Dai_Anh
13-05-2009, 06:01 PM
Bệnh lây qua đường tình dục
Có khoảng hai chục loại bệnh lây qua đường tình dục (viết tắt là BLQĐTD). Trong các bệnh này, một số có thể lây qua đường khác như đường máu, mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú, nhưng tình dục là đường lây chủ yếu. Trước kia, chúng được gọi là “bệnh phong tình”, “bệnh hoa liễu”, nghĩa là bệnh của những người chơi bời trai gái, những người mại dâm. Ngày nay, do nhận thấy bệnh phổ biến trong mọi giới, không phân biệt quan niệm và hành vi đạo đức, ta chuyển sang cách gọi chính xác hơn là “BLQĐTD”.
1. Tác hại của các BLQĐTD
BLQĐTD rất dễ lây, chẳng hạn như bệnh lậu. Nếu quan hệ tình dục một lần với người bệnh thì nam giới có 25% khả năng lây, ở nữ giới khả năng đó là 50%. Bạn có thể mắc bệnh mà không hay biết, vì khoảng 50% số người nhiễm BLQĐTD không có triệu chứng. Thắng, một thanh niên 25 tuổi kể:
"Lần bọn em về Bắc Giang, bốn đứa kéo nhau đi “chơi” chung một cô. Hai thằng đầu không thấy sao, hai thằng sau bị lây bệnh, ngứa ơi là ngứa, phải đi bệnh viện, bác sĩ cho tiêm thuốc mới khỏi".
Có lẽ bạn cho rằng chuyện không mấy đẹp đẽ này không nên đề cập đến. Tuy nhiên, có lẽ ta chẳng nên tránh né, vì tất cả mọi người cần hiểu rõ rằng chỉ một lần tiếp xúc là có thể lây bệnh. Trong hai bạn trai “không thấy sao”, rất có thể một hoặc cả hai đã nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Nếu hai người ấy đi “chơi” lần khác, hoặc về quan hệ với người yêu hay vợ mình, người phụ nữ có thể bị lây bệnh mà không biết (vì ở phụ nữ, bệnh thường kín đáo, không biểu hiện rõ ràng và thậm chí không có triệu chứng bệnh). Còn các cô gái mại dâm cũng không thể tự nhiên bị bệnh, mà phải lây từ một người đàn ông nào đó...
Các bệnh mụn rộp, sùi mào gà không chữa khỏi được, nếu bạn đã mắc thì sẽ mang cả đời. Lậu, giang mai thì có thể khỏi nếu được điều trị sớm, để lâu sẽ gây những biến chứng tai ác như vô sinh, huỷ hoại các cơ quan nội tạng. Vi rút papilloma làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật. Còn HIV/AIDS hiện vẫn chưa có thuốc trị và đã làm chết bao nhiêu người... Vì thế, bạn hãy phòng tránh những bệnh này.
2.Cách phòng bệnh lây qua đường tình dục hiệu quả
* Không quan hệ tình dục
Đây là cách duy nhất đảm bảo không lây nhiễm các BLQĐTD. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng phương sách này, bạn phải thực sự nghiêm túc và cảnh giác với bản thân, đừng để “sai một ly đi một dặm”. Chỉ cần một lần “trót lỡ” là bạn có thể bị lây bệnh.
* Cả hai bạn tình chung thuỷ với nhau và đều không có bệnh
Nếu cả hai đều không có bệnh và không có bạn tình nào khác thì các BLQĐTD không thể nào len lỏi vào giữa hai bạn.
* Dùng bao cao su
Dùng bao cao su là cách phòng tránh hữu hiệu đối với đa số các BLQĐTD, trừ bệnh ghẻ và rận mu vì hai bệnh này có cả ở xung quanh cơ quan sinh dục.
Có thể kết hợp linh hoạt ba cách trên như sau:
- Nếu hai bạn là một đôi nam nữ mới bắt đầu quan hệ tình dục (dù đã thành gia đình hay chưa), trước tiên hãy dùng bao cao su để bảo vệ nhau (và cũng để tránh thai nữa). Đến một ngày khi hai bạn cảm thấy thực sự chung thuỷ và gắn bó, muốn đi đến hôn nhân, hãy đưa nhau đến phòng khám da liễu để xét nghiệm những bệnh thường gặp nhất. Nếu có bệnh thì cả hai cùng biết và điều trị, sau đó hãy quyết định bỏ bao hay không.
- Nếu là cặp vợ chồng phải xa nhau lâu ngày, các bạn hãy nhìn vào khả năng vợ hoặc chồng mình có người khác trong thời gian xa cách; và hãy khuyên nhau dùng bao cao su để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
3. Những cách phòng bệnh lây qua đường tình dục không hiệu quả
Trao đổi với nhiều người, chúng tôi đã thu lượm được một số "bí quyết" kỳ dị trong việc tránh BLQĐTD. Mời bạn tham khảo:
“Làm sao người yêu em có bệnh được. Bọn em yêu nhau lắm mà. Anh ấy (cô ấy) tốt lắm, làm sao có bệnh được”.
Lời bình: Nghĩ vậy là nhầm to. Người tốt cũng có thể mắc bệnh, chỉ có điều một số người không biết mà thôi. Khi yêu, bạn cảm thấy an toàn. Đó là tâm lý thường tình. Nhưng nếu lấy cảm giác an toàn đó để phòng bệnh thì thật là phản khoa học.
“Thì cứ nhìn xem người ta có cái nốt gì ở đấy không, không có thì không sao, mà có thì không chơi”.
Lời bình: Thực là sai lầm, vì nhiều người mắc bệnh mà không có triệu chứng, và không phải triệu chứng lúc nào cũng là “nốt”.
“Quan hệ xong, đi tiểu là hết chứ gì”.
Lời bình: Đi tiểu không tránh được BLQĐTD. Quan hệ tình dục xong nên đi tiểu để loại bỏ một số vi khuẩn, nhưng đó chỉ là phần nào thôi, nếu có vi khuẩn gây bệnh thì bạn vẫn lây như thường.
“Lúc xong, mình rửa vào bên trong ấy, rửa sạch thì an toàn”.
Lời bình: Có nhiều người làm vậy, nhưng cách đó không hề có hiệu quả. Nếu có mầm bệnh thì trước khi bạn rửa, nó đã nhiễm vào bạn rồi. Hơn nữa, việc rửa vào bên trong có thể khiến âm đạo tổn thương, bệnh dễ nhiễm hơn nữa. Bạn chỉ nên rửa bên ngoài.
“Mình đặt vòng thì nó tránh thai, tránh bệnh luôn chứ”.
Lời bình: Không phải đâu. Tránh thai và tránh bệnh là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ngoài bao cao su tránh được cả hai, các biện pháp tránh thai khác đều không có tác dụng tránh bệnh. Người đặt vòng vẫn có khả năng nhiễm BLQĐTD, lại có thêm nguy cơ bệnh theo vòng lan lên ống dẫn trứng và buồng trứng.
4. Làm gì khi nghi ngờ hoặc biết mình mắc BLQĐTD ?
Khoảng một nửa số người nhiễm các BLQĐTD không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, bạn nên nghĩ là mình có thể mắc bệnh nếu:
- Vợ, chồng hay bạn tình của bạn có bệnh ở cơ quan sinh dục.
- Bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là có bệnh hay không.
- Cơ quan sinh dục của bạn có biểu hiện khác thường.
Sau đây là một số triệu chứng của nhiều loại bệnh:
- Dương vật hay âm đạo có tiết dịch bất thường.
- Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau, đỏ, có nốt, các vết loét.
- Tiểu đau, rát hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
Nếu có một trong những triệu chứng trên, bạn hãy khám ở cơ sở y tế chuyên khoa như viện phụ sản, trạm da liễu. Không được nghe ai đó khuyên mà mua thuốc tự chữa lấy, vì triệu chứng giống nhau không có nghĩa là cùng một bệnh. Nếu dùng thuốc không đúng, bệnh có thể trở nên không chữa được.
Khi bác sĩ cho đơn thuốc, bạn hãy dùng theo đúng chỉ dẫn, đúng liều, đủ thời gian, đừng bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc, bạn nên khám lại để biết đã hết bệnh chưa, nếu còn thì chữa tiếp. Điều quan trọng là chữa trị đến nơi đến chốn.
Bạn phải nói để vợ, chồng hay người yêu về bệnh tình của mình để họ đi khám và chữa bệnh. Hai bạn nên tạm ngừng sinh hoạt tình dục trong thời gian chữa bệnh, hoặc nếu có sinh hoạt thì phải dùng bao cao su. Nếu không chữa cả hai người và không dùng bao cao su, bệnh sẽ lây đi lây lại, chữa không dứt, bạn sẽ rất khổ. Vì sức khoẻ của cả hai người, hãy can đảm lên bạn ạ.
(Nguồn Ykhoanet.com)
Có khoảng hai chục loại bệnh lây qua đường tình dục (viết tắt là BLQĐTD). Trong các bệnh này, một số có thể lây qua đường khác như đường máu, mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú, nhưng tình dục là đường lây chủ yếu. Trước kia, chúng được gọi là “bệnh phong tình”, “bệnh hoa liễu”, nghĩa là bệnh của những người chơi bời trai gái, những người mại dâm. Ngày nay, do nhận thấy bệnh phổ biến trong mọi giới, không phân biệt quan niệm và hành vi đạo đức, ta chuyển sang cách gọi chính xác hơn là “BLQĐTD”.
1. Tác hại của các BLQĐTD
BLQĐTD rất dễ lây, chẳng hạn như bệnh lậu. Nếu quan hệ tình dục một lần với người bệnh thì nam giới có 25% khả năng lây, ở nữ giới khả năng đó là 50%. Bạn có thể mắc bệnh mà không hay biết, vì khoảng 50% số người nhiễm BLQĐTD không có triệu chứng. Thắng, một thanh niên 25 tuổi kể:
"Lần bọn em về Bắc Giang, bốn đứa kéo nhau đi “chơi” chung một cô. Hai thằng đầu không thấy sao, hai thằng sau bị lây bệnh, ngứa ơi là ngứa, phải đi bệnh viện, bác sĩ cho tiêm thuốc mới khỏi".
Có lẽ bạn cho rằng chuyện không mấy đẹp đẽ này không nên đề cập đến. Tuy nhiên, có lẽ ta chẳng nên tránh né, vì tất cả mọi người cần hiểu rõ rằng chỉ một lần tiếp xúc là có thể lây bệnh. Trong hai bạn trai “không thấy sao”, rất có thể một hoặc cả hai đã nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng. Nếu hai người ấy đi “chơi” lần khác, hoặc về quan hệ với người yêu hay vợ mình, người phụ nữ có thể bị lây bệnh mà không biết (vì ở phụ nữ, bệnh thường kín đáo, không biểu hiện rõ ràng và thậm chí không có triệu chứng bệnh). Còn các cô gái mại dâm cũng không thể tự nhiên bị bệnh, mà phải lây từ một người đàn ông nào đó...
Các bệnh mụn rộp, sùi mào gà không chữa khỏi được, nếu bạn đã mắc thì sẽ mang cả đời. Lậu, giang mai thì có thể khỏi nếu được điều trị sớm, để lâu sẽ gây những biến chứng tai ác như vô sinh, huỷ hoại các cơ quan nội tạng. Vi rút papilloma làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật. Còn HIV/AIDS hiện vẫn chưa có thuốc trị và đã làm chết bao nhiêu người... Vì thế, bạn hãy phòng tránh những bệnh này.
2.Cách phòng bệnh lây qua đường tình dục hiệu quả
* Không quan hệ tình dục
Đây là cách duy nhất đảm bảo không lây nhiễm các BLQĐTD. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng phương sách này, bạn phải thực sự nghiêm túc và cảnh giác với bản thân, đừng để “sai một ly đi một dặm”. Chỉ cần một lần “trót lỡ” là bạn có thể bị lây bệnh.
* Cả hai bạn tình chung thuỷ với nhau và đều không có bệnh
Nếu cả hai đều không có bệnh và không có bạn tình nào khác thì các BLQĐTD không thể nào len lỏi vào giữa hai bạn.
* Dùng bao cao su
Dùng bao cao su là cách phòng tránh hữu hiệu đối với đa số các BLQĐTD, trừ bệnh ghẻ và rận mu vì hai bệnh này có cả ở xung quanh cơ quan sinh dục.
Có thể kết hợp linh hoạt ba cách trên như sau:
- Nếu hai bạn là một đôi nam nữ mới bắt đầu quan hệ tình dục (dù đã thành gia đình hay chưa), trước tiên hãy dùng bao cao su để bảo vệ nhau (và cũng để tránh thai nữa). Đến một ngày khi hai bạn cảm thấy thực sự chung thuỷ và gắn bó, muốn đi đến hôn nhân, hãy đưa nhau đến phòng khám da liễu để xét nghiệm những bệnh thường gặp nhất. Nếu có bệnh thì cả hai cùng biết và điều trị, sau đó hãy quyết định bỏ bao hay không.
- Nếu là cặp vợ chồng phải xa nhau lâu ngày, các bạn hãy nhìn vào khả năng vợ hoặc chồng mình có người khác trong thời gian xa cách; và hãy khuyên nhau dùng bao cao su để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
3. Những cách phòng bệnh lây qua đường tình dục không hiệu quả
Trao đổi với nhiều người, chúng tôi đã thu lượm được một số "bí quyết" kỳ dị trong việc tránh BLQĐTD. Mời bạn tham khảo:
“Làm sao người yêu em có bệnh được. Bọn em yêu nhau lắm mà. Anh ấy (cô ấy) tốt lắm, làm sao có bệnh được”.
Lời bình: Nghĩ vậy là nhầm to. Người tốt cũng có thể mắc bệnh, chỉ có điều một số người không biết mà thôi. Khi yêu, bạn cảm thấy an toàn. Đó là tâm lý thường tình. Nhưng nếu lấy cảm giác an toàn đó để phòng bệnh thì thật là phản khoa học.
“Thì cứ nhìn xem người ta có cái nốt gì ở đấy không, không có thì không sao, mà có thì không chơi”.
Lời bình: Thực là sai lầm, vì nhiều người mắc bệnh mà không có triệu chứng, và không phải triệu chứng lúc nào cũng là “nốt”.
“Quan hệ xong, đi tiểu là hết chứ gì”.
Lời bình: Đi tiểu không tránh được BLQĐTD. Quan hệ tình dục xong nên đi tiểu để loại bỏ một số vi khuẩn, nhưng đó chỉ là phần nào thôi, nếu có vi khuẩn gây bệnh thì bạn vẫn lây như thường.
“Lúc xong, mình rửa vào bên trong ấy, rửa sạch thì an toàn”.
Lời bình: Có nhiều người làm vậy, nhưng cách đó không hề có hiệu quả. Nếu có mầm bệnh thì trước khi bạn rửa, nó đã nhiễm vào bạn rồi. Hơn nữa, việc rửa vào bên trong có thể khiến âm đạo tổn thương, bệnh dễ nhiễm hơn nữa. Bạn chỉ nên rửa bên ngoài.
“Mình đặt vòng thì nó tránh thai, tránh bệnh luôn chứ”.
Lời bình: Không phải đâu. Tránh thai và tránh bệnh là hai việc hoàn toàn khác nhau. Ngoài bao cao su tránh được cả hai, các biện pháp tránh thai khác đều không có tác dụng tránh bệnh. Người đặt vòng vẫn có khả năng nhiễm BLQĐTD, lại có thêm nguy cơ bệnh theo vòng lan lên ống dẫn trứng và buồng trứng.
4. Làm gì khi nghi ngờ hoặc biết mình mắc BLQĐTD ?
Khoảng một nửa số người nhiễm các BLQĐTD không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, bạn nên nghĩ là mình có thể mắc bệnh nếu:
- Vợ, chồng hay bạn tình của bạn có bệnh ở cơ quan sinh dục.
- Bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là có bệnh hay không.
- Cơ quan sinh dục của bạn có biểu hiện khác thường.
Sau đây là một số triệu chứng của nhiều loại bệnh:
- Dương vật hay âm đạo có tiết dịch bất thường.
- Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau, đỏ, có nốt, các vết loét.
- Tiểu đau, rát hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
Nếu có một trong những triệu chứng trên, bạn hãy khám ở cơ sở y tế chuyên khoa như viện phụ sản, trạm da liễu. Không được nghe ai đó khuyên mà mua thuốc tự chữa lấy, vì triệu chứng giống nhau không có nghĩa là cùng một bệnh. Nếu dùng thuốc không đúng, bệnh có thể trở nên không chữa được.
Khi bác sĩ cho đơn thuốc, bạn hãy dùng theo đúng chỉ dẫn, đúng liều, đủ thời gian, đừng bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc, bạn nên khám lại để biết đã hết bệnh chưa, nếu còn thì chữa tiếp. Điều quan trọng là chữa trị đến nơi đến chốn.
Bạn phải nói để vợ, chồng hay người yêu về bệnh tình của mình để họ đi khám và chữa bệnh. Hai bạn nên tạm ngừng sinh hoạt tình dục trong thời gian chữa bệnh, hoặc nếu có sinh hoạt thì phải dùng bao cao su. Nếu không chữa cả hai người và không dùng bao cao su, bệnh sẽ lây đi lây lại, chữa không dứt, bạn sẽ rất khổ. Vì sức khoẻ của cả hai người, hãy can đảm lên bạn ạ.
(Nguồn Ykhoanet.com)