kehotro
03-07-2009, 09:41 PM
Nói về Sài Gòn xưa và nay vẫn là nơi thu hút đông đảo nhân lực, tài lực từ khắp mọi miền đất nước. Có người từ phía Bắc vào, miền Trung đến và miền Tây lên. Lượng người nhập cư ngày càng đông do đó việc xác định dân số hiện nay của Sài Gòn chắc chắn là điều không thể chính xác!
Người ta hy vọng SG sẽ là nơi kiếm được nhiều tiền, đại loại như một miền đất hứa với những người muốn thoát nghèo hay có ý chí mạnh mẽ để vươn lên trong bối cảnh cuộc sống quá khó khăn nơi chốn quê nhà.
Thành phần thì ôi thôi đủ loại: từ trí thức trẻ, dân kinh doanh cho đến những người lao động phổ thông hay đơn giản hơn chỉ cần : Ai kêu tui đó! Tức là bán sức lao động vào các ngành nghề bên xây dựng! Làm cu li bốc vác hay phụ hồ! Đương nhiên cũng phải kể tới các tay anh chị tìm đất sống mới hay tránh lệnh truy nã đổ về đây.
Lắm người thì cũng lắm nghề, mỗi người lại có nếp sống, sự hấp thu văn hoá đặc trưng của mỗi miền khác nhau nên cũng sinh ra muôn hình vạn trạng những nghề theo xu thời. Từ nài nỉ van xin lòng thương hại như giả vờ què quặt tật bệnh , nuôi con nhỏ cho đến nằm viện không tiền mua thuốc. Rồi thì canh me các lễ hội để lăn lê bò toài hầu kiếm bộn xu...v,v
Rồi thì ma lực của đồng tiền cũng lưu manh hoá họ. Ban đầu là các cụ già, người tàn tật đui mù bán vé số. Bị một số tên nghiện ma tuý mất hết tính người cướp mất sấp vé số trên tay. Toàn bộ số vốn liếng để kiếm cơm bỗng mất trắng. Họ đau khổ cùng cực những tưởng như có thể khóc mà lệ hoen cả máu. Thật bi thương biết mấy! Nhưng phàm người tốt bụng ở đất này cũng không ít! Người ta hỏi han và vội vã móc bóp bù đắp cho kẻ đáng thương để có thể tiếp tục cuộc mưu sinh.
Nhưng bọn xấu vẫn đầy rẫy và sự việc lập lại! Người bị nạn bỗng nhận ra một điều: Cả ngày đi rã chân không thể nào kiếm tiền nhiều và nhanh hơn việc rơi vài giọt nước mắt và tốn vài lời ca thán với mọi người. Và thế là nghề mất vé số nảy sinh. Nay họ diễn chốn này, mai họ diễn nơi khác.
Cũng có kẻ bỗng nhiên lăn đùng ngã ngửa sùi bọt mép để kiếm được một mớ tiền của người hảo tâm rồi thì cũng có những kẻ liều lĩnh hơn giả bộ băng qua đường và chúi vào xe hơi chạy chậm té trầy xước rồi ăn vạ kiếm tờ xanh. Đây cũng là nghề khởi đầu từ bị tông thật. Sau thấy ngon xơi nên thành nghề. Nhưng thường là những tên nghiện nặng mới dám chơi trò may rủi này!
Rồi thì đội lốt tu hành để lừa tiền của các Phật tử có lòng thành. Các Việt kiều về thăm quê hương đang vui vẻ vì gặp người thân .Hào phóng móc bóp cho cả trăm ngàn. Một lần, hắn đang tăm tia tìm con mồi thì chuông điện thoại reo. Sư đội lốt liền thò tay vào bên trong áo cà sa móc điện thoại di động thản nhiên :
Alo. Cái gì? Tao bảo mày mang nó đi bệnh viện khám sáng nay mà mày làm gì không đi. Để tới tận giờ này cho nó lên cơn sốt.
Thật đúng là thời buổi hiện đại!
Một nghề hái ra tiền ở khu trung tâm là nghề Cò. Có hai loại có thu nhập đáng kể là cò Nhật và cò Nga.
Bọn cò Nga hiện nay chỉ còn hai tên nhưng trước kia thì đông lắm! Tên Đ từng trúng một phi vụ khi đưa khách Nga đi mua đồ cổ giả ở khu Võ Văn Tần và số tiền này đủ để hắn cất nhà còn bình thường thì trung bình mỗi ngày kiếm trên 1chai là chuyện nhỏ. Tên H cũng thường vào cầu với khách Nga nhưng hắn nghiện nặng nên không khá nổi!
Nghề cò Nhật xuất phát từ một cô bé bán quạt tên N nhưng sau này kiếm bộn xu rồi liền kinh doanh các mặt hàng chuyên bán cho người Nhật.Rất giàu.Thế hệ tiếp theo cũng rất hoàng kim khi bé H cứ mỗi tuần đều đặn ra tiệm vàng Mai Hà sắm 1 cây bốn số.
Khách Nhật lắm tiền nhưng ngáo vô cùng! Bọn cò dẫn vào quầy bán cafe. Giá vào thời điểm đó 1kg chỉ 60.000 đ. Chủ cửa hàng để giá hẳn hòi nhưng cò bảo đưa 600.000 đ khách Nhật vẫn đưa. Giờ bọn này vừa cò vừa kiêm thêm nghề làm neo. Mỗi bộ như vậy chém vài chục đô ngon lành.
Còn một số nghề nữa nhưng nhất thời viết vội nên không trình ra hết được. Thôi thì viết để mọi người xem chơi giải sầu! Chắc lần sau, KHT sẽ viết về các chiêu lừa của những nơi du lịch.
KHT
Người ta hy vọng SG sẽ là nơi kiếm được nhiều tiền, đại loại như một miền đất hứa với những người muốn thoát nghèo hay có ý chí mạnh mẽ để vươn lên trong bối cảnh cuộc sống quá khó khăn nơi chốn quê nhà.
Thành phần thì ôi thôi đủ loại: từ trí thức trẻ, dân kinh doanh cho đến những người lao động phổ thông hay đơn giản hơn chỉ cần : Ai kêu tui đó! Tức là bán sức lao động vào các ngành nghề bên xây dựng! Làm cu li bốc vác hay phụ hồ! Đương nhiên cũng phải kể tới các tay anh chị tìm đất sống mới hay tránh lệnh truy nã đổ về đây.
Lắm người thì cũng lắm nghề, mỗi người lại có nếp sống, sự hấp thu văn hoá đặc trưng của mỗi miền khác nhau nên cũng sinh ra muôn hình vạn trạng những nghề theo xu thời. Từ nài nỉ van xin lòng thương hại như giả vờ què quặt tật bệnh , nuôi con nhỏ cho đến nằm viện không tiền mua thuốc. Rồi thì canh me các lễ hội để lăn lê bò toài hầu kiếm bộn xu...v,v
Rồi thì ma lực của đồng tiền cũng lưu manh hoá họ. Ban đầu là các cụ già, người tàn tật đui mù bán vé số. Bị một số tên nghiện ma tuý mất hết tính người cướp mất sấp vé số trên tay. Toàn bộ số vốn liếng để kiếm cơm bỗng mất trắng. Họ đau khổ cùng cực những tưởng như có thể khóc mà lệ hoen cả máu. Thật bi thương biết mấy! Nhưng phàm người tốt bụng ở đất này cũng không ít! Người ta hỏi han và vội vã móc bóp bù đắp cho kẻ đáng thương để có thể tiếp tục cuộc mưu sinh.
Nhưng bọn xấu vẫn đầy rẫy và sự việc lập lại! Người bị nạn bỗng nhận ra một điều: Cả ngày đi rã chân không thể nào kiếm tiền nhiều và nhanh hơn việc rơi vài giọt nước mắt và tốn vài lời ca thán với mọi người. Và thế là nghề mất vé số nảy sinh. Nay họ diễn chốn này, mai họ diễn nơi khác.
Cũng có kẻ bỗng nhiên lăn đùng ngã ngửa sùi bọt mép để kiếm được một mớ tiền của người hảo tâm rồi thì cũng có những kẻ liều lĩnh hơn giả bộ băng qua đường và chúi vào xe hơi chạy chậm té trầy xước rồi ăn vạ kiếm tờ xanh. Đây cũng là nghề khởi đầu từ bị tông thật. Sau thấy ngon xơi nên thành nghề. Nhưng thường là những tên nghiện nặng mới dám chơi trò may rủi này!
Rồi thì đội lốt tu hành để lừa tiền của các Phật tử có lòng thành. Các Việt kiều về thăm quê hương đang vui vẻ vì gặp người thân .Hào phóng móc bóp cho cả trăm ngàn. Một lần, hắn đang tăm tia tìm con mồi thì chuông điện thoại reo. Sư đội lốt liền thò tay vào bên trong áo cà sa móc điện thoại di động thản nhiên :
Alo. Cái gì? Tao bảo mày mang nó đi bệnh viện khám sáng nay mà mày làm gì không đi. Để tới tận giờ này cho nó lên cơn sốt.
Thật đúng là thời buổi hiện đại!
Một nghề hái ra tiền ở khu trung tâm là nghề Cò. Có hai loại có thu nhập đáng kể là cò Nhật và cò Nga.
Bọn cò Nga hiện nay chỉ còn hai tên nhưng trước kia thì đông lắm! Tên Đ từng trúng một phi vụ khi đưa khách Nga đi mua đồ cổ giả ở khu Võ Văn Tần và số tiền này đủ để hắn cất nhà còn bình thường thì trung bình mỗi ngày kiếm trên 1chai là chuyện nhỏ. Tên H cũng thường vào cầu với khách Nga nhưng hắn nghiện nặng nên không khá nổi!
Nghề cò Nhật xuất phát từ một cô bé bán quạt tên N nhưng sau này kiếm bộn xu rồi liền kinh doanh các mặt hàng chuyên bán cho người Nhật.Rất giàu.Thế hệ tiếp theo cũng rất hoàng kim khi bé H cứ mỗi tuần đều đặn ra tiệm vàng Mai Hà sắm 1 cây bốn số.
Khách Nhật lắm tiền nhưng ngáo vô cùng! Bọn cò dẫn vào quầy bán cafe. Giá vào thời điểm đó 1kg chỉ 60.000 đ. Chủ cửa hàng để giá hẳn hòi nhưng cò bảo đưa 600.000 đ khách Nhật vẫn đưa. Giờ bọn này vừa cò vừa kiêm thêm nghề làm neo. Mỗi bộ như vậy chém vài chục đô ngon lành.
Còn một số nghề nữa nhưng nhất thời viết vội nên không trình ra hết được. Thôi thì viết để mọi người xem chơi giải sầu! Chắc lần sau, KHT sẽ viết về các chiêu lừa của những nơi du lịch.
KHT