SÓC
14-05-2009, 06:21 PM
Công nghệ "thịt chó" của một...làng Nghề!
Thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức từ lâu đã nổi tiếng xa gần về nghề thịt chó. Chó được thu gom từ khắp nơi ở trong và ngoài nước. Trung bình mỗi ngày Cao Hạ tiêu thụ tới vài tấn thịt chó.
Món nghề gia truyền
Ai có dịp về Cao Hạ sẽ không lại gì hình ảnh những chiếc xe tải hàng ngày chở chó về làng. Chó được thu mua từ các tỉnh xa như Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh..., thậm chí được mua cả từ nước ngoài như Lào, Thái Lan. Cao Hạ có 400 hộ thì có đến 50 gia đình trực tiếp thịt chó, đấy là chưa kể những người ở nơi khác đến đay mua chó về làm.
http://tintuc5giay.com/images/stories/demo/doisong/laodong/thitcho.jpg
Mổ chó tại làng chuyên thịt chó Cao Hạ (Đức Giang, Hoài Đức, Hà Tây).
Thường từ ngày 6 âm lịch hàng tháng, người Cao Hạ mới bắt đầu thịt chó nhưng bán chạy phải từ sau rằm cho đến cuối tháng. Mỗi đoàn xe tải chở chó về làng phải mất ba giờ để nhân công chuyển chó vào lồng. Thường các xe tải chở chó về làng lúc 1 - 2 giờ đêm, hoặc 5 - 6 giờ sáng, bởi lúc đó thời tiết mát mẻ, chó ít bị chết.
Là một trong những hộ gia đình có xưởng thịt chó lớn ở trong làng Cao Hạ, anh Nguyễn Văn Cải cho biết: Thường thì mỗi con chó khi đã qua sơ chế được lãi khoảng vài chục ngàn, một bộ lòng giá bán trước đây từ 5.000 - 7.000 đồng/con nhưng làm sạch sẽ bán được 15.000 - 20.000 đồng/con. Gia đình anh Cải chủ yếu thu mua chó từ những người buôn nhỏ lẻ khắp nơi đổ về. Dù làm thủ công, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Cũng là một "nghệ thuật"
Ngày nào cũng vậy, gia đình anh Cải cùng đội ngũ nhân công phải dậy từ lúc tờ mờ. Khoảng ba đến bốn giờ, chó được đưa lên giàn thịt. Sau khi cắt tiết, mấy thợ thịt chó nhanh chóng dùng rơm vàng thui cho đến khi được màu da bánh mật. Thịt một con mất khoảng 15 phút, bỏ chó vào máy cạo lông chỉ mất 2 - 3 phút, có khi còn nhanh hơn thịt một con gà.
Những chú chó da vàng bóng được móc lên giàn và cả khâu xẻ thịt cũng nhờ máy hỗ trợ. Phần thịt và nội tạng được tách riêng, chỉ làm lòng mà mỗi tháng gia đình anh Cải tiêu thụ hết 2 - 3 tạ muối. Anh Cải cho biết thịt chó đòi hỏi phải được rửa sạch, bảo quản tốt, nếu không thịt nhanh thiu... Cả con chó được đưa vào nồi luộc chín, ai mua phần nào thì tự đem về chế biến.
Các xưởng thịt chó được mở ra đã tạo được cơ hội cho người dân có thêm việc làm. Trung bình mỗi tháng tiền công của một thợ thịt chó được khoảng 1,5 triệu đồng. Ngoài nghề chính là thịt chó, hàng ngày vợ chồng anh Cải còn kết hợp nuôi 30 - 50 con lợn tận dụng nước luộc chó, nước bún đậu của các hộ xung quanh.
http://tintuc5giay.com/images/stories/demo/doisong/laodong/thitcho1.jpg
Thịt chó đã được pha, khách hàng mua phần nào thì đem về tự chế biến (Ảnh: VTC)
Hiện thu nhập bình quân của gia đình anh Cải khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng, có thêm tiền để trang trải cuộc sống, gia đình anh cũng làm được nhà cao tầng, sắm xe máy, nuôi con cái học hành. Anh Cải tâm sự: "Làm thịt chó khó hơn làm thịt lợn, vì muốn chọn con chó nạc, chó sống phải ngon. Nếu luộc chó chín mà có mỡ thì khách hàng chê, khi pha chế thịt chó phải biết chọn loại nào đem bán sống và loại nào đem nấu chín".
Làm nghề thịt chó lâu năm, gia đình bà Phong đỏ cũng có xưởng thịt chó lớn nhất nhì trong làng. Với kinh nghiệm lâu năm, bà Phong cho biết: "Đã là chó thịt thì gần như nhốt suốt mấy ngày và không cho ăn. Tôi ngày nào cũng tắm cho chó và rửa chuồng sạch sẽ để không có mùi hôi. Như thế lông chó sẽ sạch khi thui. Làm nghề thịt chó cũng giống như những nghề khác vậy, có khi được lại có khi lỗ, vài chục triệu đồng đi tong".
Gia đình như anh Cải, bà Phong là những người đi đầu trong việc phát triển nghề thịt chó. Lúc đầu chỉ là thịt chó thưởng thức trong gia đình, sau đó thấy có khả năng mở rộng, anh Cải rủ một số người trong làng cùng nhau đi tìm hiểu và thâm nhập thị trường rồi quyết định mở cửa hàng bán thịt chó, sau đó có vốn mở xưởng lớn. Nhiều hộ gia đình như ông Nguyễn Văn Thân, ông Phạm Văn Hùng, ông Trương Cảnh thấy hay cũng làm thử và dần dần hàng chục hộ dân trong làng Cao Hạ đã lấy nghề thịt chó làm nghề chính.
Còn những trăn trở
Tuy nổi tiếng là làng thịt chó nhưng cả thôn Cao Hạ hiện chỉ có khoảng 10 hộ gia đình có đủ vốn mở xưởng lớn. Do đất chật nên mỗi hộ chỉ có gần sào đất, đất trồng lúa thì ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Tình trạng những xưởng thịt chó mọc lên tự phát gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng đe doạ sức khoẻ của người dân nơi đây. Đặc biệt là những khi mất điện, làng nghề phải dùng máy phát nổ chạy từ 1 - 2 giờ đêm khiến người dân xung quanh mất ngủ. Tình trạng ô nhiễm cống rãnh nặng nề, gần như 100% hệ thống cống rãnh của làng Cao Hạ bị ứ đọng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các mầm bệnh.
Thiết nghĩ, các cấp ban ngành cần có quy hoạch và sớm tách riêng khu nhà xưởng ra khỏi khu dân cư. Chính quyền địa phương nên có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
(Nguồn ktdt.com.vn)
Thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức từ lâu đã nổi tiếng xa gần về nghề thịt chó. Chó được thu gom từ khắp nơi ở trong và ngoài nước. Trung bình mỗi ngày Cao Hạ tiêu thụ tới vài tấn thịt chó.
Món nghề gia truyền
Ai có dịp về Cao Hạ sẽ không lại gì hình ảnh những chiếc xe tải hàng ngày chở chó về làng. Chó được thu mua từ các tỉnh xa như Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh..., thậm chí được mua cả từ nước ngoài như Lào, Thái Lan. Cao Hạ có 400 hộ thì có đến 50 gia đình trực tiếp thịt chó, đấy là chưa kể những người ở nơi khác đến đay mua chó về làm.
http://tintuc5giay.com/images/stories/demo/doisong/laodong/thitcho.jpg
Mổ chó tại làng chuyên thịt chó Cao Hạ (Đức Giang, Hoài Đức, Hà Tây).
Thường từ ngày 6 âm lịch hàng tháng, người Cao Hạ mới bắt đầu thịt chó nhưng bán chạy phải từ sau rằm cho đến cuối tháng. Mỗi đoàn xe tải chở chó về làng phải mất ba giờ để nhân công chuyển chó vào lồng. Thường các xe tải chở chó về làng lúc 1 - 2 giờ đêm, hoặc 5 - 6 giờ sáng, bởi lúc đó thời tiết mát mẻ, chó ít bị chết.
Là một trong những hộ gia đình có xưởng thịt chó lớn ở trong làng Cao Hạ, anh Nguyễn Văn Cải cho biết: Thường thì mỗi con chó khi đã qua sơ chế được lãi khoảng vài chục ngàn, một bộ lòng giá bán trước đây từ 5.000 - 7.000 đồng/con nhưng làm sạch sẽ bán được 15.000 - 20.000 đồng/con. Gia đình anh Cải chủ yếu thu mua chó từ những người buôn nhỏ lẻ khắp nơi đổ về. Dù làm thủ công, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Cũng là một "nghệ thuật"
Ngày nào cũng vậy, gia đình anh Cải cùng đội ngũ nhân công phải dậy từ lúc tờ mờ. Khoảng ba đến bốn giờ, chó được đưa lên giàn thịt. Sau khi cắt tiết, mấy thợ thịt chó nhanh chóng dùng rơm vàng thui cho đến khi được màu da bánh mật. Thịt một con mất khoảng 15 phút, bỏ chó vào máy cạo lông chỉ mất 2 - 3 phút, có khi còn nhanh hơn thịt một con gà.
Những chú chó da vàng bóng được móc lên giàn và cả khâu xẻ thịt cũng nhờ máy hỗ trợ. Phần thịt và nội tạng được tách riêng, chỉ làm lòng mà mỗi tháng gia đình anh Cải tiêu thụ hết 2 - 3 tạ muối. Anh Cải cho biết thịt chó đòi hỏi phải được rửa sạch, bảo quản tốt, nếu không thịt nhanh thiu... Cả con chó được đưa vào nồi luộc chín, ai mua phần nào thì tự đem về chế biến.
Các xưởng thịt chó được mở ra đã tạo được cơ hội cho người dân có thêm việc làm. Trung bình mỗi tháng tiền công của một thợ thịt chó được khoảng 1,5 triệu đồng. Ngoài nghề chính là thịt chó, hàng ngày vợ chồng anh Cải còn kết hợp nuôi 30 - 50 con lợn tận dụng nước luộc chó, nước bún đậu của các hộ xung quanh.
http://tintuc5giay.com/images/stories/demo/doisong/laodong/thitcho1.jpg
Thịt chó đã được pha, khách hàng mua phần nào thì đem về tự chế biến (Ảnh: VTC)
Hiện thu nhập bình quân của gia đình anh Cải khoảng hơn 20 triệu đồng/tháng, có thêm tiền để trang trải cuộc sống, gia đình anh cũng làm được nhà cao tầng, sắm xe máy, nuôi con cái học hành. Anh Cải tâm sự: "Làm thịt chó khó hơn làm thịt lợn, vì muốn chọn con chó nạc, chó sống phải ngon. Nếu luộc chó chín mà có mỡ thì khách hàng chê, khi pha chế thịt chó phải biết chọn loại nào đem bán sống và loại nào đem nấu chín".
Làm nghề thịt chó lâu năm, gia đình bà Phong đỏ cũng có xưởng thịt chó lớn nhất nhì trong làng. Với kinh nghiệm lâu năm, bà Phong cho biết: "Đã là chó thịt thì gần như nhốt suốt mấy ngày và không cho ăn. Tôi ngày nào cũng tắm cho chó và rửa chuồng sạch sẽ để không có mùi hôi. Như thế lông chó sẽ sạch khi thui. Làm nghề thịt chó cũng giống như những nghề khác vậy, có khi được lại có khi lỗ, vài chục triệu đồng đi tong".
Gia đình như anh Cải, bà Phong là những người đi đầu trong việc phát triển nghề thịt chó. Lúc đầu chỉ là thịt chó thưởng thức trong gia đình, sau đó thấy có khả năng mở rộng, anh Cải rủ một số người trong làng cùng nhau đi tìm hiểu và thâm nhập thị trường rồi quyết định mở cửa hàng bán thịt chó, sau đó có vốn mở xưởng lớn. Nhiều hộ gia đình như ông Nguyễn Văn Thân, ông Phạm Văn Hùng, ông Trương Cảnh thấy hay cũng làm thử và dần dần hàng chục hộ dân trong làng Cao Hạ đã lấy nghề thịt chó làm nghề chính.
Còn những trăn trở
Tuy nổi tiếng là làng thịt chó nhưng cả thôn Cao Hạ hiện chỉ có khoảng 10 hộ gia đình có đủ vốn mở xưởng lớn. Do đất chật nên mỗi hộ chỉ có gần sào đất, đất trồng lúa thì ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Tình trạng những xưởng thịt chó mọc lên tự phát gây ô nhiễm môi trường đang ngày càng đe doạ sức khoẻ của người dân nơi đây. Đặc biệt là những khi mất điện, làng nghề phải dùng máy phát nổ chạy từ 1 - 2 giờ đêm khiến người dân xung quanh mất ngủ. Tình trạng ô nhiễm cống rãnh nặng nề, gần như 100% hệ thống cống rãnh của làng Cao Hạ bị ứ đọng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các mầm bệnh.
Thiết nghĩ, các cấp ban ngành cần có quy hoạch và sớm tách riêng khu nhà xưởng ra khỏi khu dân cư. Chính quyền địa phương nên có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
(Nguồn ktdt.com.vn)