SÓC
14-05-2009, 07:08 PM
Lời đầu: Định làm một cuộc thăm dò nhưng diễn đàn hiện không có chức năng này nên post tạm vào đây vậy. Hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng...có bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu cuộc sống..., lúc có, lúc không, trên cao nhìn xuống, dưới thấp nhìn lên,...thôi thì đói cho sạch, rách cho thơm, lá lành đùm lá rách, "thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"...
Gần 20 năm em cõng anh đi xin tiền chữa bệnh
Trong cái rét căm căm của mùa đông Hà Nội, người phụ nữ liêu xiêu cõng anh trai bị cụt tứ chi lang thang khắp phố phường để xin tiền chữa bệnh. Hành trình của hai con người đi chung trên một đôi chân ấy đã kéo dài gần 20 năm...
Phong phanh trong manh áo mỏng, liêu xiêu trên đôi chân trần, người phụ nữ tên Tuyết (38 tuổi) và anh trai tên Thạnh (42 tuổi) rong ruổi khắp phố phường Hà Nội để xin tiền mong chữa khỏi căn bệnh quái ác đang ngày ngày gặm nhấm các khớp chân tay của người đàn ông này.
Không chỉ người đi đường mà ngay cả người bán rau cũng sẵn lòng bỏ ra một vài nghìn giúp đỡ hai chị em. Mỗi lần có người thương tình cho vài nghìn lẻ, chị Tuyết lại gật đầu miệng liên tục cảm ơn.
Đôi vai của người phụ nữ oằn lên dưới sức nặng của người anh tàn tật. Chốc chốc chị Tuyết lại dừng, mặt đỏ gay, 2 tay gồng lên để xốc anh Thạnh đang ngồi gần như bất động trên lưng mình khỏi tụt xuống đất. Những khi kiệt sức, chị Tuyết lại nhẹ nhàng đặt anh ngồi bệt xuống vỉa hè thở dốc.
"Mỗi ngày cũng xin được 60-70.000 đồng. Nếu ăn 3 bữa thì không đủ tiền chữa bệnh nên phải nhịn từ sáng đến tối mới mua một suất cơm về anh em ăn chung. Lắm hôm về nhà chân tay đau nhức không ngủ được. Mệt nhưng anh em vẫn hứa với nhau rằng phải gắng gượng lên mà đi", vừa nói, gương mặt người phụ nữ khắc khổ, già trước tuổi này càng thêm nhầu nhĩ.
http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090304/23.jpg
Trong khi nhiều người phải khoác áo rét thì anh em chị Tuyết vẫn phong phanh trong manh áo mỏng, mặc hết ngày này qua ngày khác. Ảnh: Khánh Chi.
Sinh ra ở vùng đồng chiêm trũng (thôn Thiện Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên) của tỉnh Nam Định năm 1967, cậu bé Trần Quang Thạnh hoàn toàn khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Bốn năm sau, cô em gái Trần Thị Tuyết cũng chào đời trong niềm vui của gia đình.
Tuy nhiên, khi Thạnh lên 16 và Tuyết 12 tuổi thì người đàn ông trụ cột của gia đình đột ngột qua đời. Không lâu sau, người mẹ cũng theo chồng, bỏ lại 2 đứa con thơ bơ vơ không nơi nương tựa. Từ đó, hai đứa trẻ đang ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" đã phải nghỉ học, đi làm thêm đủ các nghề để kiếm sống.
Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, năm Thạnh 19 tuổi, chứng bệnh viêm tắc động mạch đã biến chàng trai khỏe mạnh trở thành tàn phế. Các đầu ngón chân tím bầm, đau nhức và hoại tử khiến anh phải gạt nước mắt để bác sĩ tháo dần các khớp chân.
Sau lần phẫu thuật này, anh Thạnh vẫn có thể chống nạng đi lại và làm được một số việc vặt. Tuy nhiên, khi bệnh phát nặng thêm, chàng trai hơn 20 tuổi phải trông cậy hoàn toàn vào cô em gái. Vốn túng quẫn, hoàn cảnh của hai chị em càng trở nên khốn khó. Để có tiền chữa bệnh, họ phải bán cả căn nhà bố mẹ để lại.
Chạy chữa ở bệnh viện Tam Điệp, Ninh Bình, Nam Định... không khỏi, anh Thạnh lại được chuyển lên một số bệnh viện của Hà Nội. Tuy nhiên, 7 năm trở lại đây, khi lấy bệnh viện Y học Cổ truyền... làm nhà, bệnh của anh Thạnh đã thuyên giảm.
http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090304/23a.jpg
Do không còn chốn nương thân nên nhiều năm nay, hai anh em đã lấy bệnh viện làm nhà và lang bạt khắp nơi. Ảnh: Khánh Chi.
"Biết là giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay nhưng không có tiền mà việc chữa trị lại quá tốn kém nên cũng đành để người ta cắt dần các khớp ngón tay anh ấy", vừa nói, chị Tuyết vừa nhìn chằm chằm vào đôi hai bàn tay cụt ngủn của người anh trai gần như ngồi bất động trên hè phố.
Không lỡ bỏ lại người anh trai tật nguyền bơ vơ một mình, chị Tuyết quyết tâm gạt ước vọng lập gia đình sang một bên để chăm anh. Còn anh Thạnh, vì quá tự ti với bản thân nên anh lầm lì ít nói và chẳng bao giờ dám mơ tới một mái ấm gia đình.
"Nhiều người mách rằng, cố gắng xin vài chục triệu chữa bệnh cho anh ấy nhưng em làm gì có ai giúp đâu mà biết. Mỗi khi dành dụm được ít tiền, hai anh em lại cõng nhau vào viện điều trị, hết tiền thì lại lang bạt khắp nơi...", dứt lời, chị Tuyết lại khom người đỡ anh trai ngồi lên lưng mình.
Đôi chân trần cõng theo hai con người khốn khó lại liêu xiêu trên đường để tiếp tục hành trình không biết ngày ngưng nghỉ...
( Nguồn vnexpress)
Gần 20 năm em cõng anh đi xin tiền chữa bệnh
Trong cái rét căm căm của mùa đông Hà Nội, người phụ nữ liêu xiêu cõng anh trai bị cụt tứ chi lang thang khắp phố phường để xin tiền chữa bệnh. Hành trình của hai con người đi chung trên một đôi chân ấy đã kéo dài gần 20 năm...
Phong phanh trong manh áo mỏng, liêu xiêu trên đôi chân trần, người phụ nữ tên Tuyết (38 tuổi) và anh trai tên Thạnh (42 tuổi) rong ruổi khắp phố phường Hà Nội để xin tiền mong chữa khỏi căn bệnh quái ác đang ngày ngày gặm nhấm các khớp chân tay của người đàn ông này.
Không chỉ người đi đường mà ngay cả người bán rau cũng sẵn lòng bỏ ra một vài nghìn giúp đỡ hai chị em. Mỗi lần có người thương tình cho vài nghìn lẻ, chị Tuyết lại gật đầu miệng liên tục cảm ơn.
Đôi vai của người phụ nữ oằn lên dưới sức nặng của người anh tàn tật. Chốc chốc chị Tuyết lại dừng, mặt đỏ gay, 2 tay gồng lên để xốc anh Thạnh đang ngồi gần như bất động trên lưng mình khỏi tụt xuống đất. Những khi kiệt sức, chị Tuyết lại nhẹ nhàng đặt anh ngồi bệt xuống vỉa hè thở dốc.
"Mỗi ngày cũng xin được 60-70.000 đồng. Nếu ăn 3 bữa thì không đủ tiền chữa bệnh nên phải nhịn từ sáng đến tối mới mua một suất cơm về anh em ăn chung. Lắm hôm về nhà chân tay đau nhức không ngủ được. Mệt nhưng anh em vẫn hứa với nhau rằng phải gắng gượng lên mà đi", vừa nói, gương mặt người phụ nữ khắc khổ, già trước tuổi này càng thêm nhầu nhĩ.
http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090304/23.jpg
Trong khi nhiều người phải khoác áo rét thì anh em chị Tuyết vẫn phong phanh trong manh áo mỏng, mặc hết ngày này qua ngày khác. Ảnh: Khánh Chi.
Sinh ra ở vùng đồng chiêm trũng (thôn Thiện Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên) của tỉnh Nam Định năm 1967, cậu bé Trần Quang Thạnh hoàn toàn khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Bốn năm sau, cô em gái Trần Thị Tuyết cũng chào đời trong niềm vui của gia đình.
Tuy nhiên, khi Thạnh lên 16 và Tuyết 12 tuổi thì người đàn ông trụ cột của gia đình đột ngột qua đời. Không lâu sau, người mẹ cũng theo chồng, bỏ lại 2 đứa con thơ bơ vơ không nơi nương tựa. Từ đó, hai đứa trẻ đang ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" đã phải nghỉ học, đi làm thêm đủ các nghề để kiếm sống.
Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, năm Thạnh 19 tuổi, chứng bệnh viêm tắc động mạch đã biến chàng trai khỏe mạnh trở thành tàn phế. Các đầu ngón chân tím bầm, đau nhức và hoại tử khiến anh phải gạt nước mắt để bác sĩ tháo dần các khớp chân.
Sau lần phẫu thuật này, anh Thạnh vẫn có thể chống nạng đi lại và làm được một số việc vặt. Tuy nhiên, khi bệnh phát nặng thêm, chàng trai hơn 20 tuổi phải trông cậy hoàn toàn vào cô em gái. Vốn túng quẫn, hoàn cảnh của hai chị em càng trở nên khốn khó. Để có tiền chữa bệnh, họ phải bán cả căn nhà bố mẹ để lại.
Chạy chữa ở bệnh viện Tam Điệp, Ninh Bình, Nam Định... không khỏi, anh Thạnh lại được chuyển lên một số bệnh viện của Hà Nội. Tuy nhiên, 7 năm trở lại đây, khi lấy bệnh viện Y học Cổ truyền... làm nhà, bệnh của anh Thạnh đã thuyên giảm.
http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090304/23a.jpg
Do không còn chốn nương thân nên nhiều năm nay, hai anh em đã lấy bệnh viện làm nhà và lang bạt khắp nơi. Ảnh: Khánh Chi.
"Biết là giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay nhưng không có tiền mà việc chữa trị lại quá tốn kém nên cũng đành để người ta cắt dần các khớp ngón tay anh ấy", vừa nói, chị Tuyết vừa nhìn chằm chằm vào đôi hai bàn tay cụt ngủn của người anh trai gần như ngồi bất động trên hè phố.
Không lỡ bỏ lại người anh trai tật nguyền bơ vơ một mình, chị Tuyết quyết tâm gạt ước vọng lập gia đình sang một bên để chăm anh. Còn anh Thạnh, vì quá tự ti với bản thân nên anh lầm lì ít nói và chẳng bao giờ dám mơ tới một mái ấm gia đình.
"Nhiều người mách rằng, cố gắng xin vài chục triệu chữa bệnh cho anh ấy nhưng em làm gì có ai giúp đâu mà biết. Mỗi khi dành dụm được ít tiền, hai anh em lại cõng nhau vào viện điều trị, hết tiền thì lại lang bạt khắp nơi...", dứt lời, chị Tuyết lại khom người đỡ anh trai ngồi lên lưng mình.
Đôi chân trần cõng theo hai con người khốn khó lại liêu xiêu trên đường để tiếp tục hành trình không biết ngày ngưng nghỉ...
( Nguồn vnexpress)