hà Nội, tôi bảo hãy chọn một cửa hàng nào uống bia hơi thôi. Khi vào đến quán mới vỡ lẽ rằng bên Pháp cũng như ở nhiều nước khác, cùng với một mác bia thì giá của bia hơi tươi là đắt hơn cả. Bia chai và bia lon chỉ thuận lợi cho việc đi picnic hay cất trữ trong nhà, giá lại rẻ hơn và chưa chắc uống bia chai, bia lon đã sang hơn bia hơi. Người ta đem cho tôi một bảng danh mục các loại bia hơi có trong cửa hàng to gần bằng nửa chiếc chiếu nhỏ với tên và giá của đủ các loại bia trên thế giới, trông hoa cả mắt và giá thì đắt khủng khiếp nếu so với bia hơi ở ta. Tôi tò mò muốn nếm thử mỗi loại một chút cho biết vị của các loại bia xem sao. Thật lạ lùng là cứ mỗi loại bia được gọi ra thì người hầu bàn lại rót vào một loại cốc của chính loại bia khách thưởng thức. Thì ra ở đây, chiếc cốc uống bia được coi như màu cờ, sắc áo của từng loại bia. Thấy người nâng cốc là biết ngay họ đang uống bia gì, của hãng nào. Có điều đáng chú ý là tuy hình dạng, nhãn hiệu các loại cốc có khác nhau nhưng cốc bia bao giờ cũng được đong rất cẩn thận. Bia rót vào vại đầy bọt dùi lên có ngọn, người rót bia còn dùng một cái gạt gạt ngang cốc và chờ cho lớp bọt trên tan đi lại tiếp tục rót thêm cho thật đầy. Rót đủ, rót đầy, rót chính xác không thiếu một ly, một giọt là tư cách đạo đức của mỗi người bán hàng, của từng hãng bia, từng nhà hàng mà đâu đâu người ta cũng hết sức tôn trọng.

http://i15.photobucket.com/albums/a366/Cuoi2005/SuuTap/BiaHoi-Stickyrice-1.jpg

Hóa ra cùng là bia cả nhưng ở mỗi nơi, mỗi chỗ cách uống, cách bán hàng và cả cái thú uống trong cốc loại gì cũng chẳng giống nhau. Chẳng cứ gì Việt Nam Hà Nội khác với bên Mỹ, bên Pháp, cứ đem so sánh cách uống bia hơi và cái cốc uống bia hơi của người Hà Nội với người Sài Gòn và các tỉnh cũng đã khác nhau lắm rồi. Tỉ mỉ hơn nếu đem so sánh những chiếc vại bia của từng nhà hàng ở ngay Hà Nội thôi chắc chắn bạn sẽ có được những điều bất ngờ vô cùng thú vị. Chính vì thế, tôi phải tò mò tìm lại lai lịch của cái cốc vại Hà Nội xem sao.

Qua ý kiến của một số nhà nghiên cứu về sử học và ngôn ngữ, tôi tạm nêu giả thuyết: “Cái cốc thủy tinh được du nhập vào đời sống, văn hóa Việt Nam chí ít cũng từ thế kỉ thứ XVIII. Đầu tiên có thể do các giáo sỹ phương Tây người Bồ Đào Nha đưa vào. Chiếc cốc tiếng Bồ gọi là Cô pa, sau đó người Việt ta đọc chệch đi thành là cái cốc.

Từ “cốc vại” sau này chính là để chỉ cái cốc lớn dùng để uống bia hơi phổ biến trong nhiều năm ở Hà Nội, khác với những cốc uống nước ngọt hay uống chè, uống thạch có kích thước nhỏ hơn.

http://i11.photobucket.com/albums/a175/Cuoi2005b/Restos/BiaHoiHN-8936.jpg

Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình trung lưu. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ trong nhà tôi đã có cốc thủy tinh. Có điều là những loại hình cốc trong nhà cũng có những đổi thay theo từng năm tháng. Vào những năm 50, trong nhà tôi chỉ dùng có vài chiếc cốc thủy tinh. Đó là một hai chiếc cốc Tây bằng thủy tinh trong suốt khá dày, thành thấp mà nhà tôi dùng để uống nước lọc. Trong tủ, bố tôi còn có một bộ sáu chiếc cốc pha lê có viền vàng ở gần miệng cốc. Bộ cốc này năm thì mười họa mới được bố tôi đem ra dùng khi có khách quý đến chơi. Loại cốc này thường được dùng để pha nước chanh đá mời khách uống trong mùa hè. Sau này vào những năm 60, ở Hà Nội xuất hiện nhiều loại cốc hơn. Có nhiều loại được đúc khuôn bằng cách nấu chảy các mảnh thủy tinh vỡ rồi đúc, thổi thành nhiều loại sản phẩm thủy tinh khác nhau như bình dầu đèn, ống thông phong, lọ mực... Những loại cốc và đồ thủy tinh rẻ tiền này được bán buôn ở các chợ Bắc Qua và có ở khắp các chợ nội ngoại thành, các tỉnh. Trong số các loại cốc này, đáng chú ý là một loại cốc thủy tinh dáng cao, bên thân có gờ dọc phần gần miệng không có gờ và nhẵn. Đáy cốc hơi thu lại. Thủy tinh có màu xanh lá cây nhạt hoặc trắng và có nhiều bọt. Loại cốc này thường được dùng ở các quán nước chè tươi pha đường hay bán thạch đen, thạch trắng trong các quán giải khát, các gánh hàng rong. Có thể nói đây là tiền thân của những chiếc cốc vại bán bia sau này.

http://www.baosom.com/files/bao_som_bia_hoi_HN_729899731.jpg

Trong những năm 70, 80, nhiều người Việt Nam có cơ hội đi học tập và lao động ở nước ngoài họ gửi nhiều thùng đồ từ Tiệp Khắc, Liên Xô… trong đó có đủ loại cốc chén khác nhau. Có những loại cốc chén pha lê cao cấp gửi về tận xứ Bô Hem bên Tiệp Khắc hay những chiếc cốc thủy tinh trắng trong đúc khuôn rất chính xác được đóng gửi về từng thùng tận liên bang Xô Viết và bán đầy ngoài chợ. Sau này, người ta còn nhập về hàng loạt các cốc thủy tinh dày có tay cầm làm đúng kiểu cốc uống bía sản xuất từ Trung Quốc và cả loại cóc uống bia làm bằng nhựa trong, bằng sứ men nâu... Lạ thay, nhiều loại cốc có dung tích chính xác và đẹp như thế nhưng hầu như những loại cốc này vẫn không được thị trường bia hơi Hà Nội chấp nhận, người ta vẫn chỉ ưa dùng loại cốc vại thủy tinh bọt thô cổ truyền và dung tích thì cực kì uyển chuyển.

http://static.flickr.com/1402/734342449_e749ac5115.jpg

Vào khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ trước, khi nhà máy bia Hà Nội được phục hồi với sự giúp đỡ của công nghệ nấu bia Tiệp Khắc, cả Hà Nội và miền Bắc lúc đó có duy nhất nhà máy sản xuất bia trên đường Hoàng Hoa Thám. Bia thời đầu chỉ có mấy nhãn mác như bia Hữu Nghị, bia Trúc Bạch, bia Hà Nội... những loại này đều đóng chai. Riêng bia hơi thì được đóng vào trong thùng thép và vận chuyển đến các đại lí nội thành. Thoạt đầu, bia bán có bơm ga CO2, do người uống chưa quen nên lượng tiêu thụ còn thấp. Người ta phải quảng cáo uống bia có nhiều chất bổ, bán bia uống lẫn với đường, với sirô cho có vị ngọt, át đi cái vị đắng của hoa Hublông, cái vị không thể thiếu và đặc trưng của bia mà lúc đầu người tập uống chưa quen. Vì tập uống nên người ta chưa uống nhiều và cái cốc thủy tinh nhỏ dùng để uống thạch, uống chè tươi được đem dùng để uống bia trong các cửa hàng mậu dịch. Không hiểu sao khi nhập dây chuyền sản xuất bia vào Hà Nội, người ta nhập cả máy móc, chai lọ nhưng lại không nhập luôn cả các loại cốc và kiểu dáng như kiểu Châu Âu?

Dân uống bia ở Hà Nội ngày một đông lên, cung không đủ cầu. Người uống thì đòi hỏi một lượng bia cho mỗi lần uống một cao hơn thế là trên thị trường bia hơi Hà Nội bắt đầu xuất hiện chiếc cốc vại với dung tích ban đầu là nửa lít và giá bán ban đầu là ba hào một vại.

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20080720/xhbia1.jpg

Thời chiến tranh, bao cấp, cảnh xếp hàng chen chúc để mua bia, uống bia diễn ra hàng ngày. Người ta ngồi xổm trên vỉa hè, trên nắp hầm phòng không để uống bia và xung quanh la liệt những cốc vại. Cả bãi bia như một bãi chợ ngổn ngang những cốc và chút đồ nhậu sơ sài. Nhiều lúc cốc vại thiếu, người xếp hàng phải tự đi nhặt cốc, tráng cốc và xí cốc để khi xếp hàng đến lượt thì có thể mua được. Có người xếp hàng mua bia mất hàng tiếng đồng hồ, mua được tích kê rồi nhưng khi đến cổng rót bia mà không xí được dăm chiếc cốc vại thì coi như nghỉ uống.

http://www.vinasme.com.vn/img1/store/Images2009/Feb/9biahoi416.jpg

Ngày nay bia Hà Nội không thiếu, duy chỉ có chiếc cốc vại đựng bia hơi của người Hà Nội là vẫn trường tồn với thời gian. Người uống bia vẫn ngày ngày cụng ly bằng những chiếc cốc vại xù xì thô kệch muôn thuở.

(Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống)

phale
25-08-2009, 01:24 PM
Lâu lắm mới thấy TA về, khỏe không TA?
Cảm ơn những bài sưu tầm về bia rất lý thú của TA nhé!
Chúc TA nhiều niềm vui trong cuộc sống.

THAI AN
26-08-2009, 07:05 AM
OA _ NỮ (Hôm qua), phale (Hôm qua), Tường Thụy (Hôm qua), TeacherABC (Hôm qua)
Cảm ơn Chị ON, Anh Tường Thụy, Chị Phale và Anh TeacherABC!
Chúc các Anh, các chị luôn mạnh khoẻ và HP!
TA!

OA _ NỮ
26-08-2009, 07:40 AM
Thái An ơi, có mạnh khoẻ ko em? Mọi sự bình an chứ, năng vào NR chơi nhé, và làm thơ nữa.
Chúc em ngày mới vui vẻ.

THAI AN
26-08-2009, 12:09 PM
Thái An ơi, có mạnh khoẻ ko em? Mọi sự bình an chứ, năng vào NR chơi nhé, và làm thơ nữa.
Chúc em ngày mới vui vẻ.
Dạ! E khoẻ chị ơi! Vẫn cơm áo gạo tiền ý mà, với lại đang mất phương hướng quá...chẳng hiểu vì sao nữa! Vì thế, thơ thẩn đi đâu mất chị ạ!
Cảm ơn chị nhiều vì đã hỏi thăm, hy vọng và chúc chị có nhiều sức khoẻ và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
À! Mấy hôm trước thằng cu con nhà em lôi đâu ra cái bật lửa chị tặng dạo trước,...thấy lòng mình lâng lâng! Cảm giác thật của con người thật có được trong thế giới ảo, có lẽ Em là người may mắn...???!
Cảm ơn chị!

THAI AN
26-08-2009, 12:17 PM
Không thể không tha rác về nhà!

Bao nhiêu năm rồi mới được ngồi cafe vỉa hè Hà Nội. Tựa lưng vào gốc sấu già, nhấp từng hụm cafe đậm đắng, lặng lẽ và thanh thản tôi ngắm nhìn đường phố, ngắm nhìn những người thân không quen biết.

Anh đánh giầy không anh?
Mày có xi trắng không?
Có ạ!
Thế thì đánh hộ tao cái răng.

Giật mình nhìn sang, thấy một anh chàng đầu không sợi tóc mặt mày cấm cảu đang kiếm chuyện gây sự với thằng bé đánh giầy. Kể ra nghe cũng hơi khó chịu nhưng bất giác mình lại tủm tỉm cười.

Bão số 4 đã đi qua nhưng vẫn cố ném lại những cơn mưa rào nhỏ. Sau cơn mưa, phố thật đẹp, không bụi, không nóng. Cây cối ven đường được tắm gội sạch sẽ vui vẻ khoe một màu xanh bóng bảy. Hình như con người cũng dễ thương hơn, nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn.

Anh ơi báo Thanh niên mới này!

im lặng...

An ninh thế giới anh nhé!

Cái đầu trọc ngưới lên

Mày có tờ báo nào đưa tin mới không?

Dạ, báo nào chẳng có tin mới anh. Toàn báo mới ngày hôm nay đâý anh ạ

Làm gì có, báo thì mới nhưng tin thì cũ rồi.

Con bé bán báo đánh rơi một cái nguýt dài trước khi bỏ đi. Tôi lại lặng lẽ ngắm nhìn thiên hạ. Kể ra thằng cha này cũng có lỹ. Mua tờ báo, lật từ trang cuối lên trang đầu , giở từ trang đầu về trang cuối rặt những tin hoa hậu, người mẫu, nghệ sĩ, cầu thủ. Có lẽ nào thiên hạ đều nhàn nhã thế, sung túc thế, đẹp đẽ thế.

Đi đi

Đã bảo đi đi cơ mà, có cái răng đây này, bẻ được tao cho.

Hình như đã quen với cái kiểu ăn nói thế nên tôi không thèm nhìn sang nữa. Kệ, chuyện đời thường mà .

Khoan đã. Quay lại tôi bảo

Mụ đàn bà nhem nhuốc, cắp cái nón trước ngực , tất tả quay lại không giấu nổi vẻ mừng rỡ xen lẫn phấp phỏng.

Con chị hay con ai? Nói thật

Thì ra, trên tay mụ, giấu sau chiếc nón rách đã mốc thâm và méo mó là một đứa trẻ.

Dạ, con em.

Thật không. Mấy tuổi rồi.

Dạ thật mà. Cháu 23 tháng ạ

Trông cái vẻ mếu máo của mụ thật tội. Cái vẻ của một người bị hàm oan và đã quen với chuyện bị đổ oan, bị nghi ngờ. Tức tưởi lắm mà không thể nói ra được. Mụ hạ thấp chiếc nón, hay nói đúng hơn, chiếc nón thấm đẫm nước mưa bỗng gẫy oặt sang một bên. Tôi nhìn kỹ đứa bé. Là thằng lông bông chưa gia đình nên tôi chịu không thể đoán nó là con trai hay con gái, có phải đã 23 tháng tuổi hay mụ đàn bà kia nói dối. Chỉ biết, bọc trong bộ quần áo cộc rộng thùng thình và cáu bẩn là một thân hình dặt dẹo. Da đứa bé xanh và mỏng. Tất nhiên xanh thì ai cũng nhận biết được còn mỏng thì do tôi cảm nhận thế, bởi ẩn dưới làn da xanh mướt là những mạch máu li ti li ti.

Không có tiền cho đâu. Ngồi đây tôi gọi cho hai mẹ con cốc sữa.

Ngồi xuống Đầu trọc gắt

Mụ đàn bà vẫn còn đang ngơ ngác, giật mình hốt hoảng buông chiếc nón trên tay xuông và ngồi bệt lên. Con bé bán hàng cafe mặc chiếc quần lửng cạp trễ để lộ ra hai bắp chân to như bắp chuối (có lẽ là con gái miền sơn cước) le te cầm ra hai hộp sữa tươi mát lạnh. Chắc là nó vẫn đứng quanh quẩn đây hóng chuyện.

Mụ đàn bà hai tay đón lấy hộp sữa, liếc nhìn đầu trọc, ngước nhìn con bé bán hàng, đầy vẻ bối rối hàm ơn nhưng chẳng biết ơn ai.

Đứa bé, mũi dãi thò lò. Trên khuân mặt đầy những vết tay bẩn quệt ngang quệt dọc. Mắt nó sáng lên khi thấy hộp sữa mụ đàn bà đưa cho. Hai bàn tay xinh xinh vồ lấy , nắm chặt như sợ ai cướp mất. Đôi mắt nó mới đẹp làm sao , trong vắt, đen tròn thơ ngây. Trong đôi mắt ấy, không biết ngoài hộp sữa ngọt lành, thơm mát kia có tôi , có đầu trọc, có mụ đàn bà, có con bé chân to, có phố phường tấp nập, có cây sấu già không? Chắc là có. Và tất cả chúng tôi đều thật tốt, rất tốt. Nó nghĩ thế .

Đầu trọc hệch môi nở một nụ cười.

Những tia nắng đầu tiên sau cơn mưa trong vắt, nhảy nhót.

(TA copy from ttvnol - made by CCCPonline)

Không bình luận gì thêm, vì đấy mới là cuộc sống...!

OA _ NỮ
26-08-2009, 09:44 PM
Dạ! E khoẻ chị ơi! Vẫn cơm áo gạo tiền ý mà, với lại đang mất phương hướng quá...chẳng hiểu vì sao nữa! Vì thế, thơ thẩn đi đâu mất chị ạ!
Cảm ơn chị nhiều vì đã hỏi thăm, hy vọng và chúc chị có nhiều sức khoẻ và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
À! Mấy hôm trước thằng cu con nhà em lôi đâu ra cái bật lửa chị tặng dạo trước,...thấy lòng mình lâng lâng! Cảm giác thật của con người thật có được trong thế giới ảo, có lẽ Em là người may mắn...???!
Cảm ơn chị!

Cả em và chị đều may mắn mà, phải ko? Gặp được nhau trong thế giới ảo này đã là một cái duyên, hiểu biết nhau, quý mến nhau, tôn trọng nhau và gìn giữ mối quan hệ vô tư từ bao nhiêu năm nay thì đó đúng là một trong những cái duyên may rồi. :D
Chúc ku Tũn nhà em hay ăn chóng nhớn nha, và em mau chóng tìm được phương hướng!

THAI AN
30-12-2009, 12:06 PM
...
Chúc ku Tũn nhà em hay ăn chóng nhớn nha, và em mau chóng tìm được phương hướng!
Chào chị gái! Lâu lắm rồi không gặp, nói chuyện, chát chít...nhưng TA chẳng bao giờ quên, thế mới lại chứ lị!

Quên nà, ku nhà em hổng phải là TŨN mà là...S! Toàn phải thức trắng đêm với S thôi...con với chả cái, mệt nhưng vui...

Chúc chị gái và những người bạn...sức khỏe, tràn đầy niềm vui!

OA _ NỮ
31-12-2009, 12:45 AM
Chào chị gái! Lâu lắm rồi không gặp, nói chuyện, chát chít...nhưng TA chẳng bao giờ quên, thế mới lại chứ lị!

Quên nà, ku nhà em hổng phải là TŨN mà là...S! Toàn phải thức trắng đêm với S thôi...con với chả cái, mệt nhưng vui...

Chúc chị gái và những người bạn...sức khỏe, tràn đầy niềm vui!

Cám ơn em zai! Năm mới chúc gia đình em nếp tẻ đều đầy đủ nhá. Hi hi.
Năng vào NR chơi nhé, Lâu rồi ko đọc thơ của em. :D

THAI AN
07-10-2010, 04:47 PM
- Có những người bạn hắn lưu số 3 năm, chỉ nhắn tin, không gọi...
- Có những người bạn hắn lưu số 3 năm, cả gọi và nhắn tin, báo nhận nhưng không thấy trả lời...
- Có những người bạn hắn lưu số hơn 3 năm, gọi, nhắn tin, hẹn gặp nhưng chẳng gặp riêng được bao giờ...
- Có những người bạn, nói chuyện, chat, xong rồi quên nhưng chẳng bao giờ quên được...
...
- Có những người như vậy, trong đó có mình...

THAI AN
08-10-2010, 12:45 PM
...Nghĩ, hắn thích làm về xây dựng nhưng chẳng đậu được vào xây dựng, loạng quạng thế nào vẫn dính đến xây dựng. Tuy nhiên, lại là trái nghề, vẫn chiến thôi, chiến đều, chiến đến gần chục công ty trong 7 năm trời. Ngoảnh lại thấy thua tất cả bạn bè về sự ổn định, về con cái, về mối quan hệ...chỉ hơn được mỗi...làm nhiều công ty hơn. Hắn biết chứ, nhất định là biết rồi, biết cái được cái mất khi lúc nào cũng trong tình trạng...nhảy việc.

...Ngẫm, về thời gian gần/hơn nửa đời người thấy thiếu nhiều thứ quá và cũng muốn nhiều thứ quá. Cố thôi, đời cha không bằng thì cố để đời con phẳng vậy, quy luật mà "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".

...Ngó, về những người bạn, hắn tham lam nghĩ "giá mà mình được đi nhiều giống Chị Oa, giá mà phong sương như Anh Lao Ái, giá mà được nể trọng như Anh Gấu, Anh Nhân Ái, giá mà lãng tử như Bác CNBH, giá mà có chỗ "thơm" như Anh Nguoikhongmangho, giá mà giỏi thơ văn như cô giáo Phale, giá mà ...", nhiều người nữa hắn nhớ nhưng không tiện nêu tên. Tham! Đúng là tham...Suỵt, biết thôi nhé, đừng cười!

...Dại, mọi người đều bảo hắn dại khi bia bọt, rượu chè ăn nhau nước cuối. Còn hắn, cứ chơi từ đầu đến cuối ừng ực, không câu nệ, không tiểu xảo, không chối từ...có phải là cả nể không? Chưa hẳn là không mà cũng không phải hoàn toàn có, hình như là tính cách rồi thì phải, chẳng thể nào biết được, chỉ biết rằng mọi người bảo hắn uống nhiều nhưng chẳng bao giờ đi đến cuối của một cuộc vui. Có phải thế không mà ít khi hắn được hưởng trọn vẹn mọi thứ, cái gì cũng nửa vời, giang dở...

...Cười, hắn phải cười vì không làm thế chẳng lẽ khóc. Hắn chưa khóc vì cuộc sống mưu sinh như hiện tại bao giờ bởi vì hắn phải sống tốt, ít nhất là sống tốt đã, cho gia đình nhỏ của hắn, cho Bố/Mẹ ruột, Bố/Mẹ vợ, cho bạn bè, cho đồng nghiệp...

...Nhớ, có những người bạn hắn không gặp mặt, không nói chuyện trực tiếp nhưng chắc chắn một điều hắn không bao giờ quên!

..Hiện, hắn vẫn quay cuồng hàng ngày với một mớ hỗn độn suy nghĩ ở trên, vẫn lóc cóc mỗi sáng đến văn phòng...cày ruộng. Vẫn, mải miết ngó nghiêng xem có mảnh đất nào tốt hơn để...tiếp tục cày! Vòng quay như vậy, quay tròn, móp méo...thế mà cũng lăn được những 7, 8 năm rồi đấy...tiếp tục quay!!!

Phu sinh
08-10-2010, 03:17 PM
................
..Hiện, hắn vẫn quay cuồng hàng ngày với một mớ hỗn độn suy nghĩ ở trên, vẫn lóc cóc mỗi sáng đến văn phòng...cày ruộng. Vẫn, mải miết ngó nghiêng xem có mảnh đất nào tốt hơn để...tiếp tục cày! Vòng quay như vậy, quay tròn, móp méo...thế mà cũng lăn được những 7, 8 năm rồi đấy...tiếp tục quay!!!

Hì... Vẫn còn nhiều người tương tự như TA! Rất đồng cảm với TA!
Ừ thì.... cứ tiếp tục quay thôi!

SunWild
08-10-2010, 11:50 PM
...Nghĩ, hắn thích làm về xây dựng nhưng chẳng đậu được vào xây dựng, loạng quạng thế nào vẫn dính đến xây dựng. Tuy nhiên, lại là trái nghề, vẫn chiến thôi, chiến đều, chiến đến gần chục công ty trong 7 năm trời. Ngoảnh lại thấy thua tất cả bạn bè về sự ổn định, về con cái, về mối quan hệ...chỉ hơn được mỗi...làm nhiều công ty hơn. Hắn biết chứ, nhất định là biết rồi, biết cái được cái mất khi lúc nào cũng trong tình trạng...nhảy việc.

Hì... nhảy việc cũng có cái hay riêng của nó, bắt buộc mình phải thích nghi liên tục và luôn khám phá môi trường mới... Lâu lâu ko nhảy việc lại thấy buồn buồn :)

onesieuthi
09-10-2010, 12:07 AM
Vậy chị Sunwild có hay nhảy không ? Trước giờ One không biết nhảy nên bị tụt hậu chăng :)

SunWild
09-10-2010, 12:11 AM
Vậy chị Sunwild có hay nhảy không ? Trước giờ One không biết nhảy nên bị tụt hậu chăng :)
Hì kỷ lục là nhảy 3-4 nơi trong vòng 4 năm... giờ cũng vẫn có nơi rủ rê mà còn cân nhắc hihi

OA _ NỮ
10-10-2010, 02:40 AM
Vẫn, mải miết ngó nghiêng xem có mảnh đất nào tốt hơn để...tiếp tục cày! Vòng quay như vậy, quay tròn, móp méo...thế mà cũng lăn được những 7, 8 năm rồi đấy...tiếp tục quay!!!

Cứ quay tiếp đi em. Ko bước vào vòng quay sao biết sức mình tới đâu. Hihihi. Dù chỉ là lăn từ vòng tròn này, sang một vòng tròn khác.
Như trò chơi gụ ấy, khi quăng con gụ xuống đất, dõi theo vòng quay lâu tới đâu, độ xoáy sâu thế nào...:Cảm giác cực kỳ thích thú và hồi hộp. cool:
Lâu quá OA ko chơi gụ rồi. Hồi trẻ con còn bé hay chơi với chúng nó, cá cược gụ của ai ko bị lăn cu đơ ra trước thì được uống nước ngọt. Tiếng hét stay...do'nt fall chợt văng vẳng, và hình ảnh con gái rụt rè e gại ko dám chơi nhưng khi nghe mẹ nói. Go 4 it...Do' be chicken...

mainhungayhomqua
10-10-2010, 10:09 AM
Vẫn, mải miết ngó nghiêng xem có mảnh đất nào tốt hơn để...tiếp tục cày! Vòng quay như vậy, quay tròn, móp méo...thế mà cũng lăn được những 7, 8 năm rồi đấy...tiếp tục quay!!!

Cứ quay tiếp đi em. Ko bước vào vòng quay sao biết sức mình tới đâu. Hihihi. Dù chỉ là lăn từ vòng tròn này, sang một vòng tròn khác.
Như trò chơi gụ ấy, khi quăng con gụ xuống đất, dõi theo vòng quay lâu tới đâu, độ xoáy sâu thế nào...:Cảm giác cực kỳ thích thú và hồi hộp. cool:
Lâu quá OA ko chơi gụ rồi. Hồi trẻ con còn bé hay chơi với chúng nó, cá cược gụ của ai ko bị lăn cu đơ ra trước thì được uống nước ngọt. Tiếng hét stay...do'nt fall chợt văng vẳng, và hình ảnh con gái rụt rè e gại ko dám chơi nhưng khi nghe mẹ nói. Go 4 it...Do' be chicken...

Cách đây mấy hôm em trong một chuyến du lịch em cũng đươc xem chơi gụ, cả người lớn và trẻ em cùng chơi. Những con quay được tô rất nhiều mầu và rất to, có người còn trổ tài bằng cách để con quay quay trên vai. Giờ trẻ em thành phố chắc hầu như không biết gì về trò chơi truyền thống này nữa rồi.

THAI AN
11-10-2010, 10:15 AM
Hì... nhảy việc cũng có cái hay riêng của nó, bắt buộc mình phải thích nghi liên tục và luôn khám phá môi trường mới... Lâu lâu ko nhảy việc lại thấy buồn buồn :)
Nhảy việc thiệt nhiều thứ lắm, tình trạng chung là 2 tháng thử việc cho nó đúng...quy định và một số hệ lụy khác liên quan, nhất là nhảy việc đúng tháng 12 của năm cũ, sang năm mới bắt đầu ở cty mới. Mất, mất hết luôn, mối quan hệ, tăng lương, thưởng sau một năm lăn cùng dự án...Cũng chẳng phải là dại và không biết điều đó nhưng mà nó đúng thời điểm nên phải túm lấy cho dù túm được cái đuôi. Hi hi hi!

Còn lại, như SW nói ở trên thì...chuẩn luôn!

Hì... Vẫn còn nhiều người tương tự như TA! Rất đồng cảm với TA!
Ừ thì.... cứ tiếp tục quay thôi!

Hì!

Em cũng biết có nhiều người "ừ thì...tiếp tục quay thôi!" giống AE mình, có điều họ chưa nói ra, không nói ra thôi.

Đêm đã khuya mây mờ phủ kín
Đêm đã tận mà giấc ngủ chưa yên...
Có lẽ Anh đang…quay!

..
Cứ quay tiếp đi em. Ko bước vào vòng quay sao biết sức mình tới đâu. Hihihi. Dù chỉ là lăn từ vòng tròn này, sang một vòng tròn khác.
Như trò chơi gụ ấy, khi quăng con gụ xuống đất, dõi theo vòng quay lâu tới đâu, độ xoáy sâu thế nào...:Cảm giác cực kỳ thích thú và hồi hộp. cool:
Lâu quá OA ko chơi gụ rồi. Hồi trẻ con còn bé hay chơi với chúng nó, cá cược gụ của ai ko bị lăn cu đơ ra trước thì được uống nước ngọt. Tiếng hét stay...do'nt fall chợt văng vẳng, và hình ảnh con gái rụt rè e gại ko dám chơi nhưng khi nghe mẹ nói. Go 4 it...Do' be chicken...
Hi hi hi!
Em chỉ thích nhất ở ý "dù chỉ là lăn từ vòng tròn này sang một vòng tròn khác..."

Countryside...Chơi gụ, đánh khẳng (khăng)...ai cũng biết và phải bước qua "xác" nó. Điều em nhớ nhất lúc tuổi thơ là lúc đang học cấp 1, tự cầm dao đi phang "gục" cây ổi đào của Ông nội để lấy gốc đẽo thành con quay (gụ). Ổi đào ông trồng bao nhiêu năm, năm nào cũng trèo lên chóp chép, thế mà vì một trào lưu "gụ ổi đào dai, bền cực kỳ luôn Ng ạ, đi tìm mà đẽo gụ..." thằng cháu đích tôn chém luôn cả cây chỉ để lấy mỗi một đoạn gốc.
Trong lúc đẽo gụ, đứt tay, chảy máu, hái lá cây rồi nhai nhỏ, đắp vào cho nó cầm máu, vẫn chưa ổn, thấy có cái chum đựng nước sạch của Bà nội thế là, a le hấp nhúng cả bàn tay chảy máu vào...lúc sau chum nước toàn màu đỏ, hic hic hic
Cuối buổi, ông phát hiện công sức của mình...không còn nữa, bà cũng phát hiện nguồn nước của mình tự nhiên...đổi màu. Kết quả của thằng cháu đích tôn: Ông tét cho sưng mông, bà quát ầm cả xóm, nhốt vào nhà, cấm đi chơi.


Don't fall
Go 4 it...Do' be chicken...:o:o:o

Cách đây mấy hôm em trong một chuyến du lịch em cũng đươc xem chơi gụ, cả người lớn và trẻ em cùng chơi. Những con quay được tô rất nhiều mầu và rất to, có người còn trổ tài bằng cách để con quay quay trên vai. Giờ trẻ em thành phố chắc hầu như không biết gì về trò chơi truyền thống này nữa rồi.
Ở Hà Nội vẫn còn trò này nhưng là trẻ con chơi và vẫn kiểu xem con quay của ai quay lâu nhất...Nhưng vật liệu không bằng gỗ nữa mà là bằng nhựa được lấy từ..."Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai"

OA _ NỮ
22-10-2010, 06:52 AM
Countryside...Chơi gụ, đánh khẳng (khăng)...ai cũng biết và phải bước qua "xác" nó. Điều em nhớ nhất lúc tuổi thơ là lúc đang học cấp 1, tự cầm dao đi phang "gục" cây ổi đào của Ông nội để lấy gốc đẽo thành con quay.

Ui ổi đào. Nói đến nhớ và thèm. Biệt thự nhà OA ở HP cũng có những cây ổi đào, mỗi khi chín cứ thơm phưng phức. Bây giờ VN hiếm thấy loại ổi nho nhỏ, vàng ươm bên ngoài mà bên trong hồng hồng. Ở Nam Mỹ có nhiều loại ổi này lắm. Khi OA bị bỏ đói, chỉ ăn ổi và uống nước dừa trừ bữa mà no.

OA NỮ vẫn còn hoài niệm về những trò chơi thời thơ bé như đánh khăng, gụ, chấm muối ăn me, chơi cò..VN bây giờ chắc chỉ còn các trò chơi đó ở vùng quê thôi.
.Mấy tháng trước OA đi NM, thấy trẻ con NM chơi cò tàu bay. OA khoái quá chơi liền, ko ngờ mình vẫn còn nhớ các luật chơi. Vui ơi là vui, xong vẫn nhớ internet. Hì hì